Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 7 (chuẩn))

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 7 (chuẩn))

Tập đọc

TRUNG THU ĐỘC LẬP.

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức : Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ và mơ ước của anh về tương lai của các em nhỏ trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

2. Kỹ năng : H đọc trơn cả bài, đọc diễn cảm thể hiện niềm vui, niềm hi vọng của anh chiến sĩ qua giọng đọc.

 3. Thái độ : Giáo dục H ước mơ vươn lên trong cuộc sống. nạn.hoạn nan.

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- HS : Tranh ảnh về 1 số thành tựu kinh tế xã hội của nước ta những năm gần đây.

 

doc 55 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 7 (chuẩn))", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
TRUNG THU ĐỘC LẬP. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ và mơ ước của anh về tương lai của các em nhỏ trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
Kỹ năng : H đọc trơn cả bài, đọc diễn cảm thể hiện niềm vui, niềm hi vọng của anh chiến sĩ qua giọng đọc.
 3. Thái độ : Giáo dục H ước mơ vươn lên trong cuộc sống. nạn.hoạn nan.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 HS : Tranh ảnh về 1 số thành tựu kinh tế xã hội của nước ta những năm gần đây.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Chị em tôi. 
GV kiểm tra đọc 3 H.
GV nhận xét – ghi điểm ..
3. Giới thiệu bài :
GV ghi tựa bài.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
34’
10’
10’
4. Phát triển các hoạt dộng	
Hoạt động 1 : Luyện đọc
PP: Thực hành, đàm thoại, giảng giải. 
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: 5 dòng đầu.
+ Đoạn 2: Anh nhìn trăngvui tươi.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
Hướng dẫn H luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ GV nhận xét và cho H phát âm lại 
 những từ đọc sai ( nếu có ).
+ Giải nghĩa từ mới: Trại, trung thu 
 độc lập, trăng ngàn, trăng mai.
Hoạt động 2: Đọc diễn cảm.
PP: Đàm thoại, giảng giải.
GV chia 6 nhóm – giao việc và thời gian 4’
Đoạn 1: Nhóm 1 + 3.
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
+ Tìm những từ ngữ tả đêm trăng độc lập rất đẹp?
® GV: Đoạn 1 tả cảnh đẹp đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
Trung thu là tết của thiếu nhi. Vào đêm trăng trung thu, trẻ em trên khắp đất nước ta cùng rước đèn, phá cỗ.
Đứng gác trong đêm trăng trung thu đất nước mới năm đầu giành được độc lập, anh chiến sĩ nghĩ đến em nhỏ, nghĩ đến ngày mai của các em.
 Đoạn 2: Nhóm 2 + 6
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
+ Vẽ đẹp có gì khác so với đêm trung thu độc lập
 GV: Kể từ ngày độc lập đàu tiên, đất nước ta đã chiến đấu và chiến thắng 2 tên đế quốc lớn là Pháp và Mĩ.
Từ năm 1975, ta bắt tay vào sự lo xây dựng đất nước.
Từ ngày anh chiến sĩ mơ tưởng về tương lai của trẻ em trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên ấy, đến nay đã hơn 50 năm trôi qua.
Đoạn 3: Nhóm 4 + 5
+ Các anh chiến sĩ có niềm tin, mong ước gì?
+ Cuộc sống hiện nay, có gì giống và khác với mong ước của các anh chiến sĩ năm xưa?
GV cho H xem tranh các thành tựu kinh tế xã hội của nước ta.
+ Các em hãy hình dung 10 năm sau 
 đất nước ta sẽ biến đổi như thế nào?
GV chốlại các ý kiến hay, giáo dục mơ ước là 1 phẩm chất đáng quý của con người.
Mơ ước giúp cho con người hình dung ra tương lai, có mục đích vươn lên trong cuộc sống.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
PP: Thực hành, giảng giải.
GV lưu ý: Đọc với giọng suy tưởng vui, nhẹ nhàng, tình cảm. Đọan 2: giọng đọc chậm rãi. Đoạn 3: giọng đọc nhanh hơn.
 Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
H nghe.
H chia và đánh dấu vào SGK.
H luyện đọc tiếp nối từng đoạn, cả bài. ( 2 lượt _ nhóm đôi ).
+ H phát âm từ khó dễ phát âm sai.
+ H đọc thầm phần chú giải và 
 nêu nghĩa của tưng từ.
2 H đọc lại cả bài.
Hoạt động lớp, nhóm
H thảo luận, trình bày.
Lớp bổ sung.
H đọc đoạn 1 – TLCH.
+ Anh đứng gác ở trại vào đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên của nước ta.
+ Trăng soi sáng khắp đất nước. Trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng.
+ Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lẫp yêu quý, trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng
H đọc đoạn 2, TLCH.
+Dòng thác nước đsổ xuống làm chạy máy phát điện, cờ đỏ sao vàng phất phói bay trên những con tàu lớn, nông trường to lớn
+ Đó là vẽ đẹp của đất nước đã giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
H đọc đoạn 3, TLCH.
+ Niềm tin chắc chắn những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với trẻ em.
+ Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực: Nhà máy thủy điện, những con tàu lớn Nhiều điều trong hiện thực đã vượt quá cả ước mơ của anh: Những khoan dầu khí, vô tuyến truyền hình, máy vi tính
+ Nhiều H nói.
 Hoạt động cá nhân, nhóm.
H ngắt nghỉ hơi câu dài.
H luyện đọc từng đoạn, cả bài kết hợp nêu ý đoạn.
Anh mừngcác em/đầu tiên/ vàđây,/nữa/ sẽ đến với các em.
 Hoạt động 4: Củng cố
Đại diện nhóm thi đua đọc diễn cảm.
+ Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
 5. Hoạt động nối tiếp :
Dặn dò :
Luyện đọc thêm.
 Chuẩn bị: Ở vương quốc tương lai.
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm :	
Toán
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ. 
I. Mục tiêu : 	
1. Kiến thức : Bước đầu H nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ số. Và biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ.
	2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng tính thành thạo biểu thức.
 3. Thái độ : Giáo dục H tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : SG, bảng phụ kẻ sẵn giống SGK
H : SGK , bảng con.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Luyện tập. 
Nêu cách đặt tính, cách tính phép cộng?
Sửa BTVN. 4/41 (bảng lớp)
® GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài :
	Biểu thức có chứa 2 chữ
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
7’
5’
18’
2’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Giới thiệu biểu thức có chứa 2 chữ số.
PP : Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
GV viết đề toán như SGK
GV dùng bảng phụ kẻ sẵn bảng SGK/42
GV chỉ và yêu cầu H giải thích
 ở đây chỉ gì ?
Nhận xét các số có thể viết vào ô trống.
Số cá của anh
Số cá của em
Số cá của 2 anh em
3
4
0
a
2
0
1
b
3 + 2 = 5
4 + 0 = 4
0 + 1 = 1
a + b
GV đọc đề toán, đồng thời gắn số liệu ở hàng 1 trong bảng :
Anh câu được 3 con cá.
Em câu được 2 con cá
Vậy, cả hai anh em câu được 3+2=5
Gọi H nêu đề toán và gắn số liệu ở hàng 2 và hàng 3.
GV : nhìn vào bảng, các em thấy số cá của anh có thể là 3 , 4 , 0  con; số cá của em có thể là 2, 0, 1  con cá. Nếu số cá của anh là a, số cá của em là b thì cả hai anh em câu được mấy con ?
GV giới thiệu :
a+b là biểu thức có chứa 2 chữ
Hoạt động 2: Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ.
PP: Giảng giải, đàm thoại, trực quan. 
GV chỉ vào bảng nói :
Nếu a=3 và b=2 thì a+b=3+2=5; 5 là một giá trị số của BT a+b
Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì ?
® GV nhận xét.
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm.
GV lưu ý H : tính xem năm 1792 thuộc thế kỉ nào và tính thời gian từ đó đến nay (2004) là bao lâu?
® GV nhận xét.
Hoạt động 3: Thực hành.
PP: Luyện tập, thực hành.
Bài 1 : Viết tiếp vào chỗ chấm 
Nếu a=2 và b=1 thì a+b=2+1=3 
® GV cho H tự làm bài + sửa bài miệng.
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống.(theo mẫu)
GV cho H đọc bài mẫu ® tự làm bài.
GV dùng bảng phụ kẻ sẵn BT2. để H thi đua sửa bài.
Hình thức sửa bài: trò chơi “Ai nhanh hơn?”.
Mỗi dãy cứ 4 bạn, làm bài tiếp sức.
Dãy nào xong trước, đúng thì thắng.
GV gọi nhận xét lẫn nhau. Lưu ý khi đọc kết quả cần đọc theo kiểu nếu thì 
VD: Nếu a=9, b=1 thì a+b = 9+1 =10
axb = 9x1 =9
® GV nhận xét _ Tuyên dương đội thắng.
 Bài 3: Viết số đo diện tích mỗi hình (theo mẫu)
GV cho H đọc + quan sát hình mẫu.
GV lưu ý : cho H nhận xét mỗi ô vuông 1cm2 do mấy tam giác có diện tích ½ cm2 tạo thành ?
Như vậy, khi tính số đo diện tích, em hãy đếm các nửa tam giác rồi cộng lại.(2 nửa cm2 thành 1cm2)
® GV cho H làm bài + sửa miệng.
® GV nhận xét + chấm vở.
 Hoạt động lớp.
H đọc đề.
H nêu : chỉ số cá câu được.
H nhận xét : có thể viết số 2,3,4
H nêu lại đề và gắn số liệu hàng 2 và hàng 3.
H nêu : Cả hai anh em câu được : 
a + b .
 ® Vài H nhắc lại
H nhắc lại.
 Hoạt động lớp.
H lần lượt nêu các trường hợp còn lại.
H nêu : Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được 1 giá trị số của biểu thức a + b
 ® H nhắc lại.
Hoạt động lớp, cá nhân.
H đọc đề.
H làm bài ® sửa bài.
 Bài 2.
H đọc đề.
H làm bài vào vở.
H thi đua sửa bài bảng phụ.
H thi đua.
H nhận xét bài.
Bài 3: H đọc đề.
H quan sát.
Do 2 tam giác.
H làm bài.
H sửa bài.
H nêu.
H thi đua.
Hoạt động 4 : Củng cố.
PP : Trò chơi, vấn đáp.
Nêu vd về biểu thức có chứa 2 chữ.
Thi đua: tính a+b biết a=32+7 , b= 84
 5. Hoạt động nối tiếp :
Dặn dò : Làm bài tập về nhà 4/43, 2/43
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: “Tính chất giao hoán của phép cộng”.
Rút kinh nghiệm :	
----------------------------------------------------------------------------------------------------Lịch sử
NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG.
Mục tiêu : 
1. Kiến thức : H biết được vì sao có trận Bạch Đằng. Kết quả trận Bạch Đằng. Nêu được ý nghĩa.
	2. Kỹ năng : Tường thuật lại được diễn biến trận Bạch Đằng.
 3. Thái dộ : Có lòng tự hào về lịch sử dân tộc.
Chuẩn bị :
GV : Tranh SGK phóng to, phiếu học tập..
HS : SGK.
Các hoạt động :
1.Khởi động :
2.Bài cũ : 
-Nhận xét, cho điểm.
3.Giới thiệu bài : 
	GV ghi Tựa bài.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
1’
7’
 17’
Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1 : Giới thiệu về Ngô Quyền.
PP : Đàm thoại, động não.
GV: Phát phiếu.
Đánh dấu (x) vào ô trống sau thông tin đúng về Ngô Quyền:
Ngô Quyền là người làng Đường Lâm ( Hà  ...  hỏi SGK.
Các bạn có cùng ý kiến thảo luận về lý do lựa chọn của mình.
Đại diện nhóm trình bày lớp trao đổi, thảo luận.
Hoạt động lớp.
N1 + N2 thảo luận: Nên làm gì để tiết kiệm tiền của?
N3 + N4 không nên làm gì để tiết kiệm tiền của.
Các nhóm thảo luận vì trình bày trên phiếu.
Dán phiếu lên bảng.
Hoạt động nối tiếp: 
PP: Thực hành.
GV yêu cầu: H sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của.
Tự liên hệ việc tiết kiệm của bản thân.
Thực hiện các nội dung “thực hành” ở SGK.
 5. Hoạt động nối tiếp :
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
Rút kinh nghiệm :	
 Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN.
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Dựa trên những hiều biết về đoạn văn, H luyện tập xây dựng các đoạn văn hoàn chỉnh của 1 câu chuyện gồm nhiều đoạn.
Kỹ năng : Rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
Thái dộ : Giáo dục H yêu văn, lòng say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị :
GV: Tranh minh họa.
 HS : SGK.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
Bài cũ : Đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
Nhận xét.
3. Giới thiệu bài : GV ghi tựa
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
 1’
33 10
 10’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Luyện tập phân tích các tình tiết chính của cốt truyện.
¥ PP: Đàm thoại, giảng giải.
 Bài tập1:
Phân tích các tình tiết chính của cốt truyện.
Gọi tên mỗi tình tiết bằng 1 câu.
Hoạt động 2: Luyện tập, hoàn thành, đoạn văn.
¥ PP: Thực hành, luyện tập.
 Bài 2:
Chia lớp thành 5, 6 nhóm.
GV nhận xét.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
1 H đọc cốt truyện.
Lớp đọc thầm.
Cốt truyện có 4 tình tiết.
+ Va-Li-A mơ ước trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn.
+ Va-Li-A xin được học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa.
+ Va-Li-A đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa trong suốt thời gian học.
+ Sau này, Va-Li-A trở thành 1 diễn viên giỏi như em hằng mơ ước.
 Hoạt động nhóm, cá nhân.
1 H đọc yêu cầu.
Lớp đọc thầm 4 đọan văn chưa hoàn chỉnh.
Mỗi nhóm hoàn thành ít nhất 2 đoạn văn.
Thư kí ghi nháp.
Đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố.
Thi đua hoàn thành đoạn văn.
5.Hoạt động nối tiếp :
Dặn dò :
GV nhận xét tiết học. 
Dặn dò: Làm vở 2 đoạn văn.
Chuẩn bị: Trả bài văn viết thư
- Rút kinh nghiệm :--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Củng cố vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính nhanh.
Kỹ năng : Củng cố kĩ năng tính toán và giải toán.
Thái độ : Giáo dục tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ, SGK.
HS : Bảng con, vở BT Toán, SGK.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : 
Sửa bài tập 3/ 46.
Nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài : 
	Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng qua tiết “Luyện tập”.
GV ghi bảng.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
18’
8’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Bài tập.
PP: Động não, thực hành.
¨ Bài tập 1:
GV cho H đọc yêu cầu đề tự làm rồi chữa bài.
Gọi H lên bảng tính.
H nhận xét, sửa bài.
¨ Bài tập 2:
GV hỏi H phần thực hành của tiết trước. Hướng dẫn H làm tương tự.
GV nhận xét sửa bài.
¨ Bài tập 3:
Gọi H đọc đề.
GV hướng dẫn. H làm và sửa bài.
GV lưu ý H cách đặt lời giải, phép tính.
GV nhận xét.
Hoạt động 2: Bài tập 4.
PP: Giảng giải, thực hành, 
Bài tập 1:
GV cho H tự đọc thầm nội dung phần a) . Nêu công thức lên bảng:
	P = (a + b) ´ 2 và S = a ´ b 
GV nhận xét, giảng giải.
Hướng dẫn H làm phần b vào vở.
GV hỏi lại công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
 Hoạt động cá nhân.
H thực hiện:
H thực hiện
	(81 + 19 + 35)
	(78 + 22) + (65 + 135)
H thực hiện.
Tính số trẻ đuợc tiêm phòng lần sau: 1465 + 335 = 1800 (em)
Tính số trẻ được tiêm phòng 2 lần: 1465 + 1800 = 3265 (em)
H chữa bài.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
H đọc.
H giải thích, nhận xét.
	P = (a + b) ´ 2
® a + b là nữa chu vi hình chữ nhật có các cạnh liên tiếp có độ dài là a và b.
® (a + b) ´ 2 là chu vi
	S = a ´ b
® diện tích bằng chiều dài nhân chiều rộng.
H làm vào vở.
H sửa bài.
Hoạt động 3: Củng cố
PP: Trò chơi, thực hành.
Thi tính nhanh tổng của 10 chữ số đầu tiên bằng cách áp dụng tính giao hoán, kết hợp của phép cộng.
GV nhận xét, tuyên dương, ghi điểm.
5.Hoạt động nối tiếp :
Dặn về nhà làm bài tập 4/ 47 SGK
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu
Rút kinh nghiệm :.	
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Khoa học
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ.
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này.
Kỹ năng : Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Thái dộ : Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
II. Chuẩn bị :
GV : Các hình vẽ trong SGK.
HS : SGK, 1 số rau, quả( cả tươivà héo, úa), 1 số đồ hộp hoặc vỏ đồ hộp.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng.
Nhận xét- chấm điểm.
3. Giới thiệu bài :
 Hôn nay, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “ Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá”.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
 1’
 30’
 12’
 13’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
PP : Quan sát, giảng giải.
Trong lớp có bạn nào đã từng đau bụng hoặc tiêu chảy hoặc nhìn thấy có ai bị như vậy? Em cảm thấy thế nào? 
Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá khác mà em biết?
GV giảng về triệu chứng của 1 số bệnh ( không yêu cầu H phải nhớ ).
+ Tiêu chảy: Đi ngoài từ 3 hay nhiều hơn nữa trong 1 ngày.
Cơ thể bị mất nhiều nước và muối nên có thể bị chết. Nhất là các em nhỏ và người già.
+ Tả: Là căn bệnh chết người, gây ra ỉa chảy nặng, nôn mửa, mất nước và truỵ tim mạch. Nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời, bệnh tả có thể lây lan nhanh chóng trong gia đình và cộng đồng thành dịch rất nguy hiểm.
+ Lị: Triệu chứng chính là đau bụng quặn chủ yếu ở vùng bụng dưới, mót rặn nhiều, đi ngoài nhiều lần, phân ra lẫn máu, mũi.
Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào?
® Vì vậy cần phải báo kịp thời cho cơ quan y tế khi có người mắc bệnh ( đặc biệt là tả ) và có biện pháp chữa, cách li người bệnh: phòng bệnh liên hoàn cho cá nhân và tập thể.
Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách đề phòng 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
PP: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải. 
GV yêu cầu H quan sát các hình trang 30, 31 SGK và trả lời các câu hỏi.
Chỉ và nói về nội dung từng hình.
Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá? Tại sao?
Việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng được các bệnh lây qua đường tiêu hoá? Tại sao?
Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
 Hoạt động lớp.
H nêu
Lo lắng, khó chịu, mệt, đau
 Tả, lị, thương hàn
 Các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa kịp thời và đúng cách. Chúng đều bị lây qua đường ăn uống. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân của bệnh nhân nên rất dễ phát tán lây lan gây ra dịch bệnh làm thiệt hại người và của.
Hoạt động nhóm, lớp
H thảo luận nhóm
Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
H nêu
Việc làm của các bạn trong hình 1, 2/ 30 có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá. Tại vì vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường kém.
Việc làm của các bạn trong hình/ 31 có thể đề phòng được các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Tại vì có giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường.
Nguyên nhân: Vệ vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường kém.
Cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá: trang 31 SGK
Hoạt động 3: Củng cố
Tổ chức và hướng dẫn:“ Vẽ tranh cổ động”.
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Xây dựng bản cam kết giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.
GV đi tới các nhòm kiểm tra và giúp đỡ, đảm bảo rằng mọi H đều tham gia.
GV đánh giá, nhân xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. 
 5. Hoạt động nối tiếp :
Xem lại bài học.
Chuẩn bị: “Ta cảm thấy thế nào khi bị bệnh”
Rút kinh nghiệm :	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan7.doc