Giáo án các môn khối 4 (chi tiết) - Tuần 33

Giáo án các môn khối 4 (chi tiết) - Tuần 33

I.Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn một đoạn trong bài văn với giọng phù hợp nội dung diễn tả.

2. Hiểu được nội dung truyện: Tiênga cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.

II.Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.

III.Hoạt động trên lớp:

 

doc 40 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 (chi tiết) - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ 2
TẬP ĐỌC
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
(TIẾP THEO)
I.Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn một đoạn trong bài văn với giọng phù hợp nội dung diễn tả.
2. Hiểu được nội dung truyện: Tiênga cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
 -Kiểm tra 2 HS.
 * Bài thơ “Ngắm trăng” sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
 * Bài thơ nói lên tính cách của Bác ?
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 Ở tiết tập đọc trước (đầu tuần 32), chúng ta đã học đến chỗ nhà vua yêu cầu thị vệ dẫn người cười sằng sặc vào. Đó là ai ? Kết quả như thế nào, ta cùng đi vào bài học hôm nay.
 b). Luyện đọc:
 a). Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV chia đoạn: 3 đoạn.
 +Đ1: Từ Cả triều đình  ta trọng thưởng.
 +Đ2: Tiếp theo  đứt giải rút ạ.
 +Đ3: Còn lại.
 -Cho HS luyện đọc từ ngữ khó đọc: lan khan, dải rút, dễ lây, tàn lụi, 
 b). Cho HS giải nghĩa từ và đọc chú giải.
 -Cho HS luyện đọc.
 c). GV đọc diễn cảm cả bài.
 -Cần đọc với giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng. Biết đọc phân biệt lời nhân vật.
 c). Tìm hiểu bài:
 -Cho HS đọc thầm toàn truyện.
 * Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu ?
 * Vì sao những chuyện ấy buồn cười ?
 * Bí mật của tiếng cười là gì ?
 -Cho HS đọc đoạn 3.
 * Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào ?
 d). Đọc diễn cảm:
 -Cho HS đọc phân vai.
 -GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn 3.
 -Cho HS thi đọc.
 -GV nhận xét và cùng HS bình chọn nhóm đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
 * Câu chuyện muốn nói với các em điều 
gì ?
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
-HS1 đọc thuộc bài Ngắm trăng.
* Bài thơc sáng tác khi Bác đang bị giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch tại Quảng Tây, Trung Quốc.
-HS2 đọc thuộc bài Không đề.
* Bài thơ cho biết Bác là người luôn ung dung, lạc quan, bình dị.
-HS lắng nghe.
-HS nối tiếp đọc đoạn (2 lần)
-HS đọc nghĩa từ và chú giải.
-Từng cặp HS luyện đọc.
-1 HS đọc cả bài.
-Cả lớp đọc thầm.
* Ở xung quanh cậu bé nhà vua quên lau miệng, túi áo quan ngự uyển căng phồng một quả táo đang cắn dở, cậu bị đứt giải rút.
* Vì những chuyện ấy bất ngờ và trái ngược với cái tự nhiên.
* Là nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những chuyện mâu thuẩn, bất ngờ, trái ngược, với một cái nhìn vui vẻ lạc quan.
-Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
* Tiếng cười như có phép màu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh. Hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa 
-3 HS đọc theo cách phân vai cả truyện.
-Cả lớp luyện đọc đoạn 3.
-Các nhóm thi đua đọc phân vai.
-Lớp nhận xét.
-HS có thể trả lời:
* Con người không chỉ cần cơm ăn, áo mặc mà cần cả tiếng cười.
*Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ rất buồn chán.
* Tiếng cười rất cần cho cuộc sống.
ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ
(TIẾP THEO)
I. Mục tiêu:Giúp HS ôn tập về:
 -Phép nhân và phép chia phân số.
