Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 23 năm 2014

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 23 năm 2014

Tập đọc (tiết 45)

HOA HỌC TRÒ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

 - Chú ý đọc đúng các từ: đóa, xòe, phơi phới.

 - Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Các tranh , ảnh về hoa phượng, sân trường có hoa phượng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 48 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 23 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/02/2014
Ngày dạy: 17/02/2014
Tập đọc (tiết 45)
HOA HỌC TRÒ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
	- Chú ý đọc đúng các từ: đóa, xòe, phơi phới.
	- Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Các tranh , ảnh về hoa phượng, sân trường có hoa phượng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
15’
7’
7’
4’
1’
A) Ổn định:
B) Kiểm tra bài cũ: Chợ Tết
 - Kiểm tra 2,3 học sinh đọc thuộc lòng bài Chợ Tết và trả lời câu hỏi.
 - Nhận xét, tuyên dương
C) Dạy bài mới:	
 1/ Giới thiệu bài: Hoa học trò
 Hôm nay các em sẽ được học một bài văn tả vẻ đẹp của một loài hoa thường được trồng trên sân các trường học, gắn với kỉ niệm của nhiều HS về mái trường. Nhà thơ Xuân Diệu đã gọi tên loài hoa đó bằng một cái tên rất đặc biệt – hoa học trò. Hoa học trò chính là hoa phượng. Các em hãy cùng đọc, cùng tìm hiểu bài văn để thấy vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng dưới ngòi bút miêu tả rất tài tình của tác giả.
 2/ Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Giáo viên chia đoạn
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng các đoạn trước lớp
- Cho học sinh đọc các từ ở phần Chú giải
- Yêu cầu HS luân phiên nhau đọc từng đoạn theo nhóm đôi 
- Mời học sinh đọc cả bài
à GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho học sinh. 
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm cả bài
 3/ Tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 + Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò ?
 + Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đạc biệt ?
 + Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian ? 
- Nêu cảm nhận của em khi đọc bài văn ?
- Cho học sinh nhận xét, giáo viên chốt lại sau mỗi câu trả lời
 4/ Đọc diễn cảm: 
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả ngạc nhiên phù hợp với phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian. 
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, bình chọn 
 5/ Củng cố:
 Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung, ý nghĩa bài tập đọc
 6/ Nhận xét, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Chuẩn bị: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
- Hát tập thể 
- Học sinh thực hiện
- Quan sát tranh minh hoạ chủ điểm- ảnh động Thiên Cung ở Vịnh Hạ Long.
- Học sinh chú ý
- Mỗi học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn (nhiều lần)
- HS đọc thầm phần Chú giải từ mới. 
- HS luân phiên nhau đọc từng đoạn theo nhóm đôi 
- 1 HS đọc cả bài . 
- Học sinh theo dõi thực hiện
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 + Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của nhiều học trò về mái trường .
 + Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời ; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. 
+ Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui ; buồn vì báo hiệu sáp kết thúc năm học, sáp xa mái trường; vui vì báo hiệu được nghỉ hè. 
+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ. 
 + Lúc đầu, hoa phượng có màu đỏ nhạt. Găïp mưa, hoa càng tươi. Dần dần số hoa sẽ tăng, màu hoa sẽ đỏ đậm dần theo thời gian. 
 + Hoa phượng có vẻ đẹp rất độc đáo dưới ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả. 
 + Hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò. 
 + Nhờ bài văn, tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm.
- Học sinh nhận xét, bình chọn
- Học sinh nêu nội dung, ý nghĩa: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 15/02/2014
Ngày dạy: 17/02/2014
Toán (tiết 111)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
 * Kết hợp 3 bài Luyện tập chung trang 123, 124 thành bài Luyện tập chung)
- Biết so sánh hai phân số .
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Sách giáo khoa Toán 4, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
28’
5’
1’
1) Ổn định: 
2) Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số hoặc cùng tử số, hoặc so sánh phân số với 1. 
- Học sinh sửa bài tập ở nhà. 
- Nhận xét, tuyên dương
3) Dạy bài mới: 
 3.1/ Giới thiệu bài: Luyện tập chung
 3.2/ Tổ chức học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: (ở đầu trang 123)
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- GV hỏi để ôn lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số hoặc cùng tử số, hoặc so sánh phân số với 1. 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 
- Mời học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài
Bài tập 2: (ở đầu trang 123)
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở
- Mời học sinh trình bày bài làm, nhận xét, sửa bài. 
Bài tập 1: (ở cuối trang 123 – câu a, c)
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở
- Mời học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài. 
 3.3/ Củng cố:
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số hoặc cùng tử số, hoặc so sánh phân số với 1. 
- Nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
 3.4/ Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau
- Hát tập thể
- Học sinh thực hiện 
- Học sinh theo dõi
- HS: Điền dấu >, <, = vào chỗ trống
- Học sinh nêu lại cách so sánh
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài. 
; ; 
; ; 
- HS: Với hai số tự nhiên 3 và 5, hãy viết: a) Phân số bé hơn 1
 b) Phân số lớn hơn 1
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày và sửa chữa
a/ ; b/ 
- Học sinh đọc: Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống, sao cho: 
- Cả lớp làm bài vào
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 15/02/2014
Ngày dạy: 17/02/2014
Lịch sử (tiết 23)
VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê):
	 Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Sách giáo khoa
- Một vài đoạn thơ văn tiêu biểu .
- Hiònh trong SGK phóng to .
- Phiếu học tập ( chưa điền vào chỗ trống )
Họ và tên:
Lớp: Bốn
Môn: Lịch sử
PHIẾU HỌC TẬP
Tác giả, tác phẩm văn thơ tiêu biểu thời Hậu Lê
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
Nguyễn Trãi
Quốc âm thi tập;
Bình Ngô đại cáo
Ức trai thi tập
 Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.
 Tâm sự của người không được đem hết tài năng để phụng sự đất nước.
Hội Tao Đàn, Lê Thánh Tông
Các tác phẩm thơ; Hồng Đức quốc âm thi tập.
- Ca ngợi công đức của nhà vua
Công trình khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê
Tác giả
Công trình khoa học
Nội dung
Ngô sĩ Liên
Đại việt sử kí toàn thư
- Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Lê. 
Nguyễn Trãi
- Lam Sơn thực lục
- Dư địa chí 
-Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
-Xác định lãnh thổ, giới thiệu tài nguyên, phong tục tập quán của nước ta 
Lương Thế Vinh
- Đại thành Toán pháp 
-Kiến thức toán học.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
15’
12’
4’
1’
1) Ổn định: 
2) Kiểm tra bài cũ: Trường học thời Hậu Lê
- Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?
- Việc học dưới thời Lê được tổ chức như thế nào?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3) Dạy bài mới: 
 Giới thiệu bài: Văn học và khoa học thời Hậu Lê
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
- Giáo viên treo bảng thống kê lên bảng (GV cung cấp dữ liệu, HS dựa vào SGK điền tiếp hoàn thành Bảng thống kê)
- Mời đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
- Nhận xét, bổ sung và mô tả lại nội dung và các tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Hậu Lê.
- Giáo viên giới thiệu một số đoạn thơ văn tiêu biểu của một số nhà thơ thời Lê.
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
- Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học.
- Giáo viên cung cấp phần nội dung, học sinh tự điền phần tác giả, công trình khoa học.
- Yêu cầu học sinh trình bày Bảng thống kê trước lớp
- Giáo viên hỏi thêm: Dưới thời Hậu Lê, ai là nhà văn, nhà khoa học tiêu biểu nhất ?
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
4) Củng cố:
 Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại các tác giả, tác phẩm thời Hậu Lê
5) Nhận xét, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Ôn tập
- Hát tập thể
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học  ... gợi ý: Trước hết, các em cần xác định sẽ viết về cây gì. Sau đó, suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến cho con người. 
- Yêu cầu học sinh làm bài tập
- Mời học sinh đọc đoạn văn trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài, chấm điểm
 4/ Củng cố: 
Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung trong bài văn miêu tả cây cối vừa học
 5/ Nhận xét, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh cuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối
- Hát tập thể
- Học sinh thực hiện 
- Học sinh đọc: Đọc bài văn Cây gạo của nhà văn Vũ Tú Nam (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 32)
- HS cả lớp đọc thầm bài Cây gạo
- Học sinh đọc: Tìm các đoạn trong bài văn nói trên
- Cả lớp làm việc cá nhân hoặc trao 
đổi cùng bạn bên cạnh. 
- Học sinh phát biểu ý kiến
- Học sinh nhận xét, bổ sung, sửa bài
- Học sinh đọc: Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì?
- Cả lớp làm bài tập
- Vài HS đọc nội dung cần Ghi nhớ.
- Nhận xét, bổ sung
- Học sinh đọc và học thuộc lòng phần Ghi nhớ
- HS đọc: Xác định các đoạn văn và nội dung chính của từng đoạn trong bài văn dưới đây:
- Cả lớp đọc thầm bài Cây tre trăm đốt, trao đổi nhóm, xác định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn. 
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, bổ sung
- Học sinh đọc: Hãy viết một văn nói về lợi ích của một loài cây mà em yêu biết 
- Học sinh theo dõi
- Cả lớp viết đoạn văn vào vở
- Một vài HS khá, giỏi đọc đoạn viết.
- Học sinh nhận xét, bổ sung 
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 15/02/2014
Ngày dạy: 21/02/2014
Toán (tiết 115)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	- Rút gọn được phân số.
	- Thực hiện phép cộng hai phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Sách giáo khoa Toán 4, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
29’
4’
1’
1) Ổn định: 
2) Kiểm tra bài cũ: Phép cộng phân số (tt)
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách cộng phân số
khác mẫu số. 
- GV ghi bảng: + ; + 
Yêu cầu 2 học sinh lên bảng tính và nêu lại cách cộng hai phân số cùng mẫu số, cộng hai phân số 
- Nhận xét, tuyên dương.
3) Dạy bài mới: 
 3.1/ Giới thiệu bài: Luyện tập
 3.2/ Tổ chức cho học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: 
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh phát biểu cách cộng hai phân số cùng mẫu số 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở. 
- Mời học sinh nêu kết quả và cách làm
 - Nhận xét, sửa bài. 
Bài tập 2: (câu a, b)
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh phát biểu cách cộng hai phân số khác mẫu số 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở. 
- Mời học sinh nêu kết quả và cách làm
 - Nhận xét, sửa bài. 
c) + = = 
Bài tập 3: (câu a, b)
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh phát biểu cách rút gọn phân số 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở. 
- Mời học sinh nêu kết quả và cách làm
 - Nhận xét, sửa bài. 
c) + = + = + = 
Bài tập 4: (dành cho HS giỏi)
- Mời học sinh đọc đề bài toán, 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tóm tắt bài toán. Học sinh nêu cách làm.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Mời học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
 3.3/ Củng cố:
 Yêu cầu học sinh nêu lại cách cộng phân số cùng mẫu số và khác mẫu số, rút gọn phân số
 3.4/ Nhận xét, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài: Luyện tập
- Hát tập thể
- Học sinh nêu lại cách cộng phân số
khác mẫu số. 
- Học sinh làm bài
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh đọc: Tính
- Học sinh nêu cách tính
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài
 a) + = ; b) + = = 3;
c) ++== 1
- Học sinh đọc: Tính
- Học sinh nêu cách tính
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài
a) += + = 
b) + = + = 
- HS đọc: Rút gọn phân số rồi tính
- Học sinh nêu cách tính
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài
a) = + = ; 
b) + = + = 
- Học sinh đọc đề toán
- Học sinh tìm hiểu đề, tóm tắt
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài
Bài giải
Số đội viên tham gia hai hoạt động trên :
+ = (số đội viên )
Đáp số: số đội viên 
- Học sinh nêu trước lớp
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 15/02/2014
Ngày dạy: 21/02/2014
Địa lí (tiết 23 )
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (TIẾP THEO)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
	 + Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.
	 + Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may.
° Nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường: dân số đông, trình dộ dân trí, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,
° Biện pháp bảo vệ môi trường: bảo vệ rừng, trồng rừng, khai thác rừng, khoáng sản hợp lí; giảm tỉ lệ sinh; nâng cao dân trí; khai thác thủy hải sản hợp lí; hạn chế thuốc bảo vệ thực vật; xử lí chất thải công nghiệp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Bản đồ công nghiệp Việt Nam.
 - Tranh ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi tiếng trên sông ở đồng bằng Nam Bộ.
 - Các hoạt động dạy học chủ yếu:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
14’
13’
5’
1’
1) Ổn định: 
2) Kiểm tra bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
- Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản? 
- Kể tên một số thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây?
- Thuỷ sản ở đồng bằng được tiêu thụ ở những đâu?
- Nhận xét kiểm tra bài cũ
3) Dạy bài mới: 
 Giới thiệu bài: Hoạt động sản xuất người dân ở đồng bằng Nam Bộ (tiếp theo)
Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm
- Chia nhóm và yêu cầu các nhóm dựa vào SGK, bản đồ thảo luận các câu hỏi:
 + Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh?
 + Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng 
Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta ?
 + Kể những ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ?
- Yêu cầu đại diện cac nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, trao đổi, chốt lại
° Giáo viên nói thêm: Tuy nhiên sản xuất công nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường, do đó cần xử lí chất thải công nghiệp một cách an toàn; nâng cao trình độ dân trí, giảm tỉ lệ sinh; bảo vệ rừng, trồng rừng.
Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 
- Chia nhóm và yêu cầu các nhóm dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết thảo luận các câu hỏi:
 + Mô tả về chợ nổi trên sông (Chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? 
 + Hàng hoá ở chợ gồm những gì? Loại hàng nào có nhiều hơn?)
 + Kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ?
- Yêu cầu đại diện cac nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung, góp ý, chốt lại
4) Củng cố: 
 GV tổ chức cho học sinh thi kể chuyện (mô tả) về chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ?
5) Nhận xét, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Thành phố Hồ Chí Minh
- Hát tập thể
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- Cả lớp chú ý theo dõi 
- Học sinh dựa vào SGK, bản đồ và thảo luận theo câu hỏi của giáo viên.
- Đại diện cac nhóm trình bày
- Học sinh trao đổi kết quả trước lớp.
- Học sinh dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết của bản thân để trả lời.
- Đại diện cac nhóm trình bày
- Học sinh trao đổi kết quả trước lớp.
- Học sinh thực hiện	
- Cả lớp chú ý theo dõi
 Ngày soạn: 15/02/2014
Ngày dạy: 21/02/2014
TIẾT SINH HOẠT TẬP THỂ
I) Mục tiêu:
- Tổng kết hoạt động học tập, rèn luyện đạo đức, nề nếp học tập, vệ sinh lớp trong tuần.
- Tuyên dương những học sinh học tập tốt, cĩ tiến bộ, nhắc nhở những học sinh cĩ những biểu hiện chưa ngoan.
 - Phương hướng kế hoạch tuần 24
- Chủ điểm: Lập thành tích chào mừng ngày “Mừng Đảng Mừng xuân”.
II) Chuẩn bị:
* Giáo viên: Chương trình sinh hoạt lớp. Phương hướng tuần tới.
* Học sinh:
- Các tổ trưởng và lớp phĩ bảng báo cáo tổng kết tuần đợt 5 tháng điểm thứ 5.
- Lớp trưởng chuẩn bị bảng tổng kết. 
III) Nội dung:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
17’
10’
11’
2’
Hoạt động 1: 
Giáo viên mời lớp trưởng điều khiển lớp.
- GV yêu cầu HS tự nhận lỗi đưa ra biện pháp khắc phục.
- Hoạt động 2: GVCN nhận xét chung:
- Học tập, RLĐD. Vệ sinh, HS nghỉ học
.
.
.
.
.
.
.
- Hoạt động 3:
Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục rèn chữ giữ vở.
- Rèn luyện kỹ năng. Gọi bạn xưng tơi. Phịng tránh tai nạn đuối nước và gây thương tích trong nhà trường. Chấp hành tốt Luật ATGT.
.
.
.
.
Tổ chức các hoạt động tập thể: Hát.
Kết thúc:
Lớp trưởng giới thiệu, điều khiển diễn biến tiết sinh hoạt lớp. Yêu cầu các tổ báo cáo hoạt động tuần qua.
Trưởng tổ các tổ báo cáo hoạt động tuần qua.
..
Lớp phĩ học tập nhận xét chung về tình hình học tập và đưa ra biện pháp thực hiện trong tuần tới.
Lớp trưởng nhận xét chung về học tập, rèn luyện đạo đức, nề nếp học tập, vệ sinh lớp trong tuần.
Bình chọn cá nhân, tổ xuất sắc:
..
..
..
..
..
..
..
..
..
Cá nhân tự nhận lỗi đưa ra biện pháp khắc phục.
Đề xuất với GVCN:
..
..
..
..
..
..
Học sinh lắng nghe
Văn nghệ:
.
.
.
- Lớp trưởng tuyên bố buổi sinh hoạt tập thể lớp, đến đây đã khép lại.
An Thạnh, ngày .. tháng  năm 2014
Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 23 3 cot CKTKNKNS.doc