Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần số 13

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần số 13

Toán Tiết 61 GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11

I.Mục tiêu :Giúp HS:

-Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. Btcần làm1,3

-Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan

- Rèn tính nhẩm

II.Đồ dùng dạy học :VBT, SGK

 III.Hoạt động trên lớp:

 1. KTBC : gọi 2 HS làm bài tập 1c,4 của tiết 60 , đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác

 

doc 26 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần số 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán Tiết 61 GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 
I.Mục tiêu :Giúp HS:
-Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. Btcần làm1,3
-Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan
- Rèn tính nhẩm 
II.Đồ dùng dạy học :VBT, SGK
 III.Hoạt động trên lớp: 
 1. KTBC : gọi 2 HS làm bài tập 1c,4 của tiết 60 , đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác
 2. Dạy học bài mới
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HTĐB
5-6
5-6
16-18
a/Giới thiệu bài nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
b/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Phép nhân 27 x 11 ( Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 )
 -GV viết phép tính 27 x 11 Cho HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.
-Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên. 
 -Hãy nêu rõ bước cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11. 
 -Yêu cầu HS nhân nhẩm 41 với 11. 
 Hoạt động 2:.Phép nhân 48 x11 (Trường hợp hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10)
 -Viết lên bảng phép tính 48 x 11.
 -Yêu cầu HS áp dụng cách nhân nhẩm đã học trong phần b để nhân nhẩm với 11. 
 -Y/cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.
 -Em có NX gì về hai tích riêng của ph/nhân trên 
 -Hãy nêu rõ bước thực hiện cộng hai tích riêng của phép nhân 48 x 11. 
Hoạt động3: Luyện tập , thực hành 
 Bài 1 Yêu cầu HS nhân nhẩm và ghi kết quả vào vở, khi chữa bài gọi 2 HS lần lượt nêu cách nhẩm của 3 phần. 
 Bài 3 GV yêu cầu HS đọc đề bài 
 Nhận xét cho điểm học sinh
 Bài 4 ( Dành cho HS khá giỏi )
 -Cho HS đọc đề bài sau đó hướng dẫn : Để biết được câu nào đúng, câu nào sai trước hết chúng ta phải tính số người có trong mỗi phòng họp, sau đó so sánh và rút ra kết quả. 
 -1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào giấy nháp 
-Đều bằng 27. 
-HS nêu. 
-Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm tổng hai chữ số của nó ( 2 + 7 = 9 ) vào giữa. 
-1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào bảng con 
-HS nêu.
-HS nhân nhẩm và nêu cách nhân trước lớp. 
-Lớp làm bảng con
-HS đọc đề bài HS làm bài vào vở .
-1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào vở 
-HS nghe GV hướng dẫn và làm bài ra nháp 
HD cho HS nhẩm
Cho các em tính theo đặt tính, kk nhẩm
3.Hoạt động nối tiếp :
 -Dặn HS về nhà làm bài tập 1c, 4/71 và chuẩn bị bài sau.
 -Nhạân xét tiết học.
Toán	Tiết 62 NHÂN VỚI SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
I.Mục tiêu:Giúp HS:
Biết thực hiện nhân với số có 3 chữ số. Bài tập cần làm: 1,3
Tính được giá trị của biểu thức
Áp dụng phép nhân với số có 3 chữ số để giải các bài toán có liên quan. 
II.Đồ dùng dạy học :
III.Hoạt động trên lớp: 
1. KTBC :GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2, 4 k/ tra VBT về nhà của một số HS khác.
2. Bài mới :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HTĐB
12-14
14-16
Giới thiệu bài Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện phép nhân với số có 3 chữ số
Các hoạt động
 Hoạt động 1: Phép nhân 164 x 23 
 -GV ghi lên bảng phép tính 164 x 123 , sau đó yêu cầu HS áp dụng tính chất một só nhân với một tổng để tính .
 -Vậy 164 x123 bằng bao nhiêu ? 
 * Hướng dẫn đặt tính và tính Thông thường ta đặt tính và tính như sau: người ta tiến hành đặt tính và thực hiện tính nhân theo cột dọc . Dựa vào cách đặt tính nhân với số có hai chữ số, bạn nào có thể đặt tính 164 x 123 ? 
 -GV nêu cách đặt tính đúng 
 -GV giới thiệu : tích riêng thứ nhất; tích riêng thứ hai; tích riêng thứ ba
 -Yêu cầu HS nêu lại từng bước nhân. 
 Hoạt động 2: Luyện tập , thực hành 
 Bài 1a,bBài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
 -Các phép tính trong bài đều là các phép tính nhân với số có 3 chữ số các em thực hiện tương tự như với phép nhân 164 x123. 
 -GV chữa bài, yêu cầu 2 HS lần lượt nêu cách tính của từng phép nhân. 
 Bài 2 ( Dành cho HS khá giỏi ) Treo bảng số như đề bài trong SGK , 
-GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 3Gọi HS đọc đề bài , yêu cầu các em tự làm. 
-GV nhận xét cho điểm HS. 
-HS tính như sách giáo khoa. 
-1 HS lên bảng đặt tính , cả lớp đặt tính vào bảng con.
-HS theo dõi GV thực hiện phép nhân. 
-HS nghe giảng. 
-HS nêu như SGK.
-Đặt tính rồi tính. 
- 2 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào bảng con .
-HS đọc yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào PBT. 
-1 HS lên bảng , cả lớp làm bài vào vở
-HS cả lớp.
Gọi các em lên bảng làm bài nhân không nhớ
3.Hoạt động nối tiếp :
 -Dặn dò HS làm bài tập 1c,2 và chuẩn bị bài sau
 -Nhận xét tiết học
Toán	Tiết 63 NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo)
I.Mục tiêu :Giúp HS:
Biết cách thực hiện phép nhân với số có 3 chữ số (trường hợp có chữ số hàng chục là 0). 
Áp dụng phép nhân với số có 3 chữ số để giải các bài toán có liên quan. BT cần làm 1,2
Rèn kĩ năng tính toán chính xác
II.Đồ dùng dạy học :
III.Hoạt động trên lớp: 
1 .KTBC GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 1c, nêu cách thực hiện và kết quả của bài 2, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
2 . Dạy học bài mới
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HTĐB
12-14
14-16
a/ Giới thiệu : Giờ học toán các em sẽ tiếp tục học cách thực hiện nhân với số có ba chữ số.
b/ Các hoạt động:
 Hoạt động1. Phép nhân 258 x 203 
 -GV viết lên bảng phép nhân 258 x 203 yêu cầu HS thực hiện đặt tính để tính. 
 - Có NX gì về t/riêng thứ 2 của p/nhân 258x 203 
 -Vậy nó có ảnh hưởng đến việc cộng các tích riêng không ? 
 -Giảng vì tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 nên khi thực hiện đặt tính 258 x 203 thông thường chúng ta không viết tích riêng này, mà chỉ lùi sang trái hai cột so với tích riêng thứ nhất.
 -Cho HS thực hiện đặt tính và tính lại phép nhân 258 x 203 theo cách viết gọn.
 Hoạt động 2. Luyện tập , thực hành 
 Bài 1a-Yêu cầu HS tự đặt tính và tính 
 -GV nhận xét cho điểm HS 
 Bài 2 Yêu cầu HS thực hiện phép nhân 456 x 203, sau đó so sánh với 3 cách thực hiện phép nhân này trong bài để tìm cách nhân đúng , cách nhân sai .
 -Theo các em vì sao cách thực hiện đó sai. 
-GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 3 (Dành cho HS khá giỏi) -Gọi HS đọc đề Yêu cầu HS tự làm bàiGV nhận xét và cho điểm HS 
Tóm tắt
1 ngày 1 con gà ăn : 104 g
 10 ngày 375 con gà ăn : ?
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
toàn số không
 -Không. Vì bất cứ số nào cộng với 0 cũngbằng chính số đó .
-HS làm vào nháp.
- 1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào bảng con.
-HS đổi chéo bảng để kiểm tra bài của nhau. 
-HS làm bài. 
-Cách thực hiện thứ ba là đúng vì đã nhân đúng, viết đúng vị trí của các tích riêng. 
-HS đọc đề toán. HS tự làm bài
chỉ yêu cầu các em thực hiện được, có thể nhân cả 3 bc ở t/ hợp này
3.Hoạt động nối tiếp :
 - Nêu lại các bước nhân với số có 3 chữ số
 -Dặn dò HS làm bài tập 1b,c /73 và chuẩn bị bài sau. 
 -Nhận xét tiết học.
Toán Tiết 64 LUYỆN TẬP
 I.Mục tiêu :Giúp HS củng cố về :
Thực hiện được Nhân với số có hai ,ba chữ số.
Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính . BT cần làm: 1,3,5a 
Biết công thức tính ( bằng chữ ) và tính được diên tích HCN 
II.Đồ dùng dạy học : 
III.Hoạt động trên lớp: 
1.KTBC : HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 1b,c/73, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
2. Dạy học bài mới
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HTĐB
7-8
7-8
7-8
9-10
a/ Giới thiệu bài GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng
b/ Các hoạt động:
 Bài 1-Các em hãy tự đặt tính và tính 
 -GV chữa bài và yêu cầu HS 
 -GV nhận xét cho điểm .
 Bài 2c ( Dành cho HS ká giỏi) Cho HS nêu đề bài , sau đó tự làm bài.
-GV chữa bài, yêu cầu HS nêu cách nhân nhẩm 95 x11.
 -Nhận xét cho điểm HS. 
 Bài 3-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
-GV yêu cầu HS làm bài vào vở. 
-GV chữa bài và hỏi : 
 + Em đã áp dụng tính chất gì để biến đổi 
142 x 12 + 142 x 18 = 142 x ( 12 + 18 ) hãy phát biểu tính chất này. 
-GV hỏi tương tự với các trường hợp còn lại. 
-GV hỏi thêm về cách nhân nhẩm 365 x 10 và 100 x 18
 -Nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 5 -Yêu cầu HS làm phần a. 
 -Gọi HS nêu đề bài
 -Hình chữ nhật có chiều dài là a , chiều rộng là b thì diện tích của hình được tính như thế 
nào ? 
 -1 HS lên bảng , cả lớp làm bài vào vở. 
-HS nhẩm :
- 1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào vở .
- Hs: Tính bằng cách thuận tiện
+Áp dụng tính chất một số nhân với một tổng : Muốn nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
+ Áp dụng tính chất một số nhân với một hiệu 
+ Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân. 
-HS nêu.
- S = a x a 
-Nếu a = 12 cm , b = 5 cm thì : 
S = 12 x 5 = 60 (cm2) 
-Nếu a = 15 m , b = 10 m thì : 
S = 15 x 10 = 150 (m2 ) 
Chỉ yêu cầu các em thực hiện được khồng cần nêu cách thực hiện
Các em tính theo cách TGTBT
3.Hoạt động nối tiếp :
 -Dặn dò HS làm bài tập 2a,b; 4 và chuẩn bị bài sau .
 -Nhận xét tiết học
Toán Tiết 65 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu Giúp học sinh:Củng cố về đổi các đơn vị đo khối lượng, diện tích đã học. Kĩ năng thực hiện tính nhân với số có hai, ba chữ số .Các tính chất của phép nhân đã học. Lập công thức tính diện tích hình vuông. 
II. Đồ dùng dạy học :Đề bài tập 1 viết s ... cán sự làm mẫu chỉ hô nhịp cho HS tập. 
* GV, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ.
*T/hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ t/đua tr/ diễn. 
b) Trò chơi : “Chim về tổ ”GV tập hợp HS theo đội hình chơi. Nêu tên trò chơi. GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. -GV quan sát, nhận xét 
Hoạt động 3. Phần kết thúc: HS đứng tại chỗ làm động tác gập thân thả lỏng. Thực hiện bật chạy nhẹ nhàng từng chân kết hợp thả lỏng toàn thân. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học 
Tập hợp lớp, ổn định
-Khởi động: +Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. +Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên quanh sân tập. 
 +Trò chơi: “Trò chơi hiệu lệnh”. 
HS tập 
Cán sự lên hô nhịp cho cả lớp tập
tập theo mẫu 
chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển 
-Cho HS chơi thử và nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi. 
-Tổ chức cho HS chơi chính thức và có hình phạt vui với những HS phạm luật. 
Nhắc lại cho HS nắm các đt cơ bản
* Hoạt động nối tiếp: Dặn HS về nhà học thuộc các động tác thể dục
Chơi các trò chơi đã được học
Thứ sáu, ngày 25 tháng 11 năm 2011
Thể dục Bài 26:ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.TRÒ CHƠI “ CHIM VỀ TỔ ”
I. Mục tiêu :
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác vươn thở tay, chân, lưng – bụng, toàn thân thăng bằng, nhảy, và bước đầu biết cách thực hiện đông tác điều hòa của bài thể dục phát triển chung. Có thể khi thực hiện bài thể dục phát triển chung nhưng chưa yêu cầu nhớ thứ tự các động tác.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm – phương tiện :
Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập . đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Chuẩn bị còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HTĐB
6-10
18-22
4-6
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh báo cáo.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 2. Phần cơ bản:
 a) Bài thể dục phát triển chung:
 * Ôn từ động tác 1 đến động tác 8 của bài thể dục phát triển chung 
+Lần 1: GV điều khiển vừa hô nhịp cho HS tập vừa quan sát để sửa sai cho HS , dừng lại để sửa nếu nhịp nào có nhiều HS tập sai 
+Lần 2 : Mời cán sự lên hô nhịp cho cả lớp tập, GV quan sát để sửa sai cho HS 
+GV chia tổ để HS tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ .
+Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn.GVcùngHSquan sát,nhận xét, đánh giá.GVsửa chữasai sót,b/dương các tổ thi đua tập tốt. 
+Cho c/sự lớp đ/khiển hô nhịp đểlớp ôn lại toàn bài. 
b) Trò chơi : “Chim về tổ ”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. Cho HS chơi thử và nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi. Tổ chức cho HS chơi chính thức và có hình phạt vui vơiù những HS phạm luật.GV quan sát, nhận xét, biểu dương những HS chơi nhiệt tình thực hiện đúng yêu cầu trò chơi. 
3. Phần kết thúc: 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học: Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự động tác của bài. GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. Giao bài tập về nhà: Ôn bài thể dục phát triển chung 
-Khởi động: Chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân tập về đội hình 4 hàng ngang. 
 +HS đứng tại chỗ hát, vỗ tay để khởi động xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. 
HS tập
Mời cán sự lên hô nhịp cho cả lớp tập
HS tập luyện theo nhóm ở các vị trí đã được phân công do tổ trưởng điều khiển 
Cho các tổ thi đua trình diễn. 
Lớp ôn lại toàn bài 
HS tập hợp theo đội hình chơi 
HS chơi thử 
HS chơi chính thức 
HS đứng tại chỗ làm một số động tác thả lỏng như gập thân, bật chạy nhẹ nhàng từng chân kết hợp thả lỏng toàn thân.
Nhắc lại cho HS nắm các đt cơ bản
* Hoạt động nối tiếp: Dặn HS về nhà học thuộc các động tác thể dục
Chơi các trò chơi đã được học
Thứ năm , ngày 24 tháng 11 năm 2011 
Âm nhạc (Tiết: 13) BÀI ÔN TẬP BÀI HÁT CÒ LẢ 
 TẬP ĐỌC NHẠC TĐN SỐ 4
I. MỤC TIÊU :
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa. HS khá giỏi biết đọc bài TĐN số 4
- Yêu dân ca Việt Nam
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên :Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc các bài hát ; Dạy HS biết thể hiện cách hát theo phần xướng và phần xô trong bài Cò lả ;Bảng phụ có chép bài TĐN số 4 Con chim ri .
Học sinh :SGK; một số nhạc cụ gõ thường dùng .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Khởi động
Bài mới
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HTĐB
3-5
22-25
1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học: 
Ôn tập bài hát Cò lả.
TĐN số 4 Con chim ri.
 2. Phần hoạt động
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Cò lả.
GV trình bày lại bài hát Cò lả hoặc mở băng cho Hs nghe lại.
Cả lớp hát lại bài một lần, GV đệm đàn. 
Một số HS trình bày bài hát. 
GVhướng dẫn HS hát theo hình thức xướngvà xô.
Nội dung 2: Học bài TĐN số 4 Con chim ri. 
GV chép sẵn bài TĐN số 4 Con chim ri vào bảng phụ. 
HS luyện tập cao độ. 
HS luyện tập tiết tấu: 
Bước 1: HS tập đọc chậm, rõ ràng từng nốt ở câu 1. Đọc xong chuyển sang câu 2.
Bước 2: Ghép cao độ với trường độ, đọc ở tốc độ hơi chậm.
Bước 3: Đọc cả hai câu vài lần rồi ghép lời ca.
Cả lớp hát hát theo h/thức Xướng và xô
Biểu diễn theo tốp ca chừng 5 hs một em hát lĩnh xướng còn 4 em còn lại hát phần xô
HS luyện cao độ.
HS luyện tiết tấu.
Cả lớp đọc 2 lần.
Hát lại bài Cò lả
Đọc lời ca,đọc cao độ, luyện tập tiết tấu
3. Hoạt động nối tiếp:
GV cho cả lớp đọc lại 2 lần bài TĐN số 4 Con chim ri và kết hợp gõ đệm. 
