Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy 2 - Lê Anh Quyền

Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy 2 - Lê Anh Quyền

Tập đọc

Nghìn năm văn hiến

I. Mục tiêu:

- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.nhấn giọng từ ngữ cần thiết.

 - Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 - Giáo dục học sinh:cố gắng học tập, tự hào về lịch sử Việt Nam

II. Chuẩn bị:

- Gv: Bảng phụ (chép đoạn 2 luyện đọc)

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Luyện đọc.

-Hai học sinh khá ,giỏi đọc toàn bài.

- Gv đọc mẫu và chia đoạn

- HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài

(Đoạn 1: Từ đầu đến 3000 tiến sĩ. Đoạn 2: bảng thống kê. Đoạn 3: Phần còn lại).

. GV chỉnh sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS (3 cặp HS đọc).

- Tìm hiểu nghĩa các từ khó trong bài.

- Học sinh đọc thầm phần chú giải

- Giúp các HS hiểu các từ mới và khó trong bài như: văn hiến, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích.

 

doc 12 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy 2 - Lê Anh Quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2:
Sáng Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011
Tập đọc
Nghìn năm văn hiến
I. Mục tiêu:
- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.nhấn giọng từ ngữ cần thiết.
	- Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 - Giáo dục học sinh:cố gắng học tập, tự hào về lịch sử Việt Nam
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ (chép đoạn 2 luyện đọc)
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Luyện đọc.
-Hai học sinh khá ,giỏi đọc toàn bài.
- Gv đọc mẫu và chia đoạn
- HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài
(Đoạn 1: Từ đầu đến 3000 tiến sĩ. Đoạn 2: bảng thống kê. Đoạn 3: Phần còn lại).
. GV chỉnh sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS (3 cặp HS đọc).
- Tìm hiểu nghĩa các từ khó trong bài.
- Học sinh đọc thầm phần chú giải
- Giúp các HS hiểu các từ mới và khó trong bài như: văn hiến, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích.
- 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc lại cả bài.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
Câu 1: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
	Câu 2: Đọc bảng số liệu thống kê cho biết: Triều đại tổ chúc nhiều khoa thi nhất? Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất?
Câu 3: Bài văn giúp em hiểu gì về truyền thống văn hoá Việt Nam?
Sau thời gian thảo luận gọi các nhóm báo cáo kết quả, lớp nhận xét bổ sung rút ra nội dung chính của bài.GV kết luận.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2.
Gv đọc mẫu nhấn giọng, gạch chéo vào chỗ chú ý cần ngắt giọng
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.(đoạn 2-bảng phụ)
- GV tổ chức cho HS thi đọc điễn cảm.
Củng cố dặn dò:
- Chuẩn bị bài :Sắc màu em yêu
Đạo đức
Em là học sinh lớp 5 (tiết 2)
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này HS biết:
- Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.cần phải làm gương cho các em lớp dưới học tập.
- Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.
- Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
- Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện. Giáo dục hs kĩ năng ra quyết định, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là hs lớp 5
II. Chuẩn bị
- Các bài hát về chủ đề trường em
- Giấy trắng bút màu.
III. Các hoạt động 
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế
Cách tiến hành
- GV nêu yêu cầu tự liên hệ.
- HS suy nghĩ và đối chiếu việc làm của mình từ trước tới nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5.
- Một số HS tự liên hệ trước lớp.
* Kết luận: Các em cần phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
Trò chơi phóng viên
Cách tiến hành
- Một HS đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp.
+ Theo bạn HS lớp 5 cần phải làm gì?
+ Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5?
+ Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong trương trình “Rèn luyện đội viên”?
+ Hãy nêu những điểm bạn thấy mình xứng đáng là HS lớp 5.
+ Hãy nêu những điểm bạn thấy mình cần phải cố gắng hơn để xứng đáng là HS lớp 5.
+ Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề trường em.
- GV nhận xét và kết luận. Giáo dục hs kĩ năng ra quyết định, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là hs lớp 5
