Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012

Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012

I, Mục tiêu:

- Ôn tập về các đọc,viết số trong phạm vi 100 000.

- Ôn tập về so sánh và thứ tự các số trong phạm vi 100 000.

-Ôn tập về 4 phép tính đac học trong phạm vi 100 000.

II, Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1 HĐ1:HD HS làm các bài tập sau :

 Bài 1: Viết các số tự nhiên sau :

a. Ba trăn mười sáu nghìn ,bốn trăm lẻ hai .

b.Năm vạn ,bảy nghìn,chín chục,hai đơn vị .

c. a tram nghìn,b nghìn,c chục ,d đơn vị .

Bài 2: Phân tích số tự nhiên 32 578 thành :

a.Các chục nghìn,các nghìn,các trăm,các chục ,các đơn vị

b .Các nghìn,,các chục ,các đơn vị .

c.Các trăm ,các đơn vị .

 

doc 13 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ Hai ngày 12 tháng 9 năm 2011
 Luyện Toán: Ôn tập 
I, Mục tiêu: 
- Ôn tập về các đọc,viết số trong phạm vi 100 000.
- Ôn tập về so sánh và thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
-Ôn tập về 4 phép tính đac học trong phạm vi 100 000.
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1 HĐ1:HD HS làm các bài tập sau :
 Bài 1: Viết các số tự nhiên sau :
a. Ba trăn mười sáu nghìn ,bốn trăm lẻ hai .
b.Năm vạn ,bảy nghìn,chín chục,hai đơn vị .
c. a tram nghìn,b nghìn,c chục ,d đơn vị .
Bài 2: Phân tích số tự nhiên 32 578 thành :
a.Các chục nghìn,các nghìn,các trăm,các chục ,các đơn vị 
b .Các nghìn,,các chục ,các đơn vị .
c.Các trăm ,các đơn vị .
 Bài 3:Cho các chữ số 1,4,7,9
a.Viết số lớn nhất có 4 chữ số trên 
b.Viết số bé nhất có 4 chữ số trên 
Bài 4: Tính giá trị của biểu thức .
 a,( 75 894-54 689 )x3 b,13 545 +24 318:3
 c,1 248x5+16 724:4 d,125:5+( 18+34:3)
Bài 5: a,Khoanh tròn vào số lớn nhất .
 56 724 ;57 642 ;57 462 ;56 427 ;57 624.
 b,Khoanh tròn vào sốbé nhất .
 56 724 ;57 462 ;57 642 ;57 624 ;56 427
 Bài 6: 
a.Biết giá trị của biểu thức : 46 +a là 89.Tìm a .
b.Biết giá trị của biểu thức :8 xb là 424.Tìm b .
Bài 7: Hoàn thành bảng sau : 
Viết số
 Lớp nghìn
 Lớp đơn vị 
 Đọc số 
534 217
.......
.......
......
..........
.......
........
.............................
..................
 897 642
................. . ..
5
.....
4
8
......
 0
0
......
5
7
.......
8
4
.......
 0
6
........
 9
..............................
...............................
..................................
Bài 8: Cho các số sau: 218 437 ;218 743 ;821 347 ;128 743 ;812 374.
 a, Hãy sắp xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn .
 b, Hãy sắp xếp các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé .
2. HĐ3:Hướng dẫn chữa bài :
T: + Gọi 1 số HS lên bảng chữa.
+Lớp so sánh đối chiếu kết quả bài làm của mình với bài trên bảng .+ 
 + Hướng dẫn HS nhận xét, sửa chữa (nếu sai)
 GV chốt lại cách làm đúng củng cố lại cách đọc ,viết ,so sánh ,thứ tự thực hiện các phép tính các số đến 100 000.
Củng cố – dặn dò:	- Nhận xét giờ học
Dặn HS chuẩn bị bài sau
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011
Luyện Tiếng việt 
Từ đơn – từ phức ( 2 tiết)
 I. Mục tiêu
 Giúp học sinh ôn tập các kiến thức về từ và cấu tạo của từ đơn, từ phức. 
 Học sinh có kĩ năng xác định từ nhanh chính xác. 
 Bồi dưỡng cho học sinh kiến thức về từ và cấu tạo từ. 
 II.Chuẩn bị
 HS : Ôn tập kiến thức về từ 
III. Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
 1. Hướng dẫn HS ôn tập kiến thức. 
 Câu sau đây có 14 từ:
 Ngay/ thềm/ lăng,/ mười/ tám /cây/ vạn tuế/ tượng trưng/ cho /một /đoàn quân/ danh dự/đứng/ trang nghiêm/.
Yêu cầu HS thảo luận ghi các từ thành hai nhóm: TĐ, TP.
* Rút ra nhận xét:
? Tiếng dùng để làm gì?
? Từ gồm 1 tiếng gọi là từ gì? từ gồm hai tiếng gọi là từ gì?
? Từ bao giờ cũng có nghĩa. Từ dùng để làm gì?
? Vậy căn cứ vào đâu để các em phân biệt từ đơn hay từ phức?
* GV: Khi xem xét từ đơn hay từ phức phải đặt từ vào văn cảnh.
VD: Tiếng/ tu hú/ gần xa/ ran ran/.
 - Những trường hợp khó vạch ranh giới từ thì GV hướng dẫn HS nhận diện từ bằng cách chêm xen; nếu nghĩa của từ không thay đổi thì là tổ hợp gồm 2 từ đơn; nếu 
nghĩa của từ không thay đổi thì là tổ hợp
HS chia các từ thành 2 nhóm: từ chỉ gồm 1 tiếng(Ngay, thềm, lăng, mười, tám, cây, cho, một, đứng); từ chỉ gồm 2 tiếng(các từ còn lại).
- Tiếng dùng để cấu tạo nên từ.
- Từ gồm 1 tiếng gọi là từ đơn; từ gồm hai tiếng gọi là từ phức.
- Từ dùng để biểu thị sự vật, đặc điểm, t/chất, h/động.
- Từ dùng để tạo nên câu.
- Căn cứ vào số lượng tiếng.VD: Từ đơn: đi, ăn,; từ phức: học sinh, cô giáo,
- HS vạch ranh giới từ và phân từ đơn, từ phức.
 + Tiếng tu hú/ gần/ xa /ran ran/.
 + Tiếng /tu hú/ gần xa /ran ran/.
gồm 2 từ đơn; nếu nghĩa của từ thay đổi thì tổ hợp đó là từ phức
VD: tiếng của tu húnghĩa không thay đổi. Vậy tiếng là từ đơn, tu hú là từ phức
Gần/xa: chêm xen gần và xanghĩa thay đổi(gần xa trong câu chỉ khắp nơi) gần xa là từ phức. Cách 2 đúng. 
 Yêu cầu HS rút ra ghi nhớ.
 3. Thực hành
 * Tiếng cấu tạo nên từ.Từ.cấu tạo câu.
 Bài 1. Dùng dấu gạch chéo tách các từ trong hai câu sau, rồi ghi lại các từ đơn, từ phức trong câu. 
 Bởi/ tôi /ăn uống/ điều độ /và/ làm việc /chừng mực/ nên/ tôi /chóng lớn/ lắm().
Cứ /chốc chốc /tôi /lại/ trịnh trọng/ và/ khoan thai /đưa/ hai/ chân/ lên/ vuốt /râu/.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn. 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
- 2 HS đọc và nêu yêu cầu: tách các từ; ghi lại từ đơn, từ phức.
- Hoạt động cá nhân, 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài.
Từ đơn: bởi, tôi, và, nên, tôi, lắm, đưa, cứ, hai, chân, lên, vuốt,râu,lại,và. Từ phức: 
 Bài 2. Các chữ được in đậm dưới đây là một từ phức hay hai từ đơn?
a. Nam vừa được bố mua cho một chiếc xe đạp.
b. Xe đạp nặng quá đạp mỏi cả chân.
c. Vườn nhà em có nhiều loại hoa: hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc, hoa nhài.
d. Màu sắc của hoa nào cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa vàng, hoa tím.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
- 2 HS đọc và nêu yêu cầu, nội dung.
- 2 HS cùng trao đổi, thảo luận.
- HS trình bày, nhận xét.
+ xe đạp trong câu a là từ phức; trong câu b là hai từ đơn.
+ hoa hồng trong câu c là từ phức; trong câu d là hai từ đơn.
 Bài 3. Tìm từ đơn, từ phức trong câu nói dưới đây của Bác Hồ;
Tôi/ chỉ/ có/ một/ ham muốn,/ ham muốn /tột bậc/ là /làm sao/ cho /nước/ ta/ được /độc lập / tự do,/ đồng bào/ ta/ ai /cũng/ có /cơm/ ăn, áo/ mặc/, ai /cũng/ được/ học hành./
- HS nêu yêu cầu của đề bài
 - HS vạch ranh giới từ.
 - HS xác định từ đơn, từ phức theo yêu cầu của đề.
- GV đưa ra đáp án đúng(nếu coi cơm ăn áo mặc là thành ngữ thì không tách thành 
 các từ đơn 
- 2 HS nêu yêu cầu của đề bài, 2 HS vạch ranh giới từ.
 -HS làm bài
 - HS chữa bài: từ gồm 1 tiếng là từ đơn, 
từ gồm 2 tiếng là từ phức.
 Bài 1; 2- đề 1
- Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài.
Bài 1: ? Mỗi tiếng thường có mấy bộ phận? 
 ? Tiếng phải có những bộ phận nào? 
Bài 2: ? Em có nhận xét gì về các tiếng in đậm trong các từ ngữ cho sẵn?
? Phụ âm đầu này được viết bằng mấy hình thức chữ viết? Đó là những hình thức nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- đánh giá, nhận xét.
- 2 HS tiếp nối đọc đề bài, nêu yêu cầu.
- 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh.
- Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
- có chung một phụ âm đầu: phụ âm”dờ”.
- 3 hình thức chữ viết: ghi “d”(trong duyên dáng,..); ghi“gi”(trong giặc giã,..); ghi “g”(trong gì,, giết,..).
- HS làm bài cá nhân.
- 2 HS chữa bài. lớp nhận xét, bổ sung.
 C/ củng cố dặn dò 
 GV nhận xét tiết học.
Về nhà làm bài tập 1;2 .
 Chuẩn bị bài sau: Từ ghép, từ láy.
****************************************************
Thứ Tư ngày 14 tháng 9 năm 2011
Luyện Toán: Ôn tập ( 2 tiết)
I.Mục tiêu:
-HS biết so sánh hai số áo nhiều chữ số
-Viết được các số có nhiều chữ số theo yêu cầu
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu: 	
1. HĐ1: Hướng dẫn luyện tập:(20’)
+GV ra đề bài.
T: Tổ chức cho HS thực hành làm bài tập vào vở.
+HS làm bài tập vào vở.
Bài 1: Điền dấu thích hợp vào ô trống.
 12 534 13 452 56 789 56 798
 4 759 12 000 7 000+897 7 879
 1234:2 612 1253x5 6 264
Bài 2: Điền chữ số thích hợp vào dấu * sao cho
4*52 3 758
642 145 83 214
9* 078 99 043
Bài 3: Điền chữ số thích hợp vào dấu * để cho
 A, 4 219 > 4 217 + *
 B, 4 819 < 4*00 + 700 < 5 000
 C,52 *32 + 312 < 52 544
Bài 4: Ghi các giá trị của của chữ só 8 trong mỗi số ở bảng sau :
 Số 
321584
18516 172
15 736 800
 1 458 715
G trị của c/s 8
Bài 5 : a, Tìm 1 số ,biết tổng của số đó với 15689 là 123 478 .
b, Tìm 1 số ,biết hiệu của số đó với 45 123 là 5879.
c,Tìm 1 số ,biết tích của số đó với 9 là 2563.
d,Tìm 1 số ,biết thương của 25789 với số đó là 5
Bài 6: Cho các chữ số 0, 3, 5, 8, 6,2
a, Hãy viết số bé nhất có sáu chữ số khác nhau từ các chữ số trên.
b, Hãy viết số bé nhất có sáu chữ số khác nhau từ các chữ số trên.
Bài 7: Tìm tất cả các số có hai chữ số mà tổng hai chữ số bằng 9 và hiệu hai chữ số bằng 5.
Bài 8: Tìm số có hai chữ số, biết rằng số đó gấp 4 lần tổng hai chữ số của nó.
2. HĐ2: Chấm, chữa bài:
+ Thu vở để chấm.
+ Nhận xét, sửa những lỗi sai mà HS mắc phải
*Đáp án
Bài 7:
 Ta có: 9 = 9 + 0 và 9 – 0 =9
9 = 8 + 1 và 8 – 1 =7
 9 = 7 + 2 và 7 – 2 = 5
9 = 6 + 3 và 6 – 3 = 3
9 = 5 + 4 và 5 – 4 = 1 
Ta thấy trường hợp thứ ba thoả mãn của đề bài
Vởy số phải tìm là: 72 và 27
Bài 8:
Gọi số cần tìm là ab ( a khác 0)
Theo đề bài ta có
 ab = ( a+ b)
 a0 + b = a x4 + b x4
 a x10 + b = a x4 + b x4
 a x10 –a x4 = b x 4 – b
a x ( 10 – 4) = b x ( 4 – 1)
 a x 6 = b x 3
 a x 2 x 3 = b x3
 a x 2 = b
 Nếu a = 1 thì b = a x 2 = 1 x2 = 2
 Nếu a = 2 thì b = a x 2 = 2 x2 = 4
 Nếu a = 3 thì b = a x 2 = 3 x2 = 6
 Nếu a = 4 thì b = a x 2 = 4 x2 = 8
 Nếu a = 5 thì b = a x 2 = 5 x2 = 10 ( không được)
 Vậy ta tìm được các số: 12,; 24; 36; 48
III, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
******************************************
Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2011
Luyện Tiếng Việt
Mở rộng vốn từ:Nhân hậu - Đoàn kết
( 2 tiết)
 I. Mục tiêu: 
 HS nắm chắc các từ ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm: Nhân hậu - Đoàn kết
 áp dụng để làm bài tập về tìm từ, dùng từ đặt câu.
II. Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1: Cho các từ chứa tiếng nhân: nhân quả, nhân ái, nguyên nhân, nhân hậu, siêu nhân, nhân từ, nhân loại, nhân nghĩa, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân.
 Xếp các từ trên thành 3 nhóm:
 a, Tiếng “nhân” có nghĩa là “người”.
 b, Tiếng “nhân” có nghĩa là “lòng thương người”.
 c, Tiếng “nhân” có nghĩa là “cái sinh ra kết quả”.
* HS đọc y/c của bài; suy nghĩ làm bài.
 HS nêu kết quả; GV cùng HS n/x, chữa bài.
* Đáp án:
 a) siêu nhân, nhân loại, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân.
 b) nhân ái, nhân hậu, nhân từ, nhân nghĩa.
 c) nhân quả, nguyên nhân.
* GV cho HS tìm thêm những từ có tiếng “nhân” ở ngoài BT1 và cũng có nghĩa như các từ ở 3 nhóm trên.
 a) mĩ nhân, thương nhân, nhân dân, nhân công, công nhân, 
 b) nhânvật, nhân quyền, nhân khẩu, nhân chứng, 
 c) nhân đạo, nhân tâm, 
 Bài 2 : Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: nhân chứng, nhân tâm, nhân ái, nhân lực, nhân tài.
a,Giàu lòngnhân ái
b,Trọng dụngnhân tài.
c,Thu phục nhân tâm
d,Lời khai của nhân chứng.
e,Nguồn nhân lực dồi dào.
* HS đọc y/c của bài; suy nghĩ làm bài.
 HS nêu kết quả; GV cùng HS n/x chữa bài.
 Bài 3 : Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ nói về tinh thần đoàn kết dưới đây:
 a, Chị ngã em nâng.
b, Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
c, Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
* HS đọc y/c của bài; suy nghĩ làm bài.
 HS nêu kết quả; GV cùng HS n/x chữa bài.
 Bài 4 
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu dùng sai từ có tiếng “nhân”.
a. Thời đại nào nước ta cũng có nhiều nhân tài.
b. Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù
d.
c. Bà tôi là người nhân hậu, thấy ai gặp khó khăn, bà thường hết lòng giúp đỡ.
 Cô giáo lớp tôi rất nhân tài.
 * HS đọc y/c của bài; suy nghĩ làm bài.
 HS nêu kết quả; GV cùng HS n/x chữa bài.
 Bài 5 :
 Viết 2 thành ngữ hoặc tục ngữ:
a.Nói về tinh thần đoàn kết.
b.Nói về lòng nhân hậu.
 - HS suy nghĩ nêu tục ngữ, thành ngữ tìm được.
 - GV nhận xét kết luận.
 a, - Một cây núi cao
 - Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
 b, Chị ngã em nâng 
 Nhường cơm sẻ áo
 Bài 6: Tìm các từ cùng nghĩa, gần nghĩa và các từ trái nghĩa với tiếng hiền.
 - HS suy nghĩ tìm từ theo yêu cầu.
 - HS trả lời,GV nhận xét.
 +, Từ cùng nghĩa, gần nghĩa với từ hiền:hiền lành, hiền dịu, hiền đức, hiền hậu, hiền từ, hiền thảo, hiền tài, hiền mẫu, hiền hoà, hiền sĩ..
 (Cũng có thể hỏi: tìm từ chứa tiếng hiền)
 +, Từ trái nghĩa với từ hiền: (từ có tiếng ác) hung ác, bạo ngược, cay nghiệt, dã man, dữ tàn nhẫn, tàn tệ,
 Bài 8 : Giải nghĩa và đặt câu với các từ ngữ sau:đoàn kết, câu kết, nhân hậu, đôn hậu, cưu mang, đùm bọc.
 - GV hướng dẫn HS làm bài:
 + Đoàn kết: Kết thành một khối thống nhất cùng hoạt động vì mục đích chung.
 Đoàn kết là chìa khoá của thành công.
 + Câu kết: Kết lại với nhau thành phe cánh để làm những việc xấu.
 Các lực lượng phản động câu kết với nhau để chống phá cách mạng.
 - GV nói đoàn kết >< câu kết.
 + Nhân hậu: có lòng thương người và ăn ở có tình có nghĩa.
 Những con người nhân hậu giàu tình thương bao la.
 + Đôn hậu: hiền từ và trung hậu.
 Mẹ em sống rất đôn hậu nên được mọi người quý trọng.
 + Cưu mang: đùm bọc, giúp đỡ, che chở trong khó khăn hoạn nạn
 Người nào giàu tình thương mới hết lòng cưu mang đồng loại.
 + Đùm bọc: giúp đỡ và che chở với tất cả tình thương.
 Trong thiên tai, địch hoạ, nhân dân ta đã thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
III. Củng cố dặn dò
Thứ Sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011
Luyện Toán 
Ôn tập
I.Mục tiêu
 II, Các hoạt động dạy học chủ yếu: 	
1. HĐ1: Hướng dẫn luyện tập 
+GV ra đề bài.
T: Tổ chức cho HS thực hành làm bài tập vào vở.
+HS làm bài tập vào vở.
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm :
a, Số liền trước của số 19 690 là ............................
b,, Số liền sau của số 32 450 là ............................
Bài 2: Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm :
a, 2004; 2005; 2006; ..................; .....................;.....................
b, 8 100; 8 200; 8 300; ..................; .....................;.....................
c, 75 000; 76 000; 77 000; ..................; .....................;.....................
Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a, Số lớn nhất trong các số :63 527; 63 257; 63 725; 63 752 là : .........................
b, Số bé nhất trong các số :76 543;76 345; 76 453; 76 435 là : .........................
Bài 4: Điền dấu >;<;= vào chỗ chấm :
a, 49 245 ..........49 260 b, 70 000 + 30 000 ..........100 000
 63 500 ..........63 499 30 000 + 20 000 ..........50 500
 70 000 ..........69 000+1 000 50 000 + 5 000 ..........50 900
Bài 5 :Một hình chữ nhật có chiều rộng 8 cm,chiều dài gấp 3 lần chiều rộng .Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó.
Bài 6:Tìm số có hai chữ số, biết rằng tổng hai chữ số của số đó là số bé nhất có hai chữ số, tích của hai chữ số là số lớn nhất có một chữ số.
Bài 7: Tìm số có ba chữ số, biết rằng số đó có chữ số hàng trăm lớn hơn 1, chữ số hàng chục gấp hai lần chữ số hàng trăm, chữ số hàng đơn vị gấp hai lần chữ số hàng chục.
2. HĐ2: Chấm, chữa bài:
+ Thu vở để chấm.
 Bài 1, 2: Gọi 2 HS nêu miệng.
-HS nhận xét, GV thống nhất kết quả đúng.
 Bài 3, 4, 5 : Gọi HS nối tiếp nêu miệng .
*Đáp án
Bài 6:
Số bé nhất có hai chữ số là 10
Số lớn nhất có1 chữ số là 9 vậy số cần tìm có tổng 2 chữ số bằng 10 và tích hai chữ số bằng 9 
Ta có:
10 = 9 + 1 và 9 x 1 = 9
10 = 8 + 2 và 8 x 2 = 16
10 = 7 + 3 và 7 x 3 = 21
10 = 6 + 4 và 6 x 4 = 24
10 = 5 + 5 và 5 x 5 = 25
Ta thấy trường hợp thứ nhất thoả mãn điều kiện đề toán nên số cần tìm là: 19 và 91
Bài 7: Chữ số hàng đơn vị so với chữ số hàng trăm thì gấp:
2 x 2 = 4
+ Chữ số hàng trăm không thể lớn hơn 2( vì nếu chữ số hàng trăm là 3 thì chữ số hàng đơn vị sẽ là 3 x 4 = 12 > 9 không được) và theo đề bài chữ số hàng trăm là 2
+ chữ số hàng chục là: 2 x 2 = 4
+ Chữ số hàng đơn vị là: 4 x 2 = 8
Số cần tìm là 248.
 III, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an BD l4 tuan 3.doc