Giáo án các môn khối 4 năm 2009 - Tuần 7

Giáo án các môn khối 4 năm 2009 - Tuần 7

I. MỤC TIÊU:

 1- Đọc lưu loát toàn bài, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

 2- Hiểu nội dung bài: Tình thương yêu của mình nhỏ của anh chiến sĩ,mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 - Tranh,ảnh về một số thành tựu kinh tế XHCN của nước ta gần đây.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 30 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 năm 2009 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2009 
Tập đọc:
Trung thu độc lập
I. MỤC TIÊU:
	1- Đọc lưu loát toàn bài, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
	2- Hiểu nội dung bài: Tình thương yêu của mình nhỏ của anh chiến sĩ,mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
	- Tranh,ảnh về một số thành tựu kinh tế XHCN của nước ta gần đây.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ
HS 1: Đọc từ đầu đến tôi bỏ về bài Chị em tôi + trả lời câu hỏi.
H:Cô chị nói dối ba để đi đâu?
HS 2: Đọc đoạn còn lại của bài Chị em tôi.
H:Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
GV nhận xét và cho điểm.
-Cô chị nói dối ba đi học nhóm để đi xem phim
-HS trả lời.
2. Giới thiệu bài
3.Luyện đọc
a/Cho HS đọc
GV chia đoạn: 3 đoạn..
Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc: trung thu,man mác,soi sáng,thân thiết,bát ngát
Cho HS đọc toàn bài.
b/Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ
c/GV đọc diễn cảm toàn bài:
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn theo cô giáo đã chia.
-HS đọc nối tiếp.Mỗi HS đọc 1 đoạn,đọc 2 -3 lượt cả bài.
-1-2 HS đọc toàn bài.
-1 HS đọc chú giải + lớp lắng nghe.
-1-2 HS giải nghĩa từ.
4.Tìm hiểu bài
Đoạn 1
Cho HS đọc thành tiếng Đ1.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
H:Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và của mình nhỏ vào thời điểm nào?
H:Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
Đoạn 2
Cho HS đọc thành tiếng đoạn 2.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
H:Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
Đoạn 3
Cho HS đọc thành tiếng Đ3.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
H:Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
GV chốt lại những ý kiến hay của các em.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
 -Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do,độc lập: “Trăng ngàn và gió núi bào la”
 -1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm.
-Trong tương lai: Dưới ánh trăng,dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS phát biểu tự do.
5.Đọc diễn cảm
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm như GV đã đọc ở phần luyện đọc.
GV cho các em thi đọc diễn cảm Đ2.
GV nhận xét và khen những HS đọc diễn cảm tốt nhất.
-3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
-Sau khi mỗi cá nhân luyện đọc,5 HS lên thi đọc diễn cảm Đ2.
-Lớp nhận xét.
6.Củng cố,dặn dò
H:Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
Dặn HS về nhà đọc trước vở kịch Ở vương quốc Tương lai.
GV nhận xét tiết học.
-Anh yêu thương các em nhỏ,mơ ước các em có cuộc sống tốt đẹp ở ngày mai
Toán:
Luyện tập
I.MỤC TIÊU: Giúp HS: 
 - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng phép trừ.
 - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ
- GV: Gọi2HS lên sửa BT luyện tập thêm ở tiết trước, đồng thời kiểm tra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2Dạy-học bài mới:
*Giới thiệu.
*Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: - GV: Viết phép tính: 2416 + 5164, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- Hỏi: Vì sao em khẳng định bài làm của bạn là đúng?
- GV nêu cách thử lại:SGK
- Yêu cầu HS: Thử lại phép cộng trên.
- GV: Yêu cầu HS lam ø phần b. 
Bài 2: - GV: Viết 6839 – 482, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính. 
- GV nêu cách thử lại 
- GV: Yêu cầu HS thử lại phép trừ trên và làm tiếp BT.
Bài 3: - GV: Yêu cầu HS đọc đề.
- GV: Yêu cầu HS tự làm BT, sau đó sửa bài và yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
- GV: nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: Bài tập nâng cao
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hỏi tìm hiểu đề.
