Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 17

Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 17

Tiếng việt

Ngu Công xã Trịnh Tường

 I. Mục tiêu:

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của một vùng, làm tay đổi cuộc sống của cả thôn.( trả lời được các câu hỏi sgk)

- Giáo dục hs siêng năng, chăm chỉ trong lao động và trong học tập.

II. Chuẩn bị:

 - Gv: Bảng phụ chép đoạn 1

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Luyện đọc

- HS khá giỏi toàn bài 1 lần.

- Gv gợi ý giọng đọc và đọc mẫu. Hs chia đoạn

 + Đoạn 1: Từ đầu vỡ thêm đất hoang trồng lúa

 + Đoạn 2: Tiếp theo .như trước nữa

 + Đoạn 3: Phần còn lại

- HS đọc nối tiếp từng đoạn

+ Lần 1: Sửa phát âm , ngắt nghỉ và giọng đọc (Trịnh Tường, Bát Xát, ngoằn nghoèo, Phàn Phù Lìn, Phìn Ngan).

+ Lần 2: Giải thích từ khó: + tập quán, canh tác, cao sản, Ngu Công

+ Lần 3: cảm thụ bài văn

- GV đọc mẫu toàn bài.

 

doc 17 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17:
Sáng Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt
Ngu Công xã Trịnh Tường
 I. Mục tiêu:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của một vùng, làm tay đổi cuộc sống của cả thôn.( trả lời được các câu hỏi sgk)
- Giáo dục hs siêng năng, chăm chỉ trong lao động và trong học tập.
II. Chuẩn bị: 
 - Gv: Bảng phụ chép đoạn 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- HS khá giỏi toàn bài 1 lần.
- Gv gợi ý giọng đọc và đọc mẫu. Hs chia đoạn	
	+ Đoạn 1: Từ đầu  vỡ thêm đất hoang trồng lúa
	+ Đoạn 2: Tiếp theo .như trước nữa 
	+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- HS đọc nối tiếp từng đoạn 
+ Lần 1: Sửa phát âm , ngắt nghỉ và giọng đọc (Trịnh Tường, Bát Xát, ngoằn nghoèo, Phàn Phù Lìn, Phìn Ngan).
+ Lần 2: Giải thích từ khó: + tập quán, canh tác, cao sản, Ngu Công
+ Lần 3: cảm thụ bài văn 
- GV đọc mẫu toàn bài. 
Hoạt động 2:Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi :
+ Ông Lìn đã làm cách nào để đưa con nước về thôn?
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi ntn?
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách nào để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
+ Câu chyện giúp em hểu điều gì ?
- Nhận xét, từng câu trả lời của hs.
- Gợi ý hs nêu ý chính của bài, gv kết luận, ghi bảng, hs nhắc lại.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- Mời 3 hs nối tiếp đọc bài
- Gv đính bảng phụ gọi 1 hs đọc trước lớp, lớp đọc thầm.
- Gv gợi ý giọng đọc và đọc mẫu.	
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2. 
- HS thi đọc diễm cảm trước lớp. 
- Nhận xét, tuyên dương học sinh .
Củng cố dặn dò:
- Hai học sinh nhắc lại ý nghĩa của bài
- Đọc trước bài “Ca dao về lao động sản xuất”
- GV nhận xét giờ học . 
.	
Đạo đức
Hợp tác với những người xung quanh (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong làm việc học tập và vui chơi
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắng bó giữa người với người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô và mọi người trong công việc, của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
* Biết thế nào là hợp tác với mọi người xung quanh.
* Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Thẻ màu.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm bài tập 3 SGK
- Hai hs đọc yêu cầu bài 
- GV yêu cầu từng cặp HS ngồi cạnh nhau cùng thảo luận bài tập3.
- HS thảo luận.
- Theo từng nội dung, một số em trình bày kết quả trước lớp; những em khác có thể nêu ý kiến bổ sung hay tranh luận. Gv kết luận ý (a)
Hoạt động 2: Xử lí tình huống (Thảo luận làm bài tập số 4 SGK).
- HS thảo luận nhóm bốn làm bài tập 4 trang 27 SGK.
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét bổ sung.
* GV kết luận: 
Hoạt động 3: Làm bài tập 5/SGK
- GV yêu cầu HS tự làm việc cá nhân sau đó trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
- HS làm bài tập và trao đổi với bạn. 
- Một số em trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hàng ngày. Các bạn khác có thể góp ý cho bạn. 
a Kết luận:GV nhận xét về những dự kiến của HS
Củng cố dặn dò.
+ Nêu ích lợi của làm việc hợp tác.
- Về nhà thực hành hợp tác trong công việc với người ở trong gia đình, ở trường, 
- Xem trước bài “Em yêu quê hương”. 
Chiều Luyện tiếng việt 
+Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao lại cho hs khá giỏi về tập làm văn tả người.
- Giúp học sinh yếu tìm được những chi tiết về ngoại hình và một số hoạt động của một người.
+ Nội dung luyện:
- Gv nêu yêu cầu giờ học.
- Cho hs khá giỏi tìm một số từ ngữ miêu tả đặc điểm ngoại hình của một em bé đang tuổi tập đi tập nói..
- Gv giúp hs trung bình yếu nêu những chi tiết về ngoại hình của một bạn trong lớp học.
- Hs trình bày bài làm.
- Gv nhận xét học sinh.
- Gv nhận xét tiết học.
Sáng Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2011 
Tiếng việt
Người mẹ của 51 đứa con
I. Mục tiêu:
- Nghe và viết đúng chính tả , trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm được BT 2
- Rèn hs viết đúng chính tả. Giáo dục hs trình bày sạch đẹp
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ: bt 2a/166
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
+ Tìm hiểu nội dung đoạn viết 
- 1 HS đọc phần chính tả sẽ viết: Đoạn văn trên nói về ai ?
+ Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS nhẩm và ghi các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả vào nháp.
	VD: Lý Sơn, Quảng Ngãi, bươn chải, cưu mang 
- Gv giúp hs ghi nhớ các từ vừa viết
+ Viết chính tả: nhắc nhở hs tư thế ngồi viết bài. 
- Gv đọc chậm rãi cho HS viết vào vở. 
- HS soát lỗi. (HS gạch chân từ viết sai – viết lại mỗi từ một dòng xuống cuối bài viết).
- Thu bài chấm - GV nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2a
	- GV treo bảng phụ - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
	- HS làm miệng, GV ghi bảng phụ - Nhận xét. 
Bài tập 2b: HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
	+ Thế nào là những tiếng bắt vần với nhau ?
	+ Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong những câu thơ trên ? ( xôi, đôi).
- HS trả lời, GV chốt ý chính.
Củng cố dặn dò:
- Trò chơi: đại diện mỗi dãy bàn 3 bạn, thi đua tìm âm chính của tiếng ( làng, ta, sang), nhận xét, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau.	
- GV nhận xét giờ học.
Tiếng việt 
Ôn tập về từ và cấu tạo từ 
I. Mục tiêu:
- Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các BT trong sgk
- Rèn hs nhận biết các từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa
- Giáo dục hs sử dụng từ ngữ khi nói và viết văn đúng trường hợp.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi bài tập1, bảng nhóm bt4/167
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ
Bài 1: - HS đọc nội dung bài tập 1. Gv giúp hs hiểu yêu cầu bài
+ Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
+ Từ phức gồm những loại từ nào ? gv mở bảng phụ, 2 hs đọc lại
- Hs làm bài nhóm 4: HS gạch 1 gạch dưới từ đơn và 2 gạch dưới từ phức, 3 gạch dưới từ lái’ 1 nhóm làm bảng phụ, nhóm còn lại vở nháp. Gv theo dõi và giúp đỡ các nhóm. Nhận xét.
- HS thi đua tìm thêm ví dụ minh họa.
Hoạt động 2 : Ôn về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm 
 Bài 2 : - HS đọc yêu cầu và nội dung của đề bài.
	+ Bài tập có những yêu cầu gì?
	+ Thế nào là từ đồng âm ?
