Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 5

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 5

Toán:

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

- Biết số ngày trong từng tháng của một năm, của năm nhuận và năm không nhuận.

- Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.

- Xác định được các năm cho trước thuộc thế kỉ nào.

- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3

II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

* HĐ1. Ôn kiến thức cũ: HS chhữa BT 5 (SGK).

* HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.

+ HD luyện tập:

- Gọi HS nêu yêu cầu của từng bài - Hướng dẫn HS làm bài.

- GV theo dõi - Hướng dẫn - Chấm bài 1 số em.

+ Chữa bài.

Bài 1: (Yêu cầu HS nêu và ghi nhớ các tháng có 31 ngày là: 1, 3, 5, 7, 8 , 10, 12)

- Các tháng có 30 ngày: 4, 6, 9, 11.

- Tháng 2: Có 28 ngày (hoặc 29 ngày).

GV nêu thêm: Năm tháng 2 có 29 ngày là năm nhuận (366 ngày).

 Năm tháng 2 có 28 ngày là năm không nhuận (365 ngày).

- Hướng dẫn HS tính và giải thích thêm về năm nhuận.

Bài 2: Cũng cố cho HS về mối quan hệ cách chuyển đổi giữa ngày, giờ, phút, giây.

Bài 3: Lưu ý HS về cách xác định thế kỷ.

Chẳng hạn: Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789.Năm đó thuộc thế kỉ XVIII

 

doc 21 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 Thứ hai ngày 16 tháng 9 năm 2013
Buổi sáng: Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Biết số ngày trong từng tháng của một năm, của năm nhuận và năm không nhuận.
- Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.
- Xác định được các năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
* HĐ1. Ôn kiến thức cũ: HS chhữa BT 5 (SGK).
* HĐ2: Hướng dẫn luyện tập. 
+ HD luyện tập:
- Gọi HS nêu yêu cầu của từng bài - Hướng dẫn HS làm bài. 
- GV theo dõi - Hướng dẫn - Chấm bài 1 số em. 
+ Chữa bài. 
Bài 1: (Yêu cầu HS nêu và ghi nhớ các tháng có 31 ngày là: 1, 3, 5, 7, 8 , 10, 12)
- Các tháng có 30 ngày: 4, 6, 9, 11.
- Tháng 2: Có 28 ngày (hoặc 29 ngày).
GV nêu thêm: Năm tháng 2 có 29 ngày là năm nhuận (366 ngày).
 Năm tháng 2 có 28 ngày là năm không nhuận (365 ngày).
- Hướng dẫn HS tính và giải thích thêm về năm nhuận.
Bài 2: Cũng cố cho HS về mối quan hệ cách chuyển đổi giữa ngày, giờ, phút, giây.
Bài 3: Lưu ý HS về cách xác định thế kỷ.
Chẳng hạn: Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789.Năm đó thuộc thế kỉ XVIII 
* HĐ nối tiếp: 
- Nhận xét tiết học
 - Dặn HS về nhà làm các bài tập còn lại SGK.
_____________________
Tập đọc:
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG 
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dòng cảm, dám nói lên sự thật. ( trả lời các câu hỏi 1, 2, 3).
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*HĐ1.Ôn kiến thức cũ: Gọi HS đọc bài “Tre Việt Nam”
	 Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì? Của ai?
*HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. 
a) Luyện đọc:
- HS đọc nối tiếp nhau (2 – 3 lần) theo từng đoạn (4 đoạn).
Đoạn 1: 3 dòng đầu. 
Đoạn 2: 5 dòng kế tiếp. 
Đoạn 3: 5 dòng tiếp theo.
Đoạn 4: còn lại. 
- GV giải nghĩa từ khó: Bệ hạ, sững sờ, dâng dạc, hiền minh.
- Hướng dẫn HS đọc đúng bài. Đọc đúng câu, câu cảm ....
+ HD luyện đọc theo cặp. 
- 1- 2 HS đọc diễn cảm toàn bài. 
b) Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm toàn bài. 
+Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? (Vua muốn chọn 1 người trung thực để truyền ngôi).
+Nhà vua làm cách nào để tìm người trung thực? (Phát thóc giống đã luộc kỹ cho dân về gieo trồng. Hẹn: Ai thu được nhiều sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc thì bị phạt.
+ GV giải thích thêm ý đồ của nhà vua. 
- HS đọc đoạn 2. 
+ Theo lệnh vua. Chú bộ Chôm đó làm gì? Kết quả như thế nào? (Chôm đó gieo trồng, dốc công chăm sóc kết quả thóc không nảy mầm).
+ Đến kì nộp thóc cho vua mọi người dân làm gì? (Nô nức chở thóc đến kinh thành để nộp).
+ Chôm làm gì? (Không có thóc qùy tâu vua: Con không làm sao cho thóc nảy mầm được).
+ Hành động của Chôm có gì khác mọi người: (Dòng cảm, dám nói thật không sợ bị trừng trị).
- HS đọc đoạn 3: 
+ Khi nghe Chôm nói thật thái độ của mọi người như thế nào? (Sững sờ, ngạc nhiên, sợ Chôm bị phạt).
- HS đọc đoạn cuối:
+ Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý? (Người trung thực bao giờ cũng nói thật và thích nghe nói thật nhờ đó sẽ làm được nhiều việc có ích cho dân, cho nước và người trung thực dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt - Rút ra ý chính: (MT).
* HĐ3: Luyện đọc diễn cảm:
+ GV đọc mẫu - Hướng dẫn HS đọc theo từng đoạn. 
+ HS luyện đọc nối tiếp theo 4 đoạn. 
* HĐ nối tiếp:
- Câu chuyện này muốn nói với em điều gì? (Đức tính trung thực là đức tính quý nhất của con người. Cần sống trung thực).
- Nhận xét - Dặn dò. ___________________________
Lịch sử :
NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ
CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I. MỤC TIÊU:
- Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta: từ năm 179 đến năm 938.
- Nêu được đôi nét về đời sống cực nhọc của nhân dân ta dưới ách đô hộ của triều đại phong kiến phương Bắc ( một vài điểm chính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục người Hán): 
+ Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý.
+ Bọn đô hộ người Hán sang ở lộn với nhân dân ta, bắt dân phải học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*HĐ1. Ôn kiến thức cũ: Nêu thành tựu nổi bật ở thời Âu Lạc. 
*HĐ2:Tìm hiểu về sự cực nhôc của nhân dân ta dưới triều đại phong kiến Phương Bắc.
- HS đọc và nghiên cứu bài: Từ đầu Của người Hán 
+ Khi đô hộ nước ta các triều đại phong kiến Phương Bắc đã làm những gì? (Bắt ND phải lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, gổ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp cho chúng, chia cắt Âu Lạc thành quận huyện do người Hán cai quản bắt dân ta học chữ Hán theo các phong tục người Hán).
+ GV cho HS so sánh các mặt về: Chủ quyền, kinh tế, văn hóa ở thời gian trước năm 179 TCN và từ năm 179 T CN 938.
* HĐ3: Tìm hiểu sự phản ứng và đấu tranh của ND ta.
+ HS đọc nghiên cứu SGK từ không chịu khuất phục hết.
Trước sự áp bức của bọn phong kiến ND ta đó phản ứng như thế nào?
 (Vẫn giữ được các phong tục tập quán ; liên tục nổi dậy đánh đuổi quân đô hộ) – GV kẻ bảng – Yêu cầu HS nêu các cuộc khởi nghĩa. 
Năm
Các cuộc khởi nghĩa
Năm
Các cuộc khởi nghĩa
40
K/N 2 Bà Trưng
766
K/N Phựng Hưng
248
K/N Bà Triệu
905
K/N Khúc Thừa Dụ
542
K/N Lý Bí
931
K/N Dương Đình Nghệ
550
K/N Triệu Quang phục
938
Chiến thắng Bạch Đằng
722
K/N Mai Thúc Loan
 * HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS xem lại bài ở nhà. 
_____________________
Buổi chiều: HD Toán (1 tiết)
ÔN LUYỆN( TUẦN 4)
I. Mục tiêu:
 - Biết so sánh các và xếp thứ tự các số tự nhiên.
 - Biết đổi các đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian.
II. Các hoạt động day học:
HĐ 1. Ôn kiến thức cũ: GV nhận xét bài làm của HS phần tự kiểm tra tuần 1
HĐ 2. HD HS làm bài tập phần 1 tuần 2.
Bài 1: - Cho HS làm vào vở.
- Gọi lần lượt HS trình bày kết quả.
Bài 2: Viết chữ số thích hợp vào ô trống.
- Cho HS làm vào vở.
- Gọi lần lượt HS trình bày kết quả.
Bài 3: Cho HS làm bài rồi chữa, khi chữa cho HS nêu cách làm.
Bài 4. – Cho HS đọc đè nêu tóm tắt đề.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm.
Bài 5: - Gọi HS đọc đề nêu tóm tắt bài
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Gọi 1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở.
Bài 6,7: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Cho HS làm bài rồi chữa.
- Khi chữa cho HS nêu cách làm.
Bài 8: Tính.
- HD HS thực hiện tính như số tự nhiên và viết thêm đơn vị vào kết quả.
- Cho HS làm bài rồi chữa, khi chữa cho HS nêu cách làm.
Bài 9: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
- Cho HS làm bài rồi chữa.
- Khi chữa cho HS nêu cách làm.
Bài 10: - Gọi HS đọc đề nêu tóm tắt bài
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Gọi 1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở.
*HĐ nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn học sinh về nhà xe lại bài.
HD Tiếng Việt
TIẾT 1: ÔN LUYỆN (TUẦN 4)
I. Mục tiêu:
- Phân biệt được phụ âm đầu r/d/gi.
- Biết chọn từ cho trước điền vào chỗ chấm.
- Biết phân biệt từ ghép từ láy.
- Chỉ ra được phần mở đầu, diễn biến, kết thúc của truyện Một người chính trực.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1. Ôn kiến thức cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở tiết 3 tuần 1
HĐ 2. Hướng dẫn HS ôn tập tiết 1 tuần 2.
Bài 1: Điền r/d/gi vào chỗ chấm.
- Cho HS tự làm vào vở.
- Gọi lần lượt HS nêu kết quả.
- Gv và HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm cho thích hợp.
- Cho HS thảo luận theo nhóm bàn.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV cho HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Xếp từ ghép và từ láy trong đoạn thơ vào bảng.
- Cho HS đọc thầm đoạn thơ thảo luân nhóm bàn.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV và HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bài4:Hãy chỉ ra được phần mở đầu, diễn biến, kết thúc của truyện Một người chính trực.
- Cho HS tự làm vào vở.
- Gọi lần lượt HS trình bày bài làm của mình
- GV và HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
*HĐ nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn học sinh về nhà xe lại bài.
Kĩ thuật
KHÂU THƯỜNG 
I. MỤC TIÊU: 
-HD cho HS biết cách cầm vải, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm của mũi khâu, đường khâu thường. 
- HS biết cách khâu và khâu được các mũi khâu theo đường vạch dấu.
- Rèn luyện tính khéo léo của đôi bàn tay. 
II/ CHUẨN BỊ: Mẫu khâu thường + vải, kim, chỉ (to).
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HĐ1 : HS quan sát và nhận xét mẫu: (1 số thao tác khâu thêu cơ bản).
- HS quan sát mẫu khâu thường (Quan sát mặt trái, mặt phải).
- Nhận xét về đường khâu, mũi khâu (mặt trái, mặt phải).
HĐ 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
- HS quan sát H1 (SGK) nêu cách cầm vải, cầm kim.
- HS quan sát H 2 (a,b) Nêu cách lên kim, xuống kim khi khâu.
- GV làm mẫu – HS quan sát.
HĐ3: HD thao tác kỹ thuật khâu thường.
- HS quan sát tranh - HS quan sát – Nêu các bước khâu thường.
- HS quan sát H4 : Nêu cách vạch dấu. 
- Hướng dẫn HS thao tác khâu mũi thường.
HĐ4: HS thực hành khâu mũi khâu thường trên vải.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm
HĐ nối tiếp:
 Nhận xét - Dặn dò. 
Thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2013
Buổi sáng:	Toán:
TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG 
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số. 
- Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số.
- Bài tập cần làm: Bài 1 ( a,b,c); Bài 2.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*HĐ1. Ôn kiến thức cũ: - HS nêu kết quả BT4. 
 - Nêu các đơn vị đo thời gian đó học. 
*HĐ2: Giới thiệu số TBC và cách tìm số TBC.
- Gọi HS đọc bài toán (SGK) – Quan sát hình vẽ tóm tắt ND.
- Nêu cách giải bài toán - Gọi 1 HS lên bảng giải như (SGK).
GV nêu: Can thứ nhất có 6 lít, can thứ hai có 4 lít. Lấy tổng số lít dầu của hai can chia cho 2 ta được số lít dầu rút đều vào mổi can. 
	 (6 + 4) : 2 = 5 (lít)
Ta nói: 5 là số TBC của 2 số 6 và 4 
Ta nói: Can thứ nhất có 6 lít , can thứ hai có 4 lít . TB mỗi can có 5 lít 
GV cho HS nêu cách tính số TBC của 2 số 6 và 4 
(6 + 4) : 2 = 5 (Nêu 1 số VD khỏc) 6, 9, 15...........
	Cách tính: Muốn tính số TBC của 2 hay (nhiều số) ta tính tổng của các số đó rồi chia tổng đó cho số các số hạng. 
* HĐ3: Luyện tập:
Bài 1: - YC học sinh tự làm bài vào vở, sau đó gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
 - HS cả lớp chú ý và nhận xét.
 - GV nhận xét ghi điểm
Bài 2
 - Gọi 1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài toán
 + Bài toán cho ta biết gì? 
 + Yêu cầu chúng ta làm gì?
 Cho HS tự làm bài vào vở. Rồi yêu cầu 1 HS lên trình bày bài giải và gọi HS cả lớp nhận xét .GV chốt kết quả đúng,ghi điểm.
 Bài giải
 Trung bình mỗi em cân nặng số ki- lô- ga ... khác nghe và nhận xét. GV nhận xét chốt kết quả đúng.
* HĐ nối tiếp:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS xem lại bài ở nhà.
_____________________
Tập làm văn:
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU: 
- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện ( ND Ghi nhớ)
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
*HĐ1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài học.
*HĐ2. Nhận xét. 
- 1 HS đọc yêu cầu BT 1,2.
- Cả lớp nhận xét bài “Những hạt thóc giống”
- HS thảo luận nhóm đôi làm BT.
- HS lần lượt -Trình bày kết quả - GV nhận xét bổ sung nêu kết quả đúng.
* Bài tập 1: 
a) Những sự việc tạo thành 1 cốt truyện “Những hạt thóc giống” 
- Sự việc 1: 
Nhà vua mốn tìm người trung thực để truyền ngôi nên nghỉ ra kế luộc thóc giống giao cho dân đêm về gieo trồng - Hẹn thời gian đến nộp – ai có nhiều được truyền ngôi.
- Sự việc 2: Chú bộ Chôm dốc công chăm sóc, gieo trồng nhưng thóc chẳng nẩy mầm.
- Sự việc 3: Chôm dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người. 
- Sự việc 4: Vua khen Chôm trung thực, dũng cảm quyết định truyền ngôi cho Chôm.
b) Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào? 
- Sự việc 1: Được kể trong đoạn văn 1 (3 dòng đầu).
- Sự việc 2: Được kể trong đoạn văn 2 (2 dòng tiếp).
- Sự việc 3: Được kể trong đoạn văn 3 (8 dòng tiếp).
- Sự việc 4: Được kể trong đoạn văn 4 (8 dòng còn lại).
* Bài tập 2:
Dấu hiệu giúp em tìm ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn. 
- Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng lựi vào 1 ly.
- Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng. 
* Bài tập 3: 
 Đọc yêu cầu của 2 BT trên. Nêu nhận xét rút ra từ 2 BT trên (mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện, kể 1 sự việc trong 1 chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện).
- Hết 1 đoạn văn chấm xuống dòng. 
 Ghi nhớ (SGK) Gọi HS nhắc lại.
*HĐ3. Luyện tập: HS đọc ND yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn hoàn thiện bài. 
- Gọi 1 HS nêu kết quả - GV nhận xét bổ sung. 
* HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại bài ở nhà.______________________
 Khoa học 
ĂN NHIỀU RAU QUẢ CHÍN 
SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN 
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
- Nêu được:
+ Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn (giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi, trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không bị nhiễm khuẩn, hoá chất; không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ con người).
+ Một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc, mùi vị lạ; dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ để nấu ăn; nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay; bảo quản đúng cách những thức ăn chưa dùng hết).
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*HĐ 1. Ôn kiến thức cũ: Nêu ích lợi của muối i - ốt và tác hại của ăn mặn. 
* HĐ2: Tìm hiểu lý do cần ăn nhiều quả chín. 
- HS xem lại tháp dinh dưỡng cân đối. 
 Rút ra: Cả rau và quả chín cần được ăn đủ với số lượng nhiều hơn thức ăn chứa đạm, chất béo. 
HS kể 1 số loại rau, quả các em vẫn thường ăn hàng ngày. 
 - Nêu ích lợi của việc ăn rau quả: (Để có đủ vi ta min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể; các chất xơ trong rau quả còn chống táo bón).
* HĐ2: Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn. 
- HS quan sát hình 3,4 (SGK). Đọc mục bạn cần biết - trả lời câu hỏi.
+ Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? 
HS - Trình bày kết quả - GV bổ sung - Kết luận (SGK).
* HĐ3: Các bước giữ vệ sinh và an toàn thực phẩm. 
- HS nghiên cứa bài SGK (mục bạn cần biết).
 Rút ra các cách giữ vệ sinh an toàn (SGK).
+ Cách chọn rau quả.
+ Quan sát hình dáng bên ngoài.
 * HĐ nối tiếp:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại bài ở nhà.________________________________ 
Địa lý:
TRUNG DU BẮC BỘ 
I. MỤC TIÊU: HS biết:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ: Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ:
+ Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du.
+ Trồng rừng được đẩy mạnh.
- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
* HĐ1:Ôn kiến thức cũ: Nêu những nghề SX của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
 Nghề nào là nghề chính?
* HĐ2: Mô tả vùng trung du Bắc Bộ. 
- GV yêu cầu HS đọc ở mục 1 (SGK) hoặc quan sát tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ nếu có và trả lời các câu hỏi:
+ Vùng trung du là vùng nỳi, vùng đồi hay đồng bằng?
+ Các đồi ở đây như thế nào? (nhận xét về đỉnh, sườn; các đồi được sắp xếp như thế nào).
+ Mụ tả sơ lược vùng trung du (vùng đồi, đỉnh trũn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bỏt ỳp).
+ Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ. 
- GV gọi 1 vài HS trả lời. 
- GV sửa chữa – giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 
- GV – HS chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam treo tường các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ , Vĩnh Phúc, Bắc Giang - những tỉnh có đồi núi trung du.
* HĐ3: Tìm hiểu hoạt động sản xuất của con người ở vùng trung du Bắc Bộ.
a) Chè và cây ăn quả:
Bước1: Dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 2 (SGK) HS thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau: 
+ Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
+ Hình 1, hình 2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang?
+ Xác định vị trí 2 địa phương này trên bản đồ Địa lý TN Việt Nam. 
+ Em biết gì về chè Thái Nguyên?
+ Chè ở đây được trồng để làm gì?
+ Tronh những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ đó xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây gì?
Bước 2: 
Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. 
GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 
Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp:
GV cho HS cả lớp quan sát tranh, ảnh đồi trọc (nếu có)
Hỏi:
+ Vì sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trồng, đồi trọc? (vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi).
+ Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đó trồng những loại cây gì?
+ Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây.
- GV liên hệ với thực tế để giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây.
* HĐ nối tiếp:
- GV hoặc HS - Trình bày tổng hợp về những đặc điểm tiêu biểu của vùng trung du Bắc Bộ. ______________________________
Buổi chiều: gao damlao d______________________________________________________________________________________________________
HD Tiếng Việt:
Tiết 2: Kiểm tra
I. Mục tiêu:
 Hiểu được nội dung câu chuyện Một nhà thơ chân chính; ghi lại được sự việc chính và hiểu được ý nghĩa của câu chuyện.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1: HD HS làm bài.
- Gọi 2 HS đọc câu truyện Một nhà thơ chân chính, HS cả lớp đọc thầm.
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại và trả lời 3 câu hỏi sau bài.
HĐ 2: HS làm bài vào vở.
HĐ 3: Thu và chấm chữa bài cho HS
HĐ nối tiếp:
- Nhận xét việc làm bài của HS.
- Dặn HS về nhà chuẩn bì bài tiết 3.
HD Toán
Phần 2: Tự kiểm tra
I. Mục tiêu:
 Kiểm tra lại cách so sánh, xếp thứ tự các số tự nhiên; cách đổi đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1: Kiểm tra việc làm bài tập của HS
HĐ 2: Cho HS làm bài
- Cho HS tự làm bài vào vở
- GV lưu ý HS nội quy trong giờ kiểm tra.
HĐ 3: Thu và chấm chữa bài cho HS
HĐ nối tiếp:
- Nhận xét việc làm bài của HS.
- Dặn HS về nhà làm lại bài còn sai.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1:
 VÒNG TAY BẠN BÈ
1. Yêu cầu giáo dục:
- Hiểu được tầm được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945.
- Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ; giáo dục thái độ học tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể lớp.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
- Nội dung thư của Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước ta và ý nghĩa, tác dụng của thư Bác đối với học sinh:
- Vui văn nghệ
b. Hình thức hoạt động: Trình bày nội dung và ý nghĩa của thư Bác.
3. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện hoạt động
- Câu hỏi và đáp án.	
- Khăn bàn, bình hoa.
b. Về tổ chức
- GV nêu mục đích, yêu cầu nội dung và cách tiến hành chủ đề. Việc phân công gồm:
+ Mỗi cá nhân có 1 bản thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945.
+ Giáo viên cùng ban cán sự lớp chuẩn bị câu hỏi. Ví dụ:
Câu 1: Đọc thư Bác có câu: "Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải nhận một nền văn hoá nô lệ... Ngàu nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thô một nền giáo dục của một nước độc lập", bạn có suy nghĩ thế nào?
Câu 2: Hãy nêu những tác dụng của việc học tập đối với đời sống con người. Nếu không được học sẽ dẫn đến những tác hại gì đối với cá nhân và xã hội?
Câu 3: Trong thư, Bác dặn học sinh cần phải làm những gì? Bác mong muốn học sinh những điều gì? Để làm theo lời bác dạy, học sinh chúng ta cần phải học tập, tu dưỡng và rèn luyện như thế nào?
Câu 4: Trong thư đã thể hiện tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng. Những tình cảm nào khiến em xúc động nhất? Vì sao? Để thể hiện tình cảm kính yêu và vâng lời Bác dạy, học sinh chúng ta cần phải làm gì?
- Các tổ chuẩn bị các câu hỏi trên để thảo luận.
- Cử ban giám khảo
- Cử người điều khiển chương trình
- Phân công người trang trí.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ theo chủ đề về Bác Hồ và về học tập.
4. Tiến hành hoạt động
- Hát tập thể
- Người điều khiển tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình.
- Đại diện tổ trình bày câu hỏi các thành viên trong tổ có thể bổ sung và các tổ khác nêu lên những vấn đề khác để trao đổi kĩ nội dung chính của thư Bác.
- Sau khi các tổ trình bày xong, cả lớp cùng trao đổi câu hỏi sau:
Sau khi hiểu được mong muốn của Bác, chúng ta làm gì để thực hiện lời Bác dạy?
Thư kí viết các ý lên bảng.
- Các tiết mục xen kẽ.
5. Kết thúc hoạt động
Cho lớp tự đánh giá về chất lượng chuẩn bị câu trả lời của các tổ. Chọn ra tổ trả lời hay nhất. Cán bộ lớp nhận xét chất lượng hoàn thành các công việc đã được phân công và ý thức, thái độ tham gia hoạt động của cá nhân và tổ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 5 Lop 4 2013.doc