 II. Đồ dùng dạy học:
 III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 160.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học này chúng ta sẽ ôn tập về phép nhân và phép chia phân số.
 b).Hướng dẫn ôn tập
 Bài 1 
 -Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
 -Có thể yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhân, phép chia phân số. Nhắc các em khi thực hiện các phép tính với phân số kết quả phải được rút gọn đến phân số topi61 giản. 
 Bài 2
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
 Bài 3
 -Viết phép tính phần a lên bảng, hướng dẫn HS cách làm rút gọn ngay khi thực hiện tính, sau đó yêu cầu HS làm bài.
 -GV chữa bài, yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
 Bài 4
 -Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
 -Yêu cầu HS tự làm bài phần a.
 -Hướng dẫn HS làm phần b:
 +Hỏi: Muốn biết bạn An cắt tờ giấy thành bao nhiêu ô vuông em có thể làm như thế nào ?
GV có thể vẽ hình minh họa:
Cạnh tờ giấy gấp cạnh ô vuông số lần là:
 : = 5 )lần)
Vậy tờ giấy được chia như sau:
 -Yêu cầu HS chọn một trong các cách vừa tìm được để trình bày vào VBT.
 -Gọi HS đọc tiếp phần c của bài tập.
 -Yêu cầu HS tự làm phần c.
 -GV kiểm tra vở của một số HS, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố:
 -GV tổng kết giờ học.
5. Dặn dò:
 -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
-HS làm bài vào VBT, sau đó theo dõi bài chữa của bạn để tự kiểm tra bài mình.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
 Í x = ; : x = 
 x = : ; x = : 
 x = ; x = 
 x : = 22
 x = 22 Í 
 x = 14 
-Nêu:
+Cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
+Cách tìm số chia chưa biết trong phép chia.
+Cách tìm số bị chia chưa biết trong phép chia.
-HS theo dõi phần hướng dẫn của GV, sau đó làm bài vào VBT.
-1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
-Làm phần a vào VBT.
+Nối tiếp nhau nêu cách làm của mình trước lớp:
­ Tính diện tích của 1 ô vuông rồi chia diện tích của tờ giấy cho diện tích 1 ô vuông.
­ Lấy số đo cạnh tờ giấy chia cho số đo cạnh ô vuông để xem mỗi cạnh tờ giấy chia được thành mấy phần, lấy số phần vừa tìm được nhân với chính nó để tìm số ô vuông.
­ Đổi số đo các cạnh của tờ giấy và ô vuông ra xăng-tỉ lệ-mét rồi thực hiện chia.
-1 HS đọc trước lớp.
-Làm vào VBT.
Chiều rộng của tờ giấy hình chữ nhật là:
 (m)
CHÍNH TẢ (Nhớ – Viết)
PHÂN BIỆT : tr/ch , iêu/i
I.Mục tiêu:
1. Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng 2 bài thơ Ngắm trăng, Không đề.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm dễ lẫn: tr/ch, iêu/iu.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Một số tờ giấy khổ to kẻ bảng theo mẫu trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
 -Kiểm tra 2 HS: GV (hoặc HS) đọc các từ ngữ sau: vì sao, năm sao, xứ sở, xinh xắn, dí dỏm, hoặc hóm hỉnh, công việc, nông dân.
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 Các em đã học 2 bài thơ Ngắm trăng và Không đề. Trong tiết CT hôm nay các em nhớ lại bài thơ và viết CT cho đúng. Sau đó chúng ta cùng làm một số bài tập.
 b). Nhớ - viết:
 a). Hướng dẫn chính tả.
 -Cho HS đọc yêu cầu của bài.
 -GV nhắc lại nội dung 2 bài thơ.
 -Cho HS viết những từ ngữ dễ viết sai hững hờ, tung bay, xách bương
 b). HS nhớ – viết.
 c). Chấm, chữa bài.
 -Chấm 5 đến 7 bài.
 -GV nhận xét chung.
 * Bài tập 2:
 -GV chọn câu a hoặc b.
 a). Tìm tiếng có nghĩa.
 -Cho HS đọc yêu cầu của câu a.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho các nhóm.
 -Cho HS trình bày bài làm.
 -GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng:
a
am
an
ang
tr
trà, tra hỏi, thanh tra, trà trộn, dối trá,trả bài, trả giá 
rừng tràm, quả trám, trạm xá
tràn đầy, tràn lan, tràn ngập 
trang vở, trang bị, trang điểm, trang hoàng, trang trí, trang trọng
ch
cha mẹ, cha xứ, chà đạp, chà xát, , chả giò, chả lê 
áùo chàm, chạm cốc, chạm trổ 
chan hoà, chán nản, chán ngán
chàng trai, (nắng) chang chang 
 b). Cách tiến hành như câu a.
 Lời giải đúng:
d
ch
nh
th
iêu
Cánh diều, diễu hành, diều hâu, diễu binh, kì diệu, diệu kế, diệu kì 
Chiêu binh, chiêu đãi, chiêu hàng, chiêu sinh 
Nhiều, nhiêu khê, nhiễu sự, bao nhiêu 
Tiêu đố, thiêu huỷ, thiểu não, thiểu số, thiếu niên, thiếu phụ, thiếu tá 
iu
Dìu dặt, dịu hiền, dịu dàng, dịu ngọt
Chắt chiu, chịu đựng, chịu thương chịu khó 
Nói nhịu, nhíu mắt 
Thức ăn thiu, mệt thỉu đi 
* Bài tập 3:
 -GV chọn câu a hoặc câu b.
 a). Cho HS đọc yêu cầu BT.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài. GV phát giấy cho HS.
 -Cho HS trình bày kết quả bài làm.
 -GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng:
 * Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm tr: tròn trịa, trắng trẻo, trơ trẽn 
 * Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm ch: chông chênh, chống chếnh, chong chóng, chói chang 
 b). Cách tiến hành như câu a.
 * Từ láy tiếng nào cũng có vần iêu: liêu xiêu, liếu điếu, thiêu thiếu 
 * Từ láy trong đó tiếng nào cũng có vần iu: hiu hiu, dìu dịu, chiu chíu 
3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ đã ôn luyện.
-2 HS viết trên bảng.
-HS còn lại viết vào giấy nháp.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe rồi đọc thuộc lòng 2 bài thơ.
-Cả lớp nhìn SGK đọc thầm ghi nhớ 2 bài thơ.
-HS viết từ ngữ khó.
-HS gấp SGK, viết chính tả.
-HS đổi tập cho nhau chữa lỗi, ghi lỗi ra ngoài lề.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS làm bài theo cặp (nhóm).
-Đại diện các nhóm dán bài làm lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS suy nghĩ – tìm từ ghi ra giấy.
-các nhóm làm lên dán trên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
Thứ ba
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : LẠC QUAN – YÊU Đ ... sáng trong bao nhiêu phút ?
 +Buổi sáng Hà ở trường trong bao lâu ?
 -Nhận xét câu trả lời của HS, có thể dùng mặt đồng hồ quay được các kim và cho HS kể về các hoạt động của bạn Hà, hoặc của em. Vừa kể vừa quay kim đồng hồ đến giờ chỉ hoạt động đó.
 Bài 5 
 -Yêu cầu HS đổi các đơn vị đo thời gian trong bài thành phút và so sánh.
 -Kiểm tra vở của một số HS, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố:
 -GV tổng kết giờ học.
5. Dặn dò:
 -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
-HS làm bài vào VBT.
-7 HS nối tiếp nhau đọc, mỗi HS đọc một phép đổi. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Một số HS nêu cách làm của mình trước lớp, cả lớp cùng tham gia ý kiến nhận xét.
-HS làm bài.
-Theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
+Thời gian Hà ăn sáng là:
7 giờ – 6 giờ 30 phút = 30 phút
+Thời gian Hà ở trường buổi sáng là:
11 giờ 30 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ
-HS làm bài.
600 giây = 10 phút
20 phút
 giờ = 15 phút
 giờ = 18 phút
Ta có 10 < 15 < 18 < 20
Vậy 20 phút là khoảng thời gian dài nhất trong các khoảng thời gian đã cho.
KHOA HỌC
CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
I/.Mục tiêu : Giúp HS:
- Hiểu thế nào là chuỗi thức ăn.
- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ .
II/.Đồ dùng dạy học :
 -Hình minh họa trang 132, SGK phô tô theo nhóm.
 -Hình minh hoạ trang 133, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Giấy A3.
III/.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1/.KTBC:
-Yêu cầu HS lên bảng viết sơ đồ quan hệ thức ăn của sinh vật trong tự nhiên mà em biết, sau đó trình bày theo sơ đồ.
-Gọi HS trả lời câu hỏi: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên diễn ra như thế nào ?
-Nhận xét sơ đồ, câu trả lời và cho điểm HS.
2/.Bài mới:
 *Giới thiệu bài:
 Các sinh vật trong tự nhiên có mối quan hệ với nhau bằng quan hệ thức ăn. Sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia rồi sinh vật nhận thức ăn đó lại là thức ăn của sinh vật khác. Cứ như vậy tạo thành một chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về mối quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật thông qua các chuỗi thức ăn.
 *Hoạt động 1: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh
-Chia nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS và phát phiếu có hình minh họa trang 132, SGK cho từng nhóm.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong phiếu (Dựa vào hình 1 để xây dựng sơ đồ (bằng chữ và mũi tên) chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa cỏ và bò trong một bãi chăn thả bò).
-Yêu cầu HS hoàn thành phiếu sau đó viết lại sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ và giải thích sơ đồ đó. GV đi giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
-Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
-Nhận xét sơ đồ, giải thích sơ đồ của từng nhóm.
-Hỏi:
 +Thức ăn của bò là gì ?
 +Giữa cỏp và bò có quan hệ gì ?
 +Trong quá trình sống bò thải ra môi trường cái gì ? Cái đó có cần thiết cho sự phát triển của cỏ không ?
 +Nhờ đâu mà phân bò được phân huỷ ?
 +Phân bò phân huỷ tạo thành chất gì cung cấp cho cỏ ?
 +Giữa phân bò và cỏ có mối quan hệ gì ?
-Viết sơ đồ lên bảng:
 Phân bò Cỏ Bò .
 +Trong mối quan hệ giữa phân bò, cỏ, bò đâu là yếu tố vô sinh, đâu là yếu tố hữu 
sinh ?
-Vừa chỉ vào hình minh họa, sơ đồ bằng chữ và giảng: Cỏ là thức ăn của bò, trong quá trình trao đổi chất, bò thải ra môi trường phân. Phân bò thải ra được các vi khuẩn phân hủy trong đất tạo thành các chất khoáng. Các chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ.
 *Hoạt động 2: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
-Yêu cầu: Quan sát hình minh họa trang 133, SGK , trao đổi và trả lời câu hỏi.
 +Hãy kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ ?
 +Sơ đồ trang 133, SGK thể hiện gì ?
 +Chỉ và nói rõ mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ ?
-Gọi HS trả lời câu hỏi. Yêu cầu mỗi HS chỉ trả lời 1 câu, HS khác bổ sung.
-Đây là sơ đồ về một trong các chuỗi thức ăn trong tự nhiên: Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn ngoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn ngoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành các chất khoáng (chất vô cơ).. Những chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ và các cây khác. Người thức ăn gọi những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên là chuỗi thức ăn. Chuỗi thức ăn là một dãy bao gồm nhiều sinh vật, mỗi loài là một mắc xích thứ ăn, mỗi “mắt xích” thức ăn tiêu thụ mắt xích ở phía trước nó bị mắc xích ở phía sau tiêu thụ.
-Hỏi:
 +Thế nào là chuỗi thức ăn ?
 +Theo em, chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật nào ?
-Kết luận: trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn, các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
 *Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn trong tự nhiên
 Cách tiến hành
-GV tổ chức cho HS vẽ sơ đồ thể hiện các chuỗi thức ăn trong tự nhiên mà em biết. (Khuyến khích HS vẽ và tô màu cho đẹp).
-HS hoạt động theo cặp: đua ra ý tưởng và vẽ.
-Gọi một vài cặp HS lên trình bày trước lớp.
-Nhận xét về sơ đồ của HS và cách trình bày.
3/.Củng cố:
-Hỏi: Thế nào là chuỗi thức ăn ?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
4/.Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng viết sơ đồ và chỉ vào sơ đồ đó trình bày.
-HS đứng tại chỗ trả lời.
-Lắng nghe.
-4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành một nhóm và làm việc theo hướng dẫn của GV.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Hoàn thành sơ đồ bằng mũi tên và chữ, nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ.
-Đại diện của 4 nhóm lên trình bày.
-Trao đổi theo cặp và tiếp nối nhau trả lời.
+Là cỏ.
+Quan hệ thức ăn, cỏ là thức ăn của bò.
+Bò thải ra môi trường phân và nước tiểu cần thiết cho sự phát triển của cỏ.
+Nhờ các vi khuẩn mà phân bò được phân huỷ.
+Phân bò phân huỷ thành các chất khoáng cần thiết cho cỏ. Trong quá trình phân huỷ, phân bò còn tạo ra nhiều khí các-bô-níc cần thiết cho đời sống của cỏ.
+Quan hệ thức ăn. Phân bò là thức ăn của cỏ.
-Lắng nghe.
+Chất khoáng do phân bò phân hủy để nuôi cỏ là yếu tố vô sinh, cỏ và bò là yếu tố hữu sinh.
-Quan sát, lắng nghe.
-2 HS ngồi cùng bàn hoạt động theo hướng dẫn của GV.
-Câu trả lời đúng là:
+Hình vẽ cỏ, thỏ, cáo, sự phân hủy xác chết động vật nhờ vi khuẩn.
+Thể hiện mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên.
+Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo được vi khuẩn phân hủy thành chất khoáng, chất khoáng này được rễ cỏ hút để nuôi cây.
-3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung (nếu có).
-Quan sát, lắng nghe.
+Chuỗi thức ăn là mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này ăn sinh vật kia và chính nó lại là thức ăn cho sinh vật khác.
+Từ thực vật.
-Lắng nghe.
KĨ THUẬT
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN ( tiết 1)
I/ Mục tiêu:
-Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
- Với HS khéo tay:
+ Lắp ghép được ít nhất một mô hình tự chọn. Mô hình lắp chắc chắn, sử dụng được.
-Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thao tác tháo, lắp các chi tiết của mô hình.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật .
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
a)Giới thiệu bài: Lắp ghép mô hình tự chọn.
b)Hướng dẫn cách làm:
* Hoạt đông 1:HS chọn mô hình lắp ghép
-GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép.
* Hoạt động 2:Chọn và kiểm tra các chi tiết
-GV kiểm tra các chi tiết chọn đúng và đủ của HS.
-Các chi tiết phải xếp theo từng loại vào nắp hộp.
* Hoạt động 3:HS thực hành lắp ráp mô hình đã chọn
-GV cho HS thực hành lắp ghép mô hình đã chọn.
+Lắp từng bộ phận.
+Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
* Hoạt động 4:Đánh giá kết quả học tập
-GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.
-GV nêu những tiêu chuẩn đánh gía sản phẩm thực hành:
+ Lắp được mô hình tự chọn.
+ Lắp đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
+ Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch.
-GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
-GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3.Nhận xét- dặn dò:
-Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng, sự khéo léo khi lắp ghép các mô hình tự chọn của HS.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
HS đ
-HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm.
-HS chọn các chi tiết.
-HS lắp ráp mô hình.
-HS trưng bày sản phẩm.
-HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm.
-HS lắng nghe.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 33 CKTKN.doc