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
 HS lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này	
Cách tiến hành
GV gợi ý cho HS:
- Mục tiêu phấn đấu của em là gì?
- Những thuận lợi mà em đã có?
- Những khó khăn mà em có thể gặp?
- Nêu những biện pháp khắc phục khó khăn?
- Những ai giúp đỡ hỗ trợ em khi gặp những khó khăn? 
 Dặn dò:
- Dặn hs về nhà học bài.
- Thực hiện kế hoạch mình đã dề ra trong năm học.
- Chuẩn bị bài sau: có trách nhiệm về việc làm của mình
Chiều Luyện tiếng việt (2 tiết)
Nghìn năm văn hiến
Nội dung luyện:
- Gv cho hs yếu đọc bài nhiều lần.
- Gv chú ý cách phát âm của hs.
- Hs luyện đọc theo nhóm 2
- Hs đọc trước lớp, bạn khác nhận xét ưu khuyết điểm của bạn mình
- Gv nhận xét giờ học.
Sáng Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2011
Chính tả (Nghe – Viết)
Lương Ngọc Quyến
I. Mục tiêu
 - Nghe viết đúng , trình bày đ úng hình th ức bài văn xuôi
 - Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8-10 tiếng) trong bài tập 2, chép đúng vần các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu bài tập 3
 - Giáo dục hs khi viết bài cẩn thận, viết đúng chính tả 
II. Đồ dùng dạy học 
- HS: bút dạ
- Gv: Bảng phụ (bt3)
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết
- GV đọc bài chính tả.
- HS đọc thầm lại bài chính tả. GV chú ý HS cách trình bày thơ lục bát và chú ý những từ dễ viết sai như: Lương Ngọc Quyến, mưu khoét, xích sắt
- HS gấp SGK, GV đọc chính tả cho HS viết
- GV đọc lại toàn bài chính tả. HS soát lại bài
- GV chấm 5 bài, các HS còn lại đổi vở soát lỗi cho nhau
- GV nhận xét chung
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm từng câu văn, viết ra nháp phần vần của từng tiếng in đậm.
- HS trình bày kết quả - Lớp nhận xét bổ sung – sửa bài đúng vào vở.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài cá nhân vào vở bài tập, 1 HS lên bảng làm bài ở bảng phụ.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- Yêu cầu HS viết sai chính tả về nhà viết lại mỗi từ sai một dòng
- Ghi nhớ quy tắc chính tả c/k, g/ gh, ng/ ngh. 
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ Tổ Quốc
I. Mục tiêu:
- Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài tập đọc hoặc chính tả (BT1); tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (BT2); tìm được một số từ chứa tiếng Quốc (BT3).
- Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương (BT4)
- Giáo dục hs yêu quê hương Tổ quốc.
- Hs khá, giỏi có vốn từ phong phú, biết đặt câu với các từ ngữ nêu ở BT4.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ BT4, giấy Ao (bt3).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài - HS thảo luận nhóm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài văn, bài thơ.(1/2 lớp đọc 1 bài) 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận - HS sửa bài theo lời giải đúng:
Bài thư gửi các học sinh: nước nhà, non sông.
Bài Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài - HS thảo luận theo cặp.
- Sau thời gian thảo luận đại diện trình bày kết quả – lớp bổ sung.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương.
 Bài 3: HS tiếp tục thảo luận nhóm tìm từ chứa tiếng quốc viết vào giấy khổ lớn - Sau thời gian thảo luận dán bài làm lên bảng lớp – đọc kết quả – lớp nhận xét, bổ sung - HS viết 5 từ chứa tiếng quốc vào vở. Gv giúp đỡ hs yếu làm bài.
Bài 4: HS đọc yêu cầu bài
- GV giải thích các từ: quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn – hướng dẫn HS làm bài - HS làm bài vào vở 
- Chấm chữa bài – nhận xét.
Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
Khoa học
Nam hay nữ
I. Mục tiêu: 
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trị của nam và nữ.
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
- Giáo dục hs kĩ năng phân tích đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ, kĩ năng trình bày quan niệm của mình về nam và nữ trong xã hội, kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 6, 7 SGK.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1 : Vai trò của nữ
Cách tiến hành
- HS quan sát hanh 4 SGK trang 9 trả lời câu hỏi:
- Ảnh chụp gì? Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì?
- GV nêu: Như vậy không chỉ nam mà nữ cũng có thể chơi đá bóng. Nữ còn làm được những việc gì khác? Em hãy nêu một số ví dụ về vai trò của nữ ở trong lớp, trong trường và địa phương hay ở những nơi khác mà em biết – GV ghi nhanh ý kiến HS lên bảng.
- Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ?
* Kết luận vai trò của người phụ nữ.
- HS kể tên những người phụ nữ tài giỏi, thành công trong công việc xã hội mà em biết?
- Nhận xét, khen gợi những HS có hiểu biết về vai trò của người phụ nữ.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ về một số quan niệm xã hội về nam nữ.
Lớp thảo luận nhóm và cho biết em có đồng ý với mỗi ý kiến dưới đây không? Vì sao? 
1.Công việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ.
2. Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
3.Đàn ông là trụ cột gia đình. Mọi hoạt động trong gia đình phải nghe theo đàn ông.
4.Con gái không nên học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi.
- Hs trình bày, bạn khác nhận xét.
- Gv nhận xét kết luận. Giáo dục hs kĩ năng trình bày quan niệm của mình về nam và nữ trong xã hội, kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân. Trong cuộc sống nam hay nữ đều có nghĩa vụ và bổn phận như nhau, được đối xử bình đẳng như nhau.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế:
Các em hãy liên hệ trong cuộc sống chung quanh các em, có những sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ như thế nào? Sự đối xử đó có gì khác nhau? Sự khác nhau đó có hợp lý không?
Củng cố- Dặn dò.
- Nam giới và nữ giới có những điểm khác biệt nào về mặt sinh học?
- Tại sao không nên có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- Nhận xét: Giáo dục hs đoàn kết không phân biệt nam, nữ.
- Dặn dò : HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Sáng Thứ tư ngày 31 tháng 8 năm 2011
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc
I. Mục tiêu:
- Chọn được một truyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý.
- Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục hs kính trọng các anh hùng danh nhân của đất nước.
* HS khá giỏi tìm được truyện ngoài SGK,Kể chuyện 1 cách tự nhiên sinh động.
II. Đồ dùng dạy – học
- Một số sách truyện, bài báo viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước mà GV và HS đã sưu tầm 
III.Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện
- HS đọc đề bài (2 HS) – GV dùng phấn màu gạch chân các từ: đã nghe, đã đọc, anh hùng, danh nhân.
 Những người như thế nào thì gọi là anh hùng, danh nhân?
- HS đọc phần gợi ý.
- GV giới thiệu: Trong chương trình lớp 2, 3, 4 các em đã được học rất nhiều truyện về anh hùng, danh nhân như: Hai Bà Trưng; Bóp nát quả cam; Chàng trai làng Phù Ủng Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa; Vua tàu thuỷ Trần Thái Bưởi.Chúng ta còn học rất nhiều truyện danh nhân khác nữa. Hãy kể tên câu chuyện về anh hùng danh ...  vừa đạt giải.
Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học, giáo dục hs kính trọng các danh nhân
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị câu chuyện về một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước
Lịch sử
Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
I. Mục tiêu:
- Nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh:
+ Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
+ Thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta trong khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.
+ Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc.
- Giáo dục hs yêu nước, kính trọng Nguyễn Trường Tộ.
* Hs khá giỏi:Biết những lý do khuyến cho những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thự hiện: vua quan nhà Nguyễn không biết tình hình các nước trên thế giới và cũng không muốn có những thay đổi trong nước.
II. Chuẩn bị: 
- Gv: Phiếu học tập (HĐ1) .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ.
Lớp thảo luận theo nhóm, vào phiếu học tập theo các yêu cầu sau:
- Từng bạn trong nhóm đưa ra các thông tin, bài báo, tranh ảnh về Nguyễn Trường Tộ mà mình đã sưu tầm được.
- Cả nhóm chọn lọc thông tin và ghi vào phiếu theo trình tự sau:
+ Năm sinh, năm mất của Nguyễn Trường tộ.(1838-1871)
+ Quê quán của ông.(Làng Bùi Chu- Hưng Nguyên – Nghệ An)
+ Trong cuộc đời của mình ông đã đựơc đi đâu và tìm hiểu những gì?(ông học giỏi dân ở Làng gọi ông là Trạng Tộ.1860 ông sang Pháp ,ông chú ý quan sát tìm hiểu sự văn minh, giàu có của nước Pháp.
+ Ông đã có suy nghĩ gì để cứu nước nhà khỏi tình cảnh lúc bấy giờ?(phải thực hiện canh tân đất nước thì nước ta mới thoát khỏi đói nghèo và trở thành nước mạnh được).
- Sau thời gian thảo luận đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận – lớp nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét và giới thiệu sơ lược vài nét về tiểu sử Nguyễn Trường Tộ.
Hoạt động 2: Tình hình đất nước ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp
Lớp tiếp tục thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
- Theo em, tại sao thực dân Pháp có thể dễ dàng xâm lược nước ta? Điều đó cho thấy tình hình đất nước ta lúc đó như thế nào?
- Sau thời gian thảo luận đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp – lớp nhận xét bổ sung.
- GV hỏi: Theo em, tình hình đất nước ta như thế đã đặt ra yêu cầu gì để khỏi bị lạc hậu?
- HS trả lời – lớp nhận xét Þ Kết luận.
Hoạt động 3: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ
- HS đọc SGk trả lời các câu hỏi sau:
+ Nguyễn Trường Tộ đã đưa ra những đề nghị gì để canh tân đất nước?
+ Nhà vua và triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào với những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ? Vì sao?
- Việc vua quan nhà Nguyễn phản đối đề nghị của Nguyễn Trường Tộ cho thấy họ là người như thế nào?
- HS lấy ví dụ về sự lạc hậu của vua quan nhà Nguyễn.
Þ Kết luận: Với mong muốn canh tân đất nước, phụng sự quốc gia, Nguyễn Trường Tộ gửi đến nhà vua và triều đình nhiều bản điều trần đề nghị cải cách những điều mà các em vừa được tìm hiểu. Tuy nhiên, những nội dung đó hết sức tiến bộ của ông không được vua Tự Đức và triều đình chấp nhận vì triều đình quá bảo thủ và lạc hậu. Chính điều đó đã góp phấn làm cho đất nước ta thêm suy yếu, chịu sự đô hộ của thực dân Pháp
Củng cố dặn dò
- Nhân dân ta đánh giá như thế nàovề con người và những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?
- Phát biểu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ.
- Nhận xét tiết học.- Về nhà học bài và sưu tầm thêm các tài liệu về Chiếu Cần Vương, nhân vật lịch sử Tôn Thất Thuyết và ông vua yêu nước Hàm Nghi 
Kĩ thuật
Đính khuy 2 lỗ (tiết 2)
 I. Mục tiêu dạy học:
- Biết cách đính khuy 2 lỗ.
- Đính được ít nhất một khuy 2 lỗ tương đối chắc chắn., hs khá giỏi đính được khuy 2 lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.
- Giáo dục hs an toàn khi thao tác không bị kim châm vào da.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu đính khuy 2 lỗ,vật liệu và dụng cụ: vải, khuy, chỉ, kim..
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ôn lại qui trình đính khuy
- Cho HS nhắc lại quy trình đính khuy 2 lỗ gồm 2 bước:
+Vạch dấu các điểm đính khuy trên vải
+ Đính khuy vào các điểm vạch đấu
- Gọi 1 HS thao tác
- Nhận xét và nhắc lại 1 số điểm cần lưu ý
Hoạt động 2: THực hành đính khuy
- Cho HS thực hành cá nhân. Mỗi em đính 2 khuy
- GV theo dõi và hướng dẫn các em còn hạn chế
- Khen các em thực hành nhanh, đúng kĩ thuật
Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- Gv nêu tiêu chí để hs tự nhận xét và đánh giá
- Cho HS đánh giá, bình chọn mẫu đính khuy đẹp.
- GV đánh giá –Nhận xét
Củng cố-Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét chung tiết học
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau
Chiều Luyện Tiếng việt
Mở rộng vốn từ: Tổ Quốc
Nội dung luyện:
- Gọi vài hs nhắc lại Nghĩa của một số từ đã học buổi sáng.
- Gv giúp hs làm bài tập trong vở bài tập (đối với hs không có vở gv cho hs làm bài tập trong vở do gv nêu)
- Giúp đỡ hs yếu làm được bài tập.
- Gọi hs trình bày bài làm trước lớp.
- Gv chấm điểm nhận xét chung.
Sáng Thứ năm ngày 01 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
Sắc màu em yêu
I. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu được nội dung ý nghĩa bài thơ: tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ. ( trả lời được các câu hỏi sgk, học thuộc lòng những khổ thơ em thích)
 - Hs khá giỏi thuộc cả bài thơ.
Giáo dục hs yêu quê hương đất nước, luôn có ý thức làm đẹp cho quê hương mình bằng những việc làm thiết thực.
II. Chuẩn bị:
- Gv: bảng phụ chép 4 khổ thơ đầu
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối nhau một lượt bài thơ.
- Giáo viên đọc mẫu và gợi ý cách đọc
- 3 tốp (mỗi tốp 8 em) tiếp nối nhau đọc 8 khổ thơ. GV kết hợp sửa lỗi cho HS.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:
Câu 1: Bạn nhỏ yêu những màu sắc nào?
Câu 2: Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào? 
- Sau thời gian thảo luận gọi các nhóm báo cáo kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
GV chốt lại phần tìm hiểu bài?
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm học thuộc lòng
- 4 HS tiếp nối nhau đọc lại bài thơ GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài thơ . Chú ý cách nhấn giọng, ngắt nhịp.
- GV treo bảng phụ đọc diễn cảm mẫu.
- HS luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng theo cặp.
- GV tổ chức thi đọc diễn cảm cho HS.
- HS đọc thuộc lòng trước lớp.
- Lớp nhận xét – Gv ghi điểm
Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS đọc tốt, biểu dương những HS biết điều khiển nhóm trao đổi nội dung bài học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc và HTL bài thơ; chuẩn bị trước bài “ Lòng dân”
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu:
- Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong hai bài văn tả cảnh (Rừng trưa, Chiều tối ). (BT1)
- Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lý (BT2)
- Giáo dục hs khi nói và viết câu đúng ngữ pháp.
II. Chuẩn bị: 
- Gv: bảng phụ ghi dàn ý bài văn đã làm ở tuần trước
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập bài 1
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài 1.
- HS làm việc nhóm đôi với nội dung sau:
+ Đọc kĩ bài văn, gạch chân dưới những hình ảnh em thích
+ Giải thích tại sao em lại thích những hình ảnh đó.
- Sau thời gian thảo luận đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận – lớp nhận xét bổ sung
Hoạt động 2: HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV lưu ý HS Mở bài hay Kết bài cũng là một phần của dàn ý, song nên chọn viết một đoạn trong phần Thân bài.
- Hai HS làm mẫu: đọc dàn ý và chỉ rõ ý nào sẽ chọn viết thành đoạn văn.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh – lớp nhận xét – GV ghi điểm
Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Lớp bình chọn người viết được đoạn văn hay nhất trong giờ học. Giáo dục hs
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn và quan sát một cơn mưa ghi lại kết quả để chuẩn bị cho bài sau. 
Khoa học
Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào
I. Mục tiêu
- Biết cơ thể của chúng ta được hình thànhđược hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
- Giáo dục hs kính yêu bố mẹ, người có côn nuôi dưỡng mình. phải biết chăm chỉ học tập để đền đáp công ơn đó.
II. Chuẩn bị:
- Sơ đồ quá trình thụ tinh.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Sự hình thành cơ thể người
Cách tiến hành
+ Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của con người?
+ Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì?
+ Cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì?
+ Bào thai được hình thành từ đâu?
+ Em có biết sau bao lâu mẹ mang thai thì em bé được sinh ra?
* Chốt ý: Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. Cơ thể của moị người được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của người bố và trứng của người mẹ. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng gọi là thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. Hợp tử phát triển thành bào thai, sau khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra.
Hoạt động 2: Mô tả khái quát quá trình thụ tinh
Cách tiến hành:
- HS đọc kĩ các phần 1a, 1b, 1c và đọc kĩ phần chú thích trang 10 SGK, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào?
- HS trình bày kết quả làm việc. Lớp nhận xét. Gv cho hs quan sát sơ đồ đã chuẩn bị
Hoạt động 3: Các giai đoạn phát triển của thai nhi
Cách tiến hành
- HS thảo luận nhóm đôi quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trang 11 SGK để tìm xem hình nào cho biết thai nhi được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng
- Gọi vài nhóm báo cáo kết quả – lớp nhận xét
Củng cố dặn dò
- Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào?
- Hãy mô tả một số giai đoạn phát triển của thai nhi mà em biết.
- Nhận xét tiết học.Giáo dục hs.
- Về nhà học mục bạn cần biết và tìm hiểu xem phụ nữ có thai nên và không nên làm những gì?
Chiều Luyện tiếng việt
Luyện tập tả cảnh
Nội dung luyện:
- Gọi vài hs nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh.
- Gv cho hs làm vở bài tập. Với hs yếu gv giúp hs nắm rõ được yêu cầu của bài trước khi làm và hướng dẫn hs cách làm.
- Gv quan sát và giúp đỡ hs làm bài.
- Chấm đểm và nhận xét hs làm bài tốt.
- Nhận xét tiết học,
Sáng Thứ sáu ngày 02 tháng 9 năm 2011
Nghỉ lễ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2.doc