Tiếng việt
Mùa thảo quả
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
- Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả ( trả lời được các câu hỏi sgk). Hs khá giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
- Giáo dục hs ăn quả nhớ người trồng cây.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ chép đoạn 2.
III. Các hoạt dộng dạy – học
Hoạt động 1: Luyện đọc
- HS khá giỏi toàn bài 1 lần .
- Gv gợi ý giọng đọc và đọc mẫu. Gọi hs chia đoạn
Đoạn 1: Thảo quả trên rừng nếp áo, nếp khăn
Đoạn 2: Thảo quả trên rừng lấn chiếm không gian.
Đoạn 3: Phần còn lại
Tuần 12: Sáng Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011 Tiếng việt Mùa thảo quả I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả. - Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả ( trả lời được các câu hỏi sgk). Hs khá giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động. - Giáo dục hs ăn quả nhớ người trồng cây. II. Chuẩn bị: - Gv: Bảng phụ chép đoạn 2. III. Các hoạt dộng dạy – học Hoạt động 1: Luyện đọc - HS khá giỏi toàn bài 1 lần . - Gv gợi ý giọng đọc và đọc mẫu. Gọi hs chia đoạn Đoạn 1: Thảo quả trên rừngnếp áo, nếp khăn Đoạn 2: Thảo quả trên rừnglấn chiếm không gian. Đoạn 3: Phần còn lại - HS đọc nối tiếp từng đoạn . Lần 1: Sửa phát âm, ngắt nghỉ và giọng đọc. + Đản Khao, lướt thướt, triền núi, Chin San, mưa rây bụi, Lần 2: Giải thích từ khó: + chín nục, mưa rây bụi mùa đông + thảo quả, Đản Khao, Chin San, tầng rừng thấp : SGK/ 114 Lần 3: GV chỉnh sửa những chỗ sai sót cho HS. - Gọi 1 hS đọc cả bài, hs khác đọc chú giải sgk - GV đọc theo mẫu toàn bài. Hoạt dộng 2: Tìm hiểu bài - HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi: + Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý? + Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh? + Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp? - Nhận xét. GV chốt nội dung chính của bài => ghi bảng, hs nhắc lại. Giáo dục hs Hoạt dộng 3: Luyện đọc diễn cảm. - Gv đính bảng phụ lên, gọi 1 hs đọc đoạn 2. - Gv gợi ý và đọc mẫu. - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2. - HS thi đọc diễm cảm trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương học sinh. Củng cố – Dặn dò: - Hs trả lời câu hỏi nội dung bài, nhận xét - Đọc trước bài “Hành trình của bầy ong” - GV nhận xét giờ học. . Đạo đức Kính già yêu trẻ (Tiết 1) I. Mục tiêu. - Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ. - Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ. - Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ. Giáo dục hs kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với người già và trẻ em ). Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già, trẻ em. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng sắm vai. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện sau đêm mưa. - GV kể truyện “Sau đêm mưa. - HS đóng vai minh hoạ theo nội dung truyện. - HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: + Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ? + Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn? + Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện? - Sau thời gian thảo luận gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận – Lớp nhận xét bổ sung. - Gv nhận xét kết luận. Giáo dục hs kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với người già và trẻ em ). - Gọi 2 hs Ghi nhớ SGK. Hoạt động 2: Thế nào là thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. - Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài 1. - HS làm việc cặp bài tập 1.mời vài hs trình bày, hs nhận xét, bổ sung, gv kết luận. Giáo dục hs Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già, trẻ em. Củng cố dặn dò. - Thấy em nhỏ đang khóc em làm gì ? - Nhận xét tiết học, dặn HS tìm hiểu phong tục tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc để chuẩn bị tiết học sau. Chiều Luyện tiếng việt +Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao lại cho hs khá giỏi về tập làm văn tả cảnh. - Giúp học sinh yếu luyện đọc và luyện viết lại những từ ngữ hay viết sai |+ Nội dung luyện: - Gv nêu yêu cầu giờ học. - Cho hs khá giỏi lập dàn ý về tả cảnh mà mình yêu thích. - Gv giúp hs yếu đọc lại bài tập đọc buổi sáng và viết lại những từ ngữ theo yêu cầu giáo viên. - Hs trình bày bài làm. - Gv nhận xét học sinh. - Gv nhận xét tiết học. Sáng Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2011 Tiếng việt Mùa thảo quả I. Mục tiêu: Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm được bài tập 2b Giáo dục hs viết đúng chính tả II. Chuẩn bị: - Gv:Bảng phụ bt2b/115. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả Tìm hiểu nội dung đoạn viết - 2 HS đọc đoạn văn sẽ viết. + Hãy nêu nội dung của đoạn văn? Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.Ví dụ: nảy, lặng lẽ, ẩm ướt, mưa rây bụi, đột ngột, hắt lên - Yêu cầu HS đọc viết các từ vừa tìm được vào nháp, bảng lớp. Viết chính tả. - GV đọc chậm rãi cho HS viết vào vở. - HS soát lỗi. (HS gạch chân từ viết sai – viết lại mỗi từ một dòng xuống cuối bài viết). - Thu bài chấm. GV nhận xét bài viết của HS. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài tập 2b: - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - HS làm bài vào vở, 1 hs làm bảng phụ. - HS trình bày, nhận xét. Củng cố – dặn dò. - Chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét giờ học. Tiếng việt Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường I. Mục tiêu. - Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của bài tập 1 - Biết ghép tiếng bảo gốc Hán với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT 2).biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3 - Giáo dục hs bảo vệ môi trường II. Chuẩn bị: - Gv: Bảng phụ bt1b/116, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Phân biệt nghĩa của một số từ ngữ về Bảo vệ môi trường Bài 1a - HS đọc đoạn văn SGK/115 theo nhóm đôi. + Phân biệt nghĩa của các cụm từ: khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên - HS ghi lại kết quả làm việc của mình vào bảng phụ. * Nhận xét . Bài 1b - HS làm vào phiếu học tập - 1HS làm bảng phụ. - HS trình bày ý kiến, nhận xét. Hoạt động 2: Tìm từ đồng nghĩa - HS đọc đề bài và tự làm vào vở. - Hs trình bày bài làm vào vở, gv nhận xét chấm điểm hs. Củng cố, dặn dò. - Giáo dục hs. Danh lam thắng cảnh là gì ? - Nhận xét tiết học. Dặn về nhà làm lại bài tập, chuẩn bị bài sau. Khoa học Sắt, gang, thép I. Mục tiêu. - Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép. - Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép. - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ gang, thép II. Chuẩn bị: - Gv: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Nguồn gốc và tính chất của sắt, gang, thép. - Gv nêu yêu cầu và giao nhiệm vụ cho hs. - GV phát phiếu bài tập, 1 đoạn dây thép, 1 cái kéo, 1 miếng gang cho từng nhóm (4 nhóm. - Các nhóm HS đọc tên các vật vừa được nhận. - HS quan sát các vật vừa nhận, đọc bảng thông tin SGK trang 48 hoàn thành phiếu bài tập. GV lưu ý HS chỉ ghi vắn tắt bằng các gạch đầu dòng. Phiếu học tập Bài: Sắt, gang, thép Thép Sắt Gang Nguồn gốc Tính chất Nhóm: - Sau tới gian thảo luận các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Lớp nhận xét bổ sung. + Gang, thép được làm ra từ đâu? + Gang, thép có điểm nào chung? + Gang, thép khác nhau ở điểm nào? ðKết luận. Hoạt động 2: Ứng dụng của gang, thép trong đời sống. - HS quan sát từng hình minh hoạ trang 48, 49 SGK thảo luận nhóm đôi các yêu cầu sau. + Tên sản phẩm là gì? + Chúng được làm từ vật liệu nào? - HS trình bày kết quả thảo luận. - Lớp nhận xét bổ sung. + Em còn biết sắt, gang, thép được dùng để sản xuất những dụng cụ, chi tiết máy móc, đồ dùng nào nữa? ð Kết luận: Sắt là một lạoi kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Ở nước ta có nhà máy gang, thép Thái Nguyên rất lớn chuyên sản xuất gang, thép. Sắt và hợp kim của sắt có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Hoạt động 3: Cách bảo quản một số đồ dùng được làm từ sắt và hợp kim của sắt. - Nhà em có những đồ dùng nào được làm từ sắt, gang, thép. Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình mình. - Hs trình bày trước lớp, bạn khác nhận xét. ð Kết luận: Những sản phẩm được làm từ gang rất giòn, dễ vỡ nên khi sử dụng chúng ta phải đặt, để cẩn thận. Một số đồ dùng bằng sắt, thép như: dao, kéo, cày cuốc dễ bị gỉ nên khi sử dụng xong phải rửa sạch cất ở nơi khô ráo. Củng cố dặn dò. - Nêu tính chất của sắt, gang, thép? - Gang, thép được sử dụng để làm gì? - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Chiều Luyện tiếng việt + Mục tiêu: - Giúp hs nắm lại được từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa - Hs khá giỏi tìm được nhiều từ và đặt được nhiều câu qua việc tìm từ - Hs trung bình yếu tìm được ít nhất là 2 từ, đặt câu với từ tìm được. + Nội dung luyện - Gv tổ chức cho hs làm vở bài tập. - Gv giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong bài tập. (Mạnh, Yến Linh, Duy Khang) - Chấm điểm vài hs, nhận xét về bài làm của hs. - Gv nhận xét giờ học. Thể dục Động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân Trò chơi : “Ai nhanh và khéo hơn” I. Mục tiêu: - HS ôn các động tác: Vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung, tập đúng kĩ thuật thể hiện được tính liên hoàn của bài. - Ôn trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn ” tham gia chơi tương đối chủ động, nhiệt tình, thể hiện tính đồng đội cao. II. Chuẩn bị: - Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập. - 1 chiếc còi, kẻ sân chơi trò chơi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Mở đầu - Hs tập hợp 2 hàng ngang. - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. - HS khởi động giậm chân tại chỗ vỗ tay. - Xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai hông do cán sự lớp điều khiển, - GV quan sát nhắc nhở cho HS khởi động đúng động tác, biên độ động tác rộng theo đội hình vòng tròn. - Chơi trò chơi “Nhóm 3 nhóm 7” Hoạt động 2 : Phần cơ bản + Ôn 5 động tác thể dục đã học - GV cho HS ôn tập chung cả lớp 1 –2 lần cả 5 động tác theo đội hình hàng ngang GV chia tổ để HS tự ôn tập khoảng 7 – 8 phút. Trước khi chia tổ, GV nhấn mạnh những điểm cần chú ý về kĩ thuật và ý thức tổ chức kỉ luật, sau đó mới triển khai về vị trí tập luyện. Trong khi HS tập, GV đến từng tổ quan sát, nhắc nhở kết hợp sửa động tác sai cho HS. Các em trong tổ thay nhau hô nhịp cho các bạn tập. Ở mỗi tổ, tổ chức thi đua chỉ huy, ai có nhịp hô to, rõ ràng, biết nhắc nhở, sửa sai cho bạn là người thắng cuộc. * Thi đua giữa các tổ ôn 5 động tác thể dục + Chơi trò chơi “ai nhanh và khéo hơn ” GV nêu tên trò chơi để HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử 1 – 2 lần rồi cho ... i câu biểu thị quan hệ gì? - HS trình bày miệng, nhận xét. - GV kết luận. Hoạt động 3:Tìm và sử dụng quan hệ từ thường gặp Bài 3: HS đọc yêu cầu bài 3 - HS thảo luận theo nhóm đôi- 1HS làm bảng phụ. - HS trình bày ý kiến - GV+ HS nhận xét . Bài 4: HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm vào vở - HS đọc câu của mình, nhận xét. Củng cố, dặn dò. - Trò chơi đặt câu có quan hệ từ của, mỗi dãy bàn 2 hs, nhận xét - Nhận xét tiết học - Dặn về nhà làm bài tập,chuẩn bị bài sau. Khoa học Đồng và hợp kim của đồng I. Mục tiêu. - Nhận biết một số tính chất của đồng - Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản của chúng - Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà. II. Chuẩn bị: - Hình minh hoạ trang 50, 51 SGK. - Vài sợi dây đồng ngắn. III. Các hoạt dộng dạy học: Hoạt động 1: Tính chất của đồng. - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4 các nội dung sau. - Phát mỗi nhóm một sợi dây đồng yêu cầu quan sát và cho biết: + Màu sắc của sợi dây? + Độ sáng của sợi dây? + Tính cứng và dẻo của sợi dây? - Sau thời gian thảo luận các nhóm trình bày kết quả thảo luận – lớp nhận xét bổ sung ð kết luận. Hoạt động 2: Nguồn gốc, tính chất của đồng và hợp kim của đồng. - GV phát phiếu học tập yêu cầu HS đọc bảng thông tin SGK trang 50 hoàn thành phiếu bài tập. Gv giao phiếu học tập. Phiếu học tập Bài: Đồng và hợp kim của đồng Nhóm: . Đồng Hợp kim của đồng Tính chất - Sau thời gian thảo luận các nhóm trình bày kết quả thảo luận lớp nhận xét bổ sung. + Theo em đồng có ở đâu? ð kết luận. Hoạt động 3: Một số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản. - HS quan sát các hình minh hoạ SGK thảo luận nhóm đôi các yêu cầu sau: + Tên đồ dùng đó là gì? + Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì? Chúng thường có ở đâu? - Sau thời gian thảo luận các nhóm báo cáo kết quả – lớp nhận xét bổ sung. + Em còn biết những sản phẩm nào đươcï làm từ đồng và hợp kim của đồng? + Ở gia đình em có những đồ dùng nào được làm bằng đống? Em thường thấy người ta làm như thế nào để bảo quản các đồ dùng đó. - Nhận xét bổ sung ð kết luận. Rút ra bài học. Giáo dục hs Củng cố dặn dò. - Đồng và hợp kim của đồng có những tính chất gì? - Đồng và hợp kim của đồng có những ứng dụng gì trong cuộc sống? - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau Chiều Luyện tiếng việt +Mục tiêu: - Giúp hs Khá giỏi tìm những từ câu có chứa cặp quan hệ từ và tác dụng của cặp quan hệ từ đó trong câu. - Hs trung bình yếu tìm được những cặp quan hệ từ trong câu, hoàn thành vở bài tập tiếng việt. + Chuẩn bị: - Gv: Phiếu học tập + Nội dung luyện: - Gv cho hs hát tập thể. - Nêu yêu cầu giờ học. - Gv chia nhóm theo trình độ + Hs khá giỏi, Tb, yếu: Tìm những cặp quan hệ từ trong câu (giáo viên giao phiếu học tập). - Gv cho hs Khá giỏi viết đoạn văn khoảng 4 câu có sử dụng cặp quan hệ từ. Hs trung bình yếu hoàn thành vở bài tập. - Gọi hs trình bày, bạn khác nhận xét. - Gv chấm điểm, nhận xét bài làm của học sinh. - Gv nhận xét tiết học. Sáng Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2011 Tiếng việt Luyện tập tả người (quan sát và chọn lọc chi tiết) I. Mục tiêu - Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong sách giáo khoa. - Khi quan sát, khi viết về một bài văn tả người, phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu, nổi bật gây ấn tượng. Từ đó, biết vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp. - Giáo dục hs kính yêu ông bà, yêu quý người thân II. Chuẩn bị: - Gv: Bảng phụ (hđ1) III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngoại hình của người bà - Hai HS đọc bài Bà tôi SGK/122 và thảo luận theo nhóm đôi, 1 hs làm bảng phụ + Ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn. - HS trình bày trên bảng lớp, nhận xét. - Một HS đọc lại bài hoàn chỉnh. + Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả? GV chốt ý chính. Hoạt động 2: Tìm những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc - Hai HS đọc bài Người thợ rèn SGK/123 và thảo luận theo nhóm đôi: + Ghi lại những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc. - HS trình bày trên bảng lớp, nhận xét. - Một HS đọc lại bài hoàn chỉnh. + Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả? - GV chốt ý chính Củng cố, dặn dò - Hs nêu tác dụng của quan sát và chọn lộ chi tiết( đối tượng này không giống đối tượng kia, bài viết hấp dẫn, không dài dòng) - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. Thể dục Ôn tập 5 động tác của bài thể dục phát triển chung Trò chơi: “Kết bạn” I. Mục tiêu: - HS ôn và kiểm tra các động tác: Vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. HS tập đúng kĩ thuật, nhịp hô và liên hoàn các động tác - Chơi trò chơi “Kết bạn ” tham gia chơi sôi nổi, phản xạ nhanh. II. Chuẩn bị: - Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập. - 1 chiếc còi, bàn, ghế để GV kiểm tra. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Mở đầu - Hs tập hợp 2 hàng ngang. - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: - HS khởi động chạy chậm thành một hàng dọc quanh sân tập 200 – 250m, xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai hông Hoạt động 2 : Ôn tập và kiểm tra 5 động tác đã học + Ôn 5 động tác : vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục . - GV cho HS ôn tập chung cả lớp 1 –2 lần cả 5 động tác theo đội hình hàng ngang - GV chia tổ để HS tự ôn tập khoảng. Trước khi chia tổ, GV nhấn mạnh những điểm cần chú ý về kĩ thuật và ý thức tổ chức kỉ luật, sau đó mới triển khai về vị trí tập luyện. Trong khi HS tập, GV đến từng tổ quan sát, nhắc nhở kết hợp sửa động tác sai cho HS. Các em trong tổ thay nhau hô nhịp cho các bạn tập. Ở mỗi tổ, tổ chức thi đua chỉ huy, ai có nhịp hô to, rõ ràng, biết nhắc nhở, sửa sai cho bạn là người thắng cuộc. GV động viên HS thực hiện cho đúng để còn tham gia kiểm tra. +Kiểm tra 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung: - Nội dung kiểm tra: Mỗi HS sẽ thực hiện 5 động tác của bài thể dục đã học. - Phương pháp kiểm tra : GV gọi mỗi đợt 1 tổ lên thực hiện 1 lần cả 5 động tác dưới sự điều khiển của GV. + Đánh giá : Hoàn thành tốt : Thực hiện cơ bản đúng cả 5 động tác. Hoàn thành : Thực hiện được cơ bản đúng tối thiểu 3 động tác. Chưa hoàn thành : Thực hiện được cơ bản đúng dưới 3 động tác. + Chơi trò chơi “Kết bạn ” - GV điều khiển trò chơi, HS tam gia chơi nhiệt tình, vui vẻ và đoàn kết. - GV sử dụng phương pháp thi đua trong khi chơi cá nhân hoặc tổ nào thua sẽ bị phạt vui theo hình thức của tổ hoặc cá nhân thắng cuộc đề ra. Hoạt động 3 : Phần kết thúc - HS chơi một trò chơi “ Tìm người chỉ huy”. - GV nhận xét, đánh giá kết quả kiểm tra, khen ngợi những HS có kết quả tốt, động viên nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt phần kiểm tra. - Giao bài về nhà: Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung, nhắc nhở những HS chưa hoàn thành cần ôn bài thường xuyên để giờ sau kiểm tra đạt yêu cầu Lịch sử Vượt qua tình thế hiểm nghèo I. Mục tiêu. - Biết sau Cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: “giặc đói”, “ giặc dốt”, “giặc ngoại xâm” - Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “ giặc đói”, “ giặc dốt”:quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ,... - Giáo dục hs lòng yêu nước II. Chuẩn bị. - Gv: Phiếu thảo luận cho các nhóm. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Hoàn cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng Tám. - GV yêu cầu HS đọc đoạn “Từ cuối năm 1945 ở trong tình thế nghìn cân treo sợi tóc”. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu thảo luận. + Vì sao nói : Ngay sau cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”. + Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn nguy hiểm gì? - Sau thảo luận các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Lớp nhận xét bổ sung. + Em hiểu như thế nào là “nghìn cân treo sợi tóc”. Gọi hs khá giỏi nêu Kết luận Việt Nam Giặc ngoại xâm, phản động chống phá cách mạng. Nông nghiệp đình đốn. Nạn đói 1945 – 1954 làm hơn hai triệu ngườ chết đói. 90% đồng bào không biết chữ. + Nếu không đẩy được nạn đói, nạn dốt thì điều gì có thể xảy ra đối với nước ta? + Vì sao Bác Hồ lại gọi nạn đói và nạn dốt là giặc? Hoạt động 2: Đẩy lùi giặc đói giặc dốt. - HS quan sát hình 2,3 trang 25,26 SGK cho biết: Hình chụp gì? - Em hiểu thế nào là bình dân học vụ? - HS đọc SGK thảo luận nhóm đôi yêu cầu sau: + Ghi lại những việc mà Đảng và chính phủ đã lãnh đạo nhân dân làm để đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Hoạt động 3: Ý nghĩa của việc đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” HS thảo luận nhóm các yêu cầu sau: - Ý nghĩa của việc nhân dân ta , dưới sự lãnh đạo của Dảng và Bác Hồ đã chống được giặc đói, giặc dốt. - Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những việc để đẩy lùi những khó khăn; việc đó cho thấy sức mạnh của nhân dân ta như thế nào? - Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua được cơn hiểm nghèo, uy tín của chính phủ và Bác Hồ như thế nào? Hoạt động 4: Bác Hồ trong những ngày diệt “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” - HS đọc câu chuyện về Bác Hồ trong đoạn “Bác Hoàng Văn Tí.các chú nói Bác cứ ăn thì làm gương cho ai được” - Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác qua câu chuyện trên? - HS kể thêm các câu chuyện về Bác Hồ trong những ngày cùng toàn dân diệt “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” 1954 – 1946. Kết luận. Củng cố dặn dò. - Đảng và Bác Hồ đã phát huy được điều gì trong nhân dân để vượt qua tình thế hiểm nghèo? - Nhận xét tiết học, dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt chủ nhiệm Nội dung: - Cho hs hát tập thể * Lớp trưởng báo cáo: - Những hs vi phạm nội quy trường lớp: + Nghỉ học không phép + Đi học trễ + Quên đeo khăn quàng - Những hs không học bài, làm bài - Những hs thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực phát biểu bài: * G.v nhận xét chung: - Hs đi học đúng giờ, không vi phạm nội quy trường lớp. - Hs tích cực xây dựng bài, học bài và làm bài đầy đủ. - Không còn tình trạng hs đi dép lê tới lớp. - Xếp hàng ra vào lớp không còn lộn xộn. - Tuyên dương hs có tiến bộ trong học tập. - Nhắc nhở hs luôn giữ vệ sinh cá nhân để phòng bệnh tay chân miệng. - Nêu phương hướng cho tuần sau.
Tài liệu đính kèm: