Giáo án bài học Lớp 4 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Giáo án bài học Lớp 4 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Toán: PHÉP NHÂN PHÂN SỐ

 I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức: Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số qua việc tính diện tích hình chữ nhật .

 2. Kĩ năng: Biết thực hiện phép nhân 2 phân số .

 3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Phấn màu .

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 26 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1081Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học Lớp 4 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 Tuần 25
	 	 Thứ hai ngày 09 tháng 3 năm 2009
Toán: PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
 I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số qua việc tính diện tích hình chữ nhật .
	2. Kĩ năng: Biết thực hiện phép nhân 2 phân số .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
 	 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1'
4'
5'
10'
15'
5'
1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Luyện tập chung .
 3. Bài mới : Phép nhân phân số .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật .
MT : Giúp HS nắm ý nghĩa của phép nhân phân số .
- Cho HS tính diện tích hình chữ nhật dài 5 m , rộng 3 m .
- Ghi bảng : S = 5 x 3 = 15 (m2) 
- Nêu ví dụ tiếp : Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài m , chiều rộng m 
- Gợi ý : S = x 
Hoạt động 2 : Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số .
MT : Giúp HS nắm quy tắc nhân phân số 
- Hướng dẫn để HS nhận thấy được :
+ Hình vuông có diện tích bằng 1 m2 .
+ Hình vuông có 15 ô , mỗi ô có diện tích bằng m2 .
+ Hình chữ nhật phần tô màu chiếm 8 ô . Vậy diện tích hình chữ nhật bằng m2 .+ Gợi ý HS nêu : (m2)
+ Giúp HS quan sát hình vẽ và phép tính trên , nhận xét : 8= 4 x 2 ; 15 = 5 x 3 .
+ Từ đó dẫn dắt đến cách nhân : 
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
+ Hướng dẫn chung 1 câu .
- Bài 3 : 
 4. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét tiết học . 
- Chửa các bài tập về nhà . 
Hoạt động lớp .
 Hoạt động lớp .
- Quan sát hình vẽ đã chuẩn bị như SGK 
- Rút ra quy tắc như SGK .
- Một vài em nhắc lại .
Hoạt động lớp .
- Vận dụng quy tắc vừa học để tính , không cần giải thích .
- Nêu yêu cầu của bài : rút gọn trước rồi tính .
- Làm tiếp các phần còn lại rồi chữa bài .
- Tự làm bài vào vở , không cần vẽ hình .
 Bài giải:
 Diện tích hình chữ nhật :
 (m2) 
 Đáp số : m2
- Nêu lại quy tắc nhân hai phân số .
- Các nhóm cử đại diện thi đua nhân hai phân số ở bảng .
- Làm các bài tập tiết 122 sách BT
Tập đọc: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn . Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác , bạo ngược .
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc , phù hợp với diễn biến truyện ; đọc phân biệt lời các nhân vật .
	3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích chính nghĩa .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc SGK .
	- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Đoàn thuyền đánh cá .
	- Kiểm tra 2 em đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá , trả lời các câu hỏi SGK .
 3. Bài mới : (27’) Khuất phục tên cướp biển .
 a) Giới thiệu bài :
	- Giới thiệu chủ điểm Những người quả cảm , tranh minh họa chủ điểm . Gợi ý để HS nhận ra các nhân vật anh hùng trong tranh .
	- Dùng tranh minh họa giới thiệu : Các em quan sát tranh sẽ thấy hai hình ảnh trái ngược – Tên cướp biển hung hãn , dữ tợn nhưng cụp mặt xuống , ở thế thua . Oâng bác sĩ vẻ mặt hiền từ nhưng nhiêm nghị , cương quyết , đang ở thế thắng . Vì sao có cảnh tượng này , đọc truyện các em sẽ hiểu rõ .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Có thể chia bài thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : 3 dòng đầu .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo  phiên toàn sắp tới .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm toàn bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài . Đọc 2 , 3 lượt .
- Đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó trong bài .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ cả bài .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào ?
- Lời nói , cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào ?
- Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển ?
- Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn ? Chọn ý trả lời đúng trong 3 ý đã cho .
- Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì ?
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đập tay xuống bàn quát mọi người im ; Có câm mồm không ? ; Rút soạt dao ra , lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly .
- Nhân hậu , điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn , dũng cảm ; dám đối đầu chống cái xấu , cái ác ; bất chấp nguy hiểm .
- Một đằng thì đức độ  Một đằng thì nanh ác  
- Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải .
- Tự phát biểu .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với truyện .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Chúa tàu trừng mắt  sắp tới . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Một tốp 3 em đọc truyện theo cách phân vai .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ý nghĩa của bài . 
	- Giáo dục HS yêu thích chính nghĩa .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà kể lại chuyện trên cho người thân nghe .
Khoa học:
ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT
 I. MỤC TIÊU :
 1. Nắm ảnh hưởng của ánh sáng đến đôi mắt con người .
 2. Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối , về vật cho ánh sáng truyền qua một phần , vật cản sáng  để bảo vệ đôi mắt . Nhận biết và phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh, có hại cho mắt . Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu . 3. Có ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Tranh , ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được để chiếu thẳng vào mắt ; về các cách đọc , viết ở nơi ánh sáng hợp lí , không hợp lí ; đèn bàn 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG H ỌC
1'
4'
15'
15'
5'
 1. Khởi động : Hát . 
 2.Bài cũ: Aùnh sáng cần cho sự sống(tt 3. Bài mới : Aùnh sáng và việc bảo vệ đôi mắt .
 a) Giới thiệu bài :- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh , có hại cho mắt 
MT : Giúp HS nhận biết và phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt .
- Giới thiệu thêm tranh , ảnh đã chuẩn bị rồi lưu ý : Mắt có một bộ phận tương tự như kính lúp . Khi nhìn trực tiếp vào mặt trời , ánh sáng tập trung lại ở đáy mắt có thể làm tổn thương mắt .
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu về một số việc nên và không nên để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc , viết .
MT : Giúp HS vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối , về vật cho ánh sáng truyền qua một phần , vật cản sáng  để bảo vệ đôi mắt . Biết tránh không đọc , viết ở nơi ánh sáng quá mạnh hay quá yếu .
 - Giải thích : Khi đọc , viết ; tư thế phải ngay ngắn ; khoảng cách giữa mắt và sách giữ ở cự li khoảng 30 cm . Không được đọc , viết ở nơi có ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh . Không đọc sách khi đang nằm , đang đi trên đường , trên xe lắc lư . Đọc , viết bằng tay phải ; ánh sáng phải được chiếu từ trái qua để tránh bóng của tay phải .
 4. Củng cố ,dặn dò :
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng .
 - Nhận xét tiết học . 
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm dựa vào kinh nghiệm và hình SGK để tìm hiểu về những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt .
- Các nhóm báo cáo và thảo luận chung cả lớp .
- Các nhóm dựa vào kinh nghiệm và hình SGK để tìm hiểu về những việc nên và không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra cho mắt .
- Các nhóm báo cáo và thảo luận chung cả lớp .
 Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm quan sát tranh và trả lời câu hỏi SGK . Nêu lí do cho lựa chọn của mình .
- Thảo luận chung . Một số em thực hành về vị trí chiếu sáng khi ngồi đọc , viết .
- Làm việc cá nhân theo phiếu :
+ Em có đọc , viết dưới ánh sáng quá yếu bao giờ không ?
+ Em đọc , viết dưới ánh sáng quá yếu khi nào ?
+ Em có thể làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc , viết dưới ánh sáng quá yếu ?
 - Nêu ghi nhớ SGK . 
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
Thứ ba ngày 10 tháng 3 năm 2009
Thể dục
PHỐI HỢP CHẠY, NHẢY, MANG VÁC
TRÒ CHƠI: “CHẠY TIẾP SỨC.”
I. Mục tiêu
+ Ôn phối hợp chạy, nhảy. Mang vác.Yêu cầu biết cách thực hiện động tác tương đối đúng.
+ Trò chơi “ Chạy tiếp sức ” . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động.
II. Địa điểm và phương tiện
+ Dọn vệ sinh sân trường, bảo đảm an toàn luyện tập.
+ Còi, dụng cụ phục vụ luyện tậpphối hợp chạy, nhảy và chạy mang. Vác, kẻ vạch xuất phát và giới hạn.
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu
2. Phần cơ bản
.
3. Phần kết thúc
5 phút
22 phút
(12 phút)
( 10 ... øng cột 3 phép tính .
 a) 
 : = =
 : = = ...
Bài giải:
 Chiều dài của hình chữ nhật :
 (m)
 Đáp số : m
- Nêu lại cách chia phân số .
- Các nhóm cử đại diện thi đua thực hiện chia phân số ở bảng .
- Làm các bài tập tiết 126 sách BT .
Luyện từ và câu 
MỞ RỘNG VỐN TỪ : DŨNG CẢM
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Mở rộng , hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm .
2. Kĩ năng: Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa , hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn .
	3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 3 băng giấy viết các từ ngữ ở BT1 .
