Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 10 năm 2013

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 10 năm 2013

TẬP ĐỌC:

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HK I (Tiết 1)

I/ Mục tiêu :

- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/ phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

HS tích cực ôn tập giành kết quả cao trong học tập.

II/ Đồ dùng dạy học :

- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9

- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống

 

doc 17 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 10 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 10
 (Từ ngày 21 đến ngày 25/10/2013)
Thứ/ngày
Buổi
Môn
Tên bài dạy
Thứ 2
21/10/2013
Sáng 
Chào cờ
Tập đọc
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI (Tiết 1)
Chiều
Toán 
Luyện tập
Chính tả 
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI (Tiết 2)
Khoa học
Ôn tập: Con người và sức khỏe (tt)
Thứ 3
22/10/2013
Sáng 
Toán
Luyện tập chung
LT và Câu
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI (Tiết 3)
Thứ 4
23/10/2013
Sáng 
Kể chuyện
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI (Tiết 4)
Toán
Kiểm tra định kì giữa học kì I
Chiều
Tập đọc
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI (Tiết 5)
Khoa học
Nước có những tính chất gì?
Lịch sử
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (Năm 981)
Thứ năm
24/10/2013
Sáng 
TLV
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI (Tiết 6)
Toán
Nhân với số có một chữ số
LT và Câu
Tiết 7 (Kiểm tra)
Thứ 6
25/10/2013
Sáng 
SHĐ - SHL
TLV
Tiết 8 (Kiểm tra)
Toán
Tính chất giáo hoán của phép nhân
Địa lí
Thành phố Đà Lạt
Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2013
TẬP ĐỌC:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HK I (Tiết 1)
I/ Mục tiêu :
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/ phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
HS tích cực ôn tập giành kết quả cao trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống 
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1 Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích tiết học và cách bắt thăm bài đọc
2 Kiểm tra tập đọc 
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi 
- Cho điểm trực tiếp từng HS 
3 Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc y/c 
- Y/c HS trao đổi và và trả lời câu hỏi: 
+ Những bài tập như thế nào là truyện kể?
+ Hãy tìm và kể lại tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân 
- Ghi nhanh lên bảng 
- Phát phiếu cho từng nhóm. Y/c HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- KL về lời giải đúng
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c 
- Y/c HS tìm các đoạn văn có giọng đọc như y/c 
- Gọi HS phát biểu ý kiến 
- Nhận xét, KL đoạn văn đúng 
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó 
- Nhận xét khen những HS đọc tốt 
3. Cũng cố dặn dò 
- HS về nhà ôn lại quy tắc viết hoa.
- Nhận xét tiết học. Y/c những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc
- HS lắng nghe.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài.
- HS chuẩn bị bài.
- Đọc và trả lời câu hỏi 
- Theo dõi nhận xét 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi 
- Hoạt động trong từng nhóm 
- HS dán bảng, trình bày.
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được
- Đọc đoạn văn mình vừa tìm được
- Chữa bài 
- Mỗi đoạn 3 HS thi đọc
Toán 
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : 
- Nhận biết góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt, đường cao của hình tam giác 
- Vẽ được hình vuông, vẽ hình chữ nhật.
- GDHS tính chính xác trong học tập và làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học : - Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập 
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS 
2. Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu 
2.2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- GV vẽ lên bảng 2 hình a, b trong bài tập, y/c HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình 
- GV hỏi thêm :
+ So với góc vuông thì góc nhọn nhỏ hơn hay bé hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn?
+ 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông?
Bài 2:
- GV y/c HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC
- Vì sao ABC được gọi là đường cao của hình tam giác ABC?
- Hỏi tương tự với đường cao CB
- GV kết luận: 
Bài 3:
- GV y/c HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình 
- GV nhận xét và cho điểm HS 
Bài 4:
- GV y/c HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm
- GV: Hãy nêu tên các hình chữ nhậ có trong hình vẽ ?
- Nêu tên các cạnh song song với AB
3. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng lam bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn 
- Lắng nghe
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
+ Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông 
+ 1 góc bẹt bằng 2 góc vuông 
- Đường cao của tam giác ABC là AB và BC 
- Vì đường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác 
- HS trả lời tương tự như trên
- HS vẽ vào VBT, 1 HS lên bảng vẽ và nêu cách vẽ 
- 1 HS lên bảng vẽ. HS cả lớp vẽ hình vào VBT 
- HS vừa vẽ trên bảng nêu
- 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét 
- HS thực hiện y/c 
CHÍNH TẢ: 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HK I (Tiết 2)
I/ Mục tiêu :
- Nghe – viết đúng chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài) ; bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.
-HS tích cực ôn tập giành kết quả cao trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
- Một tờ phiếu chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong ngoặc kép bằng cách xuống dòng, dùng dấu gạch ngang đầu dòng. 
- Một tờ phiếu khổ to viết sẵn lời giải BT2 + 4, 5 tờ phiếu kẻ bảng ở BT2 để phát riêng cho 4 đến 5 HS.
III/ Hoạt động dạy - học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2 Viết chính tả:
- GV đọc bài lời hứa. Sau đó 1 HS đọc lại 
- Gọi HS giải nghĩa từ trung sĩ.
- Y/c HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết 
- Hỏi HS về các trình bày khi viết dấu 2 chấm, xuống dòng gạch đầu dòng, mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép
- Đọc chính tả cho HS viết 
- Soát lỗi, thu bài, chấm chính tả 
3 Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c 
- Y/c HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến. GV nhận xét và kết luận câu trả lời đúng 
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c 
- Chia nhóm 4 HS phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. 
- Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung 
- Kết luận lời giải đúng 
3. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- HS về nhà học đọc các bài tập đọc và HTL để chuẩn bị bài: Ôn GHKI
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc. Cả lớp lắng nghe. 
- Đọc phần chú giải trong SGK.
- Các từ : ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ.
- HS trả lời.
- HS viết bài.
- 2 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Y/c HS trao đổi, hoàn thành phiếu 
- Sữa bài.
....................................................................................................
Khoa học 
ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (tt)
I/ Mục tiêu : 
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Dinh dưỡng hợp lí.
- Phòng tránh đuối nước.
-GD HS luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật, tai nạn.
II/ Đồ dùng dạy - học : - HS chuẩn bị phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống.
III/ Hoạt động dạy- học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi 
- Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm 
2. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu
HĐ1: Thảo luận chủ đề: Con người và sức khoẻ
- Y/c các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung mà nhóm mình nhận được
+ 4 nội dung phân cho các nhóm thảo luận
. Quá tình trao đổi chất của con người 
. Các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người 
. Các bệnh thông thường 
. Phòng tránh tai nạn
- Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp 
- Tổng hợp ý kiến của HS 
- Nhận xét
HĐ2: Trò chơi: Ô chữ kì diệu
- GV phổ biến luật chơi
- GV tổ chức cho HS chơi mẫu 
- GV tổ chức cho các nhóm HS chơi
HĐ3: Trò chơi: Ai chọn thức ăn hợp lí ?
- GV cho HS tiến hành hoạt động trong nhóm. Sử dụng những mô hình đã mang đến lớp để lựa chọn một bữa ăn hợp lí và giải thích vì sao mình lại lựa chon như vậy 
+ Y/c các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét 
- Nhận xét tuyên dương những nhóm chọn thức ăn phù hợp 
3. Củng cố dặn dò:
- Chuẩn bị bài:
- Nhận xét tiết học. 
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời. HS dưới lớp nhận xét bổ sung 
- Lắng nghe
- Tiến hành thảo luận, sau đó đại diện các nhóm lần lượt trình bày 
- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét bổ sung 
- Các nhóm tiến hành trao đổi các câu hỏi của các nhóm đã chuẩn bị
- Các nhóm được hỏi thảo luận và đại diện nhóm trả lời
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Lắng nghe.
- HS chơi mẫu.
- HS chơi.
- Tiến hành hoạt động trong nhóm sau đó trình bày 1 bữa ăn mà nhóm mình cho là đủ chất dinh dưỡng 
+ Trình bày và nhận xét 
- Lắng nghe 
................................................................................
Thứ ba ngày 22 tháng 10 năm 2013
Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu : 
- Thực hiện được cộng, trừ các số có đến 6 chữ số.
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
- Giải được bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó liên quan đến hình chữ nhật.
- GDHS tính chính xác trong học tập và làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học : Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng y/c HS làm bài 
- GV chữa bài nhận xét và cho điểm HS
2. Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học
2.2 Luyện tập
Bài 1:
- GV gọi HS nêu y/c của bài tập, sau đó tự làm bài 
- GV y/c HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 2:
- Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Để tính giá trị biểu thức a, b trong bài bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất nào?
- GV y/c HS nêu quy tắc về tính chất giao hoán, tính chất kếp hợp của phép cộng?
- GV y/c HS làm bài 
- GV nhận xét cho điểm HS
Bài 3:
- GV y/c HS đọc đề b ...  bổ sung 
- Nhận xét, kết luận phiếu đúng 
Bài 3:
- Gọi HS đọc y/c 
- Hỏi: Thế nào là từ đơn: Cho ví dụ
+ Thế nào là từ láy? Cho ví dụ
+ Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ
- Y/c HS thảo luận cặp đôi, tìm từ
- Gọi HS lên bảng viết các từ mình tìm được
- Gọi HS bổ sung những từ còn thiếu 
- Kết luận lời giải đúng
Bài 4:
- Gọi HS đọc y/c 
+ Thế nào là danh từ? Cho ví dụ
+ Thế nào là động từ? Cho ví dụ 
Tiến hành tương tự bài 3
3. Củng cố dặn dò:
- Dặn HS về nhà soạn tiết 7, tiết 8 chuẩn bị kiểm tra
- Nhận xét tiết học 
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng 
+ Cảnh đẹp của đất nước được quan sát từ trên cao xuống 
+ Những cảnh đẹp đó cho thấy đất nước ta rất thanh bình, đẹp hiền hoà 
- 2 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi hoàn thành phiếu 
- 1 HS đọc thành tiếng
+ Là từ chỉ gồm 1 tiếng.
 Ví dụ: ăn 
+ Là từ phối hợp những tiếng có âm và vần giống nhau.
Ví dụ: long lanh  
+ Là từ đựoc ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận
- 4 HS lên bảng viết, mỗi HS viết mỗi loại 1 từ
- Viết vào vở.
- 1 HS đọc thành tiếng 
+ Là những từ chỉ sự vật
Ví dụ: học sinh  
+ Là những từ chỉ trạng thái của sự vật
Ví dụ: ăn, ngủ  
Toán 
NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu : 
- Biết thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích có không quá 6 chữ số).
- GDHS tính chính xác trong học tập và làm bài.
II/ Chuẩn bị : SGK, VBT
III/Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS lên bảng.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu 
2.2 Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 6 chữ số với số có một chữ số 
- GV viết lên bảng phép nhân 241234 x 2
- Dựa vào cách đặt tính phép nhân số có 6 chữ số cho số có 1 chữ số thực hiện tính 
- Khi thực hiện tính nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu?
- GV viết lên bảng phép nhân : 136204 x 4
- GV y/c HS đặt tính và thực hiện tính. 
2.3 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:- GV y/c HS tự làm bài. 
- Y/c lần lượt từng HS lên bảng làm bài. 
a/ Yêu cầu làm bảng con.
b/ Cho hs làm vào vở chấm một số vở.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 3:
- GV nêu y/c bài tập và cho HS thảo luận nhóm 4
- GV nhắc HS nhớ thực hiện các phép tính theo đúng thứ tự.
3. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm những bài tập còn lại, chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn
- HS nghe giới thiệu
- HS đọc: 241234 x 2
- 2 HS lên bảng thực hiện tính. 
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, hàng chục  (tính từ phải sang trái).
- HS đọc: 136204 x 4 
- 1 HS thực hiện trên bảng lớp. HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. 
- HS nêu các bước như trên. 
a/ 341231 b/ 102426
 x 2 x 5
 682462 512130
- Các HS khác trình bày tương tự như trên.
- 1 HS đọc
- lớp thảo luận nhóm 4, một nhóm làm bảng phụ. Lớp nhận xét.
a/ 321475 + 423507 x 2
 = 321475 + 847014
 = 1168489
...................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
.....................................................................................
Thứ sáu ngày 25 tháng 10 năm 2013
TẬP LÀM VĂN:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Toán 
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I/ Mục tiêu : 
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
- GDHS tính chính xác trong học tập và làm bài.
II/ Chuẩn bị : Bảng phụ kẻ sẵn bảng số như sau :
a
b
a x b
b x a
4
8
6
7
5
4
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm bài.
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học
2.2 Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân
- GV viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, sau đó y/c HS so sánh 2 biểu thức này với nhau 
=> KL: Vậy 2 phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau
- GV treo bảng số lên bảng. 
Ta thấy giá trị của biểu thức a x b luôn thế nào so với giá trị của biểu thức b x a ?
- Ta có thể viết a x b = b x a 
- Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì được tích thế nào ?
- Vậy khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó ntn?
- GV y/c HS nêu kết luận
2.3 Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- GV viết lên bảng 4 x 6 = 6 x  y/c HS điền số 
- Vì sao lại điền số 4 ?
- GV chia lớp thành 2 đội, cử mỗi đội 4 bạn lên nối tiếp thi điền nhanh.
- Nhận xét – tuyên dương.
Bài 2:
- GV hướng dẫn
- Y/c HS làm bảng con câu a/. Gọi 2 em lên bảng
- Câu b; c/ Làm vào vở chấm một số em.
- GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò: 
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lắng nghe 
- HS nêu: 5 x 7 = 35 ; 7 x 5 = 35 vậy 5 x7 = 7 x 5 
- HS lắng nghe.
- HS đọc bảng số và gọi 3 HS lên bảng thực hiện
- HS đọc: a x b = b x a 
- Thì ta được tích b x a
- Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì đó không thay đổi 
- HS lắng nghe.
- Điền số thích hợp vào ô trống 
- số 4
- Vì khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi 
- Làm bài vào vở và kiểm tra bài của bạn 
a/ 4 x 6 = 6 x 4 b/ 3 x 5 = 5 x 3
207 x 7 = 7 x 207 2138 x 9 = 9 x 2138
- HS nêu yêu cầu.
- Lắng nghe và thực hiện.
a/ 1357 
 5
 6785
+ Kết quả các câu còn lại: 7 x 853 = 5971;
...
Địa lý 
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I/ Mục tiêu : 
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt :
+ Vị trí nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
+ Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều cảnh đẹp:nhiều rừng thông, thác nước,...
+ Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.
+ Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loại hoa. 
- Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ).
- GDHS yêu thích môn học. 
*Giáo dục BVMT : HS có ý thức bảo vệ những phong cảnh đẹp ở Đà Lạt cũng như ở địa phương.
II/ Đồ dùng dạy học : - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV y/c 3 HS lên bảng lần lượt trả lời 3 câu hỏi của bài 8
3. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
HĐ1: Vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt 
- GV treo tranh lượt đồ lần lượt đặt câu hỏi về vị trí địa lí và khí hậu Đà Lạt:
+ Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ?
+ Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét ?
+ Với độ cao đó, Đà Lạt có khí hậu ntn?
- GV nêu: Hãy nêu lại các đặc điểm chính về vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt?
HĐ2: Đà Lạt – Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước 
- GV y/c HS quan sát 2 bức ảnh về hồ Xuân Hương và thác Cam Li
+ Hãy tìm vị trí của hồ xuân Hương và thác Cam li
+ GV gọi HS lên bảng trình bày ý kiến 
- GV nhận xét 
- Vì sao có thể nói Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước 
HĐ3: Đà Lạt – thành phố du lịch và nghỉ mát 
- GV chia HS thành nhóm nhỏ, phát phiếu thảo luận cho các nhóm và y/c HS thảo luận để hoàn thành nội dung phiếu 
- GV gọi HS trình bày ý kiến trước lớp 
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm 
HĐ4: Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt
- GV y/c HS đọc phần 3 trong SGK, sau đó nêu câu hỏi cho HS cả lớp cùng thảo luận và trả lời 
+ Rau quả ở Đà Lạt được trồng ntn?
+ Vì sao Đà Lạt lại thích hợp trồng các loại rau và hoa xứ lạnh?
+ Kể tên một số các loài hoa, quả, rau của Đà Lạt ?
+ Hoa, quả, rau Đà Lạt có giá trị ntn?
GV KL:
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét, dặn dò HS về nhà học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài mới
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c, HS cả lớp nhận xét câu trả lời của bạn 
- Lắng nghe
- 4 đến 5 HS lên bảng chỉ lược đồ và bản đồ 
+ Lâm Viên
+ 1500 m so với mặt nước biển 
+ Mát mẻ quanh năm
- 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét 
- HS làm việc theo cặp, cùng chỉ và thuyết minh cho nhau nghe theo các hình minh hoạ trong SGK
- 2 HS lần lượt lên bảng 
- HS đọc SGK và trả lời
- HS tạo thành các nhóm, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS. Cùng đọc SGK và thảo luận. 
- Một số HS đại diện các nhóm trình bày
- Đọc SGK, cùng trao đổi và trả lời câu hỏi của GV 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
+ Hoa: hồng, mimôda, lan; cúc, ...
+ Quả: hồng, dâu, ...
+ Rau: bắp cải, sulơ, xu hào, cà chua, xà lách, ...
+ Cung cấp cho ND trong vùng, các vùng khác trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Đạo đức
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (tiết 2)
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm
- Cách tiết kiệm thời giờ 
- Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm 
KNS: - Lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian có hiệu quả.
 - Quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày.
 - Bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian.
II/ Đồ dung dạy học:
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: Xanh, đỏ SGK đạo đức 4, Các trưyện tấm gương về tiết kiệm thời giờ 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ổn định: 
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi của tiết trước 
- Nhận xét cho điểm HS 
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
HĐ1: Làm việc cá nhân (Bài tập 1)
-Gọi hs đọc yêu cầu 
-GV hướng dẫn lớp trưởng điều khiển lớp làm bài tập.
* GV kết luận:
HĐ 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 2)
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm về việc bản thân đã sử dụng thời giờ ntn và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới 
- GV mời 1 vài HS trình bày trước lớp 
- Lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét
- GV nhận xét 
HĐ3: Trình bày giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm 
- Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ bài viết hoặc các tư liệu các em sưu tầm được
- GV cho HS thảo luận, trao đổi và ý nghĩa của các tranh vẽ ca dao vừa trình bày 
- GV nhận xét 
Củng cố dặn dò:
Gd: Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm. Tiết kiệm thời giờ là sd thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn
- Lắng nghe 
- HS thảo luận nhóm đôi
+ HS giơ xanh (đỏ))
+Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ.
+Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ.
- HS trình bày trước lớp 
- HS trình bày
- HS trao đổi thảo luận 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 10 THUY LE LOI EASUP.doc