Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 13

Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 13

Tiếng việt

Người gác rừng tí hon

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể chậm rãi phù hợp với diễn biến các sự việc

- Hiểu được ý nghĩa : biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.(trả lời được câu 1,2,3b)

-Giáo dục hs lòng dũng cảm, kĩ năng ứng phó căng thẳng, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trước cộng đồng.

- Hs khá, giỏi trả lời được câu 3a

II. Chuẩn bị :

- Gv: Bảng phụ chép đoạn 2.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động 1 : Luyện đọc

- HS khá giỏi toàn bài 1 lần .

- Gv gợi ý giọng đọc và đọc mẫu. Hs chia đoạn

Đoạn 1: Ba em làm ra trồng rừng chưa?

Đoạn 2 : Qua khe lá thu lại gỗ

Đoạn 3: Phần còn lại

- HS đọc nối tiếp từng đoạn .

Lần 1 : Sửa phát âm , ngắt nghỉ và giọng đọc .

+ loanh quanh, bành bạch, sợi dây chão, đứng khựng lại

Lần 2 : Giải thích từ khó:

+ sợi dây chão, đứng khựng lại

+ rô bốt, còng tay : SGK/ 125

 

doc 16 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13:
Sáng Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011
Tiếng việt
Người gác rừng tí hon 
I. Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể chậm rãi phù hợp với diễn biến các sự việc
- Hiểu được ý nghĩa : biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.(trả lời được câu 1,2,3b)
-Giáo dục hs lòng dũng cảm, kĩ năng ứng phó căng thẳng, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trước cộng đồng.
- Hs khá, giỏi trả lời được câu 3a
II. Chuẩn bị : 
- Gv: Bảng phụ chép đoạn 2. 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- HS khá giỏi toàn bài 1 lần .
- Gv gợi ý giọng đọc và đọc mẫu. Hs chia đoạn
Đoạn 1: Ba em làmra trồng rừng chưa? 
Đoạn 2 : Qua khe láthu lại gỗ
Đoạn 3: Phần còn lại 
- HS đọc nối tiếp từng đoạn .
Lần 1 : Sửa phát âm , ngắt nghỉ và giọng đọc .
+ loanh quanh, bành bạch, sợi dây chão, đứng khựng lại
Lần 2 : Giải thích từ khó: 
+ sợi dây chão, đứng khựng lại
+ rô bốt, còng tay : SGK/ 125 
Lần 3 : GV chỉnh sửa những chỗ sai sót cho HS. 
- Một hs đọc chú giải sgk
- GV đọc theo mẫu toàn bài. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
1. Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì?
2. Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy:
a) Bạn là người thông minh.
b) Bạn là người dũng cảm.
3. Trao đổi với bạn cùng lớp để làm rõ ý sau:
a) Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
b) Em học tập ở bạn nhỏ được điều gì? . Giáo dục hs kĩ năng ứng phó căng thẳng, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trước cộng đồng.
- Nhận xét, chốt ý chính ghi bảng. Hs nhắc lại.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm: 
- Gv đính bảng phụ, gọi 1 hs đọc đoạn 2. Gv giúp hs cách đọc diễn cảm đoạn 2, gv đọc mẫu
- HS luyện đọc 3 hs nối tiếp đọcdiễn cảm theo nhóm 2. 
- HS thi đọc diễm cảm trước lớp. 
- Nhận xét , tuyên dương học sinh.
Củng cố – Dặn dò: 
- Trò chơi hái hoa dân chủ, trả lời câu hỏi nôi dung bài
- Đọc trước bài “Trồng rừng ngập mặn”
- GV nhận xét giờ học. 
.	
Đạo đức
Kính già yêu trẻ (Tiết 2)
I. Mục tiêu.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già em nhỏ.
- Tôn trong, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với các hành vi, việc làm không đúng đối với người già em nhỏ.
- Giáo dục hs kính già yêu trẻ, kĩ năng xử lí các tình huống có liên quan đến người già và trẻ em.
II. Chuẩn bị:
- Gv: bảng phụ BT3, 4
Hoạt động 1: Đóng vai bài tập 2
- GV chia HS thành các nhóm và phân công mỗi nhóm xử lý, đóng vai một tình huống trong bài tập 2.
- Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai.
- Ba nhóm đại diện lên thể hiện.
- Các nhóm khác thảo luận, nhận xét.
- GV kết luận, giáo dục hs kĩ năng xử lí các tình huống có liên quan đến người già và trẻ em.
Hoạt động 2: Làm bài tập 3 – 4 SGK.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm làm bài 3 – 4.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận:
+ Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 1/ 10 hàng năm.
+ Ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.
+ Tổ chức dành cho người cao tuổi là: Hội Người cao tuổi.
+ Các tổ chức dành cho trẻ em là: Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi Đồng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về truyền thống “Kính già, yêu trẻ” ở địa phương, dân tộc ta.
* Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam.
- Từng nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận:
+ Các phong tục, tập quán kính già, yêu trẻ ở địa phương.
+ Các phong tục, tập quán kính già, yêu trẻ của dân tộc.
Củng cố dặn dò.
- Về nhà học bài, thể hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng,lễphép, giúp đỡ, nhường nhịn người già em nhỏ và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
Chiều Luyện tiếng việt 
+Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao lại cho hs khá giỏi về tập làm văn tả người.
- Giúp học sinh yếu tìm được những chi tiết về ngoại hình của một người.
+ Nội dung luyện:
- Gv nêu yêu cầu giờ học.
- Cho hs khá giỏi tìm một số từ ngữ miêu tả đặc điểm ngoại hình của một người thân trong gia đình mình..
- Gv giúp hs nêu những chi tiết về ngoại hình của một bạn trong lớp học.
- Hs trình bày bài làm.
- Gv nhận xét học sinh.
- Gv nhận xét tiết học.
Sáng Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011 
Tiếng việt
Hành trình của bầy ong
I. Mục tiêu:
- Nhớ – viết đúng chính tả hai khổ thơ cuối bài Hành trình của bầy ong. 
- Làm được BT 2b . rèn hs viết đúng chính tả
- Giáo dục hs viết chữ đẹp đúng chính tả
- HS khá, giỏi làm được bài 3b
 II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ . 
- Phiếu ghi từng cặp chữ bài tập 2b.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
+ Tìm hiểu nội dung đoạn viết. 
- 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ sẽ viết.
	+ Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì về công việc của bầy ong?
	+ Bài thơ ca ngợi phẩm chất đáng quý gì của bầy ong?
+ Hướng dẫn viết từ khó:
- HS thầm bài viết nháp các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.Ví dụ: rong ruổi, chắt trong, men trời đất.
- Gv giúp hs ghi nhớ cách viết bảng lớp. 
+ Viết chính tả. 
- HS tự viết vào vở. 
- HS soát lỗi. (HS gạch chân từ viết sai – viết lại mỗi từ một dòng xuống cuối bài viết).
- Thu bài chấm. GV nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài tập 2b: HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS bốc thăm cặp từ nào thì cả nhóm tìm những từ đó.
- HS trình bày, nhận xét. 
- GV nhận xét ,khen ngợi nhóm làm đúng, nhanh.
Bài tập 3b.hs nêu yêu cầu bài, 1 hs làm bảng phụ , 1 số hs làm vào vở, nhận xét 
Củng cố – dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau .
Tiếng việt 
Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu.
- Hiểu được “ Khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý BT1; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3
- Rèn hs viết đoạn văn ngắn về môi trường
- Giáo dục hs luôn có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh mình.	
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ (BT2) 	
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường
Bài 1: HS đọc nội dung bài tập 1 và phần chú thích.
	- HS thảo luận theo nhóm đôi:
	+ Đọc kĩ đoạn văn.
	+ Kể tên và số liệu các loài động, thực vật có trong đoạn văn.
	+ Tìm nghĩa của cụm từ khu bảo tồn đa dạng sinh học?( là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật và thực vật)
- HS ghi lại kết quả làm việc của mình vào bảng phụ. 
	-Nhận xét . giáo dục hs 
Hoạt động 2:
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở ,bảng phụ. Gv chấm 1 số bài, nhận xét 
Hoạt động 3: 
Bài 3: Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường 
- Hs thảo luận nhóm . viết đoạn văn , đính bảng , trình bày, nhận xét
Củng cố, dặn dò.
- Trò chơi : đại diện 2 bạn tìm từ thể hiện hành động bảo vệ môi trưòng. Nhận xét.
Khoa học
Nhôm
I. Mục tiêu.
- Nhận biết một số tính chất của nhôm
- Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống.
- Quan sát nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng
- Biết cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm có trong nhà.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Một số dồ dùng như: thìa, dĩa nhôm
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Một số đồ dùng bằng nhôm.
- GV phát phiếu học tập hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm nội dung sau.
+ Tìm các đồ dùng bằng nhôm mà em biết ghi tên chúng vào phiếu.
- Sau thời gian thảo luận các nhóm báo cáo kết quả thảo luận – lớp nhận xét bổ sung 
ð kết luận.
Hoạt động 2: Nguồn gốc và tính chất của nhôm và hợp kim của nhôm.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu bài tập sau.
Phiếu bài tập
Bài: Nhôm
 Nhôm Hợp kim của nhôm
Nguồn gốc
Tính chất
Nhóm: 
- Sau thời gian thảo luận các nhóm trình bày kết quả thảo luận – lớp nhận xét bổ sung.
+ Trong tự nhiên nhôm có ở đâu?
+ Nhôm có những tính chất gì?
+ Nhôm có thể pha trộn với những kim loại nào để tạo ra hợp kim của nhôm.
Củng cố dặn dò.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình em?
- Khi sử dụng đồ dùng, dụng cụ nhà bếp bằng nhôm cần lưu ý điều gì? Vì sao?
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học,
Chiều Luyện tiếng việt
+ Mục tiêu:
- Giúp hs nắm lại được một số từ ngữ về môi trường.
- Hs khá giỏi tìm được nhiều từ và đặt được nhiều câu qua việc tìm từ
- Hs trung bình yếu tìm được ít nhất là 2 từ, đặt câu với từ tìm được.
+ Nội dung luyện
- Gv tổ chức cho hs làm vở bài tập.
- Gv giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong bài tập. (Mạnh, Yến Linh, Duy Khang)
- Chấm điểm vài hs, nhận xét về bài làm của hs.
- Gv nhận xét giờ học.
Thể dục
Động tác thăng bằng
Trò chơi : “Ai nhanh và khéo hơn”
I. Mục tiêu: 
- HS ôn 5 động tác đã học và học mới động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung, thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng nhịp hô.
- Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn ” chủ động, nhiệt tình, thể hiện tính đồng đội cao và đảm bảo an toàn.
II. Chuẩn bị:
- Gv: 1 chiếc còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu 
- Hs tập hợp 2 hàng ngang. GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- HS khởi động chạy nhẹ chậm trên sân tập thành vòng tròn, xoay các khớp.
- Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy”.
Hoạt động 2 : phần cơ bản
+ Ôn 5 động tác thể dục đã học
- GV cho HS ôn tập chung cả lớp 2 -3 lần cả 5 động tác theo đội hình vòng tròn.
- GV nhắc nhở HS những yêu cầu cần chú ý của từng động tác, sau đó cho tập cả lớp dưới sự điều khiển của cán sự lớp.
+Học động tác thăng bằng 
- GV nêu tên và làm mẫu động tác 2 lần ( lần 1 làm mẫu toàn bộ động tác, lần 2 vừa phân tích vừa làm mẫu chậm), tập một số lần theo nhịp hô chậm (hai tay chống hông hoặc cầm tay nhau), chân trụ thẳng, đưa chân ra sau lên cao theo nhịp hô xen lẫn lời phân tích của GV. Khi HS tập động tác chân tương đối đúng, GV mới cho tập kết hợp với động tác tay, đầu và ngực (ngực căng). Khi HS mới tập GV cần hô nhịp rất chậmvà yêu cầu các em tập đúng nhịp, sau đó mới trở về nhịp hô quy định cho động tác thăng bằng ( hơi chậm).
+ Ôn 6 động tác thể dục đã học
GV chia lớp thành 4 tổ và phân địa điểm cho HS tự ôn.
Tổ trưởng điều khiển các bạn tập luyện. GV quan sát nhắc nhở  ... iếp nhau đọc nội dung BT1.
- GV chia lớp làm 2 nhóm: 1 nhóm làm BT1a, 1 nhóm làm BT 1b, 2 hs làm bảng phụ .
- HS trao đổi theo cặp.
- GV treo bảng phụ, nhận xét. Giáo dục hs
Hoạt động 2: Lập dàn ý cho bài văn tả người bài tập 2
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
	+ Đề bài yêu cầu làm gì?
	+ Bài văn tả ai.
 - Gv đính bảng phụ khái quát của 1 bài văn tả người, 1 hs đọc 
- GV hướng dẫn HS lập dàn ý, khuyến khích HS nêu được những ý riêng của bản thân. Hai hs làm bảng phụ Chấm 1 số bài, nhận xét. Ghi điểm.
Củng cố, dặn dò
- Nêu lại khái quát của 1 bài văn tả người, nhận xét
- Dặn dò: luyện tập tả người ( tả ngoại hình)
- Nhận xét tiết học. 
Tiếng việt
Luyện tập về quan hệ từ
I. Mục tiêu.
- Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu BT1.
- Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp BT 2; bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh 2 đoạn văn BT3.
- Giáo dục hs sử dụng từ ngữ khi giao tiếp phải phù hợp và chính xác. nói phải trọn câu và có ý nghĩa.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: HS biết tìm những cặp quan hệ từ trong câu
- HS đọc yêu cầu của bài tập1, gv hướng dẫn hs.
	+ Gạch 1 gạch dưới những cặp quan hệ từ tìm được.
- Hs làm bài vào vở, 1 hs làm bảng phụ , chấm vài bài. Nhận xét.giáo dục hs
Hoạt động 2: làm BT 2
- HS đọc yêu cầu của đề bài 2a,b và thảo luận theo nhóm đôi làm vào vở. 2 hs làm bảng phụ, đính bảng, nhận xét, sửa bài. 2 hs đọc lại bài đã hoàn chỉnh 
- GV kết luận. 	 
Hoạt động 3:hướng dẫn hs làm BT 3
 - HS đọc yêu cầu bài 3, gv nhắc hs trả lời từng câu hỏi
- HS thảo luận theo nhóm đôi - phát biểu, gv mở bảng phụ chốt lại. giảng 
Củng cố, dặn dò.
- Trò chơi 2 đội mỗi đội 1 hs , đặt câu có dùng cặp quan hệ từ, nhận xét 
- Dặn về nhà làm bài tập,chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
Khoa học
Đá vôi
I. Mục tiêu.
- Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi 
- Quan sát nhận biết đá vôi
- Giáo dục hs bảo quản trường lớp, phấn viết
II. Chuẩn bị.
- Tranh ảnh về hang động, đá vôi.
- Một số hòn đá, đá vôi nhỏ, giấm đựng trong các lọ nhỏ, bơm tiêm.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Một số vùng núi đá vôi của nước ta.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 54 SGK đọc tên các vùng núi đá vôi đó.
- Em còn biết ở vùng nào nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi.
ð Kết luận: Ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động, di tích lịch sử.
Hoạt động 2: Tính chất của đá vôi.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm làm các thí nghiệm sau:
+ Thí nghiệm 1: Giao cho mỗi nhóm một hòn đá cuội và hòn đá vôi.
- Cọ sát hai hòn đá vào nhau.
- Quan sát chỗ cọ sát và nhận xét.
+ Thí nghiệm 2: 
- Dùng bơm tiêm hút giấm trong lọ.
- Nhỏ giấm vào hòn đá vôi và hòn đá cuội.
- Quan sát và mô tả hiện tượng sảy ra.
+ Sau thảo luận các nhóm trình bày kết quả – lớp nhận xét bổ sung.
- Qua hai thí nghiệm trên em thấy đá vôi có những tính chất gì? ð Kết luận:
Hoạt động 3: Ích lợi của đá vôi.
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi sau.
+ Đá vôi được dùng để làm gì? Sau thời gian thảo luận các nhóm trình bày kết quả. Lớp nhận xét bổ sung.
Củng cố dặn dò.
- Muốn biết một hòn đá có phải đá vôi hay không ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Chiều Luyện tiếng việt
+Mục tiêu:
- Giúp hs Khá giỏi tìm những từ câu có chứa cặp quan hệ từ và tác dụng của cặp quan hệ từ đó trong câu.
- Hs trung bình yếu tìm được những cặp quan hệ từ trong câu, hoàn thành vở bài tập tiếng việt.
+ Chuẩn bị:
- Gv: Phiếu học tập
+ Nội dung luyện:
- Gv cho hs hát tập thể.
- Nêu yêu cầu giờ học.
- Gv chia nhóm theo trình độ
+ Hs khá giỏi, Tb, yếu: Tìm những cặp quan hệ từ trong câu (giáo viên giao phiếu học tập).
- Gv cho hs Khá giỏi viết đoạn văn khoảng 4 câu có sử dụng cặp quan hệ từ. Hs trung bình yếu hoàn thành vở bài tập. 
- Gọi hs trình bày, bạn khác nhận xét.
- Gv chấm điểm, nhận xét bài làm của học sinh.
- Gv nhận xét tiết học.
Sáng Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011 
Tiếng việt
Luyện tập tả người
(Tả ngoại hình)
I. Mục tiêu :
-Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát
- Rèn hs viết đoạn văn tả người 
- Giáo dục hs sống vì mọi người 
II. Chuẩn bị: 
- Gv:Bảng phụ ( gợi ý d)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 : hướng dẫn hs làm BT 
- 2 hs nối tiếp nhau đọc yêu cầu và gợi ý sgk cả lớp theo dõi. Gv giảng cho hs.
- Gv mời 1-2 hs khá đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ được chuyển thành đoạn văn.
+ Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
+ Nêu được đủ, đúng sinh động những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của người em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em vời người đó.
+ Sắp xếp các câu trong đoạn hợp lý.
- Gv mở bảng phu gợi ý d, 1 hs đọc lại, gv nhắc hs có thể viết đoạn vă tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật, cũng có thể viết đoạn văn tả riêng 1 nết ngoại hình tiêu biểu ( VD: tả mái tóc, dáng người, hay đôi mắt.)
- Hs xem lại dàn ý tả ngoại hình, kết quả quan sát, viết đoạn văn, tự kiểm tra đoạn đã viết( theo gợi ý d)
Hoạt động 2: Viết đoạn văn
- Gv yêu cầu hs viết đoạn văn theo gợi ý đã tìm hiểu vào vở, 1 hs làm bảng phụ
- Học sinh làm bài cá nhân. Gv theo dõi giúp đỡ hs yếu làm bài
- Nối tiếp hs đọc đoạn văn đã viết, nhận xét, ghi điểm
củng cố- dặn dò
- Bài văn tả người gồm mấy phần, kể ra.nhận xét, giáo dục hs 
- Chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét tiết học 
Thể dục
Động tác nhảy
Trò chơi: “Chạy nhanh theo số”
I. Mục tiêu: 
- Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số ” chủ động, nhiệt tình, đúng luật. 
- HS ôn 6 động tác đã học và học mới động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung, thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng nhịp hô.
II. Chuẩn bị:
- Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập.
- 1 chiếc còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu
- Hs tập hợp 2 hàng ngang. GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. 
- HS khởi động đi đều vòng quanh sân tập vừa đi vừa đánh nhịp.
- Đứng thành vòng tròn chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy”.
+ Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số”.
- GV nêu tên trò chơi để HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử 1 – 2 lần rồi cho chơi chính thức 3 – 5 lần. Sau mỗi lần chơi, GV xác nhận và công bố trước lớp những người thắng cuộc. Cuối cùng những người thua phải chịu phạt theo hình thức đã thoả thuận hoặc do người thắng cuộc yêu cầu. HS tham gia chơi nhiệt tình, vui vẻ và đoàn kết. 
Hoạt động 2: Phần cơ bản
+ Ôn 5 động tác thể dục đã học
 - GV chia lớp thành 4 tổ và phân địa điểm cho HS tự ôn.
- Tổ trưởng điều khiển các bạn tập luyện. GV quan sát nhắc nhở kỉ luật tập luyện của các tổ, giúp các tổ trưởng điều hành tập luyện và sửa sai cho HS. 
+ Học động tác thăng bằng
GV nêu tên và làm mẫu động tác 2 lần ( lần 1 làm mẫu toàn bộ động tác, lần 2 vừa phân tích vừa làm mẫu chậm), tập một số lần theo nhịp hô chậm. cho HS dừng lại ở những nhịp 1,3, 5, 7 để quan sát và sửa sai cho HS sau đó mới tập nhịp tiếp theo. Cấu trúc của động tác nhảy khó hơn các lớp trước ở tư thế của 2 tay. Do đó, GV có thể cho HS tập riêng động tác của tay, sau đó mới phối hợp với động tác chân. Lúc đàu nhịp hô chậm, sau đó tăng dần đến mức vừa phải để HS kịp phối hợp động tác. GV chú ý quan sát để sửa sai cho HS 
Hoạt động 3 : Kết thúc 
- HS thả lỏng : Hát và vỗ tay theo nhịp 1 bài hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
- Giao bài về nhà: Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. 
Lịch sử
Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước
I. Mục tiêu.
- Học sinh biết được: Cách mạng thánh Tám thành công, nước ta giành được độc lập nhưng thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.
- Ngày 19/12/1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
- Nhân dân Hà Nội và toàn dân tộc quyết đứng lên kháng chiến với tinh thần thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ.
II. Chuẩn bị.
- Gv: sưu tầm tư liệu về những ngày toàn quốc kháng chiến ở quê hương.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta.
- Gv yêu cầu HS đọc SGK làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi:
+ Sau cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã có những hành động gì?
+ Những việc làm của chúng thể hiện điều gì?
+ Trước tình cảanh đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta phải làm gì?
Hoạt động 2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ đêm 18 rạng 19/12/1946 ..nhất định không chịu làm nô lệ. Trả lời các câu hỏi:
- Trung ương Đảng và Chính phủ đã phát động toàn quốc kháng chiến vào khi nào?
- Ngày 20/12/1946 có sự kiện gì sảy ra?
+ Gọi HS đọc to lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Lới kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì?
- Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện điều đó rõ nhất?
* GV nhận xét chốt ý.
Hoạt động 3: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
- HS thảo luận nhóm các yêu cầu sau:
- Thuật lại cuộc chiến đấu của quân dân Thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
- Ở các địa phương nhân dân đã chiến dấu với tinh thần như thế nào?
* Kết thúc thảo luận GV tổ chức cho HS thi thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân.
- HS quan sát hình 1 cho biết hình chụp gì?
- Việc quân dân Hà Nội chiến đấu giam chân địch gần hai tháng có ý nghĩa như thế nào?
* GV giải thích việc các chiến sĩ sử dụng bom ba càng để đánh địch.
- Ở các địa phương nhân dân đã đánh địch với tinh thần như thế nào?
- Em biết gì về cuộc chiến đấu của nhân dân quê hương em trong những ngày toàn quốc kháng chiến?
ð Kết luận của GV.
Củng cố dặn dò.
- Nêu cảm nghĩ của em về những ngày đầu toàn quốc kh1ng chiến.
	- Nhận xét tiết học, dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt chủ nhiệm
Nội dung:
- Cho hs hát tập thể
* Lớp trưởng báo cáo: 
- Những hs vi phạm nội quy trường lớp: 
	+ Nghỉ học không phép
	+ Đi học trễ
	+ Quên đeo khăn quàng
- Những hs không học bài, làm bài
- Những hs thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực phát biểu bài:
* G.v nhận xét chung:
- Hs đi học đúng giờ, không vi phạm nội quy trường lớp. 
- Hs tích cực xây dựng bài, học bài và làm bài đầy đủ.
- Không còn tình trạng hs đi dép lê tới lớp. 
- Xếp hàng ra vào lớp không còn lộn xộn. 
- Tuyên dương hs có tiến bộ trong học tập.
- Nhắc nhở hs luôn giữ vệ sinh cá nhân để phòng bệnh tay chân miệng.
- Nêu phương hướng cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc