Giáo án Buổi chiều - Lớp 4 - Tuần 20

Giáo án Buổi chiều - Lớp 4 - Tuần 20

Đạo đức

Yêu lao động (tiết 2)

I/ Mục tiêu:

- Kiến thức: Học sinh nhận thức được giá trị của lao động.

- Kỹ năng : Tích cực than gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ử nhà phù hợp với khả năng của bản thân.

- Thái độ: Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.

II/ Đồ dùng dạy học:

1- Giáo viên: Bài soạn, một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.

2- Học sinh: Học bài ở nhà.

III/ Các hoạt động dạy học

1- Kiểm tra bài cũ (3'):

? Vì sao phải biết yêu lao động?

- GV nhận xét, ghi điểm.

2- Bài mới:

a, Giới thiệu bài (1')

b, Hoạt động 1 (14'): Làm việc theo nhóm đôi ( bài tập 5, SGK).

- Học sinh trao đổi với nhau về nội dung theo nhóm đôi.

- GV mời một vài HS trình bày trước lớp. Lớp thảo luận, nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và nhắc nhở HS cần phải cố gắng, học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.

 

doc 8 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi chiều - Lớp 4 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20	Thứ tư, ngày 30 tháng 01 năm 2008
Đạo đức
Yêu lao động (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh nhận thức được giá trị của lao động. 
- Kỹ năng : Tích cực than gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ử nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
- Thái độ: Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II/ Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Bài soạn, một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
2- Học sinh: Học bài ở nhà.
III/ Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ (3'): 	
? Vì sao phải biết yêu lao động?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2- Bài mới:
a, Giới thiệu bài (1')
b, Hoạt động 1 (14'): Làm việc theo nhóm đôi ( bài tập 5, SGK).
- Học sinh trao đổi với nhau về nội dung theo nhóm đôi.
- GV mời một vài HS trình bày trước lớp. Lớp thảo luận, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và nhắc nhở HS cần phải cố gắng, học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
c, Hoạt động 2 (15'): HS trình bày, giới thiệu về các bài viết, tranh vẽ.
- HS trình bày, giới thiệu về các bài viết, tranh vẽ các em đã vẽ về một công việc mà các em yêu thích và các tư liệu sưu tầm được.
- Cả lớp thảo luận, nhận xét.
- GV nhận xét, khen những bài viết, tranh vẽ tốt.
3- Củng cố, dặn dò (2'):
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn HS cần thực hiện cho tốt theo nội dung bài học.
..
Mĩ thuật
( GV chuyên hoạ soạn giảng)
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tham quan di tích lịch sử địa phương
I. Mục tiêu:
- Có những hiểu biết về những di tích lịch sử ở địa phương.
- Có thái độ biết ơn và kính trọng những người có công gây dựng và bảo vệ những di tích đó.
- Có những hoạt động giữ gìn những di tích đó. 
II. Chuẩn bị:
- Sổ ghi chép, dụng cụ vệ sinh.
III. Các hoạt động chính:
1- Giới thiệu nội dung.
- GV giới thiệu sơ lược và mục đích của chuyến tham quan.
- Nhắc nhở HS những lưu ý khi đến nơi tham quan và khi đi đường.
- GV cùng HS đi tham quan di tích tại Đại từ.
2- Các hoạt động trong chuyến đi tham quan:
- Khi tới nơi, GV tập trung HS, giới thiệu sơ qua về di tích.
- GV nhắc nhở lại HS về những yêu cầu khi đi tham quan.
- Tổ chức cho HS tham quan di tích. Yêu cầu HS ghi chép những điều quan sát được trong quá trình đi tham quan.
- GV vừa là người tổ chức vừa là người giới thiệu về di tích cho HS.
- Sau khi HS tham quan song, GV tổ chức cho HS làm vệ sinh các khu vực trong khu di tích.
3- Nhận xét các hoạt động trong buổi tham quan:
- GV tập trung HS, nhận xét chung về buổi tham quan.
- GV tuyên dương những cá nhân đã thực hiện tốt trong buổi đi tham quan.
- Nhắc nhở HS phải biết bảo vệ những di tích đình chùa ở địa phương cũng như ở các nơi khác khi có điều kiện đến tham quan.
..
 Ngày soạn: 2/1/2009
Thứ tư, ngày 7 tháng 1 năm 2009
Khoa học
Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão.
I/ Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
- Kiến thức: Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
- Kỹ năng : Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão.
- Thái độ: Có ý thức phòng chống bão.
II/ Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Bài soạn, hình trang 76, 77 SGK.
2- Học sinh: Chuẩn bị đồ dùng theo nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ (3'): 
- Nêu vai trò của khí ô-xi đối với sự sống.
2- Bài mới:
a, Giới thiệu bài (1')
b, Hoạt động 1 (15'): Tìm hiểu về một số cấp gió.
- GV cho HS đọc SGK về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thành 13 cấp độ.
- Giáo viên yêu cầu HS các nhóm quan sát hình vẽ và đọc SGK trang 76 SGK và hoàn thành bài tập theo phiếu học tập.
- Các nhóm làm việc và báo cáo kết quả trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
c, Hoạt động 2 (13'): Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống - GV yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 và trả lời câu hỏi trang 77 SGK và trả lời các câu hỏi trong nhóm.
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận chung.
3- Củng cố, dặn dò (3')
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- GV dặn HS về học bài.
_____________________________________
Ngày soạn :11/1/2009
Luyện Toán
Phân số và phép chia số tự nhiên.
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Củng cố cho HS về phân số và phép chia số tự nhiên.
- Kĩ năng: Biết viết thương của một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên ( khác 0) thành phân số.
II/ Đồ dùng dạy học: 
1- Giáo viên: Bảng nhóm
2- Học sinh: bút dạ, vở
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ (3’): 
- Học sinh nêu cách đọc một phân số và cách viết phân số
2- Bài mới: 
a, Giới thiệu bài (1’)
b, Luyện tập (34’):
Bài tập 1: Học sinh làm bài cá nhân sau đó GV yêu cầu học sinh đọc kết quả. 
- GV gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, chữa bài cho HS.
Bài tập 2: GV yêu cầu học sinh đọc kĩ bài và làm bài toán ra vở. Giáo viên hướng dẫn học sinh nếu học sinh lúng túng.
- HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài tập 3: Học sinh đọc và làm bài toán ra vở. Hai em làm bài trên bảng phụ. Giáo viên gọi HS đọc bài và cùng cả lớp chốt lại lời giải đúng. Học sinh tự rút ra nhận xét: Mọi phân số có thể viết thành một phân số có tử là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.
3- Củng cố , dặn dò (2’):
- Giáo viện nhận xét giờ, biểu dương những em học tốt.
- Dặn HS về nhà ôn bài và làm bài tập.
______________________________________
 Ngày soạn: 13/1/2009
Luyện Tiếng Việt
Mở rộng vốn từ : Sức khoẻ.
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Mở rộng vốn từ của học sinh thuộc chủ điểm sức khoẻ. Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu và chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
- Kỹ năng : Dùng từ để đặt thành câu, dùng đúng các câu thành ngữ, tục ngữ.
- Thái độ: Bồi dưỡng thói quen sử dụng đúng từ.
II/ Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Bài soạn, bảng nhóm.
2- Học sinh: bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ (3'): 
- HS nêu một số từ ngữ về chủ đề Tài năng.
2- Bài mới:
a, Giới thiệu bài (1')
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập (34'):
Bài tập 1: Học sinh làm bài trên bảng nhóm theo nhóm, tìm các từ thành hai nhóm
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm nêu kết quả làm bài.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2 : Học sinh tự kể tên các môn thể thao mà các em biết. 
- GV và cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3, 4 : Học sinh đọc yêu cầu của bài suy nghĩ tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu thành ngữ. GV gọi học sinh đọc bài.
- Giáo viên gọi học sinh giải thích nghĩa của các câu tục ngữ:
 Ăn được ngủ được là tiên
 Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.
- Giáo viên và cả lớp chốt lại lời giải đúng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách sử dụng câu các tục ngữ.
3- Củng cố, dặn dò (2'):
- Giáo viên nhận xét giờ học.
__________________________________
Thứ sáu, ngày 01 tháng 02 năm 2008
Luyện Toán
Phân số bằng nhau.
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Củng cố cho HS về phân số bằng nhau.
- Kỹ năng : Biết làm các bài tập về phân số bằng nhau.
- Thái độ: Yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Bài soạn, bảng nhóm, hai băng giấy bằng nhau.
2- Học sinh: bút dạ, hai băng giấy bằng nhau.
III /Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ (3'): 
- HS chữa bài 4, 5 tiết trước.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
2- Bài mới:
a, Giới thiệu bài (1')
b, Luyện tập (34’):
Bài tập 1: Học sinh làm bài ra vở, điền số thích hợp vào ô trống để được hai phân số bằng nhau.
- Giáo viên gọi học sinh nêu kết quả, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài cho HS.
Bài tập 2: Học sinh làm bài rồi tự nêu nhận xét của từng phần a) và b).
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét, chữa bài cho HS.
Bài tập 3: HS tự làm bài tập rồi chữa bài.
- Gọi một HS lên bảng làm bài.
- GV chấm điểm một số bài, nhận xét, chữa bài cho HS.
3- Củng cố, dặn dò (2')
- Giáo viên nhận xét giờ học, biểu dương em học tốt.
- Dặn HS về nhà ôn bài và làm bài tập.
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập giới thiệu địa phương.
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn Nét mới ở Vĩnh Sơn.
- Kỹ năng: Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống
- Thái độ: Có ý thức đối với công cuộc xây dựng quê hương.
II/ Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Bài soạn, bảng nhóm.
2- Học sinh: bút dạ, vở.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ (3'): 
- HS nhắc lại dàn bài trong bài văn tả đồ vật.
2- Bài mới:
a, Giới thiệu bài (1')
b, Luyện tập (34’):
- Học sinh làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài làm bài cá nhân và trả lời các câu hỏi SGK
- Giáo viên gọi một số em trả lời.
- Giáo viên giúp học sinh nắm được dàn ý một bài giới thiệu.Giáo viên viết nhanh dàn ý ra bảng, gọi học sinh đọc lại dàn ý bài giới thiệu.
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài . GV phân tích đề, giúp học sinh nắm vững yêu cầu, tìm được nội dung cho bài giới thiệu nhắc học sinh chú ý một số điểm trong bài giới thiệu.
- Học sinh tiếp nối nhau nói nội dung các em chọn giới thiệu
- Học sinh thực hành viết bài giới thiệu những nét đổi mới ở địa phương.
- Học sinh thi giới thiệu trước lớp
- Giáo viên và cả lớp nhận xét phần viết của các em, bình chon người có bài giới thiệu hay nhất
3- Củng cố, dặn dò (2'): 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp.
I- Yêu cầu:
- Học sinh tự mình nhận ra các ưu khuyết điểm của mình cũng như của các bạn để từ đó các em có hướng phấn đấu vươn lên.
- Rèn cho học sinh bạo dạn, tự tin trước tập thể khi cùng tham gia nhận xét các hoạt động của tổ, lớp.
- Đề ra phương hướng cho tuần và tháng sau.
II- Nội dung: (20')
Giáo viên nêu nội dung của giờ sinh hoạt lớp.Yêu cầu lớp trưởng duy trì buổi sinh hoạt.
Các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá về hoạt động của tổ mình trong các tuần vừa qua.
Các tổ khác nhận xét đánh giá và nêu những mặt làm được cũng như những việc chưa làm được của các tổ.
Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung.
Giáo viên nhận xét chung và đề ra phương hướng cho các tuần sau.
III- Tổng kết
Giáo viên nhận xét, đánh giá giờ sinh hoạt, biểu dương các nhóm, tổ làm tốt.
----------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L4 TUAN 20 CHIEU.doc