- GV: Hướng dẫn HS sửa bài.
3.Củng cố-dặn dò:
- BT về nhà:5
-Nhận xét giờ học
- 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
- HS: Nhắc lại đề bài.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
- 2HS nhận xét 
- HS: Trả lời.
- HS: Thực hiện tính 7580 – 2416 để thử lại. 
– 3HS lên bảng làm: tính và thử lại kết quả. Cả lớp làm vở
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
- HS: nhận xét và trả lời.
- HS thực hiện tính 6357 + 482 để thử lại. 
- 3HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
Đạo đức:
Tiết kiệm tiền của(t1)
I.MỤC TIÊU:
-Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của
-Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,trong cuộc sống hằng ngày cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
-Hs khá, giỏi:Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.Nhắc nhở bạn bè anh em thực hiện tiết kiệm tiền của.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Bảng phụ ghi các thông tin (HĐ1 – tiết 1)
Bìa xanh – đỏ – vàng cho các đội (HĐ2 – tiết 1)
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin
- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.
+ Yêu cầu HS đọc các thông tin SGK;Xem bức tranh vẽ trong sách BT.
+ Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và cho biết : Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó.
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
- HS thảo luận cặp đôi. HS lần lượt đọc cho nhau nghe các thông tin và xem tranh, cùng bàn bạc trả lời câu hỏi.
Khi đọc thông tin em thấy người Nhật 
- HS trả lời câu hỏi.
+ Hỏi : Theo em, có phải do nghèo nên các dân tộc cường quốc như Nhật, Đức phải tiết kiệm không ?
+ Hỏi : Họ tiết kiệm để làm gì ?
+ Tiền của do đâu mà có ?
+ Tiểu kết : Chúng ta luôn luôn phải tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh. 
+ Trả lời : Không phải do nghèo.
- Lắng nghe và nhắc lại.
Hoạt đôïng 2:Thế nào là tiết kiệm tiền của?
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm trước lớp.
+ Yêu cầu HS chia thành các nhóm – phát bìa vàng – đỏ – xanh .
+ Cứ gọi 2 nhóm lên bảng/1 lần. GV lần lượt đọc 1 câu nhận định – các nhóm nghe – thảo luận – đưa ý kiến. Gọi 3 lần (6 nhóm) lên chơi
- HS chia nhóm.
- HS nhận các miếng bìa màu.
+ Lắng nghe câu hỏi của GV – thảo luận – đưa ý kiến : nếu tán thành : gắn biển xanh lên bảng; không tán thành : gắn biển đỏ; phân vân : gắn biển vàng vào bảng liệt kê lên bảng :
+ GV yêu cầu HS nhận xét các kết quả của cả 6 đội đã hoàn thành.
+ Hỏi : Thế nào là tiết kiệm tiền của ?
- HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho đúng kết quả.
- Tiết kiệm là sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích, không sử dụng thừa thãi.
Tiết kiệm tiền của không phải kà bủn xỉn, dè xẻn.
Hoạt động 3:Em có biết tiết kiệm?
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
+ Yêu cầu mỗi HS viết ra giấy 3 việc làm theo em là tiết kiệm tiền của và 3 việc làm em cho là chưa tiết kiệm tiền của.
+ Yêu cầu HS trình bày ý kiến, GV lần lượt ghi lại lên bảng.
+ Kết thúc GV có 1 bảng các ý kiến chia làm 2 cột.
- HS làm việc cá nhân, viết ra giấy các ý kiến.
- Mỗi HS lần lượt nêu 1 ý kiến của mình 
Việc làm tiết kiệm 
Việc làm chưa tiết kiệm
- Tiêu tiền một cách lợp lý
- Không mua sắm lung tung
- Mua quà ăn vặt.
- Thích dùng đồ mới, bỏ đồ cũ
+ Chốt lại : Nhìn vào bảng trên các em hãy tổng kết lại :
Trong ăn uống, cần phải tiết kiệm như thế nào ?
Trong mua sắm, cần phải tiết kiệm thế nào ?
Có nhiều tiền thì chi tiêu thế nào cho tiết kiệm ?
Sử dụng đồ đạc thế nào là tiết kiệm ?
Sử điện nước thế nào là tiết kiệm ?
Vậy : Những việc tiết kiệm là việc nên làm, còn những việc gây lãng phí, không tiết kiệm, chúng ta không nên làm. Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,trong cuộc sống hằng ngày cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 4:Củng cố, dặn dò
-Chuẩn bị bài sau
-Nhận xét giờ học
+ HS trả lời 
Aên uống vừa đủ, không thừa thãi.
Chỉ mua thứ cần dùng.
Chỉ giữ đủ dùng, phần còn lại thì cất đi, hoặc gửi tiết kiệm.
Giữ gìn đồ đạc, đồ dùng cũ cho hỏng mới dùng đồ mới.
Lấy nước đủ dùng. Khi không cần dùng điện, nước thì tắt.
Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2009
Luyện từ và câu:
Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam
I. MỤC TIÊU:
	1- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
	2- Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam.
 3-Hs khá giỏi làm được đầy đủ bài tập 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Một tờ giấy khổ to.
	- Bản đồ có tên các quận, huyện, thị xã, các danh lam, thắng cảnh 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 2 HS.
HS 1: Làm lại BT1 (tiết LTVC trước).
HS 2: Làm lại BT2.
GV nhận xét + cho điểm.
2.Giới thiệu bài:
3.Phần nhận xét (2 ý a – b)
Cho HS đọc yêu cầu của phần nhận xét.
GV giao việc: BT cho một số tên người, tên địa lí Việt Nam. Nhiệm vụ của các em là phải nêu lên nhận xét của mình về cách viết đó. Các em nhớ phải chỉ rõ mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng? Chữ cái đầu của mỗi tiếng tương ứng được viết như thế nào?
Cho HS làm bài.
GV nhận xét + chốt lại: Khi viết tên người và tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành ... m và giành quyền báo cáo.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-HS lắng nghe và thực hiện.
Địa lí:
Bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên
I – MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết :
Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống, nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên.
Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên (nếu có).
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1 Bài cũ : Tây Nguyên.
Hai HS trả lời 2 câu hỏi SGK/84.
Đọc thuộc bài học. 
2/ Bài mới :
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài
1. Tây Nguyên – nơi có nhiều dân tộc chung sống
* Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân.
MT : HS kể tên được các dân tộc ở Tây Nguyên và nắm được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, bản làng, sinh hoạt của một số dân tộc ở Tây Nguyên GV y/c HS đọc mục 1 – SGK trả lời các câu hỏi – SGV/ 70.
2. Nhà rông ở Tây Nguyên
* HĐ 2 : Làm việc theo nhóm.
. MT : HS biết mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên Các nhóm dựa vào mục 2 – SGK và tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà
 rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận các câu hỏi – SGV / 70.
3. Trang phục, lễ hội
* HĐ 3 : Làm việc theo nhóm.
. MT : HS trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về trang phục, lễ hội của
một số dân tộc ở Tây Nguyên Các nhóm dựa vào mục 3 – SGK và các hình 1, 2, 3, 5, 6 để thảo luận 
ác câu các câu hỏi – SGV/71.
-> Bài học – SGK/86.
HS trá lời.
4 nhóm ( 3’)
 - Nhóm 6 (3’)
- Vài HS đọc
4 / Củng cố dặn dò:
- Trình bày tóm tắt những đặc điểm tiêu biểu về đân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên?
- Bài sau : Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên 
- Nhận xét chung giờ học.
Thứ sáu, ngày 16 tháng 10 năm 2009
Toán:
Tính chất kết hợp của phép cộng
I MỤC TIÊU 
 -Giúp HS : Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng.
 -Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
II.CHUẨN BỊ 
 -Kẻ sẳn nội dung ở sgk.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập tiết trước. 
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng.
 -GV treo bảng số lên bảng
-GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a + b) + c và a + (b + c).
-GV cho HS thực hiện vào vở nháp
-Cho a = 5, 35, 28.
 b = 4, 15, 49.
 c = 6, 20, 51.
+Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b)+ c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 5, b = 4, c = 6 ?
+Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b)+ c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 35, b = 15, c = 20 ?...
-Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a + (b + c) ?
-Vậy ta có thể viết :
(a + b) + c = a + (b + c)
-GV vừa chỉ và nêu : (a + b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a + b) + c có dạng là một tổng hai số hạng cộng với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c.
+Xét biểu thức a + (b + c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a + b), còn (b+ c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức
 (a + b) + c.
 *KL:SGK
c.Luyện tập, thực hành :
* Bài 1.
 -GV yêu cầu HS đọc yêu cầu .
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-GV ghi lên bảng ; 4 367+199+501
-HS thực hiện.
-Yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
-HS làm các phần còn lại.
-GV nhận xét sửa sai.
Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề.
-Bài toán cho ta biết gì ?
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền chúng ta làm như thế nào ?
-GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3.Nâng cao
-Yêu cầu HS đọc đề.
-HS lên bảng thực hiện.
-GV nhận xét sửa sai.
3.Củng cố- Dặn dò:
 -Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-GV tổng kết giờ học
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-Nhiều HS nhắc lại.
-HS thực hiện.
5 + 4) + 6 = 9 + 6 = 15
5 + (4 + 6) = 5 + 10 = 15
(35 + 15) + 20 = 50 + 20 = 70
35 + (15 + 20) = 35 + 35 = 70
(28 + 49) + 51 = 77 + 51 = 128
28 + (49 + 51) = 28 + 100 = 128
+Đều bằng 15.
+Đều bằng 70.
-Luôn luôn bằng nhau.
-HS lắng nghe.
HS nhắc lại kết luận
-HS nhắc lại.
 -1 HS đọc đề.
-Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
 4 367 + 199 + 501 
= 4 367 + (199 + 501)
= 4 367 + 700
= 5067
+Ngày đầu nhận được : 75 500 000 đồng.
+Ngày thứ 2 nhận được : 86 950 000 đồng
+Tính số tiền cả ba ngày nhận được.
+Ta thực hiện phép tính cộng.
Số tiền cả ba ngay quỹ tiết kiệm nhận được là :
 75 500 000 + 86 950 000 + 14 500 000 
 = 176 950 000 (đồng)
 Đáp số : 176 950 000 đồng
-HS đọc đề.
a + 0 = 0 + a = a
5 + a = a + 5
(a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30
-HS lắng nghe và thưc hiện.
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. MỤC TIÊU
	1- Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng.
	2- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tờ giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết sẵn đề bài và các gợi ý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 2 HS: Mỗi em đọc một đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
GV nhận xét + cho điểm.
-2 HS lần lượt lên bảng đọc bài đã làm ở tiết TLV trước.
2.Bài mới
2.1Giới thiệu bài
2.2Luyện tập
Cho HS đọc đề bài + đọc gợi ý.
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài:
 Đề: Trong giấc mơ,em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước.Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian..
Cho HS làm bài cá nhân.
Cho HS kể trong nhóm.
 +Cho HS thi kể.
GV nhận xét + chốt lại ý đúng,hay + khen nhóm kể hay.
Cho HS viết bài vào vở.
GV chấm điểm.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-HS lần lượt kể trong nhóm + nhóm nhận xét.
-Đại diện các nhóm lên thi kể.
-HS nhận xét.
-HS viết bài vào vở.
-3 HS đọc lại bài viết cho cả lớp nghe.
3.Củng cố, dặn dò
Yêu cầu HS về nhà sửa lại câu chuyện đã viết lớp và kể cho người thân nghe.
GV nhận xét tiết học,khen những HS phát triển câu chuyện tốt.
 Chính tả:(nhớ-viết)
Gà trống và Cáo.
I. MỤC TIÊU
	1- Nhớ-viết lại chính xác,trình bày đúng các dòng thơ lục bát trong bài thơ Gà trống và Cáo.
	2- Tìm đúng,viết đúng chính tả những tiếng có vần ươn/ương để điền vào chỗ trống(BT 2,3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Một số tờ phiếu viết sẵn nội dung BT2a hoặc 2b.
	- Những băng giấy nhỏ để HS chơi trò chơi viết từ tìm được.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
1.Bài cũ
Kiểm tra 2 HS.
Mỗi em viết 2 từ láy có tiếng chứa âm s,2 từ láy có tiếng chứa âm x.
GV nhận xét + cho điểm.
-2 HS lên bảng viết, mỗi HS viết 4 từ.
2.Bài mới
a)Giới thiệu bài
b) Viết chính tả
b1.Hướng dẫn chính tả
 -GV nêu yêu cầu của bài chính tả.
 -GV đọc lại đoạn thơ một lần.
 - GV nhắc lại cách viết bài thơ lục bát 
b2HS nhớ – viết 
GV quan sát cả lớp viết.
b3Chấm chữa bài
Cho HS soát lại bài, chữa lỗi.
GV chấm 5->7 bài + nêu nhận xét chung.
-1 HS đọc thuộc lòng,lớp lắng nghe.
-HS đọc thầm đoạn thơ + ghi nhớ những từ ngữ có thể viết sai.
-HS viết đoạn thơ chính tả.
-HS tự soát bài.
c.Bài tập chính tả
Bài tập 2: Lựa chọn (câu a hoặc câu b)
* Câu b
Cho HS đọc yêu cầu của câu b + đọc đoạn văn.
GV giao việc: 
Cho HS làm bài.
Cho HS thi điền từ với hình thức thi tiếp sức trên 3 tờ giấy đã viết sẵn bài tập 2b.
Lời giải đúng: Các chữ cần điền là: lượn – vườn – hương – dương – tương – thường – cường.
-1 HS đọc to,cả lớp lắng nghe.
-HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở hoặc VBT.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở hoặc vở bài tập.
Bài tập 3: Lựa chọn (câu 3a hoặc 3b)
* 3a:
Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
Cho HS trình bày theo hình thức tìm từ nhanh
GV nhận xét + chốt lại những từ tìm đúng.
Ý muốn bền bỉ theo đuổi đến cùng một mục đích tốt đẹp: ý chí
Khả năng suy nghĩ và hiểu biết: trí tuệ
* Câu 3b: Cách tiến hành như ở câu 3a.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-Một vài em lên bảng thi tìm từ nhanh.
-Lớp nhận xét.
-HS ghi lời giải đúng vào VBT.
3.Củng cố, dặn dò
Yêu cầu HS về nhà xem lại BT2a hoặc 2b, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết.
GV nhận xét tiết học.
Sinh ho¹t líp
I.Mơc tiªu:
- HS thÊy u ®iĨm ®Ĩ ph¸t huy ,thÊy khuyÕt ®iĨm ®Ĩ kh¾c phơc. 
- Nªu g¬ng s¸ng cho c¸c em noi theo .
II.TiÕn hµnh sinh ho¹t líp:
1.NhËn xÐt u khuyÕt ®iĨm tuÇn qua:
- ¦u ®iĨm: §i häc chuyªn cÇn ,®ĩng giê
	VƯ sinh líp häc s¹ch sÏ
	PhÇnlín lµm bµi vµ häc bµi tríc lĩc ®Õn trêng
- Nhỵc ®iĨm :
	Mét sè ngµy vƯ sinh lãp cha s¹ch, 
	Mét sè em cha ch¨m chØ trong häc tËp, 
	Ngåi trong líp hay nãi chuyƯn riªng: Linh, S¬n a, An, .
2.Ph¬ng híng tuÇn tíi :
- Kh¾c phơc nh÷ng tån t¹i cđa tuÇn nµy 
- Häc vµ lµm bµi tríc khi ®Õn líp, l©p thµnh tÝch cao nhÊt ®Ĩ chµo mõng ngµy phơ n÷ ViƯt Nam. 
- Tuyªn d¬ng nh÷ng g¬ng tèt :

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7.doc