Giáo án các môn học lớp 4, kì I - Tuần 16

Giáo án các môn học lớp 4, kì I - Tuần 16

Tập đọc : Kéo co

I/ Mục tiêu :

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

- Hiểu ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần đựơc gìn giữ, phát huy (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II/ Đồ dung dạy học :

- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK

III / phương pháp .

Trực quan, đàm thoại, thực hành , luyện tập, giảng giải.

IV/ Hoạt động dạy học :

 

doc 27 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4, kì I - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lịch báo giảng
Tuần 16
Thứ/Ngày
Môn
Tên bài dạy
Thứ 2
10/12/2012
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Chính tả
Lịch sử
/
Kéo co
Luyện tập
n-v: Kéo co
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
Thứ 3
11/12/2012
Toán
Luyện từ & câu
Khoa học
Kể chuyện
Thương có chữ số 0
MRVT: Đồ chơi- Trò chơi
Không khí có những tính chất gì?
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Thứ 4
12/12/2012
Tập đọc
Toán
Tập làm văn
Mĩ thuật
Trong quán ăn “ Ba cá bống”
Chia cho số có ba chữ số
Luyện tập giới thiệu địa phương
/
Thứ 5
13/12/2012
Toán
Luyện từ & câu
Đạo đức
Địa lí
Luyện tập
Câu kể
Yêu lao động(t1)
Thủ đô Hà Nội
Thứ 6
14/12/2012
Toán
Tập làm văn
Khoa học
Kĩ thuật
SHTT
Chia cho số có ba chữ số (tt)
Luyện tập miêu tả đồ vặt
Không khí gồm những thành phần nào?
Cắt , khâu, thêu sản phẩm tự chọn (tt)
Sinh hoạt tuần 16
 Thứ hai ngày 10 / 12 / 2012
Tập đọc : Kéo co 
I/ Mục tiêu :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Hiểu ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần đựơc gìn giữ, phát huy (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II/ Đồ dung dạy học :
- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK
III / phương pháp .
Trực quan, đàm thoại, thực hành , luyện tập, giảng giải.
IV/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ :(5)
Bài thơ Tuổi Ngựa và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
2. Bài mới : (28)
a. Luyện đọc 
- GV chia bài thành 3 đoạn
- GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài :
+ Phần đầu bài văn, em hiểu cách kéo co như thế nào? 
+ Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. 
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
+ Theo em, vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui?
+ Ngoài kéo co em còn biết trò chơi dân gian nào khác?
- Nội dung chính của bài đọc kéo co này là gì?
c. Luyện đọc diễn cảm
- GVHD Luyện đọc
3. Củng cố - dặn dò: (2)
- Nhận xét tiết học
- Xem bài Trong quán ăn “ Ba cá bống”
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c 
- HS đọc cá nhân
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc theo nhóm
- Kéo co có hai đội, thành viên mỗi đội phải bằng nhau, mỗi thành viên đội phải ôm chặt lưng nhau 
- Khác với trò chơi kéo co thông thường. Ở đây cuộc thi kéo co giữa bên nam và bên nữ. 
+ Kéo co ở làng Tích Sơn cũng rất đặc biệt. Số lượng mỗi bên không hạn chế 
- Vì có rất đông người tham gia 
+ Đấu vật, múa võ 
- 2 HS nhắc lại ý chính 
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2
- Thi đọc đoạn 2
Toán: Luyện tập
I/ Mục tiêu :
- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số. 
- Giải các bài toán có lời văn.
* Bài tập cần làm: Bài 1(dòng 1,2) bài 2.
II / Chuẩn bị .
Bảng nhóm.
III / phương pháp .
Thực hành, luyện tập, đàm thoại , phân tích.
IV/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Kiểm tra bài cũ:(5)
- GV gọi 2 HS lên bảng y/c làm các bài tập của tiết 75
B. Bài mới : (28)
Bài 1 : (dòng 1, 2)
Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- GV y/c HS làm bài 
Bài 2 : y/c HS tự tóm tắt và giải bài toán 
3. Củng cố - dặn dò : (3)
- Nhận xét tiết học
- Xem trước bài Thương có chữ số 0
- 2 HS lên bảng thực hiện y/c 
- Đặt tính rồi tính 
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 con tính, HS cả lớp làm bài VBT
a. 4725 : 15 = 315
 4674 : 82 = 57
 35136 : 18 = 1952
- 1 HS đọc đề
 Tóm tắt
 25 viên gạch  : 1 m2
 1050 viên gạch : ? m2 
- HS giải ở vở bài tập
Với 1050 viên gạch thì lát được số mét vuông nền nhà :
 1050 : 25 = 42 (m2)
Đáp số : 42 m2
- HS theo dõi
Chính tả : Kéo co 
II.Mục tiêu :
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Kéo co
- Làm đúng BT (2) b, hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn. 
II/ Đồ dùng dạy học :
- Một số tờ giấy A4 để HS thi làm BT2a hoặc 2b. Một tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải BT2a hoặc 2b
III / phương pháp .
- Đàm thoại, luyện tập, thực hành, giảng giải.
IV/ Hoạt động dạy - học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Â. Kiểm tra bài cũ : (5)
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS lên bảng viết bảng lớp
B. Bài mới : (28)
1. Hướng dẫn viết chính tả 
- Gọi HS đọc đoạn văn trang 155(SGK)
- Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?
- Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn và luyện viết 
- Viết chính tả 
- Viết, chấm, chữa bài 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2b - Gọi HS đọc y/c 
- Phát giấy bút dạ cho một số cặp HS. Y/c HS tìm từ 
- Gọi 1 cặp lên dán phiếu, đọc các từ vừa tìm được
- Gọi HS nhận xét bổ sung
- Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng 
3. Củng cố - dặn dò : (2)
- Nhận xét tiết học. 
- Xem bài Mùa đông trên rẻo cao
- 3 HS lên bảng viết 
- 1 HS đọc thành tiếng
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp diễn ra giữa nam và nữ. Cũng có năm nam thắng, cũng có năm nữ thắng.
- Các từ ngữ: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 
- Hs viết bài, soát bài, đổi vở chấm lỗi.
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn tìm từ ghi vào phiếu hoặc ghi bằng chì vào vở bài tập.
 + đấu vật
 + nhấc
 + lật đật
- Nhận xét bổ sung
- Chữa bài 
Lịch sử : 
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên
I/ Mục tiêu :
 Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược MÔng – Nguyên, thể hiện:
 + Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như Hội Nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “Sát thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
 + Tài thao lược của các chiến sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo ( thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tấn công quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh SGk phóng to, bảng phụ ghi các câu còn chỗ (...) 
III / phương pháp .
- Quan sát , đàm thoại, luyện tập, thực hành, phân tích .
IV/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: (5)
 Nhà Trần và việc đắp đê
Gọi hs lên bảng trả lời
1) Tìm những sự kiện nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần?
2) Công cuộc đắp đê đã đem lại kết quả gì?
- Nhận xét – ghi điểm.
B/ Dạy-học bài mới: (28)
1) Giới thiệu bài: 
- Cho hs xem tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- Tranh vẽ cảnh hội nghị Diên Hồng, Hội nghị này được vua Trần Thánh Tôn tổ chức để xin ý kiến của các bô lão khi giặc Mông-Nguyên sang xâm lược nước ta. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm về Hội nghị lịch sử này và đặc biệt biết thêm về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhân dân ta 
2) Bài mới:
* Hoạt động 1: Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần
- Gọi hs đọc SGK từ "Lúc đó...Sát Thát"
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi để tìm từ điền vào chỗ (...) cho đúng câu nói, câu viết của 1 số nhân vật thời nhà Trần
- Treo bảng phụ, gọi hs lên điền 
- Dựa vào SGK và kết quả làm việc trên, bạn nào hãy trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân dân nhà Trần 
Kết luận: Cả 3 lần xâm lược nước ta, quân Mông-Nguyên đều phải đối đầu với ý chí đoàn kết, quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần 
* Hoạt động 2: Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến
- Các em hãy đọc SGK, thảo luận nhóm 6 để trả lời các câu hỏi sau:
1) Nhà Trần đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu?
2) Nêu kết quả của cuộc kháng chiến?
3) Cuộc kháng chiến thắng lợi có ý nghĩa gì? 
- Gọi các nhóm trình bày
Kết luận: Khi giặc Mông-Nguyên sang xâm lược nước ta vua tôi nhà Trần đã dùng kế rút lui để làm cho chúng hao tổn lực lượng. Khi chúng yếu thì ta tấn công quyết liệt. Nhờ thế mà cuộc kháng chiến thắng lợi 
* Hoạt động 3: Tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản 
- Tổ chức cho hs kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản
Kết luận: Trần Quốc Toản sinh ra và lớn lên trong không khí cả nước chuẩn bị khánh chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai.
- Năm 1282, nhà Trần tổ chức 1 hội nghị quân sự đặc biệt tại Bình Thau. Tham dự hội nghị này là các quý tộc và tướng lĩnh cao cấp. Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi nên không được dự. Ông tức đến nỗi bóp nát trái cam đang cầm trên tay mà không biết. Tan hội về, ông dựng cờ thêu sáu chữ vàng " Phá cường tặc, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo đáp ơn vua) để đi đánh giặc. 
 Năm Ất Dậu 1285 ông hi sinh khi mới 18 tuổi 
C/ Củng cố, dặn dò: (2)
- Gọi hs đọc bài học
- Giáo dục: Ghi nhớ công ơn của các vua tôi nhà Trần
Nhận xét tiết học 
- Bài sau: Nước ta cuối thời Trần
- hs lên bảng trả lời
1) Lập Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê. Các vua nhà Trần cũng có khi tự mình trông nom việc đắp đê.
2) Nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no 
- HS trả lời
- lắng nghe 
- HS đọc 
- Thảo luận nhóm đôi
+ Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" 
+ Điện Diên Hồng vang lên tiếng đồng thanh của các bô lão : "đánh!"
+ Trong bài Hịch tướng sĩ có câu: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng" 
+ Các chiến sĩ tự thích vào cánh tay mình hai chữ "Sát Thát" 
- HS trả lời (nội dung kết quả thảo luận trên)
- Lắng nghe 
- Chia nhóm 6, đọc SGK thảo luận trả lời
1) Khi giặc mạnh, vua tôi nhà Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu, vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút lui. 
2) Cả 3 lần xâm lược nước ta chúng đều thất bại, không dám xâm lược nước ta nữa.
3) Nước ta sạch bóng quân thù, độc lập được giữ vững 
- Lần lượt các nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 câu)
- các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- Lắng nghe 
- vài hs kể 
- lắng nghe 
- Vài hs đọc bài học 
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ ba ngày 11 / 12 / 2012
Toán : Thương có chữ số 0 
I/ Mục tiêu :
- Thực hiện được phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. 
*Bài tập cần làm: Bài 1(dòng 1,2) 
II / Chuẩn bị .
Bảng nhóm.
III / phương pháp .
- Thực hành, luyện tập, đàm thoại.
IV/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Kiểm tra bài cũ : (5)
HS làm bài luyện tập
B. Bài mới : (28)
1. Hướng dẫn thực hiện phép chia 
a) phép chia 9450 : 35
- Viết lên bảng phép chia 9450 : 35 
- GV cho HS nêu cách thực hiện tính. 
- Hỏi: Phép chia 9540 : 35 là phép chia hết hay là phép chia có dư ?
b) phép chia 2448 : 24 
- Viết lên bảng phép chia 2448 : 24 
- GV cho HS nêu cách thực hiện tính. Và hỏi HS khác có cách làm nào khác không?
- Phép chia 24 ...  kết hợp đọc SGK thảo luận nhóm 4 theo các gợi ý sau: 
- Nêu ví dụ để thấy Hà Nội là:
. Trung tâm chính trị
. Trung tâm kinh tế lớn
. 
Trung tâm văn hóa, khoa học
. Kể tên một số trường Đại học, Viện bảo tàng,... ở Hà Nội. 
- Gọi các nhóm trình bày 
Kết luận: Hà Nội là thủ đô của cả nước, với nhiều cảnh đẹp, là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, kinh tế của cả nước. Năm 2000 HN đã được cả thế giới biết đến là TP vì hòa bình. Chúng ta tự hào về điều đó.
C/ Củng cố, dặn dò: (2)
- Gọi hs đọc ghi nhớ
- Giáo dục: Tự hào về thủ đô của nước ta-thủ đô Hà nội
- Bài sau: Thành phố Hải Phòng 
- HS lần lượt lên bảng trả lời
1) Người dân ở ĐBBB có tới hàng trăm nghề thủ công khác nhau: lụa ở Vạn Phúc, gốm sứ ở Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn, chạm bạc Đồng Sâm...
2) Nhào đất và tạo dáng cho gốm, phơi gốm, vẽ hoa văn, tráng men, nung gốm và cuối cùng cho ra các sản phẩm gốm
3) Chợ phiên có đặc điểm: bày bán hàng ở dưới đất, không cần sạp hàng cao, to, hàng hóa là sản phẩm sản xuất tại địa phương , người đi chợ là người dân địa phương hoặc các vùng gần đó. 
- Lắng nghe
- Quan sát
- HS chỉ và nêu: Hà Nội giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hưng Yên
- HS trả lời 
- Lắng nghe
- Chia nhóm thảo luận
1) Còn có tên gọi là Thăng Long, đến nay đã được 1000 tuổi 
2) Khu phố cổ mang tên các nghề thủ công và buôn bán ở khu phố đó. Nhà cửa thấp mái ngói, kiến trúc cổ kính, đường phố nhỏ hẹp, yên tĩnh
3) Khu phố mới mang tên các danh nhân, nhà cao tầng, kiến trúc hiện đại, đường phố to rộng có nhiều xe cộ đi lại 
- Đại diện nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 câu)
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- Quan sát
- HS lắng nghe
- Chia nhóm thảo luận, sau đó nêu kết quả
* Trung tâm chính trị: Hà Nội là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao cấp
* Trung tâm kinh tế lớn: nhiều nhà máy, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ lớn, ngân hàng, bưu điện.
* Trung tâm văn hóa,khoa học: Trường Đại học đầu tiên Văn Miếu-Quốc tử giám, nhiều viện nghiên cứu trường Đại học, bảo tàng, thư viện, nhiều danh lam thắng cảnh.
+ Tên một số cơ quan chính phủ: Văn phòng Quốc Hội, văn phòng chính phủ, đại sứ quán Mỹ...
* Tên một số trường Đại học: Đại học Quốc gia Hà Nội, ĐHSP HN, Viện toán học...
+ Tên một số viện bảo tàng: bảo tàng quân đội, lịch sử, dân tộc học,...
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- lắng nghe
- Vài hs đọc 
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ sáu ngày 14 / 12 / 2012
Toán : Chia cho số có ba chữ số ( tiếp theo) 
I/ Mục tiêu :
Biết cách thực hiện phép chia cho số có 5 chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư). 
Bài tập cần làm: Bài1
II / Chuẩn bị .
Bảng nhóm
III / phương pháp .
Thực hành, luyện tập, đàm thoại.
IV/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Kiểm tra bài cũ : (5)
- GV cho một số phép chia số có ba chữ số
B. Bài mới : (28)
1. Hướng dẫn thực hiện phép chia : 
a) phép chia 41535 : 195
- Viết lên bảng phép chia 41535 : 195 và y/c HS thực hiện tính 
- GV hướng dẫn cho HS cách ước lượng thương
- Gv y/c HS thực hiện lại phép chia 
b) Phép chia 80210 : 245
- Viết lên bảng phép chia 80210 : 245 và y/c HS thực hiện tính 
- GV hướng dẫn cho HS cách ước lượng thương 
2. Luyện tập :
Bài 1 :- Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- Y/c HS tự đặt tính rồi tính 
3. Củng cố - dặn dò : (2)
- Nhận xét tiết học
- Xem bài Luyện tập 
- Hs làm bài
- HS nêu cách tính của mình 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp 
- HS nêu cách tính của mình 
- HS cả lớp làm bài 
- Đặt tính rồi tính 
- Học sinh làm bài vào VBT, sau đó 2 HS ngồi cùng bàn đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
a. 62321 : 307 = 203
b. 81350 : 187 = 435 dư 5
 --------------------------------------------
Tập làm văn : 	 Luyện tập miêu tả đồ vật 
I/ Mục tiêu :
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
II/ Đồ dùng dạy - học : HS chuẩn bị dàn ý từ tiết trước
III/ Phương pháp: Quan sảt- luyện tập - thực hành
IV/ Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ : (5)Gọi 2 HS đọc bài giới thiệu về lễ hội và trò chơi của địa phương mình
2/ Bài mới : (28)Giới thiệu – Ghi đề
a/ HĐ1 : Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Gọi HS đọc lại dàn ý của mình
* Hướng dẫn HS xây dựng kết cấu 3 phần của một bài văn tả đồ vật.
- Em chọn cách mở bài nào ? Đọc mở bài của em
- GV nhận xét chốt ý.
- Gọi HS đọc phần thân bài
- Em chọn kết bài theo cách nào ? Hãy đọc phần kết bài của em.
b/ HĐ2: Viết bài
- GV thu, chấm một số bài và nêu một số nhận xét chung
3/ Củng cố, dặn dò: (2)Dặn HS nào làm bài chưa tốt thì viết lại và nộp vào tiết học sau.
- HS thực hiện theo yêu cầu
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý trong SGK, cả lớp theo dõi.
- HS mở vở đọc thầm dàn ý bài văn tả đồ chơi mình đã chuẩn bị tuần trước
- 1 HS khá giỏi đọc lại dàn ý của mình
- 2 HS trình bày :
- VD: Mở bài trực tiếp: Trong những đồ chơi em có em thích nhất con gấu bông
- MB gián tiếp: Những đồ chơi làm bằng bông mềm mại, ấm áp là thứ trò chơi mà con gái thường thích. Em có 1 chú gấu bông , đó là người bạn thân nhất của em.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS giỏi đọc phần thân bài của mình.
- 2 HS đọc: kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng.
- HS tự viết bài vào vở
 -----------------------------------------------------
Khoa học : Không khí gồm những thành phần nào ?
I. Mục tiêu : 
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: Khí ni tơ và khí ô - xi, khí cac-bon-níc.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ,và khí ô-xi. Ngoài ra còn có khí cac-bon-níc, hưoi nước, bụi, hơi nước, bụi, vi khuẩn,
II.Chuẩn bị: Hình trang 66, 67/SGK.
III / phương pháp .
- Đàm thoại, quan sát, giảng giải, luyện tập, thực hành.
IV Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/Kiểm tra: (6)
+ Không khí có những tính chất gì?
+ Khi nào thì không khí bị nén lại và giãn ra? Nêu ví dụ?
B.Bài mới: (27)
HĐ1:Xác định thành phần chính của kk 
+ Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc? 
+ Vậy phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không? 
+ Thí nghiệm trên cho em thấy không khí gồm mấy thành phần chính? 
 Người ta đã chứng minh được rằng: thể tích khí Nitơ gấp 4 lần thể tích khí Ôxy trong không khí. 
*Kết luận: Bạn cần biết SGK/ 66 HĐ2: Tìm hiểu thành phần khác củaKK
-Quan sát nước vôi trong cốc rồi mới dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần
+ Trong những bài học về nước, chúng ta đã biết trong không khí có chứa hơi nước, vậy hãy nêu ví dụ chứng tỏ không khí có hơi nước? 
+ Hãy quan sát hình vẽ 4, 5SGK/ 67 và kể những thành phần khác có trong không khí? 
+ Các em đóng cửa phòng học chỉ để 1 lỗ nhỏ cho tia nắng lọt vào phòng, nhìn vào tia nắng đó, các em thấy những gì?
- Không khí gồm có những thành phần nào?
C. Củng cố-dặn dò: (2)
 - Chuẩn bị Bài 33, 34: Ôn tập và kiểm tra học kỳ I SGK/ 68, 69 
- 2 hs trả lời.
- Chia 4 nhóm, các nhóm kiểm tra đồ dùng
 - 2 em đọc mục thực hành SGK/ 66
 Học sinh làm thí nghiệm:
- Nhóm làm thí nghiệm như SGK/ 66
- Nhóm thảo luận 
Chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi. Phần không khí mất đi chính là chất khí duy trì sự cháy, chất đó có tên là Ôxy.
Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là khí Ôxy
 Thành phần không duy trì sự cháy có trong không khí là khí Nitơ
Học sinh quan sát hình vẽ 3a, 3b/ 67
- Đọc thầm mục “Bạn cần biết”/ 67 để thảo luận
-Hoạt động nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
-Nước vôi trong cốc trước khi thổi rất trong, sau khi thổi vào lọ nước vôi thì nước vôi không còn trong mà đã bị vẫn đục, hiện tượng đó là do hơi thở của chúng ta có khí các –bô-níc
Những hôm trời nóng, độ ẩm không khí cao, sàn nhà sẽ 
-Bụi, khí độc, vi khuẩn, ...
Những hạt bụi lơ lửng trong không khí
- Không khí gồm có 2 thành phần chính là Ôxy và Nitơ, ngoài ra, còn có chứa khí Cac-bô-nic, hơi nước, bụi và vi khuẩn, ...
Kĩ thuật:
 Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn ( Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
 Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. 
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu thêu móc xích, một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích
- Đồ dùng thực hành kĩ thuật dành cho GV
III,Phương pháp: quan sát, đàm thoại, giảng giải , thực hành.
VI/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Giới thiệu: Trong giờ học trước, các em đã ôn lại cách thực hiện các mũi khâu, thêu đã học. Hôm nay, các em sẽ tự cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút.
2/Thực hành cắt, khâu, thêu túi rút dây
- Y/c hs nhắc lại các bước cắt, khâu túi rút dây.
- Các em thêu trang trí trước khi khâu phần thân túi. Vẽ và thêu một mẫu thêu đơn giản có thể là bông hoa, chiếc lá, con chim... bằng mũi thêu lướt vặn, thêu móc xích hoặc thêu một đường móc xích gần đường gấp mép. Cuối cùng các em mới khâu phần thân túi bằng các mũi khâu thường hoặc khâu đột. 
- Y/c hs thực hành 
- Quan sát, giúp đỡ nhưng hs lúng túng
- Tiết sau: tiếp tục thực hành 
- Lắng nghe 
- Thực hiện theo 4 bước:
. Đo, cắt vải
. Cắt, khâu phần luồn dây
. Khâu phần túi
. Lồng dây vào túi
- Lắng nghe 
- HS thực hành 
-
Sinh hoạt lớp
I/ Yêu cầu: Tổng kết công tác tuần 16, phương hướng sinh hoạt tuần 17 
II/ Lên lớp: Nội dung sinh hoạt
1/ Tổng kết công tác trong tuần 
-Các tổ trưởng nhận xét các hoạt động của tổ: Truy bài đầu giờ, xếp hàng ra vào lớp. Phát biểu xây dựng bài 
-Lớp phó học tập nhận xét mặt học tập của các bạn trong lớp 
-Lớp phó VTM nhận xét sinh hoạt đầu giờ .
-Lớp phó lao động nhận xét khâu vệ sinh lớp, chăm sóc cây xanh .
-Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động . 
-GVCN tuyên dương ưu điểm của tổ, cá nhân, nhắc nhở HS khắc phục những tồn tại
+ Duy trì tốt các nề nếp, tham gia các hoạt động của nhà trường.
+ Thực hiện tốt vệ sinh trực nhật.
Tồn tại : Một số em học tập còn chậm.
2/ Phương hướng tuần đến 
-Duy trì các nề nếp
-Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra cuối kỳ 1
-Nhắc HS kiểm tra việc soạn và làm bài đầu giờ nghiêm túc. 
-Xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn .
-Giữ vở sạch đẹp .
-Chăm sóc cây xanh .
-Đi học chuyên cần .
-Thực hiện ATGT
3/ Trò chơi: Tổ chức trò chơi tập thể 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16 LOP 4.doc