Cho hai dãy cùng tập, một dãy đọc nhạc, đồng thời một dãy ghép lời ca. GV nhận xét và dặn HS về nhà thực hiện bài tập. 
Kĩ thuật THÊU MÓC XÍCH (2 tiết )
I. Mục tiêu: 
HS biết cách thêu móc xích .
Thêu được mũi thêu mĩc xích. Các mũi thêu tạo thành những vịng chỉ mĩc nồi tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vịng mĩc xích. đường thêu cĩ thể bị dúm. 
Yêu thích các kiểu thêu tay truyền thống
II. Đồ dùng dạy- học -Tranh quy trình thêu móc xích. -Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len (hoặc sợi) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn (chiều dài đủ thêu khoảng 2 cm) và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích. -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Phấn vạch, thước, kéo.
III. Hoạt động dạy- học: Tiết 1
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 
2.Dạy bài mới:
Tgian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
15-17
10-12
 a)Giới thiệu bài: Gấp và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
 b)Hướng dẫn cách làm: 
Ø Hoạt động 1: GV HD HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu thêu, hướng dẫn HS quan sát hai mặt của đường thêu móc xích mẫu với quan sát H.1 SGK để nêu nhận xét và trả lời câu hỏi:
 -Em hãy nhận xét đặc điểm của đường thêu móc xích?
 -GV tóm tắt ( Như SGK)
 -GV giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích và hỏi:
 +Thêu móc xích được ứng dụng vào đâu ?
 -GV nhận xét và kết luận (dùng thêu trang trí hoa, lá, cảnh vật , lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối, khăn ). Thêu móc xích thường được kết hợp với thêu lướt vặn và 1 số kiểu thêu khác.
 Ø Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 - GV treo tranh quy trình thêu móc xích hướng dẫn HS quan sát của H2, SGK.
 -Em hãy nêu cách bắt đầu thêu?
 -Nêu cách thêu mũi móc xích thứ ba, thứ tư, thứ năm
 -GV hướng dẫn cách thêu SGK.
 -GV hướng dẫn HS quan sát H.4a, b, SGK.
 +Cách kết thúc đường thêu móc xích có gì khác so với các đường khâu, thêu đã học?
 -Hướng dẫn HS các thao tác kết thúc đường thêu móc xích theo SGK.
* GV lưu ý một số điểm: ( Như SGK)
 -GV gọi HS đọc ghi nhớ.
 -GV tổ chức HS tập thêu móc xích. 
- HS quan sát mẫu và H.1 SGK.
- HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát các mẫu thêu.
-HS trả lời SGK.
-HS trả lời SGK
-HS theo dõi.
-HS đọc ghi nhớ SGK.
-HS thực hành cá nhân.
-Cả lớp thực hành.
quan sát các mẫu thêu 
thực hành cá nhân.
3.Hoạt động nối tiếp: -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS. 
 -Chuẩn bị tiết sau.
 Các hạot động
SINH HOẠT: CUỐI TUẦN 13
I/ MỤC TIÊU: 
 - Nắm lại tình hình học tập và chuyên cần của lớp trong tuần qua.
 - Nắm được chương trình hoạt động tuần 14.
 - Nghiêm túc trong sinh hoạt và biết liên hệ thực tế. 
II/ TIẾN HÀNH:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1’
13’
5’
HĐ1: Gv giới thiệu ghi bảng
GV quan sát
GV tham gia tuyên dương những HS thực hiện tốt các mặt trong tuần qua; nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt cần khắc phục ... nhắc nhở về sách vở, nền nếp học tập, các hoạt động của lớp cũng như của trường.
 * Hoạt động 2 : Đề ra kế hoạch thực hiện tuần tới:
-Học tập nghiêm túc tích cực ở lớp ở nhà đđể chuẩn bị thi cuối học kì 1.
- Sinh hoạt Đội tập nghi thức và các bài hát múa để chuản bị HKPĐ cấp trường.
-Tiếp tục Lao động trồng bồn hoa, chăm sóc cây, vệ sinh trường lớp.Tham gia các phong trào khác do nhà trường phát động
Lớp trưởng điều khiển các tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của tổ trong tuần qua ( nề nếp, học tập, chuyên cần, đồ dùng học tập  ).
 Lớp trưởng theo dõi ghi vào sổ - Thơng qua cả lớp.
Nhận xét bình chọn tổ thực hiện tốt.
Chú ý
Chú ý ghi nhớ và thực hiện
HSY nhắc lại điều cơ giáo dặn dị
III/ HĐNT1’: GV nhận xét tiết sinh hoạt . – Dặn dò HS về nhà thực hiện theo kế hoạch.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 tuan 13.doc