Giáo án các môn học lớp 4, kì I - Tuần 8

Giáo án các môn học lớp 4, kì I - Tuần 8

Tập đọc: §15 : Nếu chúng mình có phép lạ

A/ Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui,hồn nhiên .

- Hiểu ND : Những ước mơ ngộ nghĩnh , đáng yêu của các bạn nho bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp ( trả lời được các câu hỏi1,2,4; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài ).

- Qua đó giáo dục các em ý thức mơ tưởng xây dựng cuộc sống tốt đẹp, no đủ ,hoà bình

B. Phương pháp:

- Phương pháp luyện đọc

- Phương pháp thảo luận nhóm

C.- Đồ dùng dạy-học :

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

 

doc 36 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4, kì I - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng tuần 8
( Từ ngày 15/10............19/10/2012)
Ngày
Môn
Tên bài
Thứ 2
15/10/2012
CC
Tập đọc
Toán
Chính tả
Lịch sử
/
Nếu chúng mình có phép lạ.
Luyện tập .
(N-V)Trung thu độc lập.
Ôn tập.
Thứ 3
16/10/2012
Toán
LTVC
Khoa học
Kể chuyện
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Cách viết tên người , tên địa lí nước ngoài.
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Thứ 4
17/10/2012
Tập đọc
Toán
TLV
MT
Đôi giày ba ta màu xanh.
Luyện tập .
LT phát triển câu chuyện.
/
Thứ 5
18/10/2012
Toán
LTVC
Đạo đức
Địa lí
Luyện tập chung.
Dấu ngoặc kép.
Tiết kiệm tiền của (tiết 2).
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
Thứ 6
19/10/2012
Toán
TLV
Khoa học
Kĩ thuật
SH
Góc nhọn,góc tù ,góc bẹt.
Luyện tập phát triển câu chuyện.
Ăn uống khi bị bệnh.
Khâu đột thưa (tiết 1).
Sinh hoạt lớp
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
Tập đọc: §15 : Nếu chúng mình có phép lạ 
A/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui,hồn nhiên . 
- Hiểu ND : Những ước mơ ngộ nghĩnh , đáng yêu của các bạn nho bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp ( trả lời được các câu hỏi1,2,4; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài ).
- Qua đó giáo dục các em ý thức mơ tưởng xây dựng cuộc sống tốt đẹp, no đủ ,hoà bình 
B. Phương pháp:
- Phương pháp luyện đọc
- Phương pháp thảo luận nhóm
C.- Đồ dùng dạy-học :
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK . 
D-Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.- Ôn định tổ chức : (2)
Hướng dẫn HS chuẩn bị dụng cụ học tập .
II.- Kiểm tra bài cũ : (5)
- Đọc phân vai màn 1 của vở kịch “ Ở Vương quốc tương lai “ ,trả lời câu hỏi 2 trong SGK.
- Đọc màn 2 , trả lời câu hỏi 3 ,
- Nhận xét cho điểm từng em .
III.- Dạy bài mới : (27)
 1 / Giới thiệu : Đọc bài Nếu chúng mình có phép lạ các em sẽ biết thêm về những ước mơ tốt đẹp của thiếu nhi .
- Cho HS quan sát tranh minh họa ở SGK . 
 1/Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài .
a) Luyện đọc :
- Cho HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ của bài 
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ dễ đọc sai .
- Hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ và nhấn giọng 
- Cho HS luyện đọc theo cặp .
- Gọi 1 HS đọc cả bài trước lớp .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b) Tìm hiểu bài .
+ Câu thơ nào được lặp lại trong bài nhiều lần ? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ?
 + Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ . Những điều ước ấy là gì ?
+ Em thấy những ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ là những ước mơ như thế nào ?
+ Em thích ước mơ nào nhất?
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ. 
-Cho HS đọc nối tiếp bài thơ .
- Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 2 khổ thơ
- Cho cả lớp nhẩm HTL bài thơ . 
-Cho HS thi đọc thuộc lòng
- Nhân xét , khen những em đọc hay .
IV. Củng cố- dặn dò: (2)
HD bài mới.
Nhận xét tiết học.
– Lấy sách vở chuẩn bị học tập
-HS đọc phân vai màn 1 + trả lời câu hỏi 
- HS đọc phân vai màn 2 + trả lời câu hỏi 
- Nghe giới thiệu bài .
- Quan sát tranh minh họa ,nêu nhận xét .
- HS đọc 5 khổ thơ 
- Luyện đọc từ : giống , phép , xuống ,sao ...
- Mỗi em đọc một khổ 
- 1 HS đọc cả bài .
- Theo dõi nắm cách đọc diễn cảm của GV .
+ câu : Nếu chúng mình có phép lạ .
 nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết . 
+ Khổ 1: Các bạn ước muốn cây mau lớn để cho quả 
 + Khổ 2 : Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc
 + Khổ 3 : Các bạn ước trái đất không còn mùa đông .
 + Khổ 4 :Các bạn ước trái đất không còn bom đạn , những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn .
+ Đó là những ước mơ lớn , ,những ước mơ cao đẹp , ước mơ về một cuộc sống no đủ ,ước mơ được làm việc ,ước không còn thiên tai , thế giới chung sống trong hoà bình .
 + HS phát biểu tuỳ ý và li giải được lí do mình thích .
-4 HS nối tiếp đọc bài thơ .
- Luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ 1 và 4 .
 Cả lớp nhẩm thuộc lòng bài thơ .
-4 HS đọc thuộc lòng .
- Lớp nhận xét .
 -------------------------------------
Toán: §36: Luyện tập
A/ Mục tiêu: 
- Tính được tổng của 3 số và vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất .
- Rèn cho HS đức tính cẩn thận , chính xác .
*Bài tập cần làm: Bài 1b; Bài 2 ( dòng 1-2); Bài 4a.
B/ Phương pháp:
-Phương pháp Hỏi – đáp
-Phương pháp Thực hành
-Phương pháp thảo luận nhóm
C.- Đồ dùng dạy-học:
 Bảng phụ
D-Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.- Kiểm tra bài cũ : (5) Hỏi HS :
- Nêu tính chất kết hợp của phép cộng ? 
- Viết công thức biểu diễn tính chất kết hợp của phép cộng ? 
II.- Dạy bài mới : (28)
 1 / Giới thiệu : Nêu đề bài và mục tiêu bài học .
 2/ Hướng dẫn luyện tập .
Bài 1( b ) :Đặt tính rồi tính tổng
- Bài toán yêu cầu các em làm gì ? 
- Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng ,các em phải chú ý điều gì ? 
- Cho HS làm bài .
- Hướng dẫn HS nhận xét , chữa bài .
Bài 2( dòng 1,2 ) : Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Bài tập yêu cầu các em làm gì ? 
- Cho HS làm bài tập rồi hướng dẫn HS chữa bài như trên .
Bài 4 :( a ) Bài toán
- Gọi 1 HS đọc đề bài .
- Cho HS tóm tắt đề toán và giải .
- Chấm bài ,nhận xét và cho điểm HS .
III. Củng cố- dặn dò: (2)
- HD bài mới
- Nhận xét tiết học
-2 HS trả lời 
- Nghe giới thiệu , ghi đề bài .
-đặt tính rồi tính tổng các số .
-  đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau .
- 2 HS lên bảng làm bài ,HS cả lớp làm vào vở bài tập . Sau đó nhận xét , chữa bài .
- Tính tổng bằng cách thuận tiện nhất .
- Trình bày cách tính và kết quả .
- N hận xét , chữa bài như trên .
 Bài giải
Số dân tăng thêm sau hai năm là :
79 + 71 = 150 ( người )
Số dân của xã sau hai năm là : 
5256 + 150 = 5406 ( người )
Đáp số : 150 người ; 5406 người .
 --------------------------------------
Chính tả(Nghe – Viết): Trung thu độc lập
A/ Mục tiêu:
- Nghe-viêt đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ . 
- Giáo dục HS ý thức sử dụng đúng tiếng Việt 
*GDMT: GDHS tình cảm yêu quý về vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước.
B.Phương pháp:
 - Phương pháp thực hành kĩ năng – kĩ xảo
 - Phương pháp luyện tập- thực hành
 - Phương pháp thảo luận nhóm
C.- Đồ dùng dạy-học : Bảng phụ
D-Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.- Kiểm tra bài cũ : (5) 
Đọc cho HS viết các từ :
khai trường , vươn lên , sương gió , thịnh vượng ,bay lượn 
Nhận xét – ghi điểm
II.- Dạy bài mới : (28)
 1 / Giới thiệu : Để hiểu kĩ hơn bài Trung thu độc lập , hôm nay các em viết lại một đoạn trong bài Trung thu độc lập.
2 / Hướng dẫn HS nghe- viết chính tả :
- Đọc đề bài và đoạn viết chính tả : “ Ngày maivui tươi “ một lượt .
- Hướng dẫn HS luyện viết đúng các từ : quyền , dòng thác ,phấp phới , soi sáng , bát ngát, lăm năm, đổ xuống, sẽ, ống khói, chi chít, cao thẳm, 
-GV đọc lại đoạn viết chính tả.
- Đọc chính tả cho HS viết .
-GV đọc lại đoạn viết chính tả để HS rà soát lỗi.
- Hướng dẫn HS chấm chữa bài ,nêu nhận xét .-GV thu vở chấm điểm.
III.- Củng cố – Dặn dò : (3)
-Nhắc nhở HS chữa những lỗi viết sai ở bài chính tả . Chú ý kĩ để lần sau không 
còn sai nữa .
- Nhận xét tiết học .
2 HS viết trên bảng lớp ,các HS khác viết vở bài tập 
- Nghe giới thiệu bài .
- Mở SGK trang 66 theo dõi đoạn văn viết chính tả 
- Viết các từ khó vở, bảng con. 
-HS đọc lại các từ khó .
-HS lắng nghe.
- Viết chính tả .
-HS r sốt lỗi v ghi số lỗi vở .
- Chấm chữa bài .
 ------------------------------------
Lịch sử: §8 : Ôn tập
A/ Mục tiêu:
 - Nắm được tên các giai đoạn LS từ bài 1 đến bài 5 .
+ Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN : Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
 + Năm 179 TCN đến năm 938 : Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
- Kể lại một số sự kiện lịch sử tiêu biểu về:
 + Đới sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang
 + Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
 + Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
- Có thái độ tôn trọng những vị anh hùng của đất nước.
B.Phương pháp:
 -Phương pháp trực quan – quan sát
 -Phương pháp hỏi – đáp. Thuyết trình
 - Phương pháp thảo luận nhóm
C.- Đồ dùng dạy-học:
 - Một số tranh ảnh , bản đồ phù hợp với yêu cầu của mục 1 .
D-Các hoạt động dạy-học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.- Kiểm tra bài cũ : (5) Hỏi HS :
- Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh tan quân giặc ?
- Sau khi đánh tan quân Nam Hán , Ngô Quyền đã làm gì ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào ?
II.- Dạy bài mới : (28)
 1/Giới thiệu : Trong các bài học trước , các em đã tìm hiểu về giai đoạn lịch sử nước ta từ lúc các vua Hùng dựng nước đến khi thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc . Bài học hôm nay giúp các em hệ thống lại các kiến thức cơ bản về giai đoạn lịch sử trên .Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
- yêu cầu HS ghi nội dung của mỗi giai đoạn thời gian .
- Gọi một số HS nêu kết quả trước lớp
- Hướng dẫn HS thảo luận ,thống nhất ý kiến .
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm 
- Từng nhóm 4 em thảo luận ,nêu rõ các sự kiện lịch sử ở các mốc thời gian sau :
 Khoảng 700 năm TCN , cuối thế kỉ III TCN , năm 40 , năm 248 , năm 542 , năm 550, năm 722 , năm 766 , năm 905 , năm 931 , năm 938 ?
- Gọi các nhóm nối tiếp nhau nêu rõ từng sự kiện.
- Hướng dẫn HS nhận xét , thống nhât ý kiến .
ạt động 3 : Thảo luận nhóm 
 Chia lớp ra 3 nhóm , giao việc cho từng nhóm: 
 + Nhóm 1 : Kể lại đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang ( sản xuất , ăn , mặc ,ở , ca hát , lễ hội )
 + Nhóm 2 : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào?Nêu diễn biến và kết quả cuộc khởi nghĩa ?
+ Nhóm 3 :Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng .
-Cho các nhóm thảo luận rồi cử đại diện trình bày .
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét , thống nhất ý kiến .III. Củng cố- dặn dò (2)
- HD bài sau
- Nhẫnét tiết học
-2 HS trả lời 
- Nghe giới thiệu bài.
 -Ghi nội dung mỗi giai đoạn lịch sử
+ Khoảng 700 năm TCN: Vua Hùng lập nhà nước Văn Lang .
+ Năm 179 TCN : Triệu Đà chiếm nước Âu Lạc .
 + Từ 179 TCN đên 938 : Nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ .
- Thảo luận nhóm theo bàn , nêu được : 
 +700 năm TCN :Vua Hùng lập nước Văn Lang .
 + Cuôi TK III TCN : Thục Phán lập nước Âu Lạc
 + Năm 40 : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
 + Năm 248: Khởi nghĩa của Bà Triệu .
 + Năm 542: Khởi nghĩa của Lý Bí ( Lý Bôn ) 
 + Năm 550: Khởi nghĩa của Triệu Quang Phục 
 + Năm 722 : Khởi nghĩa của M ... kịch Ở Vương quốc Tương Lai ( bài TĐ tuần 7 ) – BT1.
 - Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập và sự gợi ý cụ thể của GV ( BT2, BT3 ).
B.Phương pháp: 
- Phương pháp Hỏi – đáp
- Phương pháp thảo luận nhóm
C.- Đồ dùng dạy-học :
- Bảng phụ ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể . 
D-Các hoạt động dạy-học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.- Kiểm tra bài cũ : (5) Hỏi HS :
- Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian
- Hãy kể lại câu chuyện em đã kể hôm trước .II.- Dạy bài mới : (28)
1 / Giới thiệu : Trong tiết học trước ,các em đã luyện tập phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian .Tiết học này giúp các em luyện tập phát triển câu chuyện từ một trích đoạn kịch ( Ở Vương quốc Tương L ai ) theo hai cách khác nhau : phát triển theo trình tự thời gían và phát triển theo trình tự không gian .
2/ Hướng dẫn HS làm bài :
Bài tập 1 :
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 .
- Giao việc : Các em đọc lại trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai và kể lại câu chuyện ấy theo thứ tự thời gian .
-Treo bảng phụ ,giới thiệu một mẫu chuyển thể .
- Gọi vài HS đọc bài mẫu .
- Cho HS suy nghĩ làm bài .
- Cho HS thi kể .
- Nhận xét , tuyên dương những em kể hay .
Bài tập 2 : 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 .
- Giao việc : Bài tập đưa ra tình huống là trong cùng thời gian bạn Tin-tin thăm một nơi ,bạn Mi –tin thăm một nơi . Em hãy kể lại câu chuyện theo hướng đó .
- Cho HS suy nghĩ làm bài .
- Cho HS thi kể .
- Nhận xét , tuyên dương những em kể hay .
Bài tập 3 :- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3 
 - Giao việc : Bài tập yêu cầu các em so sánh cách kể chuyện trong bài tập 2 có gì khác với cách kể chuyện trong bài tập 1.
- Cho HS làm bài 
- Nêu nhận xét .
IV.- Củng cố – Dặn dò : (2)
- Dặn HS về nhà sửa lại câu chuyện đã viết ở lớp và kể cho người thân nghe và chuẩ bị cho tiết sau 
- Nhận xét tiết học :
-1 HS trả lời nêu được :
-Thể hiện sự tiếp nối về thời gian để nối đoạn văn với các đoạn văn trước đó .
- 1 HS kể chuyện .
- Nghe giới thiệu bài .
- 1 HS đọc bài tập 1 .
- Xem mẫu rồi làm bài .
- 1 HS khá kể .
- Cả lớp nhận xét .
- Một số HS thi kể.
- 1 HS đọc to , cả lớp lắng nghe .
- Tập kể theo cặp .
- Một vài em thi kể .
- Lớp nhận xét .
- 1HS đọc yêu cầu bài tập 3 .
- HS làm bài nêu được : 
a)Về trình tự sắp xếp các sự việc : có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại .
b) Từ ngữ nối kết đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi .
Khoa học: Ăn uống khi bị bệnh 
A/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết người bệnh cần ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô- rê- dôn hoặc chuâbr bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
GDMT:- Giáo dục HS tự nhận thức về chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường.
	 - Kĩ năng ứng xử khi bị bệnh.
B.Phương pháp:
 - Phương pháp quan sát. Trò chơi
 - Phương pháp thảo luận nhóm
C.- Đồ dùng dạy-học:
- Các hình minh họa trang 34,35 SGK ; bảng phụ ghi sẵn câu hỏi thảo luận . 
D-Các hoạt động dạy-học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.- Kiểm tra bài cũ : (5) 
-Hãy nêu một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh ?
- Khi bị bệnh phải nói cho ai biết ? vì sao ?
- Nhận xét ,cho điểm từng em .
II.- Dạy bài mới : (28) 
1/ Giới thiệu bi : Khi bị bệnh ta cần phải ăn uống như thế nào để cơ thể không bị suy dinh dưỡng. Qua bài học hôm nay các em sẽ biết được
2/ Hoạt động 1 : Chế độ ăn uống khi bị bệnh 
- Cho HS quan sát các hình minh họa trang 34 , 35 SGK rồi chia nhóm thảo luận và trả lời theo các câu hỏi 
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận , giúp các nhóm gặp khó khăn để đảm bảo mỗi HS đều được tham gia thảo luận .
- Cho các nhóm bốc thăm câu hỏi để trình bày trước lớp .
- Nhận xét ,tông hợp ý kiến của các nhóm HS .- Gọi 2 HS đọc mục bạn cần biết .
Hoạt động 2 : Thực hành chăm sóc người bị tiêu chảy 
- Cho cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong hình 4 , 5 ở trang 35 SGK .
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm .
- Kiểm tra dụng cụ các nhóm đã chuẩn bị .
- Cho HS quan sát kĩ hình minh hoạ ở trang 35 rôi thực hành nấu cháo muối và pha dung dịch ô-rê-dôn .
- Nhóm tổ 1+ 2 pha dung dịch ô-rê-dôn : 1 em làm , cả nhóm quan sát .Sau đó từng em phải nói lại cách làm .
- Nhóm tổ 3 thực hành nấu cháo muối : quan sát tranh rồi trình bày cách nấu với liều lượng nước , gạo , muối hợp lí , cách đun nấu chứ không thực hành nấu tại lớp .
- Cho đại diện các nhóm trình bày ,cả lớp nhận xét thống nhất ý kiến .- Kết luận :
 Người bị tiêu chảy mất rất nhiều nước nên cần cho uống nước cháo muối và dung dịch ô-rê-dôn để chống mất nước .Ngoài ra vẫn phải cho người bênh ăn các loại thức ăn bổ dưỡng như cá,thịt,trứng,rau xanh,hoa quả,
Hoạt động 3 : Trò chơi đóng vai 
- Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.
- Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm cách giải quyết , tập vai diễn và diễn trong nhóm, đảm bảo HS nào cũng được đóng vai
III.- Củng cố – Dặn dò: (2)
- Cho HS đọc lại mục bạn cần biết ( trang 35 SGK) để củng cố kiến thức .
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị cho bài sau :” Phòng tránh tai nạn đuối nước “
- Nhận xét tiết học .
 .
- 2 HS trả lời 
- Nghe giới thiệu bài .
- Chia 3 nhóm, tiến hành thảo luận . Sau đó đại diện từng nhóm lên bốc thăm . Bốc trúng câu hỏi nào sẽ trả lời câu hỏi đó ,các nhóm khác bổ sung .
- 2 HS đọc mục bạn cần biết ở SGK .
- Cả lớp quan sát ,1em đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh 1HS đọc câu trả lời của bác sĩ .
- Tiến hành thực hành theo nhiệm vụ được giao rồi cử đại diện trình bày ,nêu được :
*Nhóm 1+2 : Cách pha dung dịch ô-rê-dôn 
Cho nước vào cốc với lượng vừa uống .Dùng kéo sạch cắt đầu gói ô-rê-dôn đổ vào cốc có nước .Lấy đũa hoặc thìa khuấy đều cho tan ô-rê-dôn rồi cho người bệnh uống. 
*Nhóm 3 : Cách nấu cháo muối 
 Cho một nắm gạo , một ít muối và 4 bát nước vào nồi đun nhỏ lửa cho đến khi gạo nở bung thì dùng thìa đánh loãng rồi múc ra bát ,để nguội dần rồi cho người bị tiêu chảy uống .
 Tiến hành trò chơi .
-Nhận tình huống và suy nghĩ cách diễn .- HS trong các nhóm tham gia giải quyết tình huống .Sau đó cử đại diện trình bày trước lớp .- Cả lớp xem và tham gia nhận xét .
Kĩ thuật: §8: Khâu đột thưa (t1)
A/ Mục tiêu:
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa .
- Khâu được các mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
B Phương pháp:
 - Phương pháp Trực quan- quan sát
 - Phương pháp thực hành
C.- Đồ dùng dạy-học :
- Tranh quy trình khâu mũi đột thưa .
- Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len trên giấy bìa .
- Vật liệu ,dụng cụ : 1 mảnh vải trắng hoặc màu kích thước 20 cm x 30 cm ..kim.chỉ khâu , kéo , thước ,phấn vạch.
D-Các hoạt động dạy-học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.- Kiểm tra : (5) Kiểm tra dụng cụ ,vật liệu của HS đã chuẩn bị ,mang theo để thực hành bài học .
II.- Dạy bài mới : (28)
 1/Giới thiệu bài : Nêu đề bài và mục đích bài học .
2/Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu 
- Giới thiệu mẫu đường khâu đôt thưa ,hướng dẫn HS quan sát rồi nêu đặc điểm của các mũi khâu đột thưa và so sánh với mũi khâu thường .
- Giải thích thêm : Khi khâu đột thưa phải khâu từng mũi một ( sau mỗi mũi khâu phải rút chỉ một lần ) , không khâu được nhiều mũi mới rút chỉ một lần như khâu thường .
- Vậy thế nào là khâu đột thưa ?
- Nhắc lại khái niệm về khâu đột thưa để kết luận hoạt động 1 .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn các thao tác kĩ thuật 
- Treo tranh quy trình khâu đột thưa .
- Hướng dẫn HS quan sát các hình 2,3,4 ( SGK ) để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa .
-Lưu ý HS một số điểm :
 + Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái . + Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “ lùi 1 , tiến 3” có nghĩa là mỗi mũi khâu được bắt đầu bằng cách lùi lại đường dấu 1 mũi để xuống kim,ngay sau đó lên kim cách điểm vừa xuống kim một khoảng cách gấp 3 lần chiều dài một mũi khâu và rút chỉ .
 + Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
 + Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường .
- Kết luận hoạt động 2 : Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ,mục 2.
- Cho HS thực hành khâu thử trên giấy kẻ ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu 
III.- Củng cố – Dặn dò : (2)
- Nhắc lại quy trình khâu đột thưa
- Dặn HS về nhà chuẩn bị vật liệu dụng cụ theo SGK để học bài khâu đột thưa (tt) .
- Nhận xét tiết học 
Lấy vải ,kim,chỉ ,kéo , thước ,phấn vạch đã chuẩn bị để GV kiểm tra .
-Ghi đề bài .
-Quan sát mẫu và nhận xét nêu được : Ở mặt phải đường khâu , các mũi khâu cách đều nhau giống như đường khâu các mũi khâu thường .Ở mặt trái đường khâu,mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề .
- Nêu được khái niệm về khâu đột thưa : Khâu đột thưa là cách khâu từng mũi một để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở mặt phải của sản phẩm. Ở mặt trái , mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề .
- Quan sát tranh rồi nêu được quy trình + Vạch đường dấu ( như khâu thường )
 + Khâu từng mũi như hướng dẫn ở các hình 2a , 2b , 2c , 2d trang 22 SGK .
+ 1HS đọc mục 2 phần ghi nhớ .
- Tập khâu trên giấy kẻ ô li .
-HS tự nhận xét về đường khâu thử .
Sinh hoạt lớp
A/ Mục tiêu:
HS biết nhận xét chính xác về các hành vi của bạn
HS có ý thức làm việc theo tập thể.
B /Các hoạt động dạy-học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần 8:
- Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi thi đua - HS ý kiến .
 - GV tổng kết nhận xét .
 + Trực nhật tốt
 + Chuẩn bị ĐDHT chưa đầy đủ: Trúc, Tính , Hoan,  
 + Không thực hiện tốt nội quy của đội: Trúc, Tính, Hải, 
 2/ Kế hoạch tuần 9 
- Tiếp tục nhắc nhở HS không ăn quà vặt.
- HS giữ vệ sinh cá nhân , vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Nhắc HS đi học đúng giờ, đi học đều , chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ khi đến lớp
-Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của nhà trường, đội.
-Thực hiện bao,dán nhãn vở, sách. 
- Không nói tục, chữi thề.
 -Thực hiện trực nhật đúng quy định 
- Nhắc HS giữ vở sạch , viết chữ đẹp.
- Nhắc HS vềATGT
- Phòng cống tội phạm, ma tuý, mại dâm,
* Ý kiến của HS.
Lần lượt 3 tổ trưởng báo cáo.
HS chú ý lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN - 8.doc