	+ Thế nào là từ đồng nghĩa ?
	+ Thế nào là từ nhiều nghĩa ?
- HS thảo luận theo nhóm đôi – làm vào vở, chấm một số bài, 2 hs làm bảng phụ, đính bảng
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu và nội dung của bài - HS tự làm bài theo nhóm 2: ghi những từ đồng nghĩa với từ: tinh ranh, dâng, êm đềm. Đính bảng 
- Hãy thay những từ đồng nghĩa em vừa tìm vào bài văn.
+ Cách dùng từ của tác giả so với những từ em vừa thay vào, bài văn nào hay hơn?
+ Vì sao nhà văn lại chon những từ in đậm mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó?
Bài 4: - HS dọc yêu cầu của đề bài - HS làm miệng.nhận xét. Giáo dục hs 
Củng cố, dặn dò.
- Một, hai hs tìm từ đơn, từ láy, nhận xét.	
- Dặn về nhà làm lại bài tập, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Khoa học
Ôn tập học kì I
I. Mục tiêu:
- Giúp hs ôn tập các kiến thức về: Đặc điểm giới tính, Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
- Biết được vì sao ta cần phải phòng bệnh và giữ vệ sinh cá nhân.
II. Chuẩn bị:
- Hình minh hoạ trang 68 SGK.
- Phiếu học tập hđ3
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi
 + Bệnh sốt rét lây truyền qua con đường nào?....................................................
+ Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua con đường nào?........................................
+ Bệnh viêm não lây truyền qua con đường nào?...............................................
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua con đường nào?..........................................
+ Bệnh AIDS lây truyền qua con đường nào?.................................................
- GV kết luận: Trong các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A , AIDS thì bệnh AIDS lây qua cả đường sinh sản và đường máu.
Hoạt động2
- Gv yêu cầu hs đọc yêu cầu của bài tập ở mục Quan sát trang 68 SGK và tranh minh hoạ theo cặp cho biết: Hình minh hoạ chỉ dẫn điều gì? làm như vậy có tác dụng gì? Vì sao? Mỗi nhóm trình bày một hình.
	- Lớp nhận xét, các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 3: Thực hành .
Bài 1: Gọi 1 hs đọc yêu cầu
- Gv chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Mỗi nhóm nêu tính chất và công dụng của 3 loại vật liệu.
- Làm việc theo nhóm , hoàn thành phiếu bài tập sau:
Số TT
Tên vật liệu
Đặc điểm / Tính chất
Công dụng
 1
 2
 3
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Lớp nhận xét bổ sung.
Bài tập2: Lớp phó điều khiển lớp, hs chọn câu đúng nhất, nhận xét, gv kết luận 
Hoạt động 4: Trò chơi “Đoán chữ”
+ Cách tiến hành
- Chia lớp làm 2 nhóm. GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- Nhóm nào đoán được nhiều câu đúng là thắng cuộc.
- Gv tuyên dương nhóm thắng cuộc
Củng cố dặn dò.
- Hs trả lời cách phòng bệnh các ô chữ trên, giáo dục hs phòng tránh các bệnh trên	 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị kiểm tra học kì I.
- Nhận xét tiết học
Chiều Luyện tiếng việt
+ Mục tiêu:
- Giúp hs nhớ lại các khái niệm về từ loại.
- Tìm được một số từ ngữ theo yêu cầu gv và đặt được ít nhất 2 câu với từ ngữ đã tìm.
- Hs khá giỏi viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng một số từ ngữ tìm được.
- Hs trung bình yếu tìm được từ ngữ theo chủ đề và đặt được câu theo chủ đề.
+ Nội dung luyện:
- Gv nêu yêu cầu giờ học
- Gv tổ chức cho hs cả lớp tìm từ thi đua theo tổ.
- Hs thi đua tìm từ, gv nhận xét tuyên dương tổ tìm từ hay và nhiều.
- Hướng dẫn hs đặt câu và viết đoạn văn.
- Hs trình bày. Gv nhận xét nêu điểm.
- Gv nhận xét giờ học.
Thể dục
Trò chơi : “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”
I. Mục tiêu:
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái.Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Học trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi theo đúng quy định. 
- Giáo dục hs an toàn khi tập luyện, nghiêm túc và kỉ luật.
II. Chuẩn bị ...  bài tập tiếng việt, tìm từ ngữ theo chủ đề
- Hs khá giỏi hoàn thành xong yêu cầu hs đặt thêm câu để phân biệt rõ hơn các cặp quan hệ từ.
- Gv nhận xét, chấm điểm bài làm của hs.
- Nhận xét giờ học.
Sáng Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt
Ôn tập về viết đơn
I. Mục tiêu:
- Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn.
- Viết được đơn xin học một môn học tự chọn đúng thể thức, đúng nội dung cần thiết.
- Hs hệ thống lại những kiến thức đã học.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Mẫu đơn xin học bt1.
- Hs xem bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hoàn thành đơn mẫu
- Gv phát mẫu đơn đã chuẩn bị, giúp hs nắm rõ yêu cầu .
- Hs làm bài cá nhân, gv giúp hs yếu hoàn thành mẫu đơn.
- Gọi hs đọc trước lớp.
- Gv và hs nhận xét bài làm.
Hoạt động 2: Viết đơn
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu bt2
- Gv giúp hs nắm rõ yêu cầu bt.
- Hs làm bài vào vở (gv giúp hs yếu hoàn thành đơn).
- Hs trình bày bày làm trước lớp, bạn khác nhận xét. Gv nhận xét chấm điểm hs làm bài tốt.
+ Gọi hs làm bài tốt đọc cho cả lớp nghe.
Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập viết đoạn văn.
- Chuẩn bị bài sau: “ Ôn tập”
Tiếng việt
Ôn tập về câu
I. Mục tiêu
- Tìm được 1 câu hỏi,1câu kể,1câu cảm,1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó.
- Phân loại được các kiểu câu kể: (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?); Xác định đúng các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu của BT2.
- Giáo dục hs khi nói, khi viết phải tròn câu.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ – BT1
III. Các hoạt động.
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 1 và thảo luận theo nhóm đôi. Trả lời lần lượt : câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến dùng để làm gì? Hs lần lượt trả lời. Gv đính bảng cần ghi nhớ, 1 hs đọc lại. Hs đọc thầm BT 1 làm vào vở, 2 hs làm bảng phụ,gv chấm 1 số bài, sửa bài bảng phụ 
CAÙC KIEÅU CAÂU
Chức năng
Các từ đặc biệt
Dấu câu
Câu hỏi
Dùng để hỏi về điều chưa biết
Ai, gì, nào sao, không
Dấu chấm hỏi
Câu kể
Dùng để kể, tả, giới thiệu hoặc bày tỏ ý kiến, tâm tư, tình cảm.
Dấu chấm
Câu khiến
Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn.
Hãy, chớ, đừng ; mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị
Dấu chấm than, dấu chấm
Câu cảm
Dùng để bộc lộ cảm xúc.
Oâi, a, ôi chao, trời, trời ơi
Dấu chấm than
Hoạt động 2 Củng cố kiến thức về các kiểu câu kể và chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu
Bài 2: 1HS đọc nội dung của bài tập 2. 
	+ Em đã biết những kiểu câu kể nào? Gv đính bảng 3 kiểu câu kể. 1 hs đọc lại. 
CÁC KIỂU CÂU KỂ
Kiểu câu kể
Vị ngữ
Chủ ngữ
Ai làm gì?
Trả lời câu hỏi Làm gì?
Trả lời câu hỏi Ai( Cái gì, con gì)?
Ai thế nào?
Trả lời câu hỏi Thế nào?
Trả lời câu hỏi Ai( Cái gì, con gì)?
Ai là gì?
Trả lời câu hỏi Là gì?
Trả lời câu hỏi Ai( Cái gì, con gì)?
- Hs ñoïc thaàm töï laøm baøi vaøo vôû, 4 hs laøm baûng phuï,moãi hs laøm 1 caâu ñính baûng, lôùp cuøng gv nhaän xeùt boå sung. Giaùo duïc hs
Củng cố dặn dò:
- Về nhà tập viết đoạn văn.
- Nhận xét lớp học.
- Chuẩn bị bài sau: “Ôn tập”
Khoa học
Sự chuyển thể của chất
I. Mục tiêu:
- Hs biết được một số chất có thể chuyển thể từ thể này sang thể khác.
- Nêu được công dụng của một số chất.
- Hs vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng nhóm kẻ mẫu như sgk/72.
