Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Quang Trung - Tuần 9

Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Quang Trung - Tuần 9

Tập đọc (tiết 17)

THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I. MỤC TIÊU :

 1/ Kiến thức : - Hiểu những từ ngữ mới trong bài . Hiểu nội dung , ý nghĩa của bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ . Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em , không xem thợ rèn là nghề hèn kém . Câu chuyện giúp em hiểu mơ ước của Cương là chính đáng , nghề nghiệp nào cũng đáng quý .

 2/ Kỹ năng : - Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại .

 3/ Thái độ : - Biết ước mơ , giúp đỡ cha mẹ .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông .

 - Bảng phụ viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .

 

doc 38 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Quang Trung - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc (tiết 17)
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. MỤC TIÊU :
 1/ Kiến thức : - Hiểu những từ ngữ mới trong bài . Hiểu nội dung , ý nghĩa của bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ . Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em , không xem thợ rèn là nghề hèn kém . Câu chuyện giúp em hiểu mơ ước của Cương là chính đáng , nghề nghiệp nào cũng đáng quý .
 2/ Kỹ năng : - Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại .
 3/ Thái độ : - Biết ước mơ , giúp đỡ cha mẹ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông .
	- Bảng phụ viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : - Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn bài Đôi giày ba ta màu xanh , trả lời câu hỏi về nội dung mỗi đoạn . 
 3. Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
 - GV cho hs đọc mẫu lần 1
 - GV yêu cầu HS chia đoạn => chốt có thể chia bài làm 2 đoạn :
 + Đoạn 1 : Từ đầu  để kiếm sống .
 + Đoạn 2 : Phần còn lại .
 - HS đọc tiếp nối từng đoạn , phát hiện từ khó đọc, phân tích 
 - GV chốt : mồn một, kiếm sống, dòng dõi, quan sang, phì phào, cúc cắc => luyện đọc toàn bài đọc giọng trao đổi , trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng ,nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện cảm xúc
 - Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- HS lắng nghe
- 1 HS khá đọc, cả lớp đọc thầm
- HS tham gia chia đoạn, bạn nhận xèt, bổ sung
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở
cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
1 em đọc đoạn 1
 + Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì ?
+ Kiếm sống có nghĩa là gì ?
 + Nêu ý đoạn 1 ?
 - 1 em đọc đoạn 2
 + Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào ?
 + Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ?
 + Nội dung chính của đoạn 2 là gì ?
- Đọc thầm toàn bài , nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương :
 + Nêu nội dung chính của bài ?
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc đoạn 1 .
- Cương thương mẹ vất vả , muốn học một nghề để kiếm sống , đỡ đần cho mẹ .
- là tìm cách làm việc để tự nuôi mình
- Ý 1 : Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ .
- Đọc đoạn 2 .
- Mẹ cho là Cương bị ai xúi . Mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang , bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình .
- Cương nghèn nghẹn , nắm tay mẹ , nói với mẹ những lời thiết tha : nghề nào cũng đáng trọng , chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường .
- Ý 2 : Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em .
+ Cách xưng hô : đúng thứ bậc trong gia đình .
+ Cử chỉ lúc trò chuyện : thân mật , tình cảm .
+ Cử chỉ của mẹ : Xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ .
+ Cử chỉ của Cương : Mẹ nêu lí do phản đối , em nắm tay mẹ , nói thiết tha .
- Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý và cậu đã thuyết phục được mẹ .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm.
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
 - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Cương thấy  cây bông . 
 + Đọc mẫu đoạn văn.
 + Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Một tốp 3 em đọc toàn truyện theo lối phân vai .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
 4. Củng cố : 
	- Bài văn có ý nghĩa gì ? ( Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng cao quý để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng : học nghề rèn kiếm tiền giúp đỡ gia đình )
 5. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học .
	- Nhắc HS ghi nhớ cách Cương trò chuyện , thuyết phục mẹ .
 - Chuẩn bị : Điều ước của vua Mi-đát , tập chia đoạn, trả lời câu hỏi
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chính tả (tiết 9)
THỢ RÈN
I. MỤC TIÊU : 
 1/ Kiến thức : - Hiểu nội dung bài Thợ rèn .
 2/ Kỹ năng : - Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng bài thơ Thợ rèn . Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dễ viết sai l / n hoặc uôn / uông .
 3/ Thái độ : - Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa cảnh hai bác thợ rèn to khỏe đang quai búa trên cái đe có một thanh sắt nung đỏ .
	- Bảng phụ viết nội dung BT2a hoặc 2b .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : 
	- Đọc cho 2 , 3 em viết ở bảng lớp , cả lớp viết vào nháp các từ ngữ bắt đầu bằng r / d / gi hoặc có vần iên / yên / iêng đã luyện viết ở BT2 tiết trước .
 - Nhận xét bài cũ
 3. Bài mới 
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết 
MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả đoạn văn .
 - GV đọc bài thơ Thợ rèn .
 - Tìm hiểu nội dung :
 + Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả ?
 + Nghề thợ rèn có điểm gì vui nhộn ?
 + Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn ? 
 - Hướng dẫn viết từ khó : Yêu cầu HS 
tìm và luyện các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả .
 - Nêu cách trình bày bài thơ
 - Đọc cho HS viết .
 - Đọc toàn bài cho HS soát lại .
 - Chấm , chữa bài .
 - Nêu nhận xét .
Hoạt động lớp .
- Cả lớp theo dõi trong SGK .
- HS trả lời 
 + Từ ngữ : ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi, suốt tám giờ chân than mặt bụi , nước tu ừng ực, bóng nhẫy mồ hôi, thở qua tai .
 + Nghề thợ rèn vui như diễn kịch, già trẻ như nhau, nụ cười không bao giờ tắt.
 + Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn .
- Đọc thầm lại bài thơ , chú ý những từ 
ngữ mình dễ viết sai : trăm nghề , quai một trận , bóng nhẫy , diễn kịch , nghịch 
- Ghi tên bài thơ vào giữa dòng . Sau khi chấm xuống dòng , chữ đầu dòng nhớ viết hoa , có thể viết sát lề vở cho đủ chỗ
- Viết bài vào vở .
- HS soát lại
- Đổi vở cho nhau chữa bài
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
 - Bài 2 b : 
 + GV mời 3 , 4 nhóm lên bảng thi tiếp sức .
 + GV chốt : Bài thơ Thu ẩm nằm trong chùm thơ thu rất nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng quê VN.
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc thầm yêu cầu BT , suy nghĩ , làm bài .
- Sau thời gian quy định , đại diện mỗi nhóm đọc kết quả .
- Cả lớp nhận xét về chính tả , tốc độ làm bài , chữ viết , kết luận nhóm thắng cuộc 
- Vài em đọc lại những câu thơ của Nguyễn Khuyến .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
 4. Củng cố : 
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 - Nhận xét tiết học . Khen ngợi những em viết bài sạch , ít mắc lỗi , trình bày bài đẹp .
 5. Dặn dò : 
	- Yêu cầu HS về nhà học thuộc những câu thơ trên .
 - Chuẩn bị : Nếu chúng mình có phép lạ
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu (tiết 17)
MỞ RỘNG VỐN TỪ : ƯỚC MƠ
I. MỤC TIÊU :
 1/ Kiến thức : - Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ đề Trên đôi cánh ước mơ .
 2/ Kỹ năng :- Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ bổ trợ cho từ ước mơ và tìm ví dụ minh họa . Hiểu ý nghĩa một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm .
 3/ Thái độ : - Giáo dục HS biết ước mơ về tương lai tươi sáng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2,3 .
	- Từ điển .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Dấu ngoặc kép .
	- 1 em nói lại nội dung cần ghi nhớ trong bài Dấu ngoặc kép . Sau đó , mời 2 em viết lên bảng 2 ví dụ về sử dụng dấu ngoặc kép trong hai trường hợp :
	+ Dẫn lời nói trực tiếp .
	+ Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt .
 - Nhận xét bài cũ
 3. Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
- Bài 1 : Gọi HS đọc đề , yêu cầu bài tập
 + Phát giấy cho 3 , 4 em làm bài .
 + Nhận xét , chốt lại lời giải đúng :
 @ Mơ tưởng : mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai .
 @ Mong ước : mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai .
 - Bài 2 : 
 + Phát phiếu và từ điển cho các nhóm 
 + Gặp những từ chưa đúng , hướng dẫn cả lớp trao đổi , thảo luận , GV nên phân tích nghĩa để HS loại các từ ấy ra khỏi nhóm đồng nghĩa . Sau đó tổng kết xem nhóm nào có nhiều từ đúng .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm lại bài Trung thu độc lập , tìm từ đồng nghĩa với ước mơ ghi vào Sổ tay từ ngữ .
- Phát biểu ý kiến , có thể kết hợp giải nghĩa từ .
- Đọc yêu cầu BT .
- Các nhóm trao đổi , thảo luận , tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ ư ... ø rừng ở Tây Nguyên .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : 	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước - Nhận xét bài cũ
 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Khai thác sức nước .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm sông ngòi và việc khai thác sức nước của đồng bào Tây Nguyên .
 - Yêu cầu HS quan sát lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên và trả lời câu hỏi sau :
 + Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên ? Những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu ?
 + Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh ?
 + Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì ?
 + Các hồ chứa nước do Nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì ?
 + Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Y-a-li trên lược đồ và cho biết nó nằm trên con sông nào ?
 - Sửa chữa , giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày .
 - Mời 3 em lên chỉ 3 con sông : Xê- xan, Ba , Đồng Nai và nhà máy thủy điện Y-a-li trên bản đồ ở bảng .
 - GV mô tả thêm vị trí của nhà máy thủy điện Y- a- li và kết luận : Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông , do địa hình với nhiều cao nguyên xếp tầng đã khiến cho các lòng sông lắm thác ghềnh , là điều kiện để khai thác nguồn nước, sức nước của các nhà máy thủy điện trong đó phjải kể đến nhà máy thủy điện Y-a-li.
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm quan sát lược đồ hình 4 làm việc theo những gợi ý 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp, nhóm khác nhận xét.
 + HS chỉ trên lược đồ vị trí nhà máy thủy điện Y-a-li ( nằm trên con sông Xê- xan)
- 3 em lên chỉ trên bản đồ
- HS lắng nghe
Hoạt động 2 : Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm của rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên .
 - Quan sát hình 6 , 7 và đọc mục 4 SGK để trả lời các câu hỏi sau :
 + Tây Nguyên có những loại rừng nào ?
 + Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau ?
 + Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào việc quan sát tranh , ảnh và các từ gợi ý sau : rừng rậm rạp , rừng thưa , rừng thường một loại cây , rừng nhiều loại cây với nhiều tầng , rừng rụng lá mùa khô , xanh quanh năm
 - Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
 - Giúp HS xác lập mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật .
Hoạt động lớp , 
- HS quan sát hình 6, 7 và trả lời , bạn nhận xét, bổ sung
- Lập bảng so sánh 2 loại rừng : rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp .
- Vài em trả lời trước lớp .
Hoạt động 3 : Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên (tt) .
MT : Giúp HS nắm giá trị của rừng và việc sản xuất đồ gỗ ở Tây Nguyên .
 - Đọc mục 2 , quan sát hình 8 , 9 , 10 SGK và vốn hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi sau :
 + Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì ? + Gỗ được dùng làm gì ?
 + Kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ 
 + Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc khai thác rừng bừa bãi ở Tây Nguyên .
 + Thế nào là du canh , du cư ?
 + Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ?
GV chốt , liên hệ giáo dục : Việc khai thác rừng bừa bãi với nhiều nguyên nhân khác nhau đã và đang ảnh hưởng tới môi trường và con người
 + Có những biện pháp nào để bảo vệ rừng ?
Hoạt động cá nhân .
- HS quan sát và dựa vào vốn hiểu biết của bản thân để trả lời , bạn nhận xét, bổ sung
 4. Củng cố : - Trình bày tóm tắt lại những hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên ( Trồng cây công nghiệp lâu năm , chăn nuôi gia súc có sừng , khai thác sức nước , khai thác rừng )
Đạo đức (tiết 9)
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
I. MỤC TIÊU :
 1/ Kiến thức : - Hiểu được : Thời giờ là cái quý nhất , cần phải tiết kiệm ; nắm cách tiết kiệm thời giờ .
 2/ Kỹ năng : - Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm .
 3/ Thái độ : - Ý thức cao trong việc sử dụng quỹ thời gian của mình .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- Các truyện , tấm gương về tiết kiệm thời giờ .
	- Mỗi em chuẩn bị 3 tấm bìa : màu đỏ , xanh và trắng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : 
 2. Bài cũ - GV ghi sẵn nội dung lên bảng phụ , yêu cầu HS giơ thẻ Đ,S và giải thích vì sao đối với các trường hợp sai .
 + Chỉ những nhà nghèo mới cần tiết kiệm (S)
 + Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của đúng mục đích (Đ)
 + Tiết kiệm tiền của là keo kiệt , bủn xỉn (S)
 + Tiết kiệm tiền của là ích nước lợi nhà (Đ)
 - Qua bài học tiết kiệm tiền của đã học, hãy cho biết hàng ngày các em đã tiết kiệm sách vở, đồ dùng học tập , đồ chơi của mình như thế nào ?
 - Đọc các câu ca dao sưu tầm được nói về tiết kiệm tiền của
 3. Bài mới :
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Kể chuyện 
MT : Giúp HS nắm thời giờ là cái quý nhất cần phải tiết kiệm.
 - GV treo tranh hỏi :
 + Nội dung tranh vẽ gì ?
 - Kể chuyện Một phút.
 - Hướng dẫn thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK 
 - GV yêu cầu các nhóm trình bày 
 + Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào ?
 + Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a trong cuộc thi trượt tuyết?
 + Sau chuyện đó , Mi-chi- a đã hiểu ra điều gì ?
 - Kết luận : Mỗi phút đều đáng quý . Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ .
 - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động lớp ,nhóm`.
- HS quan sát tranh và trả lời
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 
- Các nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét
Hs trả lời.
- HS đọc
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm .
MT : Giúp HS biết cách giải quyết đúng các tình huống .
 - Chia nhóm , giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống .
 + HS đến phòng thi muộn
 + Hành khách đến muộn giờ tàu chạy, máy bay cất cánh
 + Người bệnh đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm
 - Kết luận :
 + HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi .
 + Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu , nhỡ máy bay sẽ ảnh hưởng đến công việc.
 + Người bệnh được đưa vào bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng .
Tất cả mọi người đến muộn giờ sẽ xảy ra những chuyện đáng tiếc
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm 4 em thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Các nhóm khác chất vấn , bổ sung ý kiến .
- HS lắng nghe
Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ .
MT : Giúp HS biết bày tỏ thái độ qua các tình huống nêu trong bài tập .
 - GV yêu cầu HS giơ thẻ đỏ nếu tán thành, thẻ cam nếu không tán thành , thẻ vàng nếu còn lưỡng lự
 a+ Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mất tiền mua nên không cần tiết kiệm
 b+ Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày không làm việc gì khác .
 c+ Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ làm nhiều việc 1 lúc
 d+ Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ 1 cách hợp lý, có hiệu quả
 - GV kết luận : Ý kiến d là đúng . Các ý kiến a , b , c là sai .
Hoạt động lớp .
- HS giơ thẻ và giải thích lý do vì sao không tán thành hoặc lưỡng lự
 4. Củng cố : 
	- Vài em đọc lại Ghi nhớ SGK .
 - Nhận xét tiết học
 5. Dặn dò : 
- Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân .
	- Lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân .
	- Viết , vẽ , sưu tầm các truyện , tấm gương , ca dao , tục ngữ về tiết kiệm thời giờ .
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 9 : Khâu đột thưa (t2)
I ) Mục tiêu : 
- HS biết cách khâu đột thưa .
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu .
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì , cẩn thận .
II) Chuẩn bị : GV : Tranh quy trình , mẫu , vải , len hoặc sợi , kim ,kéo 
 HS : Vải , len hoặc sợi , kim ,kéo 
III) Hoạt động - dạy học : 
Bài cũ : KT sự CB của học sinh 
Bài mới : a) GT bài – ghi đề 
Giáo viên
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu 
 Cho HS xem bài mẫu bằng mũi khâu đột thưa
Gợi ý quan sát :
_ Các mũi khâu thế nào ? 
_ Cách đặt vải thế nào ? Cho HS nhắc lại ghi nhớ 
Nhận xét chốt lại các bước khâu bằng mũi khâu đột thưa
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS nhắc nhở các em thực hành 
Quan sát uốn nắn 
Hoạt động 2; Đánh giá kết quả học tập của HS
Nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
 + Khâu theo cạnh dài của mảnh vải . Đường khâu cách đều mép vải
 + Đường khâu mặt trái tương đối thẳng
 + Các mũi khâu tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
 + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
v Nhận xét đánh giá sản phẩm của HS
Học sinh
+ Quan sát 
- . . cách đều nhau . ..
+ Bước 1 : vạch dấu đường khâu
+ Bước 2 : khâu lược 
+ Bước 3 : khâu bằng mũi khâu đột thưa.
- Trưng bày sản phẩm lên trước mặt 
- HS đánh giá sản phẩm của mình 
 3) Củng cố : Nhận xét đánh giá về tinh thần thái độ và kết quả học tập của các em 
 Dặn dò : Chuẩn bị dụng cụ , vật liệu tiết sau học “Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột”
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 09.doc