Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Hiệp Cát

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Hiệp Cát

TẬP ĐỌC

Nỗi dằn vặt của An- đrây - ca

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm,bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. ( TLCH trong SGK)

II. ĐỒ DÙNG

- Tranh minh hoạ bài đọc

 

doc 21 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Hiệp Cát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Chào cờ
Nội dung do nhà trường tổ chức
_______________________________________
Thể dục
Đồng chí Phan Thị Hải lên lớp
________________________________________
Tập đọc
Nỗi dằn vặt của An- đrây - ca
I. Mục đích yêu cầu
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm,bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. 
- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. ( TLCH trong SGK)
II. Đồ dùng
- Tranh minh hoạ bài đọc
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : Gà Trống và Cáo
- Yêu cầu HS đọc thuộc và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét tính cách hai nhân vật Gà Trống Cáo ?
- NHận xét, đánh giá
2. Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài :
- Câu chuyện nỗi dằn vặt của An-đrây-ca sẽ cho các em biết An-đrây-cacó phẩm chất đáng quý mà không phải ai cũng có . Đó là phẩm ch ất gì ? bài học này sẽ giúp các em hiểu điều đó . 
b. Hướng dẫn luyện đọc : 
- Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó. Sửa lỗi phát âm cho HS .
- Đọc diễn cảm cả bài giọng trầm , buồn , xúc động . Lời ông đọc giọng mệt nhọc , yếu ớt . ý nghĩ của An-đrây-ca đọc với giọng buồn , day dứt . Lời mẹ dịu dàng , an ủi . Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả , gợi cảm : hoảng hốt , khóc nất , oà khóc , nức nở , tự dằn vặt .
c. Tìm hiểu bài : 
- Khi câu chuyện xảy ra , An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào ? 
- Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông , thái độ của An-đrây-ca thế nào ? 
- An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ? 
- Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ? 
- An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào ? 
- Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào ? 
d. Đọc diễn cảm : 
- Hướng dẫn HS luyện đọc . 
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn “ Bước vào phàng  ra khỏi nhà “
Hoạt động nối tiếp 
- Nêu ý nghĩa truyện ?
- Đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩa của truyện ?
- Chuẩn bị bài : “Chị em tôi”
- HS đọc và trả lời câu hỏi .
- Nhận xét 
- HS G, K đọc cả bài 
- HS TB, Y đọc nối tiếp 
- Luyện đọc theo cặp
- Đọc thầm phần chú giải.
- HS G, K đọc lại bài .
HS TB, Y trả lời 
- An-đrây-ca lúc đó mới 9 tuổi , em sống cùng ông và mẹ . Ong đang ốm rất nặng . 
HS TB, Y trả lời 
- An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay .
HS TB, Y trả lời 
- An-đrây-ca được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc . mải mê nên quên lời mẹ dặn . Mãi sau em mới nhớ ra , chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về .
HS TB, Y trả lời 
- An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên . Ông đã qua đời. 
HS G, K trả lời 
+ An-đrây-ca oà khóc khi biết em qua đời . Bạn cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng , mua thuốc về chậm mà ông chết . 
+ An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe .
+ Mẹ an ủi , bảo An-đrây-ca không có lỗi nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đên bạn nức nở dưới gốc cây táo do ông trồng . Mãi khi đã lớn, em vẫn tự dằn vặt mình .
HS G, K trả lời 
- An-đrây-ca rất yêu thương ông, không tha thứ cho mình vì ông sắp chết còn mải chơi bóng, mang thuốc về nhà muộn. An-đrây-ca rất có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- HS TB, Y đọc nối tiếp 
- Luyện đọc diễn cảm
- HS TB, Y nối tiếp nhau đọc diễn cảm.
- HS G, K đọc phân vai.
- Chú bé trung thực , Chú bé giàu tình cảm , Tự trách mình , Nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân  
- Bạn đừng ân hận nữa . Ong bạn chắc rất hiểu tấm lòng của bạn .
____________________________________
TOáN
I. Mục tiêu : 
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ 
- HS TB, Y làm được các BT1, BT2 Tr33
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bảng nhóm – bảng con : 
III. Các hoạt động dạy học : 
1. Kiểm tra bài cũ : Biểu đồ (tt)
Gọi 2 HS làm BT 2a Tr30
nhận xét, đánh giá
2. Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài : “đọc được một số thông tin trên biểu đồ” 
b. thực hành : 
* Bài tập 1:
- Giúp HS củng cố cách “đọc” biểu đồ tranh vẽ
* Bài tập 2:
Giúp HS củng cố cách “đọc” biểu đồ cột
GV có thể hỏi thêm:
VD: ? Số ngày mưa ở tháng nào nhiều nhất, ít nhất ? Số ngày mưa của tháng 7 nhiều hơn số ngày mưa trung bình của 3 tháng là bao nhiêu ngày?
Bài 3 : ( Dành cho HS khá giỏi nếu còn thời gian)
Hoạt động nối tiếp 
 Nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài : “Luyện tập chung”
HS thực hiện 
HS nhận xét
1 HS nêu yêu cầu BT
HS làm bài vào vở
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS TB, Y trình bày miệng kết quả 
1 HS nêu yêu cầu BT
HS làm bài vào vở
HS TB, Y trình bày miệng kết quả 
-HS đọc các số liệu tren biểu đồ, so sánh số cá thu được trong các tháng 
- HD HS tự quan sát và vẽ lại biểu đồ vào vở Toán thực hành.
______________________________________________________
Buổi chiều : Đồng chí Mạc Thị Hương - lên lớp
__________________________________________________________________
Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010
Buổi sáng Đồng chí Mạc Thị Hương lên lớp
__________________________________________________________________
chiều Dạy phân loại đối tượng
Học sinh khá giỏi cả khối 4
Môn Tiếng Việt
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố và nâng cao cách nhận diện danh từ và luyện viét đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
 - HS làm được các bài tập về DT và viết được đoạn văn kể chuyện.
 - GD HS yêu thích viết văn
II chuẩn bị 
 - Hệ thống bài tập
III. Lên lớp
A. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là DT, DTC, DTR? Lấy VD?
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2 . Hướng dẫn ôn lại các kiến thức về DT
- GV dùng câu hỏi gợi mở để HD HS nhớ lại các khái niệm về DT, DTC, DTR, DT chỉ khái niệm và DT chỉ đơn vị .
- HD cách nhận diện DT
Cách 1: Dựa vào khái niệm về DT
Cách 2: Dựa vào khả năng kết hợp với các từ đứng trước và đứng sau theo mô hình 
 Đứng trước DT DT đứng sau DT
 Một , vài , mấy , những này , kia, ấy , đó,...
3. luyện tập
Bài 1: Tìm các DT trong đoạn văn sau và xếp chúng vào cột DTC- DTR:
 “ Núi Sam thuộc làng Vĩnh Tế. Làng có miếu Bà Chúa Sứ, có lăng Thoại Ngọc Hỗu-người đã đào con kênh Vĩnh Tế”
- GV củng cố cách nhận dạng DTC- DTR
Bài 2: Tìm 1 DT chỉ khái niệm 1 DT chỉ hiện tượng - Đặt câu với từ em tìm được.
Bài 3: Đặt 2 câu , mỗi câu đều sử dụng 2 DT “ lịch sử,dân tộc “ sao cho trong 2 câu đó mỗi từ này giữ chức vụ ngữ pháp khác nhau
Bài 4: Dựa vào bài thơ “ Gà Trống và Cáo “ em hãy xây dựng cốt truyện và viết lại đoạn văn kể về sự việc 1: cáo dụ Gà Trống xuống để ăn thịt Gà Trống.
- GV chấm một số bài - nhận xét cách viết đoạn văn
4. củng cố bài.
GV giải đáp thắc mắc của HS
- 3 HS trả lời và lấy VD.
- HS làm theo y/c của GV
- Lấy VD để nhận biết DT
- HS tự làm bài vào vở sau đó chữa bài 
- HS nghe
- HS tự tìm - đặt câu , thi đua đọc câu vừa đặt.
- HS làm theo gợi ý của GV
-HS làm theo HS viết vào vở
- HS nêu những chỗ mình chưa hiểu, chưa rõ
Môn Toán
I.mục tiêu
- Củng cố và nâng cao các KT về biểu đồ và giải toán có lời văn.
 - HS biết cách xem biểu đồ , lập biểu đồ , nhận dạng toán và giải
 -Có ý thức tự giác học tập
II chuẩn bị
 - Hệ thống bài tập
II. chuẩn bi: Hệ thống bài ôn tập,
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra vở luyện tập của HS
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. HD luyện tập 
Bài 1 : Số người tăng thêm của xã Xuân Phương trong 4 năm lần lượt là : Năm 2003 là : 2800 người 
 Năm 2004 là : 2600 người 
 Năm 2005 là : 2200 người 
 Năm 2006 là : 2000 người 
a)Hãy vẽ biểu đồ biểu thị : Số người tăng thêm của xã xuân phương trong 4 năm 
b ) Dựa vào biểu đồ hãy TLCH:
 + Số người tăng thêm của xã Xuân Phương tăng hay giảm?
 + Năm 2006 Số người tăng thêm của xã Xuân Phương ít hơn so với năm 2003 là bao nhiêu người?
 + TB mỗi năm xã Xuân Phương tăng thêm bao nhiêu người?
Bài 2: Một cửa hàng ngày đầu bán dược 210 tạ muối, ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày đầu 30 tạ muối, Ngày thứ ba bán được số muối bằng một phần hai số muối của 2 ngày đầu. Hỏi TB mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu tạ muối?
Bài 3: Tổng số thóc của kho 1 và 2 là 34137kg. Tổng số thóc của kho 2 và 3 là 51792kg. Tổng số thóc của kho 1 và 3 là 43155kg . Tìm số thóc mỗi kho?
3. Củng cố bài 
- Gv nhắc lại cách vẽ biểu đồ và giải toán bằng nhiều cách 
- HS kiểm tra chéo .
- HS đọc đề xác định y/c rồi tự vễ vào vở theo HS của GV.
- HS nhìn vào biẻu đồ vừa vẽ trả lời miệng.
- HS đọc đề xác định y/c- tóm tắt rồi giải vào vở.
- 1 HS chữa bài
- Tổ chức cho HS làm việc cặp đôi thi tìm nhiều cách giải khác nhau
__________________________________________________________________
Thứ tư ngày 6 tháng 10 năm 2010
CHíNH Tả (Nghe - viết)
Người viết truyện thật thà 
I. Mục đích, yêu cầu : 
- Nghe - viết đúng và trình bày chính tả sạch sẽ ; trình bày đúng bài đối thoại của nhân vật. 
- Làm đúng BT2 và BT3a 
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ viết nội dung BT2
III. Các hoạt động dạy học : 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1 HS lên bảng đọc các từ ngữ cho 3 HS viết.
- Nhận xét về chữ viết của HS.
2. Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài : Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết lại câu chuyện vui nói về nhà văn Pháp nổi tiếng Ban-dắc.
b. Hướng dẫn viết chính tả :
* Tìm hiểu nội dung truyện
- Gọi HS đọc truyên.
- Hỏi: + Nhà văn Ban-dắc có tài gì?
+ Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó viết trong truyện.
- Yêu cầu HS đọc và luyện viết các từ vừa tìm được.
* Hướng dẫn trình bày
- GV HS nhắc lại cách trình bày lời thoại.
* Nghe – viết
* Thu, chấm, nhận xét bài
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS ghi lỗi và chữa lỗi vở BT 
- Chấm một số bài chữa của HS.
- Nhận xét.
* Bài 3a 
- Gọi HS đọc.
Hỏi: + Từ láy có tiếng chứa s hoặc x là từ láy như thế nào?
- Phát giấy và bút dạ cho HS.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm.
Hoạt động nối tiếp 
- HS ghi nhớ các từ láy vừa tìm được và chuẩn bị bài chính tả sau.
- Đọc và viết các từ:
+ lẫn lộn, nức nở, nồng nàn, lo lắng.
+ leng keng, len lén, hàng xén. 
- Lắng nghe.
- 2 HS G, K đọc thành tiếng.
+ Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
+ Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng.
- Các từ : Ban-dắc, truyện dài, truyện ngắn,. . .
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và mẫu.
- Tự ghi lỗi và chữa lỗi.
- HS nêu yêu cầu BT 
- Cả lớp thực hiện vào vở
- Nhận xét, bổ sung.
- HS TB, Y trình bày miệng 
ð Kết luận : 
 ... huận tiện nhất: 
325+ 1 268 + 332 + 675
2 547 + 1 456 + 6 923 - 456
100 - 99 + 98 - 97 + 96 - 95 + 94 - 93 + 92 - 91 + 90
-GV thống nhất cách làm đúng
 Bài 4: Một cửa hàng có 1 425 kg muối. Trong 2 ngày đầu bán được 321kg. Số còn lại bán trong 3 ngày sau. Hỏi:
 a) Trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki- lô -gam muối?
 b) Trong 3 ngày sau, trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki- lô -gam muối?
-GV thống nhất cách làm đúng
3. Củng cố bài:
- GV chấm một số bài - nhân xét và giải đáp thắc mắc của HS
-2 HS lên bảng thực hiện
- HS khá , giỏi tự làm các bài tập và tham gia trình bày trước lớp .
- HS yếu GV giúp đỡ giải lần lượt từng bài.
- 4 em lên bảng làm 
- HS khá , giỏi làm vào vở 
- 3 HS chữa bài.
- HS xác định dạng toán và tự làm 
-HS nêu ý kiến
___________________________________________________________
hoạt động tập thể 
GD ATGT 
Bài 5: Giao thông đường thuỷ và phương tiện GTĐT
I. Mục tiêu : 
 - Học sinh nắm được khái niệm giao thông đường thuỷ và các phương tiện tham gia giao thông đường thuỷ . Nắm được tầm quan trọng của giao thông đường thuỷ.
- Nắm được một số biển báo hiệu giao thông đường thuỷ.
- Có ý thức chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông đường thuỷ.
II. Đồ dùng
- Tranh ảnh SGK trang 18, 19, 20 SGK.
- Một số biển báo giao thông đường thuỷ làm bằng bìa. Bản đồ giao thông Việt Nam
III . Hoạt động dạy học : 
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Kể tên các loại đường giao thông và các phương tiện giao thông mà em biết?
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. Tìm hiểu về giao thông đường thuỷ
- GV dùng câu hỏi gợi mở để giúp HS nhận ra - Khái niệm về giao thông đường thuỷ .
- GV treo bản đồ giao thông y/c quan sát và chỉ các con đường GTĐT
- GV củng cố ,giới thiệu các đường giao thông trên sông , trên biển và kết luận về GTĐT,ý nghĩa ,tầm quan trọng của các loại đường thuỷ.
3. Phương tiện GTĐT.
- Y/c HS quan sát tranh ảnh SGK –TR18,19.20.và kể tên các phương tiện GTĐT, tác dụng của các loại phương tiện này
- HD liện hệ các phương tiện GTĐT ở địa phương
- Gọi đại diện chỉ vào từng hình và giới thiệu các PTGTĐT.
- GV củng cố và HD đi an toàn trên các PTGTĐT
4. Các biển báo hiệu GTĐT
- Cho HS quan sát các biển báo giao thông đường thuỷ.
- GV hướng dẫn nhận biết ý nghĩa các biển báo.
-GV củng cố KL như SGK
5. Củng cố bài
- Kể tên các tuyến đường GTĐT và PTGT đi trên đó?
- 2-3 HS kể
- HS trao đổi theo câu hỏi gợi ý để hiểu thế nào là GTĐT
- HS quan sát, 2-3 HS chỉ và giới thiệu.
- 2 HS nhắc lại.
- HS trao đổi cặp đôi.
- HS quan sát và nói cho nhau nghe
- HS tự liên hệ.
-3-4 HS nối tiếp nhau lên giới thiệu.
-HS quan sát,chỉ và mô tả các biển báo GTĐT, nêu ý nghĩa của các biển báo.
- 2 HS nhắc lại
-HS khá nêu.
_________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2010
Thể dục 
Đồng chí Phan Thị Hải lên lớp 
_________________________________________
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I. Mục đích yêu cầu
 -Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện “Ba lưỡi rìu” và những lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện“Ba lưỡi rìu”(BT1)
- Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện. (BT2)
II. Đồ dùng
- Các tranh minh họa truyện “ Ba lưỡi rìu” , vở BTTV
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ :
- HS đọc bài TLV viết tuần trước: Kể lại câu chuyện ”Em bé lạc mẹ” bằng lời của em bé. 
B. bài mới :
1. Giới thiệu bài :Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Quan sát tranh “ Ba lưỡi rìu”và đọc cốt truyện. 
- Y/c HS nêu tên truyện, các nhân vật , ND truyện? 
- Y/c dựa vào tranh và lời dẫn giải dưới mỗi tranh kể lại cốt truyện.
Bài 2: Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn truyện.
- GV HD HS đọc chú ý : cách xây dựng đoạn văn kể chuyện.
- HD làm mẫu tranh1: q/s tranh và TLCH theo gợi ý a, b.
- GV củng cố và chốt ý chính
-Y/c HS dựa vào đoạn vừa làm mẫu để phát triển các đoạn còn lại.
- Tổ chức cho HS kể lại câu chuyện theo nhóm.
- Thi kể trước lớp 
3.Củng cố bài :
- GV củng cố nội dung bài: cách xây dựng và phát triển câu chuyện.
- 2 HS đọc
-HS quan sát tranh, đọc thầm những câu gợi ý dưới tranh để nắm sơ lược cốt truyện. 
- 6 HS nối tiếp nhau đọc câu gợi ý dưới tranh.
- 2 HS khá,giỏi kể
-2 HS đọc, HS khác nghe.
- 2 HS khá nêu.
- HS giỏi đọc đoạn văn.
- HS làm vào vở BTTV
- HS kể theo nhóm 4
+-2-3 HS khá, giỏi kể trước lớp
-HS nhắc lại cách phát triển câu truyện.
________________________________________
Toán
Phép trừ
I. Mục tiêu
- Biết đặt tính và thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượtvà không liên tiếp.
- Hoàn thành được các bài tập : BT1; BT2(dòng1); BT3
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Đặt tính rồi tính
37525 + 41609 164738 + 435262
- Nêu cách thực hiện rồi nêu cách làm tính cộng ?
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2.Củng cố cách thực hiện phép trừ
-GV nêu phép trừ a, b lên bảng, y/c HS đặt tính và thực hiện- nêu cách tính?
a, 865279 - 450237 = ? b. 647253 - 285749 = ?
- GV củng cố cách thực hiện phép trừ
- Muốn thực hiện phép trừ ta làm như thế nào?
3. Luyện tập
* Bài 1; Bài 2 ( dòng1)
- HS xác định y/c của bài và tự làm vào vở
- Gọi HS đọc kết quả - cách làm.
Bài 3: Gọi HS đọc nội dung bài toán., phân tích sơ đồ
- Gọi HS lên bảng làn bài.
-GV nhận xét chốt nội dung bài.
Bài 4 : Hướng dẫn HS làm tương tự bài 3( dành cho HS khá giỏi làm thêm nếu còn thời gian)
- Y/c HS đọc đề, tóm tắt rồi giải vào vở
- Y/c HS khá giỏi tìm thêm TB 1 năm trồng được bao nhiêu?
4. Củng cố bài :
- Tự lấy 1 VD về phép trừ và thực hiện.
- Đặt đề toán tương tự bài 3
-2 HS thực hiện trên bảng
- Cả lớp làm vào nháp
- 1HS nêu yêu cầu
- 2 HS lên bảng làm
- HS khác tự làm bài
- HS khá giỏi nêu quy tắc trừ 
-HS tự làm bài.
- HS nối tiếp nhau báo cáo kq- cách làm.
-1 HS đọc bài toán rồi tự tóm tắt và giải.
1 HS chữa bài trên bảng.
- HS khá, giỏi làm
-3 HS lên bảng thi 
- HS khá giỏi đặt đề toán
_____________________________________________
Khoa học
Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
I. Mục tiêu
- Nêu được một số cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng:
 + Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé.
 + Cung cấp đủ chát dinh dưỡng và năng lượng.
- Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời.
II. Đồ dùng
Hình trang 26; 27 SGK
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu một số cách bảo quản thức ăn.
- Khi bảo quản thức ăn cần lựa chọn các loại thức ăn ntn ?
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2.Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1; 2 nhận xét mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ.
- Nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên?
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- GV giúp HS nêu kết luận : Trẻ em...còi xương
3. Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
- GV lần lượt nêu các câu hỏi :
 + Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ các em còn biết bệnh nào do thiếu chất dinh dưỡng ?
 + Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu dinh dưỡng?
- GV giúp HS nêu kết luận về cách đề phòng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng: Cần ăn đủ lượng...chữa trị.( HD liên hệ thực tế)
4.Chơi trò chơi
- GV hướng dẫn luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi.
- 2 HS trả lời.
- HS làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận về nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên.
- các nhóm khác bổ sung.
- 1, 2 HS nêu kết luận .
- HS dựa vào hiểu biết để trả lời các câu hỏi .
- 1 , 2 HS khá nêu kết luận .
- HS tự liên hệ bản thân về việc ăn uống ở gia đình.
 -Chia lớp thành hai đội.
- Mỗi đội cử ra một đội trưởng đứng ra rút thăm xem đội nào nói trước.
________________________________________
Âm nhạc 
Đồng chí Nguyễn Thị Hăng lên lớp
____________________________________________
Tiếng Việt (TH)
Luyện tập về Danh từ chung , Danh từ riêng
I. Mục đích yêu cầu
- Giúp HS nhắc lại củng cố về khái niệm, cách nhận biết về danh từ , danh từ chung và danh từ riêng. lấy ví dụ để minh hoạ và phân tích .
-Vận dụng làm các bài tập một cách thành thạo 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A.Kiểm tra bài cũ :
- Nhắc lại khái niệm về Danh từ , Danh từ chung và danh từ riêng – Lấy ví dụ minh hoạ
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2 . Hướng dẫn ôn lại các kiến thức về DT
- GV dùng câu hỏi gợi mở để HD HS nhớ lại các khái niệm về DT, DTC, DTR, DT chỉ khái niệm và DT chỉ đơn vị .
- HD cách nhận diện DT
Cách 1: Dựa vào khái niệm về DT
Cách 2: Dựa vào khả năng kết hợp với các từ đứng trước và đứng sau theo mô hình 
 Đứng trước DT DT đứng sau DT
 Một , vài , mấy , những này , kia, ấy , đó,...
3. Luyện tập
Bài 1: Gạch chân các DT trong câu sau
Dân giàu , nước mạnh.
Trèo đèo , lội suối.
Trung thu trăng sáng như gương
 Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.
Bài 2: Tìm các DTC và DTR trong đoạn văn sau:
‘’ Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộcvì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”
Bài 3: Tìm 1DT chỉ k/n, 1 DT chỉ đv, 1DTC, 1DTR . Đặt câu
4. Củng cố bài - Nhắc lại các cách nhận biết DT
- 3 HS lên bảng
- HS làm theo y/c của GV
- Lấy VD để nhận biết DT
- HS tự làm bài sau đó chữa bài
-3 HS lên gạch chân DT . HS khá phân loại DT 
- 1 HS lên gạch chân 
- HS tự tìm và viết câu . HS khá giỏi viết thành đoạn văn.
- 2 HS nhắc lại.
	_________________________________________
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
	 - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần; đề ra phương hướng trong tuần tới.
	- Phân công phụ trách ban chỉ huy chi đội mới.
II. Nội dung:
	1- Kiểm điểm nề nếp, họat động tuần 6
- Ban cán sự lớp lần lượt trình bày theo phân cấp kết quả theo dõi thi đua trrong tuần
-Lớp trưởng lên báo cáo tổng hợp về hoạt động trong tuần của lớp.
- ý kiến của các thành viên trong lớp.
- GV nhận xét chung:
+ ưu điểm: 
+ Tồn tại:
2- Phổ biến công tác thi đua tuần7
-Nề nếp : 
-Học tập :
-TDVS :
-Các hoạt động khác 
3.Văn nghệ : Tổ chức cho các em múa hát về mái trường , về quê hương đất nước 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6 lop4 Suu HCat Namsach Hduong.doc