	- Bảng phụ viết sẵn 11 từ ngữ ở BT2 .
	- Một vài trang phô tô Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt hoặc Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt tiểu học .
	- Bảng lớp viết lời giải nghĩa ở cột B , 3 mảnh bìa viết các từ ở cột A của BT3 
	- 3 , 4 tờ phiếu viết nội dung BT4 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? 
	- 1 em nhắc lại ghi nhớ tiết học trước ; nêu ví dụ về 1 câu kể Ai là gì ? , xác định CN trong câu .
 3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : Dũng cảm .
 a) Giới thiệu bài :
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Nhận xét .
+ Dán 3 băng giấy viết các từ ngữ ở BT1 , mời 3 em lên bảng gạch dưới các từ cùng nghĩa với từ dũng cảm , chốt lại lời giải đúng .
- Bài 2 : 
+ Gợi ý : Các em cần ghép thử từ dũng cảm vào trước hoặc sau mỗi từ cho trước sao cho tạo ra được tập hợp từ có nội dung thích hợp .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , làm bài .
- Phát biểu ý kiến .
- Đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp suy nghĩ , làm bài , tiếp nối nhau đọc kết quả .
- 1 em lên bảng đánh dấu X vào trước hay sau từng từ cho sẵn trên bảng phụ , chốt lại lời giải .
- Vài em nhìn bảng kết quả , đọc lại cụm từ .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 : 
+ Gợi ý : Các em hãy thử ghép lần lượt từng từ ngữ ở cột A với các lời giải nghĩa ở cột B sao cho tạo ra được nghĩa đúng với mỗi từ . Để kiểm tra , có thể dùng từ điển .
- Bài 4 : 
+ Nêu yêu cầu BT .
+ Gợi ý : Đoạn văn có 5 chỗ trống . Ở mỗi chỗ , các em thử điền từng từ ngữ cho sẵn sao cho tạo ra câu có nội dung thích hợp .
+ Dán 3 , 4 tờ phiếu viết nội dung BT ở bảng , mời HS lên bảng thi điền từ đúng , nhanh .
+ Nhận xét , chốt lại lời giải .
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Suy nghĩ , phát biểu ý kiến .
- 1 em lên bảng gắn những mảnh bìa viết các từ ở cột A ghép với từng lời giải nghĩa ở cột B , chốt lại lời giải .
- 2 em đọc lại giải nghĩa từ sau khi đã lắp ghép đúng .
- Đọc đoạn văn , trao đổi , làm bài .
- Từng em đọc kết quả .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ vừa được cung cấp , viết lại vào Sổ tay từ ngữ của mình .
Tập làm văn 
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Nắm 2 cách mở bài trực tiếp , gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối .
2. Kĩ năng: Vận dụng viết được 2 kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây cối 
	3. Thái độ: Yêu thích viết văn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh , ảnh một vài cây , hoa để HS quan sát làm BT3 .
	- Bảng phụ viết dàn ý quan sát BT3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập tóm tắt tin tức .
	- 2 em làm lại BT3 tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối .
 a) Giới thiệu bài :
	Các em đã làm quen với 2 cách mở bài trực tiếp , gián tiếp trong một bài văn . Tiết học hôm nay giúp các em luyện tập xây dựng đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây cối .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Kết luận : Điểm khác nhau của 2 cách mở bài là :
@ Cách 1 : Mở bài trực tiếp – giới thiệu ngay cây hoa cần tả .
@ Cách 2 : Mở bài gián tiếp – nói về mùa xuân , các loài hoa trong vườn rồi mới giơí thiệu cây hoa cần tả .
- Bài 2 : 
+ Nêu yêu cầu BT , nhắc HS :
@ Chọn viết 1 mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả 1 trong 3 cây mà bài đã gợi ý .
@ Đoạn mở bài kiểu gián tiếp có thể chỉ 2 , 3 câu , không nhất thiết phải viết thật dài .
+ Ghi điểm cho những đoạn mở bài hay .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT , tìm sự khác nhau trong 2 cách mở bài của 2 đoạn văn tả cây hồng nhung , phát biểu ý kiến .
- Viết đoạn văn .
- Tiếp nối nhau đọc đoạn viết của mình .
- Cả lớp nhận xét .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập (tt) .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Thực hành , giảng giải , đàm thoại .
- Bài 3 : 
+ Kiểm tra HS đã quan sát ở nhà một cái cây , sưu tầm ảnh về cây đó mang đến lớp như thế nào .
+ Dán tranh , ảnh một số cây ở bảng .
+ Nhận xét , góp ý .
