Giáo án các môn học lớp 2, kì II - Tuần 33

Giáo án các môn học lớp 2, kì II - Tuần 33

 Tuần 33 Thứ hai, ngày 22 tháng 04 năm 2013

TẬP ĐỌC

BÓP NÁT QUẢ CAM

I. MỤC TIÊU:

+ Đọc đúng nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu. biết đọc phân biệt lời người kể chuyện, lời nhân vật

+ Hiểu từ ngữ: Nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến.

+ Truyện ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng, chí lớn, giàu lòng căm thù giặc.

• GDKNS: Tự nhận thức; Xác định giá trị bản thân. Đảm nhận trách nhiệm; Kiên định.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

+ GV: bài dạy, tranh minh hoạ. HS: xem bài trước.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Khởi động (1’): Hát vui.

2. Bài kiểm (3’): gọi HS lên đọc thuộc lòng và TLCH bài thơ ‘Tiếng chổi tre’. Nhận xét.

3. Bài mới (1’): Bóp nát quả cam.

a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài lên bảng.

b. Các hoạt động:

 

doc 15 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2, kì II - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 33 Thứ hai, ngày 22 tháng 04 năm 2013
TẬP ĐỌC
BÓP NÁT QUẢ CAM
I. MỤC TIÊU:
+ Đọc đúng nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu. biết đọc phân biệt lời người kể chuyện, lời nhân vật
+ Hiểu từ ngữ: Nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến.
+ Truyện ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng, chí lớn, giàu lòng căm thù giặc. 
GDKNS: Tự nhận thức; Xác định giá trị bản thân. Đảm nhận trách nhiệm; Kiên định. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: bài dạy, tranh minh hoạ. HS: xem bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động (1’): Hát vui.
Bài kiểm (3’): gọi HS lên đọc thuộc lòng và TLCH bài thơ ‘Tiếng chổi tre’. Nhận xét.
Bài mới (1’): Bóp nát quả cam. 
Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài lên bảng.
Các hoạt động: 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
30’
* Hoạt động 1: Luyện đọc Tiết 1
+ Mục tiêu: -Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể chuyện, lời kể nhân vật.
a. GV đọc mẫu lần 1 (diễn cảm toàn bài)
b. Hướng dẫn luyện đọc từng câu, đọc từ khó.
+ Yêu cầu HS nối tiếp đọc từng câu (2 lượ
+ Đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.
- Nêu yêu cầu luyện đọc đoạn, sau đó hướng dẫn HS chia đoạn (4 đoạn như SGK)
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn. Chú ý hướng dẫn HS đọc câu dài khó ngắt giọng.
- Gọi HS nêu từ ngữ cuối bài.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Gọi đại diện nhóm thi đọc.
a. Lớp đọc thầm theo trong SGK.
b. HS từng tổ nối tiếp nhau đọc từng câu
+ Từ 7 à 10 em đọc cá nhân, đồng thanh.
+ Đọc cá nhân. Lớp đọc đồng thanh.
+ Chia bài thành 4 đoạn
- Đọc từng đoạn, ngắt giọng đúng câu dài: Đợi từ sáng đến trưa/ cậu lièu chết/ xô mấy người lính gác ngã chíu/
- Quốc Toảnvua/chân lòng ấm ức
+ HS trong nhóm nối tiếp nhau đọc.
+ Đại diện nhóm thi đọc. Lớp nhận xét
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài Tiết 2
+ MT: Hiểu tinh thần yêu nước của dân tộc ta
+ Gọi HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi.
- Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
- Thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào?
- Quốc Toản gặp vua để làm gì?
- Tìm từ ngữ thể hiện Quốc Toản rất nóng lòng gặp vua?
- Quốc Toản làm điều gì trái với phép nước?
- Vì sao khi xin vua “ xin đánh” Quốc Toản lại tự đặt gươm lên gáy.
- Vì sao vua lại không bắt tội mà còn ban cho quả cam quý?
- Tại sao Quốc Toản bóp nát quả cam?
- Em biết gì về Trần Quốc Toản
- Nhận xét đúc kết từng câu trả lời của HS.
+ HS đọc bài và TLCH.
- Giả vờ mượn đường xâm chiếm nước ta
- Quốc Toản vô cung căm giận.
- Quốc Toản gặp vua hai tiếng xin đánh
- Đợi từ sáng đến trưa, liều chết xô lính gác, xâm xâm xuống bến.
- Xô lính gác, tự ý xông xuống thuyền.
- Vì cậu biết rằng phạm tội phải trị theo phép nước.
- VÌ vua thấy Quốc Toản còn nhỏ mà biết lo cho nước.
- Vì bị vua xem như trẻ con – lòng căm thù khi nghỉ đến giặc bóp chặt nát quả cam
- Trần Quốc Toản là 1 thiếu niên yêu nước (Trần Quốc Toản là thiếu niên nhỏ tuổi/)
Củng cố: gọi HS phân vai đọc lại truyện. Nhận xét tiết học tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về xem lại các bài. Chuẩn bị bài tới ‘Lượm’. 
TOÁN 
ÔN TẬP CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 
I. MỤC TIÊU:
+ Ôn luyện về đọc, viết số, so sánh các số có 3 chữ số, thứ tự các số trong phạm vi 1000.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: Viết trước nội dung bài tập 2 (lên bảng)
- HS : Xem bài trước ở nhà làm các bài tập 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động (1’): Hát vui.
Bài kiểm (3’): kiểm tra dụng cụ môn học của HS. 
Bài mới (1’): Ôn tập các số trong phạm vi 1000.
Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài lên bảng.
Các hoạt động: 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
30’
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện tập
+ Mục tiêu : ôn luyện về đọc, viết số, so sánh các số có 3 chữ số
+ Bài 1: Nêu yêu cầu bài tập, rồi cho HS tự làm
- Nhận xét bài làm của HS.
+ Bài 2: nêu yêu cầu bài.
. Số 842 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
. Hãy viết các số này thành tổng các trăm, các chục, các đơn vị?
- Ghi bảng 842 =800 + 40 + 2
- Nhận xét chữa bài.
+ Bài 3: Yêu cầu HS tự làm bài, rồi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- Nhận xét cho điểm.
+ Bài 4: Viết lên bảng dãy số: 462, 464, 466và hỏi:
 . 462 và 464 hơn kém nhau mấy đơn vị?
 . Vậy 2 số đứng liền nhau trong dãy số này hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
+ Bài 1/169. 2 em lên bảng làm bài – 1 em đọc số , 1 em viết số. Lớp nhận xét. 
+ Bài 2: HS làm bài rồi đọc kết quả.
- Số 842 gồm 8 trăm, bốn chục, 2 đơn vị.
- 2 em lên bảng – lớp làm nháp.
- Nhận xét bổ sung.
- HS tự làm bài các phần còn lại.
+ Bài 3: HS tự làm bài. Đọc kết quả.
- Nhận xét bổ sung. 
+ Bài 4: HS làm bài – nêu kết quả.
a. Các số từ lớn đến bé: 297, 285, 279, 257.
b. Các số từ bé đến lớn: 257, 279, 285, 297.
- Hơn kém nhau 2 đơn vị.
- Nhận xét bổ sung.
Củng cố: 
Nhận xét tiết học tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Về xem lại các bài. Chuẩn bị bài tới ‘ôn về phép cộng’. 
Thứ ba, ngày 23 tháng 04 năm 2013
CHÍNH TẢ 
BÓP NÁT QUẢ CAM
I. MỤC TIÊU:
+ Nghe viết đúng đẹp đoạn tóm tắt nội dung câu chuyện.
+ Làm đúng các bài tập phân biệt s/ x, iê/ i.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV chép bài bảng lớp.
- Học sinh : Dụng cụ học tập 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Khởi động (1’): Hát vui. 
Bài kiểm (3’): kiểm tra dụng cụ môn học của HS. 
Bài mới (1’): Bóp nát qủa cam 
Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài lên bảng. 
Các hoạt động: 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
30’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
+ Mục tiêu: Nghe viết đúng, đẹp đoạn văn.
a. Ghi nhớ nội dung, đọc đoạn cần viết 1 lần
- Gọi HS đọc lại bài và TLCH:
. Đoạn văn nói về ai? Kể về chuyện gì?
. Quốc toản là người như thế nào?
b. Hướng dẫn cách trình bày
. Đoạn văn có mấy câu? Những chữ nào được viết hoa? Tại sao lại viết hoa?
c. Hướng dẫn HS viết từ khó.
- Đọc từ khó cho HS viết bảng con.
d. Viết chính tả
+ Soát lỗi và chấm bài.
a. HS theo dõi bài.
- 2 em đọc lại bài chính tả trong SGK.
- Về Trần Quốc Toản. Giặc Nguyên lăm le xâm lược ấm ức bóp nát quả cam
- Quốc Toản là người có lòng yêu nước.
b. HS nêu cách trình bày bài viết. 
- Có 3 câu. Thấy, Quốc Toản, vua. Vì là danh từ riêng và từ đứng đầu câu. 
c. 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng: âm mưu, Quốc Toản, nghiến răng, xiết chặt,
d. HS nghe viết vào vở: Đoạn viết: Thấy giặc âm mưulàm nát quả cam quý.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn bài tập
+ Mục tiêu: Làm đúng BT phân biệt s/ x, iê/ i
+ Gọi HS đọc yêu cầu
- Gắn nội dung bài tập lên bảng.
- Yêu cầu các nhóm lên thi điền âm, vần vào chỗ trống. Nhóm xong trước - đúng thắng cuộc.
- Nhận xét chốt lời giải đúng:
a. S/x: Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Con công hay múa. Nó múa làm sao?
Nó rụt cổ vào. Nó xòe cánh ra
- Con cò..ăn đêm. Đậu phải.xuống ao.
+ HS đọc yêu cầu ( SGK)
- Đọc thầm lại bài. Nối tiếp làm bài.
- 4 em nối tiếp đọc lại bài làm của nhóm.
- Lớp nhận xét bổ sung. 
Ông ơi ..tôi nao. Tôi có..xáo măng.
Có xáo thìnước trong. Chớ xáo .cò con.
b. iê/i: Chím, tiếng, dịu, tiên, tiến, khiến.
Củng cố: Gọi 2 em lên bảng viết lại 1 số từ khó. Lớp đọc đồng thanh các từ.
Nhận xét tiết học tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Về viết lại những chữ sai. Chuẩn bị bài tới ‘Lượm’. 
TOÁN 
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
I. MỤC TIÊU:
+ Ôn luyện phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 1000 ( tính nhẩm và tính viết).
+ Luyện phép cộng, trừ khôbng nhớ trong phạm vi 1000.
+ Biết giải bài toán có lời văn banừg một phép tính cộng hoặc trừ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: bài dạy.
- HS: dụng cụ môn học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Khởi động (1’): Hát vui. 
Bài kiểm (3’): kiểm tra vở bài tập của HS. Nhận xét
Bài mới (1’): Ôn tập về phép cộng và phép trừ. 
Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài lên bảng. 
Các hoạt động: 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
30’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
+ Mục tiêu: Ôn luyện phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 1000. 
+ Bài 1: Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
+ Bài 2: Nêu yêu cầu bài cho HS như làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tính và thực hiện phép tính của một số con tính.
- Nhận xét bài của HS và cho điểm 
+ Bài 3: gọi 1 em đọc đề bài,HD tóm tắt và giải
- Nhận xét - chấm điểm cho HS.
+ Bài 4: gọi 1 em đọc đề bài - tóm tắt, tìm cách thực hiện phép tính rồi giải bài.
- Nhận xét cho điểm.
+ Bài 1: ( tính nhẩm) HS làm vào vở - HS khác nối tiếp nhau đọc kết quả.
+ Bài 2: HS Nêu yêu cầu bài tập
- 4 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Bài 3: 1 em đọc đề - tóm tắt và giải. 
- 1 em lên bảng, lớp làm vào vở bài tập.
+ Bài 4: 1 em đọc yêu cầu đề bài - tóm tắt
Rồi giải vào vở. 
- Nộp bài làm xong.
Củng cố: 
Nhận xét tiết học tuyên dương. 
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Về xem lại các bài tập. Chuẩn bị bài tới ‘Ôn tập’.
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
MẶT TRĂNG và CÁC VÌ SAO 
I. MỤC TIÊU:
+ Hiểu biết cơ bản về mặt trăng và các vì sao.
+ Biết quan sát mọi vật xung quanh phân biệt được trăng với sao và các đặc điểm của mặt trăng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: Tranh về trăng sao. Tranh Hệ Mặt Trời. 
- HS: xem trước bài học .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Khởi động (1’): Hát vui.
Bài kiểm (3’): gọi vài HS lên thực hiện trò chơi ‘Tìm phương hướng’. Nhận xét.
Bài mới (1’): Mặt Trăng và các Vì Sao.
a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài lên bảng. 
b. Các hoạt động: 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
30’
* Hoạt động 1: Quan sát tranh- trả lời câu hỏi.
+ MT: biết cơ bản về mặt trăng và các vì sao.
- Treo tranh 2 lên bảng, yêu cầu HSQS - TLCH
. Bức tranh chụp cảnh gì? Mặt trăng hình gì?
. Trăng xuất hiện đem lại lợi ích gì?
. Ánh sáng của mặt trăng như thế nào, có giống mặt trời không?
- Quan sát tranh và TLCH. 
- Cảnh đêm trăng. Hình tròn.
- Chiếu sáng trái đất vào ban đêm
- Ánh sáng dịu mát, không chói chang như mặt trời.
* Hoạt động 2: hiều về hình ảnh của mặt trăng
+ MT: biết hình dạng mặt trăng-các vì sao. 
- Cho các nhóm thảo luận theo các nội dung trong SGK.
- Yêu cầu 1 nhóm HS trình bày.
* Kết luận: Quan sát trên bầu trời đêm, ta thấy mặt trăng có những hình dạng khác nhau. lúc hình tròn, lúc khuyết lưỡi liềmMặt tăng tròn nhất vào ngày giữa tháng âm lịch (1 lần/ tháng)
- Giải thích 1 số từ khó hiểu đối với HS: lưỡi trai, lá lúa, câu liêm, lưỡi liềm ( chỉ hình dạng của trăng theo thời gian)
* Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm hiểu về các Vì sao (nêu câu hỏi gợi ý):
. Ban đêm ngoài mặt trăng, trên bầu trời chúng ta còn nhìn thấy những gì?
. Hình dạng của chúng thế nào?
. Ánh sáng của chúng thế nào?
+ Kết luận: Các vì sao có hình dạng n ...  đẹp hai khổ thơ đầu trong bài thơ Lượm.
+ Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x, in/iên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: bài dạy, chép bài bảng phụ.
- HS: dụng cụ môn học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Khởi động (1’): Hát vui. 
Bài kiểm (3’): kiểm tra vở bài tập của học sinh. Nhận xét chữ viết. 
Bài mới (1’): Lượm. 
Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài lên bảng. 
Các hoạt động: 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
30’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
+ Mục tiêu: Nghe viết đúng, đẹp hai khổ thơ đầu trong bài thơ Lượm.
a. Ghi nhớ nội dung đoạn thơ. Đọc đoạn thơ
- Gọi 2 em đọc thuộc lòng đoạn thơ
. Đoạn thơ nói về ai?
. Chú bé liên lạc có gì đáng yêu, ngộ nghĩnh?
b. Hướng dẫn cách trình bày
. Đoạn thơ có mấy khổ? Mỗi dòng có mấy chữ? Giữa các khổ viết như thế nào?
Nên viết từ ô thứ mấy cho đẹp?
c. Hướng dẫn từ khó. 
- Đọc cho HS viết các từ: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo.
d. Viết chính tả.
- Đọc cho HS viết bài và soát lỗi.
- Chấm bài, nhận xét chữ viết. 
a. Theo dõi đọc thầm theo đoạn thơ.
- 2 em đọc - lớp theo dõi.
- Chú bé liên lạc là Lượm
- Chú bé loắt choắt, cái xắc xinh xinh, chân đi thoăn thoắt,đầu nghênh nghênh ca lô đội lệch, mồm huýt sáo.
b. Có 2 khổ, có 4 chữ.
- Viết cách 1 dòng.
- Viết lùi vào 3 ô
c. 3 em lên bảng - lớp viết bảng con và đọc đồng thanh lại các từ.
d. Lớp nghe viết vào vở.
* Đoạn viết: Chú bé loắt choắt Nhảy trên đường vàng 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
+ MT: Làm đúng các BT phân biệt s/ x, in/ iên.
+ Bài 2: Gọi 1 em đọc yêu cầu. Tự làm bài.
- Gọi vài lên bảng làm. Lớp làm vào vở
- Nhận xét làm bài trên bảng của HS. 
+ Bài tập 3: Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Gọi HS các nhóm trình bày kết quả - nhóm nào tìm được nhiều, đúng sẽ thắng.
+ Bài 2: Đọc yêu cầu của bài tập, làm bài.
- Mỗi phần 3 em lên bảng, lớp làm vở bài tập: a. Hoa sen, xen kẽ. Ngày xưa, say sưa. b. Con kiến, kín mắt. cơm chín, chiến đấu
+ Bài 3: Tìm tiếng theo yêu cầu, họp nhóm
a. Cây si/ xi đánh giầy. So sánh/xung phong, dòng sông/ xông lên
b. Gỗ lim/ liêm khiết. Nhịn ăn/ tín nhiệm
Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Về xem lại các bài tập. Chuẩn bị bài tới ‘Người làm đồ chơi’.
Thứ sáu, ngày 26 tháng 04 năm 2013
TẬP LÀM VĂN 
ĐÁP LỜI AN ỦI. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
I. MỤC TIÊU:
+ Biết đáp lại các lời an ủi trong các trường hợp giao tiếp.
+ Biết viết một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn. 
+ Biết kể một số câu chuyện được chứng kiến. 
GDKNS: Giao tiếp, thể hiện sự thông cảm. 
Ra quyết định. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: Tranh minh họa bài tập 1. HS: Các tình huống viết vào giấy nhỏ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động (1’): Hát vui. 
Bài kiểm (3’): kiểm tra dụng cụ môn học của hS.
Bài mới (1’): Đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến.
a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài lên bảng.
b. Các hoạt động: 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
30’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài.
+ Mục tiêu: Biết đáp lại các lời an ủi. 
+ Bài 1: Gọi 1 em đọc yêu cầu bài.
* Treo tranh và hỏi:Tranh vẽ những ai? họ đang làm gì?
. Thấy bạn mình bị ốm, bạn áo hồng nói gì?
. Bạn HS bị ốm đã nói thế nào?
+ Lời nói của bạn áo hồng là 1 lời an ủi. 
- Khuyến khích các em nói lời đáp khác thay cho lời của bạn HS bị ốm.
+ Bài tập 2: y/ cầu nói lời đáp cho 1 số trường hợp nhận lời an ủi.
- Yêu cầu HS thực hành nhóm đôi nói lời đáp cho từng trường hợp nhận lời an ủi.
- Nhận xét lời đáp lại của từng tình huống:
a. Em xin cảm ơn cô/ em cảm ơn cô ạ. Lần sau em sẽ cố gắng nhiều hơn.
+ Gọi 2 em lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này, sau đó yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm lời đáp lại cho từng tình huống.
- Nhận xét tuyên dương các em nói tốt.
+ Bài 1: vài em đọc yêu cầu bài.
- Lớp quan sát tranh và TL: vẽ 2 bạn hs, 1 bạn bị ốm nằm trên giường,1 bạn đến thăm
- Bạn nói: Đừng buồn bạn sắp khỏe rồi.
- Bạn nói: Cảm ơn bạn.
- HS nối tiếp phát biểu ý kiến. Bạn tốt quá/ cảm ơn bạn nhiều
+ Bài 2: HS lần lượt nói lời đáp cho 1 số trường hợp nhận lời an ủi.
- Mỗi lượt 02 HS đọc lời đáp khi nhận lời an ủi của người khác. Lớp nhận xét. 
b. Cảm ơn bạn/ có bạn chia xẻ mình thấy cũng đỡ tiếc rồi/ Cảm ơn bạn, nhưng mình nghĩ là nó sẽ biết đường về nhà.
c. Cảm ơn bà, cháu cũng mong là ngày mai nó sẽ về/ nếu ngày mai nó về thì thích lắm bà nhỉ.
+ Bài 3: Gọi 1 em đọc yêu cầu.
- Hàng ngày các em đã làm rất nhiều việc tốt như: bế em, quét nhà, cho bạn mượn bút,  Vậy em hãy kể lại cho các bạn cùng nghe. 
- Nêu gợi ý hướng dẫn học sinh.
. Việc tốt của em (bạn) là gì? Việc đó diễn ra lúc nào? Kể kết quả của việc làm đó?
. Nêu cảm nghĩ của em sau khi làm việc đó?
- Nhận xét cho điểm. 
+ Bài 3: Viết 1 đoạn văn ngắn ( 3, 4 câu ) kể một việc tốt của em hoặc của bạn.
- HS xung phong lên kể trước lớp (theo gợi ý của giáo viên) . 
- HS suy nghĩ về việc tốt mà mình sẽ kể và lên kể trước lớp.
- Nhận xét phần trình bày của bạn. 
Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Về xem lại các bài tập. Chuẩn bị bài tới ‘Kể ngắn về người thân’. 
TOÁN 
ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA (tt)
I. MỤC TIÊU:	
+ Thực hành tính trong các bảng nhân, bảng chia và mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
+ Nhận biết 1/4 số lượng thông qua hình minh họa.
+ Giải toán bằng 1 phép tính chia. Số 0 trong phép cộng và trừ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: bảng nhân – chia tự làm - bài dạy. 
- HS: dụng cụ môn học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Khởi động (1’): Hát vui.
Bài kiểm (3’): kiểm ta VBT của tiết trước. Nhận xét.
Bài mới (1’): Ôn tập về phép nhân – phép chia (tt)
a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài lên bảng.
b. Các hoạt động: 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
30’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành
+ Mục tiêu: Thực hành tính trong các bảng nhân, bảng chia đã học.
+ Bài 1: Nêu yêu cầu bài tập - tự làm 
. Khi biết 4 x 9 = 36 để có thể ghi ngay kết quả của 36 : 4 không? Tại sao?
- Nhận xét bài làm của HS.
+ Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài.
+ Bài 3: Gọi 1 em đọc đề bài - Tìm cách giải - rồi giải.
- Nhận xét chữa bài. 
+ Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
 . Tại sao em biết được điều đó?
+ Bài 5: Bài toán yêu cầu ta làm gì?
. Mấy cộng mấy bằng 4?
. Vậy điền mấy vào ô trống thứ 1?
+ Bài 1: HS tính nhẩm và đọc kết quả.
- Có 36 4 = 9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia.
+ 2 em lên bảng - lớp làm vào vở 
- HS nêu cách thực hiện từng biểu thức và tính kết quả. 2 x 2 x 3 = 4 x 3  = 12
+ Bài 3: 1 em đọc đề - lớp đọc thầm theo
Giải
Số bút chì mỗi nhóm nhận được
27 : 3 = 9 ( chiếc bút)
ĐS: 9 chiếc bút.
+ Bài 4: HS nêu số hình được khoanh 1/4 số ô vuông. Lớp nhận xét bổ sung.
- Vì hình b có tất cả 16 hình đã khoanh vào 4 hình.
+ Bài 5: điền số thích hợp vào chỗ trống.
- 0 cộng 4 bằng 4.
- Số 0 - Hs tự làm các phần còn lại.
Củng cố: 
Nhận xét tiết học tuyên dương. 
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Về xem lại các bài tập. Chuẩn bị bài tới ‘Ôn tập (tt)’.
THỦ CÔNG 
ÔN TẬP - KIỂM TRA CUỐI NĂM
 (Tuần 33, 34, 35. Tiết : 1, 2, 3) 
I. MỤC TIÊU:
+ Đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS qua 1 trong những sản phẩm thủ công đã học.
+ Thông qua kết quả kiểm tra. GV điều chỉnh phương pháp dạy học để đạt kết quả cao. 
II. NỘI DUNG KIỂM TRA:
Đề bài: " Em hãy làm một tong những sản phẩm thủ công đã học". 
+ Yêu cầu: làm được sản phẩm theo đúng quy trình kỹ thuật.
+ Cho HS quan sát lại 1 số mẫu sản phẩm đã học.
+ Tổ chức cho HS làm bài, quan sát, hướng dẫn những em còn lúng túng. 
III. ĐÁNH GIÁ
Đánh giá kết quả kiểm tra qua sản phẩm thực hành theo 2 mức độ. 
+ Hoàn thành: thực hiện dúng quy trình kĩ thuật và làm được sản phẩm hoàn chỉnh, cân đối, cắt thẳng, gấp đều.
+ Chưa hoàn thành: thực hiện không đúng quy trình, đường cắt không thẳng, đường gấp, miết không phẳng và chưa làm ra sản phẩm. 
IV. NHẬN XÉT.
Nhận xét sự chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ học tập, thái độ làm bài, kĩ năng thực hành và sản phẩm của HS. 
Nhận xét chung về kiến thức. 
TẬP VIẾT 
V –VIỆT NAM THÂN YÊU
I. MỤC TIÊU:
+ Viết đúng đẹp chữ V hoa cỡ vừa và nhỏ.
+ Viết đúng đẹp cụm từ ứng dụng Việt Nam thân yêu.
+ Thíach viết chữ đều nét, đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: kẻ hàng bảng lớp – chữ mẫu.
- HS: dụng cụ môn học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động (1’): Hát vui.
Bài kiểm (3’): kiểm tra vở tập viết của học sinh. Nhận xét chữ viết. 	
Bài mới (1’): V – Việt Nam thân yêu. 
Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài lên bảng. 
Các hoạt động: 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
30’
* Hoạt động 1: Hứớng dẫn viết chữ hoa
+ Mục tiêu : Viết đúng đẹp chữ V hoa cỡ vừa và nhỏ.
a. Quan sát số nét, quy trình viết chữ V hoa
- Treo chữ V hoa và hỏi.Chữ V hoa gồm mấy nét? Là những nét nào?
. Chữ V cao mấy li?
- Vừa giảng vừa viết tô chữ trong khung chữ:
- Từ điểm đặt bút trên ĐK5 viết nét móc 2 đầu điểm dừng bút ở ĐK2,từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét cong phải, điểm dừng bút viết nét cong dưới nhỏ cắt nét 2 uốn lượn tạo thành một vòng xoắn nhỏ điểm dừng bút.
b. Viết bảng: Yêu cầu HS viết vào không trung, bảng con, bảng lớp
a. Quan sát và mô tả:
- Gồm 1 nét liền là kết hợp của 3 nét: 1 nét móc hai đầu,1 nét cong phải,1 nét nhỏ
- Cao 5 li.
- Theo dõi, quan sát và tô vào không trung
- HS viết vào không trung, bảng con
* Hoạt động 2 : HDHS viết cụm từ ứng dụng.
a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Nêu: VN là tổ quốc thân yêu của chúng ta.
b. Quan sát và nhận xét.
. Cụm từ có mấy tiếng? Là những tiếng nào?
. So sánh chiều cao của chữ V và i?
. Những chữ nào có chiều cao với chữ V hoa?
. Khi viết chữ Việt ta viết nét nối chữ V và chữ i như thế nào?
c. Viết bảng: cho HS viết chữ Việt vào bảng con. Sửa chữa viết cho HS 
d. Hướng dẫn HS viết vào vở bài tập.
- Quan sát sửa chữ cho những HS còn yếu. 
a. Vài HS đọc từ ứng dụng.
- Đọc Việt Nam thân yêu
- Có 4 tiếng: Việt – Nam, thân, yêu.
- Chữ V cao 2,5 li, chữ i cao 1 li
- Chữ N, h, y
- Từ điểm kết thúc của chữ V lia bút đến điểm đặt bút của chữ i.
c. Viết bảng con và đọc lại chữ Việt.
d. HS viết bài vào vở.
Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về viết lại các chữ sai. Chuẩn bị bài tới ‘Các chữ hoa A,M,N,P...
KT DUYỆT 	BGH DUYỆT 	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L2A T33.12-13.doc