Giao án buổi 2 lớp 4 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Thi Sơn

Giao án buổi 2 lớp 4 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Thi Sơn

Thực hành Kĩ thuật

Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường

I. Mục tiêu

Hs biết cách gấp mép vải bằng mũi khâu thường

Khâu ghép được haii mép vải bằng mũi khâu thường

Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống

II. Các hoạt động dạy - học

1. Giới thiệu bài

Gv giới thiệu bài và nêu mục đích bài học

2. Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs quan sát mẫu

Gv giới thiệu mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và hướng dẫn hs quan sát

Giới thiệu 1 số sản phẩn có đường khâu ghép hai mép vải, yêu cầu hs nêu ứng dụng của đường khâu ghép mép vải

 

doc 8 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giao án buổi 2 lớp 4 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Thi Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
 Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009
Thực hành Kĩ thuật
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
I. Mục tiêu
Hs biết cách gấp mép vải bằng mũi khâu thường 
Khâu ghép được haii mép vải bằng mũi khâu thường 
Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống 
II. Các hoạt động dạy - học 
1. Giới thiệu bài 
Gv giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
2. Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs quan sát mẫu
Gv giới thiệu mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và hướng dẫn hs quan sát
Giới thiệu 1 số sản phẩn có đường khâu ghép hai mép vải, yêu cầu hs nêu ứng dụng của đường khâu ghép mép vải
Gv kết luận về đường khâu ghép hai mép vải . Khâu ghép hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm. Đường ghép có thể là đường cong như đường giáp của tay áo, cổ áo..có thể là đường thẳng như đường khâu túi đựng.
3. Hoạt động 2: GV hướng dẫn các khâu tác kĩ thuật
- Gv hướng dẫn quan sát hình 1, 2 ,3 để nêu các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
- Đặt câu hỏi yêu cầu hs dựa vào hình 1 để nêu cách vạch dấu đường khâu ghép 2 mép vải . Có thể yêu cầu hs lên bảng thực hiện thao tác thực hiện trên mép vải
- Hướng dẵn hs quan sát hình 2 -3 để nêu cách khâu lược, khâu ghép 2 mép vải bằng mũi klhâu thường và trả lời câu hỏi sgk
- Gv hướng dẵn hs 1 số điểm cần lưu ý :
+ Vạch dấu trên mặt trái của 1 mảnh vải
+ úp mặt phải của 2 mảnh vải vào nhau và xếp cho 2 mép vải bằng nhau rồi mới khâu lược 
+ Sau mỗi lần rút kim, kéo chỉ, cần vuốt cả mũi khâu theo chiều từ trái sang phải cho đường khâu thật phẳng rồi mới khâu các mũi khâu tiếp theo
- Gọi 1 -2 hs lên bảng thực hiện các thao tác gv vừa hướng dẫn 
- Hs khác và gv nhận xét. GV chỉ ra các thao tác chưa đúng và uốn nắn
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ ở cuối bài
Gv cho hs xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập câu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường
 4. Hoạt động 3:hs thực hành khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường
- Gọi hs nhắc lại quy trình khâu ghép 2 mép vải (phần ghi nhớ)
- Gv nhận xét và nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường:
Bước 1:vạch dấu đường khâu
Bước 2:Khâu lược
Bước 3: Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường
Có thể hướng dẫn thêm 1 số lưu ý đã nêu ở tiết 1:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs và nêu thời gian , yêu cầu thực hành
- Hs thực hành, gv uốn nắn, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm những hs còn lúng túng
5. Hoạt động4: Đánh giá kết quả học tập của hs 
- Gv tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm thực hành
- Gv nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Khâu ghép được 2 mép vải theo cạnh dài của mảnh vải . Đường khâu cách đều mép vải 
+ Đường khâu ở mặt trái của 2 mảnh vải tương đối thẳng 
+ Các mũi khâu tương đối thẳng và cáh đều nhau
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
- Hs tự đánh giá các sản phẩm 
- Gv nhận xét đánh giá kết quả học tập của hs 
6. Nhận xét dặn dò 
Gv nhận xét chung giờ học 
Chuẩn bị bài sau 
Toán: 
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố về kỹ năng tính bằng cách thuận tiện nhất
- Biết giải các bài toán có liên quan đến phép cộng, phép trừ.
II. Các hoạt động dạy học:
 1. Bài ôn:
- Gv giao bài tập
- Học sinh làm bài vào vở 
- chữa bài tập - Gv nhận xét, chấm bài.
* Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất 
 1 245 + 7 899 + 755 44 + 456 +987
 3 453 + 549 + 451 8 755 + 218 348+1 245 
 * Bài 2: Cho 24 + 26 + 78 + 22 = 150 . Không cần tính hãy nêu ngay giá trị của các tổng dưới đây và giải thích.
 26 + 78 + 22 + 24 = ..............
 78 + 24 + 26 + 22 = ..............
 24 + 78 + 22 + 26 = ..............
* Bài 3: Một cửa hàng ngày đầu bán được 1255 m vải, ngày thứ hai bán được ít hơn 435m vải, ngày thứ ba bán được 145 m vải . Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vải?
* Bài 4: Tìm x.
 a/ x - 306 = 504 b/ x + 254 = 680
 2. Củng cố dặn dò:
 Nhận xét giờ học.
 Về nhàôn, xem lại bài
_____________________________________________________________
 Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2009 
Luyện từ và câu
 Luyện tập về danh từ
I. Mục đích yêu cầu 
1. Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật (người, hiện tượng,khái niệm, đơn vị) và danh từ chung, danh từ riêng 
2. Biết vận dụng vào làm bài tập
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
Danh từ là gì? Cho VD
Thế nào là DTC-DTR? Cho VD
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập
Bài 1: Tìm 5 danh từ:
- Chỉ người........
- Chỉ vật............
- Chỉ hiện tượng..........
- Chỉ khái niệm.......... 
- Chỉ đơn vị................
Bài 2:
a) Tìm 10 DTC
b) Tìm 10 DTR
Bài 3:Tìm DTC,DTR trong đoạn văn sau
Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tien ta ngày trước.
*Giáo viên tổ chức cho HS làm lần lượt từng bài 
3. Củng cố dặn dò 
Gv nhận xét tiết học 
Về nhà tìm thêm các danh từ chỉ đơn vị, hiện tượng tự nhiên, các khái niệm 
Chuẩn bị bài sau 
Mĩ thuật
Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh quê hương
I. Mục tiêu 
Hs biết quan sát các hình ảnhvà nhận ra vẻ đẹp của phong cảnh quê hương
Hs biết cách vẽ và vẽ được tranh theo cảm nhận riêng
Hs thêm yêu mến quê hương
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs
B. Dạy bài mới
1. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài
Gv dùng tranh ảnh giới thiệu để hs nhận biết 
- Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh đẹp quê hương đất nước 
- Tranh phong cảnh vẽ cảnh vật là chính
- Cảnh vật trong tranh là cảnh của phố phường, hàng cây, cánh đồng,đồi núi, biển cả  
- Tranh phong cảnh không phải là sự sao chụp chép lại phong cảnh mà được sáng tạo dựa trên thực tế thông qua cảm súc của người vẽ
Gv đặt câu hỏi gợi ý hs tiếp cận đề bài 
? Xung quanh nơi em ở có cảnh vật nào không?
? Em đã được đi tham quan, nghỉ hè ở đâu? Phong cảnh ở đó như thế nào?
? Ngoài ra em còn thấy cảnh đẹp ở đâu nữa?
? Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích?
? Em sẽ chọn phong cảnh nào để vẽ tranh?
Gv bổ sung nhấn mạnh những hình ảnh chính của cảnh đẹp
2. Hoạt động 2: Cách vẽ 
Gv giới thiệu cho hs biết 2 cách vẽ 
Quan sát cảnh thiên nhiên và vẽ trực tiếp 
Vẽ bằng cách nhớ lại các hình ảnh đã quan sát 
Gv giới thiệu hình gợi ý các bước vẽ
Gợi ý hs cách vẽ 
Nhớ lại các hình ảnh định vẽ 
Sắp xếp hình ảnh chính, phụ sao cho cân đối, rõ nội dung 
Vẽ hết phần giấy và vẽ màu kín nền
Gv cho hs xem tranh của hs trước
3. Hoạt động 3: Thực hành 
Hs chọn cảnh trước khi vẽ, sắp xếp hình vẽ cân đối
Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau, vẽ cảnh là trọng tâm có thể vẽ thêm người, con vật
Gv quan sát và hướng dẵn thêm
4 Hoạt động 4: nhận xét đánh giá 
Chọn một số bài điển hình có ưu điểm, nhược điểm để nhận xét về
Cách chọn cảnh
Sắp xếp bố cục
Cách vẽ hình, vẽ màu
Những diểm cần phát huy và khắc phục
5. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét giờ học
Về nhà hoàn thành bài vẽ
Quan sát các con vật quên thuộc
__________________________________________________________
Âm nhạc
Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 1
Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
I. Mục tiêu
Hs đọc được bài tập đọc nhạc số 1, thể hiện đúng độ dài các nốt đen, nốt trắng
Phân biệt được hình dáng các loại nhạc cụ dân tộc và gọi đúng tên: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi hs hát bài : Bạn ơi lắng nghe
Lớp và gv nhận xét đánh giá 
B. Dạy bài mới
1. Phần mở đầu
Ôn lại các bài tập tiết tấu lần trược( gõ, vỗ tay hoặc đọc lời theo tiết tấu)
Giới thiệu bài tập đọc nhạc số 1 – Son La Son
2. Phần hoạt động
a. Nội dung 1
- Hoạt động 1: trước khi vào bài tập đọc nhạc số 1 - Son La Son, cho hs luyện tập cao độ: Đô - Rê – Mi – Son – La. Chia làm 3 bước:
B 1: hs nói tên nốt trên khuông theo tay chỉ của gv
B 2: Gv đọc mẫu 5 âm
B 3: Gv chỉ nốt trên khuông cho hs đọc đúng cao độu
- Hoạt động 2: luyện tập tiết tấu tập đọc nhạc số1 - Son La Son và bài tập phát triển vỗ tay hoặc gõ thanh phánh, có thể dùng tiếng tượng thanh. 
VD: Tùng	tùng	tùng
Tùng	rinh	rinh	tùng
Gv hướng dẵn hs làm quen với bài tập đọc nhạc số 1 - Son La Son. Chia làm 4 bước:
Bước 1: Nói tên nốt 
Bước 2: Vỗ hoặc gõ tiết tấu 
Bước 3: đọc cả cao độ ghép với hình tết tấu 
Bước 4: Ghép lới ca 
Chú ý : Trong khi hướng dẫn, gv có thể dùng nhạc cụ để hs có chỗ dựa đọc theo, nhưng khi đọc, gv tránh đọc cùng hs , hãy lắng nghe để phát hiện chỗ sai , kịp thời sửa chữa 
b. Nội dung 2 
Giới thiệu nhạc cụ dân tộc : Đàn nhị, đàn tam , đàn tì bà 
- Hoạt động 1: Dùng tranh vẽ, giới thiệu cho hs biềt hình dáng từng nhạc cụ (tham khảo tư liệu phần thông tin cho gv nhưng nói thật nhắn gọn)
- Hoạt động 2: Cho hs nghe băng trích đoạn nhạc do từng loại nhạc cụ diễn tấu. Nghe băng lần 2 , lưu ý hs phân biệt âm sắc từng loại nhạc cụ , sau đó gv hỏi lại 
3. Phần kết thúc
Hát lời và gõ đệm bài tập đọc nhạc –Son La Son
Nhận xét giờ học 
 Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2009 
Lịch sử - Địa lí: luyện tập tuần 7
I. Mục đích :
- Củng cố cho Hs nắm chác kiến thức lịch sử và địa lý trong tuần 8
- Vận dụng vào làm tốt các bài tập
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Ngô Quyền đã dựa vào hiện tượng thiên nhiên nào để đánh giặc?
Nhận xét cho điểm
2. Bìa ôn:
- Hs nêu tên các bài lịch sử và địa lí đã học trong tuần 8
- Gv đặt câu hỏi để giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
- Hs thực hành làm một số bài tập.
* Bài 1:
Gv vẽ băng thời gian lên bảng, cho Hs lên bảng điền tên các giai đoạn lịch sử đã học
- Gv yêu cầu Hs nêu lại những giai đoạn lịch sử của dân tộc.
- Hs thảo luận kẻ trục thời gian và ghi các sự kiện tiêu biểu theo mốc thời gian.
- Hs đại diện lên báo cáo
- Gv kết luận
Bài 2: Khoanh vào trước ý đúng:
a. Tây Nguyên có nhiều dân tộc chung sống
b. Tây Nguyên có ít dân tộc chung sống
c. Dân cư ở Tây Nguyên rất đông đúc
d. Dân cư ở Tây Nguyên rất thưa thớt.
* Bài 3: Nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Ngô Quyền?
3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học .
Chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________________
:Sinh hoạt ngoại khoá: Phát động phong trào thi đua học tập chăm ngoan làm nhiều việc tốt mừng các thầy giáo, 
 cô giáo
I. Mục đích yêu cầu:
- Tổ chức cho HS tập luyện các tiết mục văn nghệ và làm nhiều việc tốt để chào mừng thầy cô giáo .
- HS có ý thức tham gia văn nghệ và thi đua lập thành tích cao trong học tập.
II. Các hoạt động dạy học;
 1. Giới thiệu bài:
GVnêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 2. Nội dung:
- Gv nêu ý nghĩa ngày 20-11.
- Gv chọn các học sinh để tham gia luyện tập.
- Các em đăng kí các tiết mục văn nghệ.
- Các em khác cổ vũ.
- Gv cùng hs làm ban giám khảo.
- Sau mỗi tiết mục Gv sửa chữa giúp hs hoàn thiện các tiết mục của mình.
- Phát động phong trào thi đua học tập tốt để chào mừng ngày 20-11
 3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
- Yêu cầu hs về tìm thêm các tiết mục văn nghệ để biểu diễn.
 _____________________________________________________________
 Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2009 
Chính tả 
 Trung thu độc lập
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn bản trong bài : Trung thu độc lập
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
2 hs lên bảng viết các tiếng bắt đầu bằng r/d/gi
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẵn hs nghe viết
Gv đọc toàn bài chính tả
Hs đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý các từ dễ viết sai và cách trình bày 
Đoạn văn miêu tả cảnh gì?
Gv đọc bài cho hs viết
Gv đọc cho hs soát
Gv chấm 7-10 bài, còn lại từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau
3. Hướng dẵn hs làm bài tập 
Bài 1: (lựa chọn)
Gv nêu yêu cầu và chọn bài cho lớp
4. Củng cố dặn dò 
Gv nhận xét giờ học
Học thuộc lòng 2 câu đố
 Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu:
 - Nhận sét ưu khuyết điểm trong tuần.
 - Phương hướng tuần tới.
II. Nội dung
 1. Lớp trưởng tổ chức buổi sinh hoạt.
 - Các tổ báo cáo ưu – khuyết của từng thành viên trong tổ
 - Bình thi đua
+Tổ 1:Xếp thứ............
+Tổ 2: Xếp thứ...........
+Tổ 3: Xếp thứ............
 2.Bình bầu những cá nhân xuất sắc nhất trong tuần..........
 - Cả lớp tuyên dương
 - Phê bình bạn......
* GV nhận xét chung: Về những mặt được và những mặt còn hạn chế
*Phương hướng tuần tới
Phát huy mạnh, khắc phục yếu 
___________________________________________________________
 Ngày 26/10/2009

Tài liệu đính kèm:

  • docb2tuan7.doc