- Bài 4 : 
+ Nêu yêu cầu BT , gợi ý HS viết một đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên dàn ý trả lời các câu hỏi của BT3 .
+ Nhận xét , khen ngợi , chấm điểm những đoạn viết tốt .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT .
- Suy nghĩ , trả lời lần lượt từng câu hỏi SGK để hình thành các ý cho một đoạn mở bài hoàn chỉnh .
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn phương án tóm tắt ngắn gọn , đủ ý nhất .
- Viết đoạn văn .
- Từng cặp đổi bài , góp ý cho nhau .
- Tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình trước lớp . Trước khi đọc , nói rõ đó là mở bài trực tiếp hay gián tiếp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS yêu thích viết văn .
 5. Dặn dò : (1’) 
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh , viết lại đoạn mở bài giới thiệu chung một cái cây BT4 . Tiếp tục quan sát một cái cây , biết ích lợi của cây đó để chuẩn bị học tốt tiết học tới .
Địa lí:	 ÔN TẬP
 I. MỤC TIÊU :
 - Củng cố những kiến thức đã học về Bắc Bộ , Nam Bộ .
 - Chỉ hoặc điền đúng được vị trí đồng bằng Bắc Bộ , Nam Bộ ; sông Hồng , Thái Bình , Tiền Giang , Hậu Giang , Đồng Nai trên bản đồ , lược đồ VN . So sánh được sự giống và khác nhau giữa 2 đồng bằng . Chỉ được vị trí Hà Nội , TPHCM , Cần Thơ và nêu vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này .
 - Tự hào đất nước ta giàu đẹp .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Các bản đồ địa lí tự nhiên , hành chính VN .
 - Lược đồ trống VN treo tường .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
	HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1'
4'
10'
10'
10'
5'
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Thành phố Cần Thơ .
 3. Bài mới :Ôn tập .
 a) Giới thiệu bài : - Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
 Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS xác định được vị trí một số đia danh trên lược đồ VN .
 Treo lược đồ VN trống ở bảng .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS so sánh được sự giống và khác nhau của 2 đồng bằng .
- Kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng , giúp HS điền đúng các kiến thức vào bảng . 
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS nêu lại vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố lớn .
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
 4. Củng cố, dặn dò : - Giáo dục HS tự hào về đất nước ta giàu đẹp .
 - Nhận xét tiết học .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 Hoạt động lớp .
- Đọc câu hỏi 1 SGK .
- Một số em lên bảng chỉ và điền các địa danh vào lược đồ .
 Hoạt động nhóm .
- Đọc câu hỏi 2 SGK .
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của đồng bằng Bác Bộ và Nam Bộ vào phiếu học tập .
- Trao đổi kết quả trước lớp .
 Hoạt động cá nhân .
- Đọc câu hỏi 3 SGK .
- Cả lớp làm bài .
- Trình bày kết quả trước lớp 
. - Nêu ghi nhớ SGK .
 - Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
	Sinh hoạt:
SINH HOẠT LỚP TUẦN : 25
	I- MỤC TIÊU:
 -Học sinh thấy được những việc làm tốt trong tuần để phát huy ; đồng thời cũng nhận ra những việc làm chưa tốt hoăc chưa làm được để tìm cách khắc phục.
 -Giáo dục ý thức mạnh dạn phê và tự phê;ý thức bảo vệ của công.
	II -LÊN LỚP:
 1-Nhận xét hoạt động trong tuần;
 +Các tổ trưởng lần lượt lên đánh giá hoạt động của tổ mình trong tuần qua về các mặt như:
*Về đạo đức:có những em nào gây gổ đánh nhau hoặc gây mất đoàn kết ,thiếu lễ phép.
*Về học tập:có mấy em đạt hoa điểm tốt; tích cực phát biểu xây dựng bài ;máy em chuẩn bị bài chưa tốt ;mấy em quên đồ dùng...
*Về lao động , vệ sinh:những em nào tham gia tích cực, em nào còn chưa tự giác.
*Về nề nếp;những em nào chưa nghiêm túc; những em nào chưa chấp hànhtốt luật giao thông...
 2-Lớp trưởng thống nhất đánh giá,và nêu kế hoạch tuần tới:
*Thực hiện triệt để những việc chưa làm tốt tuần qua,
*Tích cực tham gia tốt phong trào vòng tay bè bạn.
 -Bồi dưởng các bạn học còn yếu như: Ngọc,Văn Hưng,Sang, Nghĩa...
 3-Lớp bàn bạc thống nhất biện pháp thực hiện. 
 4-Giáo viên chủ nhiệm bổ sung thống nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc