Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học 9 năm học 2013

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học 9 năm học 2013

HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC

I. Mục tiêu:

- Có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc.

- Kiểm tra được 2 đường thẳng vuông góc với nhau bằng eke.

* Làm được BT4.

II. Đồ dùng dạy học :

- GV: Thước thẳng, êke, phấn màu. HS: êke.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 18 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học 9 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 9
 Thứ hai ngày 14 tháng 10 năm 2013
 Toán:
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc.
- Kiểm tra được 2 đường thẳng vuông góc với nhau bằng eke.
* Làm được BT4.
II. Đồ dùng dạy học : 
- GV: Thước thẳng, êke, phấn màu. HS: êke.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3 - 4’)
- 3HS lên vẽ góc nhọn, góc tù và góc bẹt ;nêu đặc điểm của từng góc.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 b. HĐ 1: Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc
(8-10’)
- Vẽ hình chữ nhật lên bảng và hỏi: Đây là hình gì? Đọc tên hình ?
- Các góc của hình chữ nhật có đặc điểm gì ?
- Nếu kéo dài hai cạnh BCvà DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng vuông góc với nhau.
- Vẽ hai đường thẳng M&N cắt nhau tại 0, hai đường thẳng này tạo thành mấy góc? Các góc này như thế nào?
- Ta thường dùng cái gì để kiểm tra hoặc vẽ hai đường thẳng vuông góc?
 b. HĐ 2: Luyện tập-Thực hành (17-18’)
 ² Bài 1: 
- Bài 1 yêu cầu ta làm gì?
- Vậy hai đường thẳng nào vuông góc với nhau?
- Vì sao hai đường thẳng này vuông góc với nhau?
² Bài 2:
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự thực hiện vào vở.
 ² Bài 3a: 
- Yêu cầu HS dùng êke kiểm tra góc vuông và nêu tên tùng đoạn thẳng vuông góc với nhau.
² Bài 4: (*)
- Gọi HS trả lời miệng
 3. Củng cố - Dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.
- 3 HS lên bảng.
- Hình chữ nhật ABCD. 
- Các góc của hình chữ nhật là góc vuông. 
- 1-2 HS nhắc lại.
- HS tính vào nháp và nêu cách thực hiện.
- Hai đường thẳng OM & ON vuông góc với nhau và tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O
- Ta thường dùng ê-ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc và vẽ góc vuông
- Dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không 
- Vì khi dùng ê-ke để kiểm tra thì thấy hai đường thẳng này cắt nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh I
- Tìm các cặp cạnh vuông góc với nhau.
- 1 HS lên làm bảng, lớp làm vào vở.
- Dùng êke để kiểm tra góc vuông, ghi vào vở các cặp đoạn thẳng vuông góc.
- HS trả lời miệng.
- Lắng nghe.
Tập đọc:
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã.thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. (trả lời các câu hỏi trong bài).
- KNS: Lắng nghe tích cực. Giao tiếp. Thương lượng.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3 - 4’) 
- Gọi 2 HS đọc từng đoạn bài “Đôi giày ba ta màu xanh” và trả lời câu hỏi. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
b. Luyện đọc: (9 - 10’)
- Cho HS đọc nối tiếp từng khổ thơ; GV kết hợp chữa lỗi phát âm, ngắt giọng; hướng dẫn luyện đọc các từ : mồn một, quan sang, phì phào, cúc cắc... 
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm.
- Các nhóm thi đọc trước lớp. 
- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.
* Tìm hiểu bài: (10 - 11’)
- Yêu cầu HS đọc thầm, đọc lướt từng đoạn, cả bài để trả lời các CH trong bài: 
+ Cương xin học nghề để làm gì?
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
+ Nhận xét cách chuyện của 2 mẹ con?
- Em hãy nêu ý nghĩa của bài? 
* Luyện đọc diễm cảm: (9 - 10’)
- Hướng dẫn HS đọc truyện theo cách phân vai. 
- Thi đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV nhận xét. 
3. Củng cố - Dặn dò: (2 - 3’)
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng 
- Nhận xét bài đọc của bạn.
- 1 HS đọc cả bài, lớp theo dõi
- HS đọc nối tiếp (3 lượt)
- Luyện đọc nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
- Lắng nghe.
- Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
- Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. 
- Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ tha thiết. Nghề nào cũng đáng trân trọng, chỉ những ai trộng cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
- Đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình. Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương rất dịu dàng với con.
- Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã.thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
- Mỗi nhóm 3 nhân vật. 
- HS thi đọc. 
- Lớp nhận xét. 
- Lắng nghe.
Chính tả: (Nghe - viết)
THỢ RÈN
Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.
- Làm đúng các BT 2b.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3 - 4’)
- GV đọc cho HS viết các từ: điện thoại, yên ổn, khiêng vác, chim yến.
- Nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. HĐ 1: Hướng dẫn nghe - viết chính tả(20-22)
- GV đọc mẫu bài thơ.
- 2 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm.
+ Bài thơ cho em biết những gì về nghề thợ rèn?
- Hướng dẫn HS viết các từ khó : thợ rèn, quệt, bụi, quai búa, bóng nhẩy...
- Nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào 1 ô li . Chú ý ngồi viết đúng tư thế .
- Đọc từng câu hoạt từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. 
- GV thu chấm 5 - 7 bài. 
- Gv nêu nhận xét chung.
c. HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập (5- 6’)
 ² Bài 2b: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2b.
- Treo bảng phụ viết viết nội dung bài 2b. 
- Yêu HS điền vào chỗ trống tiến có vần uôn hay uông
- GV nhận xét kết quả bài làm trên bảng. 
- Chốt lại lời đúng.
 3. Củng cố - Dặn dò: (2 - 3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp. 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn.
- HS viết vào nháp.
- Lắng nghe.
- HS viết bài. 
- Đổi vở cho nhau để soát lỗi. 
- Lắng nghe.
- Điền vào chỗ trống: uôn / uông
- Tiếng cần điền theo thứ tự là: uống, nguồn, muống, xuống, uốn, chuông.
- HS nhận xét bài bạn.
- HS sửa theo lời giải đúng.
- Lắng nghe.
 Thứ ba ngày 15 tháng 10 năm 2013
 Toán:
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về 2 đường thẳng song song.
- Nhận biết được 2 đường thẳng song song.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Thước thẳng và ê ke.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3-4’) 
- Gọi 2 HS vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau và gọi tên các góc? 
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 b. HĐ 1: Giới thiệu 2 đường thẳng song song (8-10’)
- Vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng, gọi HS đọc tên hình.
- Dùng phấn màu kéo dài 2 cạnh đối diện AB và CD. Hai đường thẳng AB và CD là 2 đường thẳng song song nhau.
- Tương tự cho HS kéo dài 2 cạnh AD và BC về 2 phía, thì cạnh AD và BC có song song nhau không ?
- Nêu: Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.
- Cho HS liên hệ các hình ảnh 2 đường thẳng song song ở xung quanh ta.
c. HĐ 2: Luyện tập (17-18’) 
² Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu 2 HS trả lời 2 câu.
- Nhận xét, chữa bài.
² Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình và nêu các cặp cạnh song song với cạnh BE.
² Bài 3a:
- Cho HS đọc nội dung bài
- Gọi HS trả lời câu a (b).
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài.
 3. Củng cố - Dặn dò: (2-3’)
- Thế nào là hai đường thẳng song song nhau ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- 2 HS lên bảng. 
- Hình chữ nhật ABCD.
-Theo dõi GV thực hiện.
- 1HS lên thực hiện và trả lời câu hỏi.
-Vài HS nhắc lại.
- 2 cạnh đối diện của bảng đen, 2 mép đối diện của vở, các chấn song cửa sổ..
- 1HS đọc
a/AB & DC ; AD & BC
b/ MN & PQ ; MQ & NP
- Cạnh AB & CD song song với cạnh BE.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- 2 em trả lời 2 câu.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Là 2 đường thẳng không bao giờ cắt nhau.
- Lắng nghe.
Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước; bằng tiếng mơ (BT1, 2)
- Ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3)
- Nêu được ví dụ minh họa về một loại ước mơ (BT4).
- Giảm tải : Không thực hiện bài tập 5.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3- 4’)
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và cho ví dụ về sử dụng dấu ngoặc đơn trong trường hợp :
+ Dùng để dẫn lời nói trực tiếp.
+ Dùng để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện tập (9-10’)
² Bài 1: 
- Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm bài tập đọc Trung thu độc lập tìm từ đồng nghĩa với từ ước mơ.
- Gọi HS trả lời.
- GV nhận xét chốt lời giải.
² Bài 2: 
- Yêu cầu HS tìm thêm từ cùng nghĩa với từ ước mơ; GV phát giấy to lớp thảo luận nhóm.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng. 
 ² Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Cho 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
 ² Bài 4: 
- Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Cho HS làm việc nhóm đôi tham khảo gợi ý 1 bài Kể chuyện đã nghe đã đọc (Trang 81) để tìm ví dụ về những ước mơ.
- Gọi HS nêu ví dụ về một loại ước mơ.
3. Củng cố - Dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về học bài và chuẩn bị tiết sau .
- 3 HS trả lời. 
- Ghi lại những từ cùng nghĩa với từ ước mơ trong bài tập đọc Trung thu độc lập.
- HS đọc thầm và tìm hiểu 
- Phát biểu( mơ tưởng, mong ước)
- Tìm từ cùng nghĩa với ước mơ.
- Thảo luận nhóm 4. Một số nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. ước hẹn, ước đoán, ước nguyện, ước muốn, ước ao; mơ mộng, mơ tưởng, mơ màng.
- Lắng nghe.
- Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ thể hiện sự đánh giá.
- 3 HS lên bảng làm.
- Nêu ví dụ về mỗi loại ước mơ trên.
- Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- HS nêu: Ước mơ được đánh giá cao: Ước mơ trở thành luật sư giỏi, bác sĩ; ước mơ không được đánh giá cao: có xe đạp
- Lắng nghe.
Kể chuyện: 
KỂ CHUYỆN ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu:
- Chọn được 1 câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè người thân. 
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- KNS: Thể hiện sự tự tin. Lắng nghe tích cực. Đặt mục tiêu. Kiên định
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Khởi động: (3- 4’)
- Gọi 2HS kể lại một câu chuyện nói về ước mơ đẹp hay ước mơ viễn ... ng của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3-4’)
- Treo bảng phu đã ghi sẵn đoạn văn, yêu cầu HS gạch 1 gạch dưới danh từ chung chỉ người và vật, gạch 2 gạch dưới danh từ riêng chỉ người.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. HĐ 1: Phần nhận xét (10-12’) 
 Ÿ Bài 1:
- Gọi HS đọc nội dung bài 1
 Ÿ Bài 2:
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, tìm các từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoạt của thiếu nhi, chỉ trạng thái của sự vật.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng
+ Những từ em vừa tìm được chỉ gì?
- Những từ chỉ hoạt động, trạng thái của ngườivà vật ta gọi là động từ.
+ Vậy động từ là gì?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Gọi HS nêu ví dụ về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái.
c. HĐ 2: Luyện tập (14-16’)
 ² Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi 1vài HS dưới lớp trình bày.
² Bài 2:
- Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Cho HS gạch vào SGK, 1HS lên bảng làm.
- Nhận xét ,chốt lại ý đúng.
² Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Treo tranh và gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi.
- Tổ chức cho HS thi diễn kịch câm.
 3. Củng cố - Dặn dò: (2-3’)
- Thế nào là động từ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.
- DT chung: Thần, vua, cành, sồi, vàng, quả táo, đời
- DT riêng: Đ-ô-ni-dốt, Mi-đát.
- 2HS đọc, lớp đọc thầm.
- Hoạt động nhóm đôi.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Chỉ hoạt động, trạng thái của người và vật
-Vài HS trả lời
- 2 HS đọc phần ghi nhớ.
- Đi, chạy, nhảy
- 1 HS đọc.
- 1 số HS lên trình bày.
- Nhận xét bài bạn
- Gạch dưới động từ trong các đoạn văn 
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào sách bằng bút chì.
- Nhận xét bài trên bảng
- 1 HS đọc đề bài.
- 2 HS mô tả.
- Các nhóm lên thi diễn kịch câm
- Trả lời.
- Lắng nghe.
Toán (NC):
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức về dãy số.
- Củng cố cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Luyện tập: 
- Yêu cầu HS thực hiện các bài tập sau:
Ÿ Bài 1:
Dãy các số tự nhiên liên tiếp từ 36 đến 620 có tất cả bao nhiêu số chẵn? Bao nhiêu số lẻ?
Ÿ Bài 2:
Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 56m. Biết rằng nếu giảm chiều dài đi 4m và tăng chiều rộng thêm 4m thì mảnh đất đó sẽ trở thành hình vuông. Tính diện tích mảnh đất ban đầu. 
Ÿ Bài 3: 
Có hai thùng đựng tất cả 398l nước mắm. Nếu lấy bớt 50l nước mắm ở thùng thứ nhất đổ sang thùng thứ hai thì thùng thứ hai sẽ đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 16l. Tính số lít nước mắm ở mỗi thùng lúc đầu.
Tập làm văn ( NC):
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Kể lại được câu chuyện đã đọc có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
- Rèn tính cẩn thận, sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Hướng dẫn HS luyện tập
 Đề bài: Hãy nhập vai cậu bé Lái trong truyện “ Đôi giáy ba ta màu xanh” kể lại niềm vui của em khi được tặng cho đôi giày ba ta mà em thích. 
- Em phải nhập vai vào nhân vật nào?
- Em phải kể lại câu chuyện theo trình tự nào?
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm, lưu ý kể theo trình tự thời gian.
- Gọi HS tham gia thi kể chuyện, HS chưa kể theo dõi, nhận xét.
- Yêu cầu hoàn thành câu chuyện vào vở.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành câu chuyện vào vở và chuẩn bị bài sau.
- 2-3 HS đọc đề bài.
- Cậu bé Lái.
- Cần kể chuyện theo trình tự thời gian.
- Thay nhau kể chuyện và nhận xét: bạn kể đã đúng trình tự thời gian chưa, đã dùng từ ngữ nào ở câu mở đầu đoạn văn để thể hiện sự tiếp nối về ý với đoạn trước.
- 2, 3 HS kể chuyện.
- Nhận xét phần kể chuyện của bạn.
- Thực hiện vào vở.
- Lắng nghe.
Thứ sáu ngày 18 tháng 10 năm 2013
Toán:
THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu: 
- Vẽ được hình chữ nhật và hình vuông (bằng thước kẻ và êke).
- Yêu thích học Toán, rèn tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - GV: Thước thẳng, eke, phấn màu. 
- HS: Thước thẳng, eke, bút chì.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1-2’)
 2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. HĐ 1: Hướng dẫn vẽ theo độ dài các cạnh 
(12-14’)
Ø Hình chữ nhật: 
- GV vừa vẽ ABCD có chiều dài 4cm và chiều rộng 2cm vừa hướng dẫn cách vẽ như SGK. 
Ø Hình vuông: 
+ Hình vuông có các cạnh như thế nào với nhau? Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì? 
- GV vẽ hình vuông có cạnh dài 3 cm và hdẫn thực hiện từng bước vẽ như SGK.
c. HĐ 2: Luyện tập (16-18’)
 ² Bài 1a: (Trang 54)
- Gọi HS lên bảng
- Cho HS thực hành vẽ hình chữ nhật với chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm. 
- Quan sát một số em yếu.
 ² BT 2a: (Trang 54)
- Vẽ hình chữ nhật theo yêu cầu.
 ² Bài 1a: (Trang 55)
- Yêu cầu HS tự vẽ vào vở hình vuông có cạnh là 4 cm. 
 ² BT 2a: (Trang 55)
- Yêu cầu HS vẽ hình vuông ở trong hình.
 ² BT 3: (*)
- Yêu cầu vẽ hình vuông rồi kiểm tra 2 đường chéo
- Nhận xét, chốt ý đúng.
3. Củng cố - Dặn dò: (1-2’)
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn về hoàn thành bài tập và chuẩn bị tiết sau .
- HS theo dõi 
- Các cạnh bằng nhau, các góc ở các đỉnh là góc vuông. 
- Theo dõi.
- 1HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài bạn.
- Chỉnh sửa bài mình nếu có.
- Một em lên bảng vẽ, các HS khác vẽ vào vở.
- Một em lên bảng vẽ, các HS khác vẽ vào vở.
- Một em lên bảng vẽ, các HS khác vẽ vào vở.
- Vẽ hình vuông rồi kiểm tra 2 đường chéo, nhận xét:
+ Hai đường chéo vuông góc với nhau.
+ Hai đường chéo bằng nhau.
- Lắng nghe.
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. Mục tiêu:
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trò trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích. 
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dung lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
- KNS: Thể hiện sự tự tin. Lắng nghe tích cực. Thương lượng. Đặc mục tiêu, kiên định 
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1-2’)
2. Bài mới: (28-29’)
a. Giới thiệu bài:
 b. HĐ 1: Tìm hiểu bài
- Gọi học sinh đọc đề trên bảng.
- Theo em chúng ta cần chú ý những từ ngữ gì? 
- GV gạch dưới từ ngữ quan trọng HS đã nêu 
- HS đọc gợi ý, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Nội dung cần trao đổi là gì?
+ Đối tượng trao đổi ở đây là ai?
+ Mục đích trao đổi là để làm gì
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
+ Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh chị?
 c. HĐ 2: Trao đổi trong nhóm
- Yêu cầu học sinh thảo luận 1 học sinh đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi, 2 học sinh còn lại sẽ theo dõi hành động cử chỉ, lắng nghe lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn.
 d. HĐ 3: Trao đổi trước lớp
- Cho HS trao đổi theo cặp. 
- Cho HS thi trước lớp 
- Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp.
3. Củng cố - Dặn dò: (3-4’)
+ Khi trao đổi với người thân học sinh cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học 
- Dặn về nhà viết lại cuộc trao đổi vào vở. 
- Lắng nghe.
- Nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh chị ủng hộ, cùng bạn đóng vai 
+ Trao đổi về nguyện vọng muốn học them một môn năng khiếu của em
+ Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh (chị) của em
+ Là làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em
+ Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh (chị) của em.
- Học sinh hoạt động nhóm 4.
- Học sinh thảo luận.
- Bình chọn cặp khéo léo nhất.
- Trả lời.
- Lắng nghe. 
Khoa học:
ÔN TẬP:
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I. Mục tiêu: Ôn tập các kiến thức về:
 - Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. 
 - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. 
 - Cách phòng tránh 1 số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
 - Dinh dưỡng hợp lí.
 - Phòng tránh đuối nước.
II. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Khởi động: (3-4’)
- Theo em chúng ta cần phải làm gì để tránh tai nạn sông nước?
- Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì? 
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Ôn tập:
- Phát phiếu, yêu cầu các nhóm thảo luận .
 Nhóm 1:
+ Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất? 
+ Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống? 
 Nhóm 2: 
+ Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu? 
+ Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? 
 Nhóm 3: 
+ Tại sao ta phải diệt ruồi? 
+ Để chúng mất nước do bệnh tiêu chảy chúng ta cần phải làm gì? 
 Nhóm 4: 
+ Đối tượng nào hay bị tai nạn sông nước? 
+ Trước và sau khi bơi hoặc tập bơi cần chú ý điều gì? 
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét
- GV nhận xét, kết luận
 3. Củng cố - Dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét tiết học 
- Xem trước bài ôn tập (tt)
- 2 HS trả lời.
- Lớp làm việc theo nhóm 
- Đại diện nhóm báo cáo 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM :
CHỦ ĐỀ 2 :GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu: 
 - Trẻ em không phân biệt con trai hay con gái, bình trhường hay khuyết tật đèu được sống với cha mẹ ,có quyền bình đẳng
- Trẻ em không nơi nương tựa có quyền có mái ấm gia dình quyền được nhà nước chăm sóc nuôi dạy.
- Các em có bổn phận chăm sóc gia đình
- HS tôn trọng và yêu quý những quyền các em dược hưởng 
- Biết làm những công việc phù hợp
II. Đồ dùng dạy học :
- Truyện Bé trai không nngừng khóc
- Đồ dùng đóng vai
- Phiếu thảo luận.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. HĐ 1:Kể chuyện Bé trai không ngừng khóc 
- Câu chuyện gồm có nhân vật nào?
- Vì sao em bé ăn no mà vẫn khóc?
- Các em có đồng ý với ý kiến của bác Cú không?
- Ai có trách nhiệm nuôi em bé?
- Em hiểu điều gì qua câu chuyện?
*Kết luận chung
Cha mẹ có trách nhiệm nuôi con cái,chăm só và yêu thương
3. HĐ2:Thảo luận nhóm
Tìm hiểu nội dung câu chuyện
- Câu chuyện kể điều gì?
- Câu chuyện liên quan đến chủ đề nào của gia đình?
- Em có suy nghĩ gì?
*Kết luận :Các em có quyền được cha mẹ yêu thương ...nhà nước và xã hội chăm sóc
4. HĐ3: Cá nhân 
* Kết luận: Các công ước về quyền trẻ em ,luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ghi nhận....
3. Củng cố - Dặn dò:
- Xem lại các quyền mà các em được hưởng
- Không có mẹ
-Không đồng ý
-mẹ của em
Phân nhóm
(1 nhóm 1 câu chuyện)
- Thảo luận
- Phát biểu
Nêu các kỷ niệm đáng nhớ về sự chăm sóc của bố mẹ 
- Nhiều em lên kể

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4_tuan 9.doc