Giáo án các môn khối 4 (buổi chiều)

Giáo án các môn khối 4 (buổi chiều)

Luyện Lịch sử: NƯỚC VĂN LANG

A.Mục tiêu:

-Giúp HS ghi nhớ: Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịc sử nước ta. Nhà nước này ra đời khoảng 700 năm trước CN.

-HS mô tả sơ lược về tổ chức XH thời Hùng Vương; mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và đồi sống tinh thần của người Lạc Việt.

-Giáo dục HS lòng biết ơn và kính trọng các Vua Hùng.

B.Đồ dùng dạy học:

-Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung bộ.

-Vở bài tập Lịch Sử lớp 4.

C. Các hoạt động dạy học:

1. GV nêu yêu cầu, mục đích giờ học.

2.Hướng dẫn HS luyện tập.

-GV treo lược đồ lên bảng

-HS lên chỉ địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang . Nói thời gian ra đời của nước Văn Lang.

Nhận xét chốt câu trả lời đúng.

-Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập trong vở bài tập.

3. Củng cố-dặn dò:

-Nhận xét giờ học.

 

doc 133 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày 14 tháng 9 năm 2008.
Ngày dạy: thứ 3 ngày 17 tháng 9 năm 2008.
Luyện Lịch sử: 	 NƯỚC VĂN LANG
A.Mục tiêu:
-Giúp HS ghi nhớ: Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịc sử nước ta. Nhà nước này ra đời khoảng 700 năm trước CN.
-HS mô tả sơ lược về tổ chức XH thời Hùng Vương; mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và đồi sống tinh thần của người Lạc Việt.
-Giáo dục HS lòng biết ơn và kính trọng các Vua Hùng.
B.Đồ dùng dạy học:
-Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung bộ.
-Vở bài tập Lịch Sử lớp 4.
C. Các hoạt động dạy học:
1. GV nêu yêu cầu, mục đích giờ học.
2.Hướng dẫn HS luyện tập.
-GV treo lược đồ lên bảng 
-HS lên chỉ địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang . Nói thời gian ra đời của nước Văn Lang.
Nhận xét chốt câu trả lời đúng.
-Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập trong vở bài tập.
3. Củng cố-dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
Hoạt động tập thể: LÀM SẠCH ĐẸP TRƯỜNG LỚP.
Mục tiêu:
-HS làm vệ sinh quét dọn trường lớp sạch đẹp lớp học.
-Rèn tính tự giác tích cực lao động cho HS.
-Giáo dục HS ý thức giữ gìn trường lớp luôn gọn gàng sạch sẽ.
B. Chuẩn bị:
-Thau nhựa, chổi, khăn lau bàn ,sọt rác.
C. Các hoạt động lên lớp :
1. GV nêu mục đích giờ học.
2. GV hướng dẫn , phân công nhiệm vụ cho từng phân đội.
Phân đội 1: quét mạng nhện, lau chùi cửa sổ.
Phân đội 2:lau bàn ghế.
Phân đội 3:quét lớp và hành lang.
3. Các phân đội trưởng hướng dẫn, nhắc nhở các đội viên tổ mình làm việc.
Gv quan sát, quản lý chung.
4. Nhận xét dặn dò:
-Tập hợp lớp, nhận xét.
+ Đánh giá kết quả làm việc của từng phân đội. Chỉ ra những chỗ đã làm tốt để các em phát huy; những chỗ chưa tốt để các em khắc phục.
+ Khen những đội viên hoạt động tích cực.
-Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
Ngày soạn:16 tháng 9 năm 2008
Ngày dạy:Thứ 6 ngày 19 tháng 9 năm 2008.
Luyện Toán:
 THỰC HÀNH VIẾT CÁC SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN.	
Mục tiêu:
-Luyện cho HS viết thành thạo các số tự nhiên trong hệ thập phân.
-Rèn cho HS kĩ năng viết số nhanh, đúng, đẹp.
-HS có ý thức tựgiác trong học toán.
B. Các hoạt động dạy học.
1. GV nêu yêu cầu , mục đích giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
a) HS nhắc lại đặc điểm của hệ thập phân:
- Trong cách viết số tự nhiên:
+Ở mỗi hàng chỉ có thể viết được một chữ số.Cứ mười đơn vị ở một hàng hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
10 đơn vị = 1 chục
10 chục = 1 trăm
10trăm = 1nghìn
+Với mười chữ số 0;1;2;3;4;5;6;7;8;9; có thể viết được mọi số tự nhiên.
HS nêu ví dụ, gv ghi bảng.
+Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nổtng một số cụ thể.
HS nêu miệng giá trị của một chữ số bất kì trên bảng.
Hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập trong VBT.
Bài 1:
- GV nêu yêu cầu,hướng dẫn HS cách trình bày.
- HS tự làm vào vở. Gọi vài HS chữa miệng.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm mẫu 1câu:	82 375= 80 000+2 000+300+70+5
- Nhận xét,chốt cách làm đúng.
- Lớp tự làmvào vở.
- Gv chấm bài 1số em.
Bài 3:
- GV nêu yêu cầu.
- 1 hs nêu cách làm.
- HS tự làm vào vở.
- Gọi HS chữa miệng.
Ví dụ: Giá trị của chữ số 5 trong số 53 là 50.
Bài 4:GV và HS thao tác tương tự bài tập 3.
3.Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
Luyện Tập làm văn:
LUYỆN TẬP LÀM VĂN TUẦN 3
I.Mục đích yêu cầu:
-Giúp HS nắm chắc được mục đích của việc viết thư,nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
-Biết vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết trong cuộc sống để viết 1 bức thư.
-Giáo dục HS biết quan tâm đến người khác.
II.Các hoạt động dạy học:
1.Giáo viên nêu yêu cầu mục đích giờ học.
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
+Người ta viết thư để làm gì?
(...để thăm hỏi thông báotin tức cho nhau,trao đổi ý kiến, chia vui, chia buồn,...)
+ Một bức thư cân có nội dung gì?
(...nêu nội dung và mục đích viết thư, hỏi thăm tình hình của người nhận thư,...)
+Một bức thư thườngmở đầu và kết thúc như thế nào?
( Đầu thư: ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời thưa gửi.Cuối thư: ghi lời chúc, lời nhắn gửi, kí và ghi tên người gửi,...)
-1 HS nhác lại phần ghi nhớ.
3. Thực hành viết thư:
-GV nêu và ghi đề bài lên bảng:
“Em có một người bạn học cùng lớp nhưng giờ đã chuyển đi nơi khác. Em hãy viết thư cho bạn để thăm hỏi bạn và kể cho bạn biết về tình hình lớp, trường hiện nay.”
-Vài HS đọc lại đề bài.
-HS tự viết thư vào vở.
-GV nhắc HS: có thể viết nháp trước khi viết vở.
- Vài HS đọc bài làm của mình.(Theo tinh thần xung phong.)
-Nhận xét, giúp HS biết cách viết một bức thư với nội dung thăm hỏi.
4. Nhận xét giờ học.
********************************
Luyện Toán
LUYỆN TẬP SO SÁNH, XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu.
-Giúp HS hệ thống hoá 1 số hiểu biết ban đầu về :
+ Cách so sánh hai số tự nhiên.
+Đặc điểm về thứ tự của dãy số tự nhiên.
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II.Các hoạt động dạy học.
1.GV nêu yêu cầu, mục đích giờ học.
2. Hướng dẫn luyện tập.
Hoạt động 1:
-HS nêu nhận xét về các trường hợp khi so sánh hai số tự nhiên.
* Trường hợp hai số có số chữ số khác nhau: số nào có số chữ số nhiều hơn thì số đó lớn hơn.
*Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau: so sánh từng cặp chữ số cùng hàng kể từ trái sang phải.Chữ số nào lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập sau.
Bài 1: Điền dấu > , < , = vào chỗ chấm.
989...899	5638...5672	123215...12325
45620...45632	845730...845703	523718...185273
999999...1000000	101 100 099...100 909 100	923 035...305923
Bài 2:Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
45250; 85603; 54250; 58306; 60385.
(45250; 54250; 58306; 60385; 85603.)
Bài 3: Khoanh vào số lớn nhất.
9281; 6091, 4521; 12512; 10132; 
(Số lớn nhát là số:12512)
Bài 4:Chiều cao của các bạn trong một nhóm học tập là :
Lan: 1m 35 cm	Liên:1m 4dm
Hùng:1m 5dm	Cường: 149cm
Hãy viết tên các bạ đó theo thứ tự từ cao xuống thấp.
( Hùng, Cường ,Liên ,Lan.)
3.Củng cố dặn dò:
-Về nhà làm các bài tập trong vở bài tập.
-Nhận xét giờ học.
Ngày soạn: ngày 23 tháng 9 năm 2008.
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 26 tháng 9 năm 2008.
Luyện Toán
ĐỔI CÁC ĐƠN VỊ ĐO TẤN, TẠ, YẾN,KI-LÔ-GAM, HEC-TÔ-GAM,ĐÊ-CA-GAM;
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN.
I.Mục tiêu.
-HS Nhận biết và nắm được tên gọi, kí hiệu của dag, hgvà mối quan hệ giữa chúng.
-Biết tên gọi ,kí hiệu ,thứ tự và mối quan hệ giữa các đôn vị đo khối lượnh.
-Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. Các hoạt động dạy học.
1.GV nêu yêu cầu mục đích giờ học.
2.Hướng dẫn hoạt động.
Hoạt động 1: Ôn lại các đơn vị đo khối lượng đã học.
-HS nêu các đơn vị đo khối lượg đã học từ lớn về bé: tấn, tạ, yến, kg, hg, dag,g.
-HS nêu mối quan hệ các đơn vị đo KL, GV ghi bảng:
1 kg=1000g.	1 yến=10 kg
1 hg= 10 dag	1 tạ =10 yến = 100 kg
1dag = 10 g	1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg.
 Vài HS đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: Điền dấu ,= hoặc điền số thích hợp vào chỗ chấm.
-HS làm giấy nháp, 1 HS lên bảng chữa bài.
1 dag =...g	3 kg 600 g... 3600 g
20 g = ...dag	4 kg 60 g ...3060 g
20 dag = ...hg	2 kg 15 g ... 1 kg 15 g
1 kg = ... dag 	4 dag 8 g ....5 dag 5 g
Bài 2: Tính
-1HS lên bảng, lớp làm bảng con.
270 g + 539 g = 809 g	270 dag + 795 dag = 1065 dag
836 kg - 172 kg =664 kg	924 hg : 6 = 154 hg
- Nhận xét ghi điểm HS lên bảng.
Bài 3: GV nêu và ghi bài toán lên bảng, 1 HS đọc bài toán.
HS tự làm bài vào vở, chấm bài một số em. Nhận xét.
1 HS lên bảng chữa bài.
Bài toán: Cô Mai có 2 kg đường, cô đã dùng 500 g đường để làm bánh. Hỏi cô Mai còn lại bao nhiêu gam đường?
Bài giải
Đổi 2 kg = 2000 g
Số đường cô Mai còn lại là:
2000 - 5000 = 1500 ( g)
Đáp số: 1500g đường.
Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò.
-Xem lại các bài tập đã làm 
- Học thuộc bảng đơn vị đo khối lượng.
Luyện Luyện từ và câu
Luyện Bài Tuần 4.
I.Mục đích yêu cầu:
-Giúp HS nắm chắc mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận diện nhanh từ ghép, từ láy trong câu,trong bài.
-Rèn kĩ năng nhận diện từ cho HS.
-Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Các hoạt động dạy học:
1.GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
a) Học sinh nhắc lại:
*Từ ghép: là từ phức, được ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau tạo nên. 
Ví dụ: tình thương, yêu mến,giúp đỡ,...
*Từ láy:là từ phức, được phôi hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo nên.
Ví dụ : săn sóc, khéo léo,xinh xinh, cần mẫn,...
b)Hướng dẫn HS làm bài tập trong vở bài tập TV 4 trang 26, 27.
Bài 1: So sánh 2 từ ghép sau đây từ ghép nào có nghĩa tổng hợp, từ nào có nghĩa phân loại?
Bánh trái.	Bánh rán.
(“Bánh trái”là từ ghép có nghĩa tổng hợp; “Bánh rán” là từ ghép có nghĩa phân loại.)
Bài 2: HS nêu yêu cầu. Cả lớp tự làm vào vở.
Gọi HS chữa miệng.
Nhận xét,chốt lời giải đúng.
(Từ ghép có nghĩa tổng hợp: ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng,màu sắc.
Từ ghép có nghĩa phân loại: xe điịen, xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay.
Bài 3: GV và HS thao tác tương tự bài 2.
(Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát.
Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở vần: lạt xạt, lao xao.
Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần là: rào rào.)
3.Củng cố dặn dò:
-Có 2 cách chính để tạo từ phức là:
*Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là từ ghép.
*Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là từ láy.
-Nhận xét giờ học.
***************************************
BUỔI CHIỀU
TUẦN 5
Ngày soạn: 28 tháng 9 năm 2008
Ngày dạy: Thứ ba ngày 30 tháng 9 năm 2008
Luyện Khoa học
LUYỆN BÀI TUẦN 4
I.Mục tiêu:
-HS hiểu cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn; cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
-Giáo dục HS có thói quen ăn uống vệ sinh khoa học để tốt cho sức khoẻ.
III.Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Khoa học lớp 4.
II.Các hoạt động dạy học:
1.GV nêu yêu cầu, mục đích giờ học.
2.Hướng dẫn luyện tập.
Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức đã học trong tuần 4.
-GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời:
+Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
(...Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định ở những tỉ lệ khác nhau.Không một loại thức ăn nào dù chứa nhiều chất dinh dưỡng đến đâu cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng đa dạng, phức tạp của cơ thể mà còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn và quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn.)
+Tại sao cần ăn ph ... êu cầu mục đích giờ học.
2.Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1. Gv nêu và ghi bài toán lên bảng, HS đọc bài toán, làm nháp. 1 HS lên bảng làm. Nhận xét ghi điểm HS lên bảng.
Bài toán: Mẹ hơn con 26 tuổi. Tính tuổi của mỗi người, biết rằng tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi con.
Bài giải.
Vẽ sơ đồ.
Hiệu số phần bằng nhau là:
3 - 1 = 2 (phần)
Tuổi mẹ là: 26 : 2 x 3 = 39 (tuổi)
Tuổi con là: 39 - 26 = 13 (tuổi)
Đáp số: mẹ 39 tuổi; con 13 tuổi.
Bài 2. GV và HS thực hiện tương tự bài 1.
HS làm vở. Chấm bài một số em.
Nhận xét, 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài toán: Số con bò nhiều hơn số con trâu là 72 con. Biết rằng số trâu bằng số bò. Hỏi có bao nhiêu con bò, bao nhiêu con trâu?
Bài giải.
Vẽ sơ đồ
Hiêu số phần bằng nhau là:
5 - 1 = 4 (phần)
Số con trâu là:
72 : 4 x 1 = 38 (con).
Số con bò là:
72 + 38 = 110 (con)
Đáp số: 38 con trâu. 110 con bò.
3.Củng cố dặn dò:
-HS nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó.
-Nhận xét giờ học.
*****************************
Thể dục.
Bài 58.
MÔN TỰ CHỌN - NHẢY DÂY.
I.Mục tiêu.
-Như sách giáo viên trang 139.
-Giáo dục hS chăm tập thể dục để tốt cho sức khoẻ.
II. Địa điểm và phương tiện.
-Trên sân trường.
-Chuẩn bị 1 còi, mỗi HS một dây nhảy và dụng cụ để HS tập môn tự chọn.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1.Phần mở đầu.	10 phút.
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
-Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tư nhiên.
-Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
-Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông.
2.Phần cơ bản.
a) Môn tự chọn.	20 phút.
-Đá cầu.
+ Ôn tâng cầu bằng đùi: tập theo đội hình hàng ngang. GV nêu tên động tác, sau đó cho các em tự tập, quan sát nhắc nhở, sửa sai cho HS.
+Ôn chuyền cầu theo nhóm hai người.
b) Nhảy dây.
-Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau: tập đồng loạt theo nhóm hoặc tổ tập luyện theo đội hình hàng ngang.
-Thi vô địch tổ tập luyện.
3.Phần kết thúc.	6 phút.
-Gv cùng HS hệ thống bài.
-Một số động tác hồi tĩnh.
-Gv nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
**************************
Tiếng Anh.
(Giáo viên bộ môn dạy)
*************************
BUỔI CHIỀU.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
TỔ CHỨC THI TÌM HIỂU THỜI NIÊN THIẾU CỦA BÁC HỒ.
Liên đội kết hợp với nhà trường tổ chức.
**********************
Luyện Âm nhạc.
(Giáo viên bộ môn dạy.)
**********************
	Ngày soạn: 15/4/2009.
Ngày dạy: Thứ 6/17/4/2009.
Luyện Toán.
LUYỆN TẬP NHẬN BIẾT Ý NGHĨA TỈ LỆ BẢN ĐỒ, ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ, THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI THỰC TẾ.
I.Mục tiêu.
-Giúp HS từ độ dài thu nhỏ và ti lệ bản đồ cho trước hoặc từ độ dài thật và tỉ lệ bản đồ cho trước biết cách tính độ dài trên thực tế hoặc biết cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ.
-Rèn kĩ năng tính toán cho HS.
-Giáo dục HS tính cẩn thận.
II.Chuẩn bị.
-Thước mét, thước dây.
III.Các hoạt động dạy học.
1.GV nêu yêu cầu mục đích giờ học.
2.Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1. Gv nêu và ghi bài tập lên bảng, Lớp làm giấy nháp. 1 HS lên bảng làm, Nhận xét, ghi điểm HS lên bảng.
Bài toán. Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 2 500 000, quãng đường thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn đo được 27cm. Hỏi độ dài thật của quảng đường TP Hồ Chí Minh - Quy Nhơn là bao nhiêu ki- lô - mét?
Bài giải.
Độ dài thật quảng đường TP Hồ Chí Minh - Quy -Nhơn là:
2 500 000 x 27 = 67 500 000 (cm)
Đổi 67 500 000 cm = 675 km.
Đáp số: 675 km.
Bài 2. GV và HS thực hiên tương tự bài 1. HS làm vở, chấm bài một số em. Nhận xét. 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài toán. Sân khấu trường em là hình chữ nhật có chiều dài 10m, chiều rộng 6m. Bạn An đã vẽ sân khấu đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 200. Hỏi trên bản đồ, độ dài mỗi cạnh sân khấu là mấy xăng- ti- mét?
Bài giải.
Đổi 10m = 1000cm
6m = 600cm.
Trên bản đồ độ dài chiều dài là:
1000 : 200 = 5 (cm)
Trên bản đồ độ dài chiều rộng là:
600 : 200 = 3 (cm).
Đáp số: Chiều dài 5cm. Chiều rộng là 3cm.
3.Thực hành đo độ dài chiều rộng, chiều dài của tấm bảng lớp, phòng học.
4.Củng cố dặn dò.
-Nhận xét giờ học.
Thể dục.
Bài 60.
MÔN TỰ CHON - TRÒ CHƠI “KIỆU NGƯỜI”
I.Mục tiêu.
-Như sách giáo viên tang 143.
-Giáo dục HS chăm tập thể dục để tót cho sức khoẻ.
II.Địa điểm và phương tiện.
-Trên sân trường.
-Kẻ sân để tổ chức trò chơi và dụng cụ để tập môn tự chọn.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1.Phần mở đầu.	6 phút.
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
-Xoay các lhớp cổ chân, đầu gối, hông, vai, cổ tay.
-Tập bài thể dục phát triển chung.
2.Phần cơ bản.	20 phút.
a)Môn tự chọn.	10 phút.
-Đá cầu.
+Ôn tâng cầu bằng đùi.Tập theo đội hình hàng ngang.
HS tập, GV quan sát, nhắc nhở, sửa sai.
+Thi tâng cầu bằng đùi.
+Ôn chuyền cầu theo nhóm hai người.
b)Trò chơi vân động.	10 phút.
-Trò chơi “Kiệu người”. GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho HS chơi thử, sau đó chơi chính thức.
3.Phần kết thúc.	5 phút.
-GV cùng HS hệ thống lại bài.
-Đi đều theo hai hàng dọc và hát.
-Gv nhận xét, nhận xét kết quả giờ học.
******************************
Tiếng Anh.
(Giáo viên bộ môn dạy).
******************************
TUẦN 31
BUỔI CHIỀU.
Ngày soạn:18/4/2009.
Ngày dạy: Thứ 3/21/4/2009.
Luyện Toán.
LUYỆN TẬP ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN TRONG HỆ THẬP PHÂN;HÀNG VÀ LỚP, SO SÁNH SÁP XẾP THỨ TỰ SÓ TỰ NHIÊN.
I.Mục tiêu.
-Giúp HS củng cố về đọc, viết, so sánh, sắp xếp số tự nhiên.
-Rèn kĩ năng đọc, viết số tự nhiên cho HS.
-Giáo dục HS tính cẩn thận.
II.Các hoạt động dạy học.
1.GV nêu yêu cầu, mục đích giờ học.
2.Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1.
-Gv ghi các số lên bảng, yêu cầu HS đọc.
234 531; 135 679 670; 34 009 000; 654 009 ;...
-Gv đọc số, yêu cầu HS viết số.(2 HS lên bảng, lớp làm bảng con).
+Số “bảy mươi triệu”
+...
Bài 2.Điền dấu ; = vào chỗ chấm.
989...999	85197...85192
2002...999	85192...85187
4289...4200 + 89	85197...85187
Bài 3. 1 HS lên bảng làm, lớp làm giấy nháp.
 nhận xét ghi điểm HS lên bảng.
Sắp xếp các số 7683; 7836; 7863; 7638 theo thứ tự từ lớn đến bé.
Bài 4. HS làm vở.
	Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
	a)35 000; 36 000; 37 000;...;...;....;
	b)169 700; 169 800; 169 900;...;...;...;
c)83 260; 83 270;...; 83 290...;...;...;
-Gv chấm bài một số em, nhận xét.
-1 HS lên bảng chữa bài.
3.Củng cố dặn dò.
-Nhận xét giờ học
-Luyện đọc viết các số tự nhiên.
*****************************
Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
THI KỂ CHUYỆN VỀ BÁC HỒ.
I.Mục tiêu.
-HS kể được các câu chuyện về Bác Hồ mà các em đã được học, được nghe hoặc được đọc.
-Rèn kĩ năng kể chuyện cho HS.
-Giáo dục các em lòng kính yêu và biíet ơn Bác Hồ kính yêu.
II.Chuẩn bị.
-Tập truyện kể về Bác Hồ.
III.Các hoạt động dạy học.
1.Giáo viên nêu yêu cầu, mục đích giờ học.
2.Hướng dẫn HS thi kể.
-HS nêu các câu chuyện về Bác Hồ mà các em đã được đọc, được đọc trong chương trình học, Gv ghi bảng tên các câu chuyện đó.
-Vài HS nhác nội dung chính của chuyện.
-HS kể chuyện theo tinh thần xung phong. 
-Nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay, đúng.
-Khuyến khích các em kể các câu chuyện về Bác nhưng ngoài chương trình học.
3.Nhận xét giờ học.
-Về nhà kể lạicác câu chuyện đã được nghe cho mọi người trong gia đình cùng nghe.
*******************************
Luyện Âm nhạc.
(Giáo viên bộ môn dạy.)
*********************************
Ngày soạn: 22/4/2009.
Ngày dạy:Thứ 6/24/4/2009.
Luyện Toán.
GIẢI BÀI TOÁN CÓ LÊN QUAN ĐẾN CHIA HẾT CHO CÁC SỐ 2; 5; 3; 9.
I.Mục tiêu.
-Giúp HS củng cố vềdấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9.
-Rèn kĩ năng tính toán cho HS.
-Giáo dục HS tính nhanh nhẹn, linh hoạt trong học tập.
II.Các hoạt động dạy học.
1.GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn HS luyện tâp.
-Gọi HS nêu miệng các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
Bài 1.-GV nêu yêu cầu và ghi bảng nội dung bài tập.
-HS dưới lớp làm giấy nháp, 1 HS lên bảng chữa bài, nhận xét ghi điểm HS lên bảng.Khi chữa bài yêu cầu HS nêu dấu hiệu nhận biết.
Trong các số 676; 984;6705;2050; 3327;57663.
a)Các số chia hết cho 2 là............................................
b)Các số chia hết cho 5 là............................................
c)Các số chia hết cho 3 là............................................
d)Các số chia hết cho 9 là............................................
Bài 2.-Gv và HS thực hiện tương tự bài tập 1.
Trong các số 48 432;64 620;3560;81 587.
a)Các số chia hết cho cả 2 và 5 là:...............................
b)Các số chi hết cho cả 3 và 2 là..................................
c)Số chi hết cho cả 2; 3; 5 và 9 là.................................
Bài 3. HS làm vở.
Mai có một số kẹo ít hơn 55 cái và nhiều hơn 40 cái.Nếu Mai đem số kẹo đó chia đều cho 5 bạn hoặc chia cho 3 bạn thì cũng vừa hết.Hỏi Mai có bao nhiêu cái kẹo?
-HS đọc bài toán.
-Gv hướng dẫn HS :
+Mai có số kẹo nhiều hơn 40 cái và ít hơn 55 cái, có nghĩa Mai có số kẹo trong khoảng từ 41 cái đến 54 cái.
+Đem số kẹo đó chia cho 5 bạn hoặc 3 bạn thì vừa hết, nghĩa là trong các số từ 41 đến 54 chúng ta sẽ tìm số mà số đó sẽ vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5.
-HS tự suy nghĩ và trình bày bài làm vào vở.
-Gọi HS chữa miệng.
-Nhận xét, chốt kết quả đúng. (Số kẹo của Mai là 45 cái).
3.Củng cố dặn dò.
-Ôn lại các dấu hiệu nhận biết chia hết cho 2;3;5;9.
-Nhận xét giờ học.
Thể dục.
Bài 62.
MÔN TỰ CHỌN - TRÒ CHƠI “CON SÂU ĐO”
I.Mục tiêu.
-Như sách giáo viên trang 146.
II. Địa điểm và phương tiện.
-Trên sân trường.
-Dụng cụ để tập môn tự chọn, kẻ sân để tổ chức trò chơi và 2 còi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1.Phần mở đầu.	9 phút.
-Gv nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
-Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, hông, đầu gối, vai.
-Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc do cán sự dẫn đầu.
-Đi thường theo một vòng tròn và hít thở sâu.
2.Phần cơ bản.	20 phút.
a)Môn tự chọn.	10 phút.
-Đá cầu:
+Ôn tâng cầu bằng đùi: Tập theo nhóm theo đội hình vòng tròn do cán sự điều khiển.
+Ôn chuyền cầu theo nhóm 3 người: GV chia HS trong tổ tập luyện thành từng nhóm 3 người, nhóm này cách nhóm kia tối thiểu 2m, trong từng nhóm em nọ cách em kia 2m - 3m để các tự quản tập luyện.
b)Trò chơi vận động.	9 phút.
-Gv nêu tên trò chơi “Con sâu đo”, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho một nhóm lên làm mẫu, cho HS chơi thử 1- 2 lần, xen kẽ GV giải thích thêm cách chơi, sau đó cho HS chơi chính thức.
3.Phần kết thúc.	5 phút.
-Gv cùng HS hệ thống bài.
-HS tập một số động tác hồi tĩnh.
-GV nhận xét, đánh giá giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN L4 BUOI CHIEU.doc