- Hs xem bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các thể của một số chất
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Gv giao nhiệm vụ cho hs và chia nhóm
- Hs hoàn thành bt theo nhóm
Bước 2: Đại diện mỗi nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- Gv kết luận và gọi hs nhắc lại:
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
- Cát, nhôm đường, nước đá, muối
- Dầu ăn, cồn, Xăng, nước
- Ni-tơ, hơi nước, ô-xi
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng” 
- Gv hướng dẫn hs cách chơi và luật chơi.
- Tiến hành chơi, gv đọc từng câu hỏi hs lựa chọn đáp án.
- Gv tổng kết trò chơi.
- Gv nhận xét. dương. 
Hoạt động 3: Sự chuyển thể của một số chất trong đời sống hằng ngày
- Gv yêu cầu hs quan sát hình sgk/73 một số chất có thể chuyển thể từ thể này sang thể khác.
- Hs trình bày trước lớp.
- Gv nhận xét kết luận.
- Giáo dục học sinh.
Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập và kiểm tra HKI
Chiều Luyện tiếng việt
+Mục tiêu:
- Giúp hs Khá giỏi viết được kết hợp đoạn văn tả tính tình của một người mà các em quen biết ( khoảng 7 câu).
- Hs trung bình yếu hoàn thành vở bài tập tiếng việt.
+ Chuẩn bị:
- Gv: Đoạn văn mẫu
+ Nội dung luyện:
- Gv cho hs hát tập thể.
- Nêu yêu cầu giờ học.
- Gv chia nhóm theo trình độ
+ Hs khá giỏi, Tb, yếu: Tìm những nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
- Gv cho hs Khá giỏi viết đoạn văn khoảng 7 câu có sử dụng cặp quan hệ từ. Hs trung bình yếu hoàn thành vở bài tập. 
- Gọi hs trình bày, bạn khác nhận xét.
- Gv chấm điểm, nhận xét bài làm của học sinh.
- Gv nhận xét tiết học.
Sáng Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011 
Tiếng việt
Trả bài văn tả người
I. Mục tiêu:
- Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người ( bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày).
- Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng
- Giáo dục hs yêu quí người thân 	
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ: ghi một số lỗi chung của học sinh
III.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Nhận xét chung bài làm của HS và hướng dẫn hs sửa một số lỗi diển hình. 
	- HS đọc đề bài Tập làm văn.
	- Gv nhận xét chung : 
	* Ưu điểm : HS hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề bài, bố cục đầy đủ 3 phần, diễn đạt tương đối rõ ràng, mạch lạc.
	* Nhược điểm : HS còn sai lỗi chính tả nhiều, chỉ chú ý tả ngoại hình mà chưa chú ý làm nổi rõ tính cách nhân vật, hoạt động của nhân vật, dùng từ chưa chính xác và viết câu chưa gãy gọn.chưa có sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả.
Mở bảng phụ 1 số lỗi điển hình, mời hs nối tiếp sửa bài trên bảng phụ, nhận xét, gv kết luận
Hoạt động 2: Trả bài và hướng dẫn hs chữa bài
 - HS đọc bài tự chữa bài mình và trao đổi với bạn bên cạnh, gv quan sát giúp đỡ hs yếu chữa bài . Giáo dục hs
Hoạt động 3: Học tập những bài văn hay, những đoạn văn tốt
- GV đọc một số đoạn văn hay cho cả lớp cùng nghe.
+ Trong bài văn của bạn, cách dùng từ nào hay?
+ Những ý nào trong đoạn văn này hay?
 - Gv cho hs chọn 1 đoạn trong bài viết lại cho hay hơn, vài hs đọc đoạn vă vừa viết, nhận xét
Củng cố - Dặn dò:
- Gọi hs nhắc lại bài học.
- Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau “ Ôn tập“
Thể dục
Đi đều, vòng phải, vòng trái
Trò chơi: “Chạy tiếp sức”
I. Mục tiêu:
- Ôn động tác đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức bắt đầu có sự chủ động.
- Giáo dục hs biết cách an toàn khi tập luyện.
II. Chuẩn bị::
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Kẻ sân chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Phần mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Học sinh chạy chậm 1 hàng dọc theo nhịp hô của giáo viên xung quanh sân tập.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, hông, vai. 
* Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn.
* Kiểm tra bài cũ (nội dung do giáo viên chọn.
Hoạt động 2: Phần cơ bản
+ Ôn tập đi đều vòng phải, vòng trái.
Tập luyện theo tổ ở các khu vực được phân công, học sinh thay nhau điều khiển cho các bạn tập. Giáo viên đi đến từng tổ sửa sai cho học sinh, nhắc nhở các em tập luyện. 
* Thi giữa các tổ dưới sự điều khiển của giáo viên: 1 lần.
+ Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”.
Trước khi chơi giáo viên phải cho các em khởi động lại các khớp cổ chân, khớp gối. Giáo viên nêu tên trò chơi và nhắc lại (tóm tắt) cách chơi. Có thể học sinh chơi thử rồi mới chơi chính thức. Giáo viên điều khiển, làm trọng tài cuộc chơi và nhắc học sinh để phòng chân thương. 
Hoạt động 4: Phần kết thúc
- Đi thành 1 hàng theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng, hít thở sâu.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài và nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
- Giáo viên giao bài tập về nhà: Ôn các động tác đội hình đội ngũ đã học.
Lịch sử
Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Hs hệ thống được những kiến thức lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến trước chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
- Hs trình bày tóm tắt lại được những sự kiện đã học.
- Hs tự hào về truyền thống hào hùng đấu tranh chống giặc ngoại xâm cảu dân tộc ta, lòng biết ơn các vị anh hùng đã có công với đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Phiếu học tập
- Hs: đọc bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giai đoạn 1858-1945
- Gv giao nhiệm vụ cho hs và phát phiếu học tập .
1/ Thực dân Pháp xâm lược nước ta lần đầu vào ngày tháng năm nào ?()
2/ Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp vào năm nào ? 
3/ Ai đã nhiều lần trình lên vua Tự Đức bản điều trần bày tỏ mong muốn canh tân đất nước ?
4/ Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương nhằm mục đích gì?
5/ Phong trào Đông Du do ai sáng lập và có tác dụng gì ?
6/ Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào ?
7/ Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh diễn ra vào ngày Tháng năm nào ?
8/ Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày tháng năm nào ?
- Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- Hs trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung, gv kết luận.
- Gọi 1 hs nhắc lại các câu trả lời hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: Giai đoạn 1945 - 1954
Gv tiến hành tương tự như hđ1
- Giáo dục hs
Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét lớp học
- Dặn hs về nhà học bài, tìm hiểu vền hững người anh hùng sống ở nơi mình.
- Chuẩn bị bài sau: “ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “
Sinh hoạt chủ nhiệm
Nội dung:
- Cho hs hát tập thể
* Lớp trưởng báo cáo: 
- Những hs vi phạm nội quy trường lớp: 
	+ Nghỉ học không phép
	+ Đi học trễ
	+ Quên đeo khăn quàng
- Những hs không học bài, làm bài
- Những hs thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực phát biểu bài:
* G.v nhận xét chung:
- Hs đi học đúng giờ, không vi phạm nội quy trường lớp. 
- Hs tích cực xây dựng bài, học bài và làm bài đầy đủ.
- Không còn tình trạng hs đi dép lê tới lớp. 
- Xếp hàng ra vào lớp không còn lộn xộn. 
- Tuyên dương hs có tiến bộ trong học tập.
- Nhắc nhở hs luôn giữ vệ sinh cá nhân để phòng bệnh tay chân miệng.
- Nêu phương hướng cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17.doc