Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 7 - Trường TH Suối Giếng

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 7 - Trường TH Suối Giếng

Tập đọc Tiết 17

THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

- Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* GDKNS:

+ Lắng nghe tích cực

+ Giao tiếp

+ Thương lượng

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa

- Bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc

 

doc 14 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 7 - Trường TH Suối Giếng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tập đọc	Tiết 17
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. Mục tiêu:
Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* GDKNS: 
Lắng nghe tích cực
Giao tiếp 
Thương lượng
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa 
Bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ
- Đọc bài: Đôi giày ba ta màu xanh. TLCH: Chị phụ trách trong truyện là người như thế nào ?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
* Luyện đọc
- Gọi 1HS đọc bài
- GV gọi HS chia đoạn.
- Gọi HS nối nhau đọc từng đoạn của bài
- Gọi HS đọc chú giải
- Luyện đọc từ khó: thợ rèn, quan sang, cúc cắc, bắn toé
- Gọi HS đọc tiếp nối lần 2
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS 
- Y/ cầu HS đọc theo cặp
- Gọi 2 cặp đọc bài.
- GV đọc mẫu
* Tìm hiểu bài
* Đoạn 1: HS đọc, trao đổi TLCH:
- Cương xin phép mẹ đi học nghề gì?
- Cương nói với mẹ với thái độ ?
- Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
- Kiếm sống có nghĩa là gì?
- Đoạn 1 nói lên điều gì?
*Đoạn 2: HS đọc, trả lời:
- Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi Cương trình bày ước mơ của mình?
- Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
- Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
- Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm và TLCH 4, SGK
- Gọi HS trả lời và bổ sung
- Nội dung chính của bài này là gì?
* Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi nêu cách đọc
- Đọc trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Lời Cương: lễ phép, khẩn khoản, thiết tha.
Lời mẹ: ngạc nhiên, cảm động, dịu dàng
- Luyện đọc đoạn: “Cương thấy nghèn nghẹn ...cây bông”
- Yêu cầu HS đọc bài theo cặp
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn
3. Củng cố - Dặn dò
- Câu chuyện giúp em học được ở Cương điều gì?
- GV nhận xét giờ học
- Dặn VN HTL bài thơ.
- 2HS đọc & TLCH.
- Nhắc lại
- 1 HS đọc bài.
- Đ1: Từ đầu  để kiểm sống.
- Đ2: Phần còn lại
- 3 HS nối tiếp đọc lần 1
- HS đọc chú giải.
- 3 HS nối tiếp đọc lần 2
- Đọc bài theo cặp.
- Hai cặp đọc bài
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- Nghề thợ rèn
- Lễ phép dùng từ thưa.
- Giúp mẹ, Cương thương mẹ vất vả, Cương muốn tự mình kiếm sống.
- Tìm cách làm việc để tự nuôi mình.
Đ1. Cương ước mơ thành thợ rèn.
- HS nhắc lại ý 1
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Bà ngạc nhiên phản đối
- Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang, bố Cương cũng sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn sợ mất thể diện cho GĐ.
- Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ em nói với mẹ bằng những lời thiết tha...
2. Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em.
- HS nhắc lại ý 2
- HS nêu theo ý hiểu của mình.
* Nội dung: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống, nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí.
- HS đọc
- Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình, Cương xưng hô lễ phép kính trọng. Mẹ Cương xưng hô mẹ, gọi con rất dịu dàng, âu yếm qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái.
- Cử chỉ trong lúc trò chuyện : thân mật, tình cảm mẹ xoa đầu Cương, Cương nắm tay mẹ
- 2 HS nhắc lại
- 3 HS đọc
- 3 HS đọc
- Thi đọc theo 2 nhóm
- Trả lời
- Lắng nghe
	 Luyện từ và câu	Tiết 17
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. Mục tiêu:
	Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được VD minh hoạ về một loại ước mơ (BT4)
Đ/c: Không làm bài tập 5
II. Chuẩn bị:
	Bảng phụ, chép BT3 lên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài – Ghi bảng
* HDHS làm bài tập: 
* Bài 1 (Tr 87): 
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS đọc lại bài Trung thu độc lập, ghi vào vở nháp những từ đồng nghĩa với từ Ước mơ
- Gọi HS trả lời
- Mong ước có nghĩa là gì?
- Đặt câu với từ mong ước?
- Mơ tưởng nghĩa là gì?
* Bài 2 (Tr 87): 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Phát bảng phụ cho các nhóm. Yêu cầu HS sử dụng từ điển tìm và ghi từ vào bảng phụ. Nhóm xong trước treo bảng phụ. Các nhóm khác nhận xét, bổ xung
- Kết luận về những từ đúng
* Bài 3 (Tr 87): 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu thảo luận theo cặp đôi để ghép được từ thích hợp
- Gọi các cặp trình bày. GV kết luận lời giải đúng
* Bài 4 (Tr 87): 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và tìm VD minh hoạ cho những ước mơ đó
- Gọi HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Dặn ghi nhớ các từ ngữ thuộc chủ điểm Ước mơ và HTL các câu thành ngữ
- 1HS lên bảng
- Nhắc lại
- 1 HS đọc
- Lớp đọc thầm và làm bài cá nhân
- HS nối nhau TL:
mơ tưởng, mơ ước
- Mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
- Em mong ước sau này sẽ trở thành cô giáo.
- Mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai.
- 1 HS đọc
- Thảo luận nhóm 4
Ước
Mơ
ước muốn
ước mơ
ước ao
ước mong
ước vọng
mơ ước
mơ tưởng
mơ mộng
- 1 HS đọc
- Thảo luận cặp đôi
- Đại diện 2 nhóm trình bày
* Ước mơ đánh giá cao; cao đẹp, đẹp đẽ, cao cả, lớn, chính đáng
* Ước mơ đánh giá không cao: nho nhỏ
* Ước mơ đánh giá thấp: viển vông, kì quặc, dại dột
- 1 HS đọc
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm phát biểu
* Ước mơ đánh giá cao: thành bác sĩ, kĩ sư, bác học.
* Ước mơ đánh giá không cao: có truyện để đọc, có xe đạp để đi
* Ước mơ đánh giá thấp: được xem ti vi
- Lắng nghe, ghi dặn dò
	Chính tả (Nghe – Viết)	Tiết 9
THỢ RÈN
I. Mục tiêu:
Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.
Làm đúng BT CT phương ngữ 2a
II. Chuẩn bị:
	Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Viết: đắt rẻ, dấu hiệu, chế giễu
- Nhận xét, đánh giá 
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài – Ghi bảng
a. Hướng dẫn viết chính tả: 
- Gọi HS đọc bài thơ
- Gọi HS đọc chú giải
- Những từ ngữ nào cho em thấy nghề thợ rèn rất vất vả?
- Nghề thợ rèn có những điểm gì vui?
- Bài thơ cho em biết gì về nghề thợ rèn?
- GV đưa các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: quai, quệt, nực, trần, diễn
- Đọc cho HS viết
- Đọc cho HS soát lỗi
- Thu chấm chính tả
b.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 
* Bài 2a (87):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Phát bảng phụ cho 2 nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng: năm, le, lập loè, lưng, làn, lóng lánh, loe
- Đây là cảnh vật ở đâu?
3. Củng cố - Dặn dò:
- Thi viết nhanh các từ khó viết trong bài
- Nhận xét giờ học
- Dặn về nhà HTL bài thơ Thu ẩm của Nguyễn Khuyến
 - 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con
- Nhắc lại
- 1 HS đọc
- 1 HS đọc
- Ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi, quai một trận nước tu  bóng nhẫy mồ hôi .
- Làm thợ rèn vui như diễn kịch, 
- Rất vất vả nhưng cũng rất vui.
 - HS viết từ khó ra bảng con
- HS viết bài
- HS đổi vở soát lỗi
- 1 HS đọc
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- 1 HS đọc:
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Bóng tối đêm thâu đóm lập loè
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Nguyễn Khuyến
- Đây là cảnh vật ở nông thôn vào những đêm trăng.
- HS thi đua
- Lắng nghe
 Luyện từ và câu Tiết 18
ĐỘNG TỪ
. Mục tiêu:
Hiểu thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng).
Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ (BT mục III)
II. Chuẩn bị: 
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở BT2 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
 Tìm từ cùng nghĩa với từ ước mơ:
 + Bắt đầu bằng tiếng ước
 + Bắt đầu bằng tiếng mơ
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài – Ghi tựa bài
* Hoạt động 1: Nhận xét
- Gọi HS đọc phần nhận xét 
- Y/c HS thảo luận trong nhóm để tìm các từ theo y/c 
- Gọi HS phát biểu ý kiến. Các HS khác nhận xét bổ sung 
- Kết luận lời giải đúng
Các từ trên chỉ hoạt động, chỉ trạng thái của người, của vật. Đó là động từ
 Vậy Động từ là gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Y/c HS thảo luận và tìm từ. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng để nhóm nhận xét bổ sung
- Kết luận về các từ đúng 
Bài 2: 
- Y/c HS đọc đề bài và nội dung
- Y/c HS thảo luận cặp đôi
- Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung 
- Kết luận lời giải đúng 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc y/c và nội dung
- GV chọn 2 nhóm bằng nhau A và B
- HD trò chơi
Nhóm A làm động tác, nhóm B xướng đúng tên hoạt động. Sau đó đổi vai cho nhau.
Gợi ý: động tác mượn tập, động tác vệ sinh cá nhân, vui chơi.
- Tổ chức cho HS thi biểu diễn kịch câm
+ Hoạt động trong nhóm
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc
3. Củng cố - Dặn dò:
+ Thế nào là động từ?
+ Động từ được dùng ở đâu
- Nhận xét tiết học
- Về nhà viết 10 động từ tùy ý
 - Trả lời, nhận xét
- Nhắc lại tựa bài
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng bài tập
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, viết các từ vừa tìm được vào vở nháp 
- Phát biểu, nhận xét bổ sung
 - Chỉ hoạt động 
 + Của anh chiến sĩ: nhìn, nghĩ
 + Của thiếu nhi: thấy
 - Chỉ trạng thái của các sự vật
 + Của dòng thác: đổ 
 + Của lá cờ: bay
- Lắng nghe
- Động từ là chỉ hoạt động tráng thái của sự vật
- 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm để thuộc ngay tại lớp
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS thảo luận nhóm 4
- Dán bảng phần thảo luận của nhóm 
- Nhóm khác nhận xét
- Lắng nghe, sửa bài vào VBT
- 2 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài 
- HS trình bày, nhận xét bổ sung
 Các động từ cần gạch dưới: 
a) đến, yết kiến, cho, nhận, xin, làm, dùi, lặn
b) mỉm cười, ưng thuận, bẻ, biến thành, ngắt, tưởng
- Theo dõi, lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Lắng nghe
+ Từng nhóm 4 HS biểu diễn các hoạt động có thể, đảm bảo cho HS bạn nào cũng được tham gia
- HS trả lời
- Lắng nghe
Kể chuyện	 Tiết 9
KỂ CHUYỆN CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu:
Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* GDKNS: 
Thể hiện sự tự tin
Lắng nghe tích cực
Đặt mục tiêu
Kiên định.
II. Chuẩn bị: 
- Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) Viết vắn tắc:
+ Ba hướng xây dựng cốt chuyện
Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp
Những cố gắng để đạt ước mơ
Những khó khăn đã vược qua, ước mơ đạt được
+ Dàn ý của bài KC
	Tên câu chuyện
	Mở đầu, diễn biến, kết thúc
- Bảng lớp viết đề tài
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Kể 1 câu chuyện em đã nghe đã đọc về những ước mơ đẹp.
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài – ghi tựa bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu hs đọc đề bài trong SGK và gạch dưới những từ quan trọng.
- Yêu cầu của đề bài kể về ước mơ gì?
- Nhân vật chính trong truyện là ai?
- GV treo bảng phụ. Gọi HS đọc gợi ý 2
- Dán tờ phiếu ghi các hướng xây dựng cốt truyện:
+ Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp.
+ Những cố gắng để đạt ước mơ.
+ Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được.
- Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe?
- Mời HS đọc gợi ý 3 và thực hiện theo gợi ý.
-Dán bảng dàn ý câu chuyện, nhắc nhở hs mở đầu câu chuyện bằng ngôi thứ nhất, trong câu chuyện em là một nhân vật có tham gia vào câu chuyện ấy.
* Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện
- GV chia nhóm, yêu cầu HS kể trong nhóm, cùng trao đổi thảo luận với các bạn về nội dung, ý nghĩa và đặt tên cho câu chuyện
- GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm còn lúng túng.
- Dán bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Chọn và viết tên những HS kể lên bảng, yêu cầu HS nghe và nhận xét có thể đặt câu hỏi cho bạn trả lời về: nội dung, ý nghĩa, cách thức thực hiện ước mơ đó.
- Nhận xét, tuyên dương bạn kể hay
3. Củng cố - Dặn dò:
- Những câu chuyện các em vừa kể đều nói về điều gì?
- GV nhận xét giờ học
- Kể chuyện cho người thân nghe.
- 2 h/s kể lại.
- Nhận xét
- Nhắc lại tựa bài
- Đọc và gạch dưới các từ quan trọng: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của người thân, bạn bè em.
- Đây là ước mơ phải có thật.
- Là em hoặc bạn bè, người thân.
- 1 HS đọc gợi ý 2
* Em kể về ớc mơ em trở thành cô giáo vì ở quê em ở miền núi rất ít giáo viên, nhiều bạn nhỏ đến tuổi mà chưa biết chữ.
* Em từng chứng kiến cô y tá đến nhà tiêm cho mẹ em. Cô thật dịu dàng và giỏi. Em mơ ước trở thành y tá.
* Em ước mơ trở thành một kiến trúc sư vì em rất thích những ngôi nhà to, đẹp, sang trọng.
- Đặt tên cho câu chuyện theo cặp và phát biểu trước lớp.
- HS thực hành kể chuyện theo nhóm
- Lên kể chuyện, trả lời các câu hỏi của bạn.
- Nhận xét và bình chọn bạn kể tốt.
- Trả lời
- Lắng nghe
- Thực hiện
	Tập đọc	 Tiết 18
ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI - ĐÁT
I. Mục tiêu:
Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt).
Hiểu ý nghĩa: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa 
Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ
- 1HS đọc bài: Thưa chuyện với mẹ. Cương đã xin mẹ học nghề gì và đã thuyết phục mẹ ntn để mẹ đồng ý?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
* Luyện đọc
- 1HS đọc toàn bài
- Chia đoạn
- Yêu cầu 3HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS
+ Luyện đọc từ khó: Mi-đát, Đi-ô-ni-dốt, Pác-tôn,rửa sạch
- Gọi HS nối tiếp đọc bài
- Gọi HS giải nghĩa từ
- HS đọc theo nhóm đôi
- GV đọc mẫu 
* Tìm hiểu bài
* Đoạn 1: HS đọc và TLCH:
- Thần Đi-ô-ni-dốt cho vua Mi- đát cái gì?
- Vua Mi-đát xin thần cái gì?
- Theo em tại sao vua Mi- đát lại ước như vậy?
- Thoạt đầu điều ớc được thực hiện như thế nào?
- Nội dung đoạn 1 là gì?
*Đoạn 2: HS đọc và TLCH:
- Khủng khiếp nghĩa là thế nào?
- Tại sao vua Mi- đát phải xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước?
- Đoạn 2 của bài nói lên điều gì?
* Đoạn 3: HS đọc và TLCH:
- Vua Mi - đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác- tôn?
- Em hiểu “ rửa sạch được lòng tham” có nghĩa là gì?
- Vua Mi- đát hiểu ra điều gì?
- Nội dung đoạn cuối là gì?
- Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi tìm nội dung chính của bài
* Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS đọc, lớp theo dõi, nêu cách đọc
- Đọc đoạn “Mi-đát bụng đói ... tham lam”.
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm bàn
- Thi đọc phân vai
- Nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- GV nhận xét giờ học
- Dặn VN HTL bài thơ.
- 1HS đọc & TLCH.
- Nhắc lại
- 1HS đọc
- Bài chia làm 3 đoạn:
+ Đ1: Từ đầu  sung sướng hơn thế nữa.
+ Đ2: Tiếp cho tôi được sống.
+ Đ3: Còn lại.
- 3 HS tiếp nối đọc lần 1
- Luyện đọc từ khó
- 3 HS tiếp nối đọc lần 2
- Đọc theo nhóm đôi
- 1 HS đọc to
- Thần Đi-ô-ni-dốt cho vua Mi- đát một điều ước.
- Làm cho mọi vật ông chạm vào đều biến thành vàng.
- Vì ông là người tham lam.
- Vua bẻ 1 cành sồi,  biến thành vàng. Nhà vua tưởng mình là người sung sướng nhất trên đời.
Đ1. Điều ước của vua Mi- đát được thực hiện.
- 1HS nhắc lại
- 1HS đọc
- Rất hoảng sợ đến mức tột độ.
- Vua dã nhận ra sự khủng khiếp của điều ước: vua không thể ăn, uống bất cứ thứ gì vì tất cả mọi thứ ông chạm vào đều biến thành vàng, mà con người không thể ăn vàng được.
Đ2. Vua Mi - đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước.
- HS đọc thầm
- Ông đã mất đi phép màu và rửa sạch được lòng tham
- Trút bỏ được tính tham lam.
- Vua Mi-đát hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
Đ3. Vua Mi - đát rút ra bài học quí.
* Nội dung: Những điều ước tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người.
- 3 HS đọc
- Giọng của Mi-đát phấn khởi thoả mãn sang hốt hoảng, khẩn cầu.
- Giọng Đi-ô-ni-dốt điềm tĩnh oai vệ.
- Đọc trong nhóm
- Đại diện 2 nhóm thi đọc
- Những điều ước tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người.
- Lắng nghe
 Tập làm văn Tiết 17
CỦNG CỐ KIẾN THỨC:
 LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu: 	
	Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian (BT3).
* Đ/c : Không làm bài tập 1, 2.
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 
- Có những cách nào để phát triển câu chuyện?
- Nhận xét chung
2. Bài mới:
Giới thiệu bài – ghi tựa
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 3:
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên nhấn mạnh yêu cầu của bài:
+ Các em có thể chọn kể một câu chuyện đã học qua các bài tập đọc trong sách Tiếng Việt và các bài Kể chuyện.
+ Khi kể, các em cần chú ý làm nổi rõ trình tự tiếp nối nhau của sự việc.
- Cho 1 số học sinh nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- Cho học sinh thi kể chuyện.
- Cùng cả lớp nhận xét, và đưa ra kết luận.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà viết lại câu chuyện, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng
- Nhắc lại tựa bài
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh suy nghĩ, làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp, viết nhanh ra nháp trình tự của các sự việc. 
- HS nói tên câu chuyện.
- Học sinh thi kể chuyện.
- Cùng giáo viên nhận xét, và đưa ra kết luận.
- HS nghe và làm theo y/c.
************************************
	Tập làm văn	 Tiết 18
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu:
Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích.
Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
* GDKNS: 
Thể hiện sự tự tin
Lắng nghe tích cực
Thương lượng
Đặt mục tiêu, kiên định.
II. Chuẩn bị: Đề bài chép sẵn lên bảng
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Gọi 1HS kể một câu chuyện đã học qua các bài tập đọc trong sách Tiếng Việt và các bài Kể chuyện.
- Nhận xét, đánh giá
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài – Ghi bảng
* Hướng dẫn HS làm bài tập
a) Tìm hiểu đề
- Gọi HS đọc đề bài
- GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân từ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh(chị), ủng hộ, cùng bạn, đóng vai
- Gọi HS đọc gợi ý. 
- Yêu cầu HS trao đổi và TLCH
- Nội dung cần trao đổi là gì?
- Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
- Mục đích trao đổi để làm gì?
- Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
- Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh chị?
b) Trao đổi trong nhóm 4 
- GV chia nhóm, yêu cầu HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi
c) Trao đổi trước lớp 
- Tổ chức cho từng cặp trao đổi. Yêu cầu HS theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí :
- Nội dung trao đổi, mục đích trao đổi, lời lẽ, cử chỉ khi trao đổi
- Bình chọn cặp trao đổi hay nhất
3. Củng cố - Dặn dò:
- Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Về nhà viết lại câu chuyện vào vở
- 1HS lên bảng
- Nhắc lại
- 2 HS đọc
- HS cùng GV phân tích đề.
- 3 HS nối nhau đọc
- Trao đổi thảo luận cặp đôi HSTL
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm môn năng khiếu.
- Em trao đổi với anh chị của em.
- Làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em.
- Em và bạn trao đổi, bạn đóng vai anh chị của em
- Em muốn đi học vẽ vào các buổi sáng thứ bẩy ...
- Hoạt động nhóm
- Từng cặp HS trao đổi
- HS nhận xét
- Trả lời
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng Viet 4 Tuan 9 tich hop day du.doc