TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc rành mạch trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò; Dế Mèn).
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
Phát hiện được những lời nói cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài đọc trong sgk.
- Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/Bài cũ: Giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 4.
2/Bài mới: Giới thiệu bài ( bằng tranh )
* HĐ1: Luỵên đọc.
a/ GVHD đọc: Giọng kể, đọc phân biệt lời Dế Mèn và chị Nhà Trò.
b/ Đọc đoạn: (HS đọc nối tiếp theo đoạn 2 lượt )
- GV hướng dẫn hs phát âm tiếng khó : ''đã nêu ở mục tiêu. HS (K,G) đọc, GV sửa lỗi giọng đọc. HS (TB,Y) đọc lại.
- HDHS (TB,Y) ngắt câu dài : '' Vì ốm yếu .chẳng đủ ” .
-1HS đọc chú giải .
c/ Đọc theo cặp: (HS lần lợt đọc theo cặp); HS, GV nhận xét .
d/Đọc toàn bài : (HS khá giỏi đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi )
e/GV đọc mẫu bài văn.
tuần 1 Thứ Môn dạy Tên bài dạy 2 23/08 SHTT Hát nhạc Tập đọc Toán Đạo đức Bài 1 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Ôn tập các số đến 100 000 Trung thực trong học tập 3 24/08 Toán Khoa học Kể chuyện LTVC Thể dục Ôn tập các số đến 100000 Con người cần gì để sống Sự tích hồ Ba Bể Cấu tạo của tiếng Bài 1 4 25/08 Toán Tập đọc Tập làm văn Lịch sử Kĩ thuật Ôn tập các số đến 100000 Mẹ ốm Thế nào là kể chuyện Môn lịch sử và địa lí Vật liệu, dụng cụ, cắt, khâu, thêu 5 26/08 Toán Địa lí Chính tả Khoa học Thể dục Biểu thức có chứa một chữ Môn lịch sử và địa lí (Nghe-viết) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Trao đổi chất ở người Bài 2 6 27/08 Toán Mĩ thuật LTVC Tập làm văn SHTT Luyện tập Bài 1 Luyện tập về cấu tạo của tiếng Nhân vật trong truyện Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010. ÂM NHạC (Thầy Long soạn và dạy) Tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu I / Mục đích yêu cầu: - Đọc rành mạch trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò; Dế Mèn). - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu. Phát hiện được những lời nói cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc trong sgk. - Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III/Các hoạt động dạy học: 1/Bài cũ: Giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 4. 2/Bài mới: Giới thiệu bài ( bằng tranh ) * HĐ1: Luỵên đọc. a/ GVHD đọc: Giọng kể, đọc phân biệt lời Dế Mèn và chị Nhà Trò. b/ Đọc đoạn: (HS đọc nối tiếp theo đoạn 2 lượt ) - GV hướng dẫn hs phát âm tiếng khó : ''đã nêu ở mục tiêu’’. HS (K,G) đọc, GV sửa lỗi giọng đọc. HS (TB,Y) đọc lại. - HDHS (TB,Y) ngắt câu dài : '' Vì ốm yếu ....chẳng đủ ” . -1HS đọc chú giải . c/ Đọc theo cặp: (HS lần lợt đọc theo cặp); HS, GV nhận xét . d/Đọc toàn bài : (HS khá giỏi đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi ) e/GV đọc mẫu bài văn. * HĐ2: Tìm hiểu bài. - HS đọc, đọc thầm đoạn 1(Từ đầu đến bay được xa) trả lời câu hỏi 1, SGK. ( Chị Nhà Trò đang gục đầu ngồi khóc tỉ tê) + Đoạn văn này nói lên điều gì ? HS (K,G) trả lời. ý1: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò. - HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi trả lờì câu hỏi: +Những chi tiết nào cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? ( Thân hình gầy nhỏ yếu ớt, người bự những phấn) Giảng từ : bự to, dày quá mức. + Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt nào ? + Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn thấy Nhà Trò? ( Sự ái ngại, thông cảm với Nhà Trò) - HS (K,G) rút ra ý chính, HS(TB, Y) nhắc lại. ý2: Hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò. - HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: + Trước tình cảnh đáng thươg của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì? ( Xoè hai càng và nói: Em đừng sợăn hiếp kẻ yếu) - giảng từ : ăn hiếp. +Lời nói và việc làm đó cho em biết Dế Mèn là người ntn? (Là người có tấm lòng nghĩa hiệp, dũng cảm, không đồng tình với kẻ ác, với cái xấu...) ý3: Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. + Nội dung chính của bài nói lên điều gì ? HS ( K,G) rút ND chính, HS (TB,Y) nhắc lại * HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm. - 3HS đọc nối tiếp toàn bài. HS (K, G) tìm giọng đọc hay; HS (TB, Y) đọc nâng cao đoạn 2, 3. - HS đọc diễn cảm trong nhóm, thi đọc trước lớp. - GV nhận xét tuyên dương. 3/Củng cố, dặn dò: - 1 HS (TB,Y) nhắc lại nội dung bài; HS (K,G) liên hệ thực tế. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Toán Ôn tập các số đến 100000 I/Mục tiêu: Giúp hs: - Đọc, viết được các số đến 100000. - Biết phân tích cấu tạo số. II/Đồ dùng dạy học: II/Các hoạt động dạy- học: 1/Bài cũ: 3 hs lên bảng đọc các số trong phạm vi 100000 : 4521,35498,15427, 2/Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: Ôn tập về đọc, viết, cấu tạo các số trong phạm vi 100000. + Bài 1: Yêu cầu HS đọc thầm đề bài, sau đó tự làm. GV hướng dẫn HS (Y) dựa vào đặc điểm liền nhau trên tia số để tìm quy luật ghi số vào chỗ chấm. - 2HS (TB, K) lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào VBT. - HS, GV nhận xét chốt cách làm đúng. + Bài 2: HS làm bài cá nhân, làm xong trao đổi theo cặp. - 3 HS (TB, Y) lên bảng đọc số và viết số. - GV, HS nhận xét chốt kết quả đúng. + Bài 3: 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - HS làm bài cá nhân, GVHDHS ( TB, Y) nhớ lại vị trí các hàng để phân tích số. - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng. 3/Củng cố, dặn dò: - Nhận xét chung tiết học. - Dặn hs về nhà làm bài tập Đạo đức Trung thực trong học tập I/Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiên bộ, được mọi người yêu mến. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS. - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. II/Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh sgk. III/Các hoạt động dạy- học: 1/Bài cũ: 2/Bài mới: Giới thiệu bài (bằng lời ) * HĐ1: Xử lí tình huống. + Mục tiêu: Biết xử lí tình huống. + Cách tiến hành: Yêu cầu HS (K, G) đọc tình huống sgk. - HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi: + Theo em bạn Long có những cách giải quyết nào? Nếu em là bạn Long em sẽ làm gì? Tại sao? - Đại diện nhóm trình bày kết quả; các nhóm khác bổ sung. KL: Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng. Trung thực trong học tập em sẽ được mọi người quý mến. * HĐ2: Làm việc cá nhân theo nd bài tập 1 sgk. + Mục tiêu: HS biết chọn được cách giải quyết đúng. + Cách tiến hành: Yêu cầu HS làm việc cá nhân BT1 sgk. - HS lần lượt nêu cách giải quyết của mình. HS khác nhận xét. KL: Việc làm c là trung thực trong học tập. Việc làm a,b,d là thiếu trung thực trong học tập. * HĐ3: Thảo luận nhóm BT2 sgk. + Mục tiêu: HS biết phân biệt được ý kiến đúng, sai. + Cách tiến hành: HS thảo luận nhóm 4 BT2 sgk. - Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. KL: ý kiến b,c là đúng, ý kiến a là sai. - HS (K,G) nêu ý nghĩa trung thực trong học tập. - 2HS đọc ghi nhớ sgk. 3/ Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Sưu tầm các tấm gương về trung thực trong học tập. Thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2010. Toán ôn tập các số đến 100000 I/Mục tiêu: Giúp hs : - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. - Biết so snhs, sắp xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000. II/Đồ dùng dạy học: III/Các hoạt động dạy học: 1/Bài cũ: 1 hs lên bảng làm BT1trong Sgk 2/Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: Củng cố về kỹ năng tính toán. + Bài 1: ( Cột 1) - HS tự làm bài, 2HS (TB, Y) lên bảng làm bài. - HS (K, G) nhận xét chốt kết quả đúng. 1vài HS nêu cách tính nhẩm. + Bài 2: ( Câu a ) - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân, gv giúp đỡ HS (Y) đặt tính đúng. - 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp và gv nhận xét chốt kết quả đúng. - 2HS (Y) nhắc lại cách đặt tính. * HĐ2: Củng cố cách so sánh số. + Bài 3: HS đọc to yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân, GV giúp đỡ HS (Y) nhớ lại cách so sánh số. - HS (TB, K) trình bày kết quả trước lớp; cả lớp nhận xét bổ sung. - 2 HS nhắc lại cách so sánh hai số. 3/Củng cố, dặn dò: - Nhận xét chung tiết học. - Dặn hs về nhà làm bài tập trong Sgk. Khoa học Con người cần gì để sống ? I/Mục đích yêu cầu: Sau bài học HS biết: Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. HS biết được thức ăn, nước uống, không khí là tài nguyên từ môi trường; con người cần bảo vệ nguồn tài nguyên đó. II/Đồ dùng dạy học: Các hình trong sgk. III/Các hoạt động dạy học: 1/Bài cũ: 2/Bài mới: giới thiệu bài (bằng lời ) * HĐ1: Con nguời cần gì để sống + Mục tiêu: HS liệt kê được tất cả những gì các em cần cho cuộc sống của mình. + Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi: ? Con người cần những gì để duy trì sự sống. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, HS khác nhận xét. ? Nếu nhịn ăn nhịn uống em cảm thấy thế nào? (...đói , khát và mệt ) KL: Những điều kiện để con người sống và phát triển: vật chất như: thức ăn, nước uống, quần áotinh thần, tình cảm gđ, bạn bè, làng xóm. * HĐ2: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần. + Mục tiêu: HS phân biệt được những yếu tố mà con người cũng như các sinh vật khác cần để duy trì của mình với các yếu tố mà chỉ có con người mới cần. + Cách tiến hành: Yêu cầu HS quan sát các hình minh họa trang 4, 5 sgk. ? Con người cần những gì cho cuộc sống hằng ngày của mình? - 8 HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS nêu nội dung của 1 hình. ? Giống như động vật và thực vật con người cần gì để duy trì sự sống ? - HS (TB, Y) trả lời. (....không khí, nước, ánh sáng,....) ? Hơn hẳn động vật và thực vật con người cần gì để sống? (...Nhà ở, trường học, ...) KL: Như ý kiến đúng của HS. + Việc ô nhiễm nguồn nước, không khí,...có ảnh hưởng gì đối với sức khoẻ của con người? + Nêu những biện pháp bảo vệ nước, không khí,...để không bị ô nhiễm? * HĐ3: Trò chơi: Cuộc hành trình đến hành tinh khác. + Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về những điều kiện cần để duy trì sự sống của con người. + Cách tiến hành: GV phát phiếu học tập và yc học sinh làm việc nhóm đôi. - Nội dung phiếu: chọn ra 10 thứ, rồi 6 thứ các em cần phải đem theo khi đến hành tinh khác . - HS đọc kết quả của nhóm và so sánh với kết quả của bạn. KL: ( Mục bạn cần biết trang 4 ). 3/Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Trao đổi chất ở người. Kể chuyện Sự tích hồ ba bể I/Mục tiêu: - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể (do GV kể). - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái. - Có ý thức bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. II/Đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh hoạ câu chuyện. III/Các hoạt động dạy học: 1/Bài cũ: 1HS kể lại câu chuyện về người có tài. 2/Bài mới: Giới thiệu bài (bằng lời). * HĐ1: GV kể chuyện. - GV kể lần 1, HS lắng nghe. - GV kể lần 2, kết hợp dùng tranh minh hoạ. Khi kể GV giải nghĩa các từ khó hiểu như: cầu phúc, giao long, bà goá, làm việc thiện, bâng quơ. * HĐ2: Hướng dẫn hs kể chuyện. - GV giúp HS nhớ nội dung câu chuyện qua các gợi ý: + Bà ... oàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi quan sát h1, 2 sgk rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn? - 2HS lên bảng chỉ, cả lớp theo dõi và nhận xét. + Ngày nay muốn vẽ bản đồ chúng ta thường phải làm ntn? ( Thường sử dụng ảnh chụp từ vệ tinh, máy bay làm căn cứ.) + Tại sao cũng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 sgk lại nhỏ hơn bản đồ Địa lý Việt Nam treo tường? ( Vì vẽ theo 2 tỉ lệ khác nhau.) * HĐ2: Tìm hiểu một số yếu tố của bản đồ. - HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát hình SGK thảo luận trả lời: + Tên bản đồ cho ta biết điều gì? ( Cho biết các yếu tố địa lý thể hiện trên bản đồ) + Trên bản đồ người ta thường quy định các hướng Đ, T, N, B ntn? HS (K, G) lên bảng chỉ;1 số hs nhắc lại. + Bảng ghi chú giải như hình 3 có những kí hiệu nào, kí hiệu bản đồ cho biết điều gì? ( Cho biết các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ ) KL: Như ý kiến đúng của HS. * HĐ3: Thực hành vẽ một số kí hiệu của bản đồ. - HS làm việc cá nhân; dựa vào hình 3 và các bản đồ khác hãy vẽ kí hiệu 1 số đối tượng địa lý. - Từng cặp lên bảng, 1 em vẽ, 1 em đọc kí hiệu. - HS, GV nhận xét bổ sung. 3/Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị dụng cụ cho bài 2. Chính tả Nghe - viết : dế mèn bênh vực kẻ yếu I/Mục đích yêu cầu: - Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (2a). II/Đồ dùng dạy học: GV: 3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2. III/Các hoạt động dạy học: 1/Bài cũ: 2/Bài mới: Giới thiệu bài ( bằng lời ). * HĐ1: Hướng dẫn HS viết chính tả. a,Trao đổi về nội dung đoạn văn. - 2 hs đọc đoạn văn, cả lớp lắng nghe. + Đoạn trích cho em biết điều gì? ( Hoàn cảnh đáng thương của chị Nhà Trò). b, Hướng dẫn viết từ khó. - Hướng dẫn HS tìm viết các từ khó dễ lẫn: cỏ xước, chỗ, điểm, khỏe , - 3 HS lên bảng, GV đọc, hs viết các từ vừa tìm được. c, Viết chính tả. - GV đọc chính tả, HS viết bài. - GV đọc cho hs soát lỗi. d, Thu chấm. - GV trả bài, nêu nhận xét chung. *HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả + Bài tập 2a: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân, 2HS thi làm nhanh trên bảng lớp. - HS, GV nhận xét bài làm trên bảng, kết luận lời giải đúng: lẫn, nở nang, béo lẵn, chắc nịch, lông mày, loà xoà, làm cho. - 1 HS đọc lại đoạn văn đã được điền hoàn chỉnh. + Bài 3: 2HS đọc thành tiếng yều cầu của bài. - HS làm việc theo 6 nhóm; giải câu đố a,b trong nhóm. - 2HS đọc câu đố và lời giải. - GV, HS nhận xét kết luận lời giải đúng: ( cái la bàn , hoa ban ) 3/Củng cố, dặn dò: - Nhận xét chung tiết học. - Về nhà luyện viết lại và chuẩn bị bài sau. Khoa học trao đổi chất ở người I/Mục tiêu: Sau bài học HS có thể: - Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các-bô-níc, phân và nước tiểu. - Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất gữa cơ thể người với môi trường. Biết bảo vệ nguồn thức ăn, không khí từ môi trường. II/Đồ dùng dạy học: Gv, hs: Các hình trong sgk. III/Các hoạt động dạy học: 1/Bài cũ: Hãy nêu những yếu tố con người cần để duy trì sự sống? 2/Bài mới: Giới thiệu bài (bàng lời ) * HĐ1: Trong quá trình sống, cơ thể người lấy gì và thải ra những gì ? - Mục tiêu: Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống. Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất ở người. - Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp câu hỏi: + Kể tên những gì được vẽ trog hình 1 sgk. + Trong quá trình sống cơ thể lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì? - HS thảo luận theo cặp. - Đại diện các nhóm trả lời. Bổ sung cho nhau. - HS đọc mục Bạn cần biết và trả lời câu hỏi: + Trao đổi chất là gì? ( Trao đổi chất là quá trình con người lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra các chất thừa cặn bã.) + Nêu vai trò của trao đổi chất đối với con người, động vật, thực vật? ( Nếu quá trình trao đổi chất không xảy ra thì con người, động vật, thực vật sẽ chết.) KL: Như mục Bạn cần biết trang) - 2HS đọc mục bạn cần biết, cả lớp đọc thầm. GV: Trong quá trình sống con người lấy thức ăn nước uống từ môi trường, như vậy cũng có nghĩa là những yếu tố đó có ảnh hưởng quyết định tới cuộc sống của con người. Nhưng thực tế cho thấy môi trường sống của con người như không khí, nguồn nước,,,đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. + Nêu những biện pháp bảo vệ môi trường nước, không khí? * HĐ2: Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. - Mục tiêu: HS biết trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. - Cách tiến hành: - HS đọc yêu cầu trong sgk. - GV nhắc nhở: Sơ đồ trao đổi chất trong sgk chỉ là một gợi ý. Các em hãy vẽ bằng sự sáng tạo của mình. - HS làm việc theo nhóm đôi. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, thuyết trình ý tưởng của mình. - HS, GV nhận xét, tuyên dương nhóm có ý tưởng hay. 3/Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Thể dục (Thầy Văn dạy ) Thứ sáu ngày 27 tháng 8 năm 2010. Toán luyện tập I/Mục tiêu: Giúp học sinh: - Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a. II/đồ dùng dạy học: III/Các hoạt động dạy học: 1/Bài cũ: 1 HS lên bảng làm bt 2b sgk. 2/Bài mới: Giới thiệu bài (bằng lời ). * HĐ1: Ôn về biểu thức có chứa 1 chữ và tính giá trị biểu thức. + Bài 1: - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân; 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào VBT. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. + Bài 2: (2 câu) - HS nêu yêu cầu của bài tập. ? Biểu thức đó có mấy phép tính? Nêu cách thực hiện biểu thức trên. - GV hướng dẫn HS (TB, Y) cách làm . 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào VBT. - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng. + Bài 3: (thêm cho HS khá, giỏi). - Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài tập. ? Cột thứ 3 trong bảng cho biết gì? - HS dựa vào bài mẫu làm bài cá nhân. GV giúp đỡ HS (Y). - 3HS (K, G) làm trên bảng. - Cả lớp nhận xét chốt kq đúng. KL: Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức . * HĐ2: Rèn kĩ năng tính chu vi hình vuông. + Bài 4: 1 HS nêu yêu cầu của bài. - 1 HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông. - HS làm bài cá nhân; 3 HS lên bảng làm bài. - HS, GV nhận xét và chốt kết quả đúng đúng ( a, 12cm; b, 20 dm; c, 32 m ) 3/Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. mỹ thuật (Thầy Quỳnh dạy ) Luyện từ và câu LUYệN TậP Về CấU TạO CủA TIếNg I/Mục đích yêu cầu: - Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mầu BT 1. - Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau BT2, 3. II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo tiếng. III/Các hoạt động dạy học: 1/Bài cũ: 2HS lên bảng phân tích cấu tạo của các tiếng trong câu: Lá lành đùm lá rách. 2/Bài mới: Giới thiệu bài (bằng lời). * HĐ1: Ôn tập về cấu tạo của tiếng. + Bài 1: GV chia lớp thành 3 nhóm. - HS đọc to yêu cầu và mẫu. - Các nhóm làm bài ra giấy đã kẻ sẵn bảng. - Đại diện nhóm dán bài lên bảng trình bày, các nhóm và GV nhận xét bổ sung. +Tiếng gồm mấy bộ phận, là những bộ phận nào? HS (TB, K) trả lời: ( 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh.) * HĐ2: Ôn tập về hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ. + Bài 2: HS đọc thầm yêu cầu. - HS làm việc cá nhân và nêu kết quả trước lớp. + Câu tục ngữ được viết theo thể thơ nào? HS (K, G): (lục bát) + Trong câu tục ngữ 2 tiếng nào bắt vần với nhau? ( ngoài, hoài) + Bài 3: (HD tương tự như bài 2). + Bài 4: ( HS khá, giỏi). - 1HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài . - HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi của bài trong sgk. - HS trình bày, HS khác bổ sung. - GVnhận xét chốt lời giải đúng: 2 tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. - 1 số HS tìm các câu tục ngữ, ca dao, thơ đã học có các tiếng bắt vần với nhau . * HĐ3: Củng cố về cách ghi chữ. + Bài 5: (HS giỏi) - HS đọc câu đố và nêu yêu cầu. - HS làm bài cá nhân; GV gợi ý cho HS (TB, Y). - HS trình bày; GV nhận xét chốt kết quả đúng. 3/Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn Nhân vật trong truyện I/Mục đích yêu cầu: - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (ND ghi nhớ). - Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện 3 anh em (BT1 mục 2). II/Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh minh hoạ câu chuyện trang 14 sgk. III/Các hoạt động dạy học: 1/Bài cũ: Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là kể chuyện ở điểm nào? 2/Bài mới: Giới thiệu bài ( bằng Lời ) * HĐ1: Tìm hiểu về nhân vật và tính cách của nhân vật. + Tìm hiểu VD. - Bài1: 1HS đọc yêu cầu. + Nêu những câu chuyện các em mới học? (...Sự tích hồ Ba Bể; Dế Mèn bênh vực kẻ yếu) - HS làm việc cá nhân. - 1 số HS trình bày bài làm; GV và HS nhận xét bổ sung. KL: Nhân vật trong truyện có thể là người, vật. + Bài 2: 1HS nêu yêu cầu của bài. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. KL: Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. - 3HS đọc ghi nhớ sgk. * HĐ2: Luyện tập. + Bài1: 1 đọc và nêu yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm. + Câu chuyện 3 anh em có những nhân vật nào? Nhìn vào tranh minh hoạ em thấy 3 anh em có gì khác nhau? ( Ni- ki-ta, Gô-sa, Chi- ôm –ca3 anh em có hành động khác nhau sau bữa ăn) + Bà nhận xét về tính cách của từng cháu ntn? Dựa vào đâu bà có nhận xét như vậy? HS (K, G) trả lời: (dựa vào hành động của 3 anh em sau bữa ăn.) + Em có đồng ý với nhận xét của bà không? vì sao? KL: Hành động của nhân vật đã bộc lộ tính cách của nhân vật đó. + Bài2: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: + Nếu là người biết quan tâm đến người khác, bạn nhỏ sẽ làm gì? + Nếu là người không biết quan tâm, bạn nhỏ sẽ làm gì? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. GV nhận xét chốt kết quả đúng. - 4 HS thi kể. - HS, GV nhận xét tuyên dương. 3/Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - HS về nhà chuẩn bị bài sau. sinh hoạt tập thể
Tài liệu đính kèm: