Toán
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS chuyển đổi thành thạo các đơn vị đo diện tích.
- Thực hiện được các phép tính với số đo diện tích.
- Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a) 23 km2 = . m2 b) 12 000 000 m2 = . km2
215m2 = . m2 70 500 000 cm2 = . m2
1m245 cm2 = . cm2 34m2 1dm2 = .cm2
22 km2295 m2 = . m2 18m2202 cm2 = cm2
- GV chép đề bài lên bảng
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài và nêu cách làm
- GV nhận xét, chữa bài
TUẦN 34 Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2010 Toán ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG I.MỤC TIÊU: Giúp HS chuyển đổi thành thạo các đơn vị đo diện tích. Thực hiện được các phép tính với số đo diện tích. Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giới thiệu bài. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm : a) 23 km2 = .. m2 b) 12 000 000 m2 = . km2 215m2 = .. m2 70 500 000 cm2 = .. m2 1m245 cm2 = .. cm2 34m2 1dm2 = ..cm2 22 km2295 m2 = .. m2 18m2202 cm2 = cm2 - GV chép đề bài lên bảng - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài và nêu cách làm - GV nhận xét, chữa bài Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 1dm2 = .. cm2 dm2 = .. cm2 5cm2 = .. dm2 dm2 = .. cm2 1 dm2 = .. m2 m2 = .. dm2 2dm2 = .. m2 m2 = .. dm2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài - GV gợi ý cách làm cho HS yếu - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi 2 HS lên bảng chữa - Gv nhận xét, chữa bài - Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo. Bài 3: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng bằng chiều dài. Chu vi hình chữ nhật bằng 84m. Tính diện tích mảnh đất đó. - Một học sinh đọc đề. +Bài tập yêu cầu gì? (Tính diện tích mảnh đất ) +Bài toán cho biết gì? (mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng bằng chiều dài. Chu vi hình chữ nhật bằng 84m.) - Cả lớp làm bài vào vở, giáo viên theo dõi học sinh làm bài. - Gọi 1 HS lên bảng làm bài - GV chấm một số bài, nhận xét, chữa chung. 3.Củng cố , dặn dò: - GV nhận xét, tuyên dương những HS có ý thức học tốt. Nhận xét tiết học. ************************************************************************ Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2010 Âm nhạc Ôn tập 3 bài hát I.MỤC TIÊU: - Học sinh thuộc giai điệu và lời 3 bài hát “ Vầng trăng cổ tích” , “ Em hát gọi mặt trời” và “Khăn quàng thắp sáng bình minh” . - Tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ họa. - Học sinh mạnh dạn ca hát và tham gia biểu diễn trước lớp. II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bảng phụ viết sẵn lời 3 bài hát Một số động tác phụ họa các bài hát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Giới thiệu bài, ghi bảng. 2.Hướng dẫn học sinh ôn tập từng bài hát. Hoạt động 1. -Giáo viên cho cả lớp hát bài “Vầng trăng cổ tích” và vỗ tay theo nhịp. - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh. - Học sinh hát và thực hiện sửa sai. Hoạt động 2. -Giáo viên cho cả lớp hát bài “Em hát gọi mặt trời” và vỗ tay theo nhịp. - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh. - Học sinh hát và thực hiện sửa sai. Hoạt động 3. -Giáo viên cho cả lớp hát bài “Khăn quàng thắp sáng bình minh” và vỗ tay theo nhịp. - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh. - Học sinh hát và thực hiện sửa sai. Hoạt động 4. -Hướng dẫn học sinh hát kết hợp động tác phụ họa. -Một số học sinh xung phong lên bảng hát và thực hiện các động tác phụ họa. -Giáo viên nhận xét, góp ý thêm cho học sinh. 3.Củng cố, dặn dò: Học sinh xung phong lên bảng hát và tập biểu diễn hai bài hát. Giáo viên nhận xét,tuyên dương học sinh có ý thức học tập tốt. - Dặn học sinh về nhà luyện hát thuần thục 2 bài hát và tập các động tác phụ họa cho nhuần nhuyễn. ************************************************************************ Thứ tư ngày 5 tháng 5 năm 2010 Tập làm văn MIÊU TẢ CON VẬT I. MỤC TIÊU : - HS làm hoàn chỉnh một bài văn miêu tả con vật. - Trình bày sạch đẹp, đứng quy định. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1, Giới thiệu bài, ghi bảng: - Chúng ta đã hoàn thành thể loại văn miêu tả con vật. Giờ học hôm nay, chúng ta làm bài kiểm tra cuối cùng. 2, Hướng dẫn HS làm bài: - HS nhắc lại bố cục của bài văn miêu tả con vật. - Nhắc lại 2 cách mở bài và 2 cách kết bài. - GV treo bảng phụ ghi dàn ý của bài văn miêu tả con vật. - HS nhắc lại một lần. - GV chép đề lên bảng: Đề 1: Hãy tả hình dáng và hoạt động của một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích. Đề2: Đến thăm vườn thú, em được thấy một chú khỉ làm trò rất vui. Em hãy tả con vật đó. Đề 3: Nhiều con vật đã trở thành nhân vật chính rất đáng yêu của các phim truyện, phim hoạt hình.Em hãy tả lại một trong những con vật ấy. - GV nhắc HS chọn 1 trong 3 đề để làm bài. - GV thu chấm. 3, Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. ********************************************* Hoạt động ngoài giờ TÌM HIỂU ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH I. MỤC TIÊU - Học sinh hiểu được ý nghĩa về đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh - Học sinh thi đua nhau học tập, chăm ngoan, làm được nhiều việc tốt. II. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1 : Giáo viên nêu ý nghĩa ngày thành lập đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Hoạt động 2 : Giáo viên phát động thi đua : 4 nhóm thảo luận câu hỏi : ? Ngày 15 tháng 5 là ngày gì ? ? Ai là người sáng lập ra Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ? ? Bạn biết những bài hát, bài thơ nào về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ? hãy hát hoặc đọc một bài thơ mà bạn biết. Hoạt động 3 : Học sinh các nhóm tham gia trả lời trước lớp. Giáo viên theo dõi, nhận xét tuyên dương nhóm có câu trả lời hay. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ. - Dặn về nhà sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ************************************************************************ Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2010 Toán ÔN TẬP VỀ TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I.MỤC TIÊU: - Củng cố cho học sinh kĩ năng giải các bài toán về tìm số trung bình cộng. - Gây hứng thú học tập. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1/Giới thiệu bài. 2/Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: Tìm chiều cao trung bình của 4 bạn Dân, Khánh, Hồng, Thủy, biết chiều cao của bốn bạn lần lượt là :1m 35cm, 1m 8cm, 1m 29cm và 1m 42cm. - Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài vào vở, GV giúp HS yếu làm bài. - Gọi 1 HS lên bảng làm bài - GV nhận xét, chữa bài ( Đáp số : 136cm) Bài 2: Tuổi trung bình của 6 bạn tham gia Olimpic Toán Tuổi Thơ ở một tỉnh là 11 tuổi, trong đó có 2 bạn nhỏ tuổi nhất bằng tuổi nhau, 4 bạn còn lại có tuổi trung bình bằng 12, Hỏi tuổi của hai bạn nhỏ nhất trong đội là bao nhiêu? - GV gọi HS đọc đề. - Hướng dẫn HS làm bài theo các bước : + Tìm tổng số tuổi của 6 bạn. + Tìm tổng số tuổi của 4 bạn còn lại. + Tìm tuổi hai bạn nhỏ nhất trong đội. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm. - HS khác nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét, chữa bài ( Đáp số : 9 tuổi) 3/Củng cố , dặn dò: - GV nhận xét, tuyên dương những HS có ý thức học tốt. Dặn HS về xem lại các bài . ************************************** Hướng dẫn thực hành Luyện từ và câu : THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU I. MỤC TIÊU: - HS hiểu được tác dụng của trạng ngữ chỉ mục đích. - Xác định được trạng ngữ chỉ mục đích trong văn cảnh cụ thể. - Biết viết những câu văn có trạng ngữ chỉ mục đích phù hợp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1, Giới thiệu bài, ghi bảng: - Giờ học hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về trạng ngữ chỉ mục đích trong câu. 2, Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: Tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong các câu sau: a) Để có nhiều cây bóng mát, trường em trồng thêm mấy cây bàng, phượng vĩ trên sân trường. b) Để giữ gìn sách được lâu bền, khi đọc, em không bao giờ gấp gáy sách. c) Vì một thành phố xanh-sạch-đẹp, bà con khối phố thường tổ chức lao động tập thể. d) Muốn đạt kết quả tốt trong học tập, các em phải cố gắng hơn nữa. - GV nêu yêu cầu của bài. - Cho HS làm miệng, GV gạch chân trạng ngữ trong các câu. Bài 2: Tìm trạng ngữ chỉ mục đích để điền vào chỗ trống: a) Để chuẩn bị cho lễ tổng kết năm học, đội văn nghệ trường em đã luyện tập hàng tháng trời. b) Để giúp đỡ những bạn HS nghèo vượt khó, trường em phát động phong trào gây quỹ “Vì người nghèo”. c) Để học giỏi môn Tiếng Việt, các em phải thường xuyên đọc sách báo, thường xuyên luyện viết đoạn văn, bài văn. d) Để giữ gìn môi trường xanh-sạch-đẹp, trường em thường xuyên tổ chức trồng cây, làm vệ sinh đường phố, xóm làng. - HS nêu yêu cầu của bài tập. - Cho HS lần lượt lên bảng điền vào từng câu. - HS dưới có thể điền những từ ngữ khác. - GV khen những HS điền được những câu văn hay. Bài 3:Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho trong ngoặc đơn vào những chỗ thích hợp để đoạn văn được mạch lạc: a) Chị mèo mướp rất thích chuột. Chị ta có khi phải rình hàng giờ ở một chỗ kín đáo. Con chuột nào mà đã lọt vào tầm mắt chị thì có có đường thoát thân. Khi chuột tiến lại gần, bất thình lình chị mèo mướp phóng nhanh như tia chớp vồ gọn con chuột. (Trạng ngữ: Để tóm được một con chuột) b) Chị gà oai vệ bước đi giữa đàn gà con bé nhỏ. Đến một mô đất xốp, chị đưa đôi chân nứt nẻ bám đầy bụi ra bới, mồm “cục, cục” gọi con. Gà mẹ luôn cảnh giác, ngước mắt nhìn lên bầu trời xem có con diều, con quạ nào đang rình rập hay không. Nếu thấy an toàn, chị ta mới tiếp tục dẫn đàn con đi kiếm mồi. (Trạng ngữ: Để bảo vệ đàn con) - GV nêu yêu cầu của bài. - Cho HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn văn trên. - HS thảo luận nhóm, để điền vào chỗ thích hợp. - Đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, chốt lại ý đúng. 3, Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà làm lại những bài vừa làm miệng. ************************************************************************ Thứ sáu ngày 7 tháng 5 năm 2010 Mĩ thuật Vẽ tranh : ĐỀ TÀI TỰ DO I. MỤC TIÊU : - HS biết cách vẽ tranh theo đề tài tự do. - Vẽ được tranh đề tài tự do theo ý thích. - HS khá giỏi : Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. II. CHUẨN BỊ : GV: Sưu tầm tranh ảnh về các đề tài khác nhau Hình gợi ý cách vẽ tranh HS : Giấy vẽ, chì, màu, tẩy III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề . b) Giảng bài: Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài. - GV cho HS xem tranh ảnh và gợi ý cho HS nhận xét để các em nhận ra : + Đề tài tự do rất phong phú, có thể vẽ theo ý thích. + Cách khai thác nội dung đề tài. - GV yêu cầu HS chọn nội dung và nêu lên các hình ảnh chính, phụ sẽ vẽ ở tranh. Hoạt động2: Thực hành - GV gợi ý HS tìm chọn nội dung và các cách thể hiện khác nhau. - Hướng dẫn HS còn lúng túng - Nhắc HS tô màu vào bài vẽ. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV chọn một số bài dán lên bảng. - HS xếp loại các bài theo ý thích. - GV khen ngợi, động viên HS. 3. Dặn dò : - Vẽ tranh theo ý thích vào khổ giấy A3 hoặc A4. - Tự chọn các bài vẽ đẹp trong năm chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối năm. Ban giám hiệu kí duyệt Ngày/ 5 ./ 2010
Tài liệu đính kèm: