Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy 26 - Trường TH Long Điền Tiến A

Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy 26 - Trường TH Long Điền Tiến A

MÔN : TẬP ĐỌC

BÀI: THẮNG BIỂN

Tiết 51

I. MỤC TIÊU :

- Hiểu nội dung , ý nghĩa bài : Ca ngợi lòng dũng cảm , ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai , bảo vệ con đê , bảo vệ cuộc sống yên bình .

- Đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp , căng thẳng , cảm hứng ngợi ca . Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả , các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão , sự bền bỉ , dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích .

 - Giáo dục HS có ý chí vượt khó .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - GV : Tranh minh họa bài đọc SGK . Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .

 - HS : SGK.

 

doc 28 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy 26 - Trường TH Long Điền Tiến A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 27 tháng 02 năm 2012
MÔN : TẬP ĐỌC
BÀI: THẮNG BIỂN
Tiết 51
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nội dung , ý nghĩa bài : Ca ngợi lòng dũng cảm , ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai , bảo vệ con đê , bảo vệ cuộc sống yên bình .
- Đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp , căng thẳng , cảm hứng ngợi ca . Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả , các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão , sự bền bỉ , dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích .
	- Giáo dục HS có ý chí vượt khó .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV : Tranh minh họa bài đọc SGK . Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
	- HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
30’
5’
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 em đọc thuộc lòng bài Tiểu đội xe không kính , trả lời các câu hỏi trong SGK .
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới : 
Giới thiệu bài :
 Luyện đọc .
 Giúp HS đọc đúng toàn bài .
- Có thể xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn 
- Đọc diễn cảm toàn bài .
 Tìm hiểu bài .
 Giúp HS cảm thụ nội dung bài .
- Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào ?
- Tìm từ ngữ , hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe dọa của cơn bão biển .
- Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ?
- Trong đoạn 1 và 2 , tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả ?
Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì 
- Những từ ngữ , hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm , sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển ?
+ Hướng dẫn đọc diễn cảm .
Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với bài .
 Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
3. Củng cố Dặn dò: 
- Nêu lại ý nghĩa của bài . 
- Giáo dục HS có ý chí vượt khó .
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài .
- Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài . Đọc 2 , 3 lượt – cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc lướt cả bài .
- Biển đe dọa ( đoạn 1 ) – Biển tấn công ( đoạn 2 ) – Người thắng biển ( đoạn 3 ) .
- Đọc đoạn 1 .
- Gió bắt đầu mạnh  Nước biển càng dữ  nhỏ bé .
- Đọc đoạn 2 .
- Rõ nét , sinh động . Cơn bão có sức phá hủy tưởng như không gì cản nổi . 
- Cuộc chiến đấu diễn ra rất dữ dội , ác liệt .
- So sánh , nhân hóa .
- Tạo nên những hình ảnh rõ nét , sinh động , gây ấn tượng mạnh mẽ .
- Đọc đoạn 3 .
- Hơn hai chục  dòng nước mặn ; Họ ngụp xuống  dẻo như chão ; Đám người  sống lại .
- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
- Vài HS đọc – cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
--------------------------
MÔN : TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP
Tiết:126
I.MỤC TIÊU
+ Kiến thức - Kĩ năng:
	-Giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính nhân,phép chia phân số.
	-Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
 -Củng cố về diện tích hình bình hành
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- GV : Vở ,phiếu bài tập
- HS : SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
30’
5’
1.Kiểm tra bài cũ: 
-GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
-GV nhận xét
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài
 Thực hành
Bài tập 1:
-GV hỏi: bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS thực hiện phép chia rồi rút gọn kết quả (đến tối giản)
-Các kết quả đã rút gọn: 
-GV yêu cầu HS cả lớp làm bài.
Bài tập 2:
-GV hỏi: bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Trong thành phần a,x là gì của phép nhân?
-Khi biết tích và một thừa số,muốn tìm thừa số chưa biết ta làm gì?
-GV yêu cầu HS làm bài.
-GV nhận xét 
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách nhân phân số.
-GV yêu cầu Hs làm bài vào vở
Bài tập 4:
-GV yêu cầu Hs đọc đề toán
-Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào?
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Biết diện tích hình bình hành biết chiều ca,làm thế nào để tính được độ dài đáy của hình bình hành?
3.Củng cố - Dặn dò: 
- GV yêu cầu Hs nêu cách tính phép nhân và phép chia phân số.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
-3HS lên bảng làm bài – cả lớp theo dõi nhận xét.
-HS nhận xét
-Bài tập yêu cầu chúng ta tính rồi rút gọn.
-HS làm bài
a.
-Bài tập yêu cầu chúng ta tìm x
-x là thùa số chưa biết.
-Ta lấy tích chia thừa số đã biết.
-2HS làm bài
-HS sửa bài
 a. b.
-HS nêu
-HS lên bảng làm bài.
a. ; b.
c.
-HS đọc đề bài trước lớp.
-1 HS trả lời
-Bài tập yêu cầu chúng ta tính độ dài đáy của hình bình hành.
-Lấy diện tích hìh bùnh hành chia cho chiều cao.
-HS lên bảng làm bài.
 Bài giải
 Chiều dài đáy của hình bình hành.
 (m)
 Đáp số: 1 m
-HS nêu
-Hs xem tiết học sau.
--------------------------
MÔN : ĐẠO ĐỨC
BÀI: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
Tiết 1
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Hiểu được ý nghĩa của các hoạt động nhân đạo : Giúp đỡ các gia đình, những người gặp khó khăn, hoạn nạn vượt qua được khó khăn.
2. Thái độ :
- Ủng hộ các hoạt động nhân đạo ở trường, ở cộng đồng nơi mình ở.
- Không đồng tình với những người có thái đọ thờ ơ với các hoạt động nhân đạo.
3. Hành vi :
- Tuyên truyền, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với điều kiện của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV : Giấy khổ to (cho hoạt động 3 – tiết 1)
- HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
30’
 5’
1. Kiểm tra:
GV: gọi HS Kiểm tra bài tập
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
 TRAO ĐỔI THÔNG TIN
- Yêu cầu HS trao đổi thông tin về bài tập đã được chuẩn bị trước ở nhà.
- Nhận xét các thông tin mà HS thu thập được.
- Hỏi : Hãy thử tưởng tượng em là người dân ở các vùng bị thiên tai lũ lụt đó, em sẽ rơi vào hoàn cảnh như thế nào ?
- GV kết luận và yêu cầu HS đọc.
 BÀY TỎ Ý KIẾN
- Chia lớp thành 4 nhóm 
- Yêu cầu thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến nhận xét về các việc làm dưới đây.
Sơn đã không mua truyện, để dành tiền giúp đỡ các bạn HS các tỉnh bị thiên tai.
Trong buổi lễ quyên góp giúp các bạn nhỏ miền Trung bị bão lụt, Lương đã xin Tuấn một số sách vở để đóng góp, lấy thành tích.
Cường bàn với bố mẹ dùng tiền mừng tuổi của mình để giúp nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam.
Mạnh bán sách vở cũ, đồ phế liệu để dành tiền đi chơi điện tử, khỏi phải xin tiền bố mẹ.
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Hỏi : Những biểu hiện của hoạt động nhân đạo là gì ?
 XỬ LÍ TÌNH HUỐNG
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lý tình huống và ghi vào phiếu sau :
Tình huống 
(1) Nếu lớp có một bạn bị liệt chân
(2) Nếu gần nhà em có một cụ già sống cô đơn.
(3) Nếu lớp em có một bạn gia đình gặp khó khăn.
(4) Nếu lớp em tổ chức quyên góp tiền ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam.
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
- Kết luận :
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục HS qua bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- 3 – 4 HS trả lời :
+ Em sẽ không có lương thựcđể ăn.
+ Em sẽ bị đói, bị rét
+ Em sẽ bị mất hết tài sản.
- Kết luận : Không chỉ những người dân ở các vùng bị thiên tai, lũ lụt mà còn rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh kho khăn, mất mát cần nhiều trợ giúp từ những người khác, trong đó có chúng ta.
- Tiến hành thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 3 – 4 HS trả lời :
+ Tích cực tham gia ủng hộ các hoạt động vì người có hoàn cảnh khó khăb.
+ San xẻ một phần vật chất để giúp đỡ các bạn gặp thiên tai, lũ lụt.
+ Dành tiền, sách vở theo khả năng để trợ giúp cho các bạn học sinh nghèo
- HS dưới lớp nhận xét bổ sung. 
- Kết luận : Mọi người cần tíchcực tham gia vào các hoạt động nhân đạo phù hợp với hoàn cảnh của mình.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
Những công việc các em có thể giúp đỡ
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . .. .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả, Ví dụ các cách giải quyết tình huống 1 :
- Những bạn ở gần nhà có thể giúp bạn đi học.
- Phân công các bạn trong lớp chơi và giúp bạn đó khi chơi cũng như học tập.
- Bạn ngồi cạnh có thể giúp bạn đó chép bài hoặc giảng bài nếu bạn đó không hiểu.
- Phân công bạn giúp bạn đó lên cầu thang (nếu lớp ở trên tầng).
* Lưu ý : Mỗi nhóm thảo luận về 1 tình huống và trình bày kết quả ra giấy .
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- 1 – 2 HS nhắc lại.
- HS nghe GV giáo dục.
- Nghe Gv nhận xét và dặn dò về nhà.
--------------------------
Thứ ba ngày 28 tháng 02 năm 2012
MÔN : CHÍNH TẢ ( NGHE – VIẾT )
BÀI: THẮNG BIỂN
Tiết 26
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu nội dung bài Thắng biển .
- Nghe – viết đúng chính tả , ...  hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK
Nhắc lại vị trí, giới hạn của duyên hải miền Trung.
Đặc điểm địa hình, sông ngòi của duyên hải miền Trung.
Đọc tên các đồng bằng.
GV nhận xét: Các đồng bằng nhỏ hẹp cách nhau bởi đồi núi lan ra biển. Đồng bằng duyên hải miền Trung gồm nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, song có tổng diện tích gần bằng diện tích đồng bằng Bắc Bộ.
Đọc tên, chỉ vị trí, nêu hướng chảy của một số con sông trên bản đồ tự nhiên (dành cho HS khá, giỏi)
Giải thích tại sao các con sông ở đây thường ngắn?
GV yêu cầu một số nhóm nhắc lại ngắn gọn đặc điểm địa hình & sông ngòi duyên hải miền Trung.
Bước 3:
GV cho cả lớp quan sát một số ảnh về đầm phá, cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung & giới thiệu về những dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây, về hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân trong vùng (trồng phi lao, lập hồ nuôi tôm).
GV giới thiệu kí hiệu núi lan ra biển để HS thấy rõ thêm lí do vì sao các đồng bằng miền Trung lại nhỏ, hẹp & miền Trung có dạng bờ biển bằng phẳng xen bờ biển dốc, có nhiều khối đá nổi ở ven bờ 
+ Hoạt động nhóm & cá nhân
GV yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1 & ảnh hình 3
Nêu được tên dãy núi Bạch Mã.
Mô tả đường đèo Hải Vân?
GV giải thích vai trò bức tường chắn gió của dãy Bạch Mã: chắn gió mùa đông bắc thổi đến, làm giảm bớt cái lạnh cho phần phía nam của miền Trung (Nam Trung Bộ hay từ Đà Nẵng trở vào Nam)
GV nói thêm về đường giao thông qua đèo Hải Vân & về tuyến đường hầm qua đèo Hải Vân đã được xây dựng vừa rút ngắn đường, vừa hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống hoặc cả đoạn đường bị sụt lở vì mưa bão.
Quan sát lược đồ hình 1, cho biết vị trí thành phố Huế & Đà Nẵng trong vùng duyên hải miền Trung?
Dựa vào bảng số liệu trang 133 hãy so sánh nhiệt độ của Huế & Đà Nẵng?
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu – Cả lớp theo dõi nhận xét.
HS quan sát
Các nhóm đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi với nhau về vị trí, giới hạn & đặc điểm địa hình, sông ngòi của duyên hải miền Trung
Do núi gần biển, duyên hải hẹp nên sông ở đây thường ngắn.
HS nhắc lại ngắn gọn đặc điểm địa hình & sông ngòi duyên hải miền Trung.
HS quan sát lược đồ hình 1 & ảnh hình 3 & nêu
Dãy núi Bạch Mã.
Nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, bên trái là sườn núi cao, bên phải là sườn núi dốc xuống biển.
HS cùng nhau nhận xét lược đồ, bảng số liệu & trả lời
Vị trí của Huế ở phía Bắc đèo Hải Vân, Đà Nẵng ở phía Nam.
Nhiệt độ của Huế & Đà Nẵng chênh lệch trong tháng 1, Huế lạnh hơn Đà Nẵng 1 độ C & tháng 7 thì giống nhau, đều nóng.
(Từ đó HS nhận thấy rõ hơn vai trò của bức tường chắn gió mùa đông của dãy Bạch Mã).
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi GV đưa ra – Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét tiết học và dặn dò về nhà.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 02 tháng 03 năm 2012
MÔN : TẬP LÀM VĂN
BÀI: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
Tiết 52
I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các bước : lập dàn ý , viết từng đoạn .
- Tiếp tục củng cố kĩ năng viết đoạn mở bài , thân bài , kết bài .
	- Yêu thích viết văn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV : Bảng lớp chép sẵn đề bài , dàn ý . Tranh , ảnh một số loài cây .
- HS : SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
30’
5’
1. Kiểm tra bài cũ : 
- 2 em đọc lại đoạn kết bài mở rộng về nhà đã viết lại hoàn chỉnh .
- Nhận xét tiết học.
2. Bài mới : 
Giới thiệu bài
+ Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập .
 Giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập .
- Gạch dưới những từ ngữ quan trọng : cây có bóng mát – cây ăn quả – cây hoa – yêu thích .
- Dán một số tranh , ảnh lên bảng lớp .
- Nhắc HS viết nhanh dàn ý trước khi viết bài để bài văn miêu tả có cấu trúc chặt chẽ , không bỏ sót chi tiết .
 HS viết bài .
 Giúp HS viết hoàn chỉnh bài viết .
- Khen những bài viết tốt , chấm điểm .
3. Củng cố.- Dặn dò : (4’)
- Chấm bài , nhận xét .
- Giáo dục HS yêu thích viết văn .
- Nhận xét tiết học .
- 2 HS nêu – cả lớp theo dõi nhận xét.
1 em đọc yêu cầu của đề bài .
- 4 , 5 em phát biểu về cây em sẽ chọn tả 
- 4 em tiếp nối nhau đọc 4 gợi ý SGK . Cả lớp theo dõi .
- Lập dàn ý , tạo lập từng đoạn , hoàn chỉnh cả bài viết vào vở .
- Cùng bạn đổi bài , góp ý cho nhau 
- Tiếp nối nhau đọc bài viết .
- Cả lớp nhận xét .
- HS viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh bài viết , viết lại vào vở . Dặn HS chuẩn bị để làm bài kiểm tra viết ở tuần sau .
--------------------------
MÔN : KHOA HỌC
BÀI: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
TIẾT 52
I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Biết được có những vật dẫn nhiệt tốt (kim loại: đồng, nhôm) và những vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, len, bông)
-Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
-Biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Chuẩn bị chung:phích nước nóng; xoong, nồi, ấm, cái lót tay
- HS : SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
30’
 5’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu VD về sự truyền nhiệt và nêu nguyên tắc của nó?
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
+Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém 
- Cho hs làm thí nghiệm nhóm và trả lời như hướng dẫn trang 104 SGK.
- Các vật bằng kim loại dẫn nhiệt tốt hơn gọi đơn giản là vật dẫn nhiệt; gỗ, nhựa..dẫn nhiệt kém hơn còn được gọi là vật cách nhiệt.
-Tại những ngày trời lạnh, chạm tay vào vật bằng kim loại ta cảm thấy lạnh còn chạm tay vào vật bằng gỗ thì không?
+ Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí 
- Yêu cầu hs đọc phần đối thoại của 2 hs hình 3 trang 105 SGK. Và tiến hành thí nghiệm để làm rõ hơn.
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm như SGK.
- Vì sao?
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau.
- 1 HS nêu – Cả lớp theo dõi nhận xét.
-Thí nghiệm theo nhóm: cho vào cốc nước nóng 2 thìa nhựa và nhôm và thấy thìa nhôm nóng hơn. Trình bày kết quả thí nghiệm.
-Không khí có nhiệt độ thấp nên vật kim loại truyền nhiệt vào không khí và có nhiệt độ thấp (lạnh), tay chạm vào và truyền nhiệt cho kim loại nên tay cảm thấy lạnh. Vật gỗ truyền nhiệt kém nên tay không cảm thấy lạnh.
-Đọc SGK.
-Với cốc quấn lỏng, ta vo tờ báo lại cho nhăn và quấn lỏng sao cho các ô chứa không khí giữa các lớp báo.
-Với cốc quấn chặt, ta để thẳng tờ báo và quấn buộc chặt bằng dây.
-Cho hs đo nhiệt độ 2 lần mỗi 10 phút.
-Nhận xét: nước trong cốc quấn lỏng còn nóng hơn.
-Vì không khí cách nhiệt giữa các lớp giấy báo quấn lỏng ở trên.
----------------------------------------------------------
MÔN : TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
Tiết:130
I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS:
Ôn tập về quy tắc thực hiện các phép tính.
Ôn tập về thực hiện dãy hai phép tính không có dấu ngoặc.
Giải bài toán hợp với hai phép tính cộng & trừ phân số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC
- GV : Vở,phiếu bài tập.
- HS : SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 5’
30’
 5’
1.Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài:
+ Ôn tập về quy tắc cộng hai phân số
Bài tập 1:
GV yêu cầu HS tự làm bài tập
Yêu cầu HS trao đổi nhóm vì sao mỗi phần a, b, c, d là đúng, là sai.
Chú ý: Tuy bài tập chỉ nói về phép cộng, nhưng có thể liên hệ thêm với phép trừ, phép nhân và phép chia.
+Thực hiện dãy hai phép tính không có dấu ngoặc
Bài tập 2, 3:
-Gv hướng dẫn HS :Khi nhẩn phân số với nhau ta có thể lấy ba tử số nhân với nhau,lấy 3 mẫu số nhân với nhau.
-GV gọi Hs lên bảng làm bài
-Gv nhận xét.
+ Giải bài toán hợp với hai phép tính cộng và trừ phân số
 Bài tập 4:
- GV gọi HS lên bảng làm bài
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Để tính được phần bể chứa nước chúng ta phải làm gì?
Yêu cầu HS làm bài cá nhân theo hai bước. 
Bài tập 5:
-GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
-GV nhận xét
3.Củng cố - Dặn dò: 
- NHận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- 2 HS thực theo - cả lớp nhận xét.
-4 HS lần lượt nêu ý kiến của mình về 4 phép tính trong bài
a.sai ; b.sai ; c;đúng; d.sai
HS trao đổi nhóm và nêu kết quả thảo luận
-2HS len bảng làm bài, cả lớp làm bào vở.
 a.
b.
c.
-HS đọc đề bài
-HS trả lời
-HS lên bảng làm bài,.cả lớp làm vào vở.
 Bài giải
 Số phần bể có nước là:
 (bể)
 Số phần bể còn lại có chứa nước là:
 (bể)
 Đáp số: bể
-HS đọc đề bài trước lớp.
-1HS lên bảng làm bài.
 Bài giải
Số ki-lô-gam cà phê lấy ra lần sau là:
 2710 2=5420(kg)
Số ki-lô-gam cà phê cả hai lần lấy là:
 2710 + 5420 =8130 (kg)
Số ki-lô-gam cà phê còn lại trong kho là:
 23450 - 8130 =15320 (kg)
 Đáp số: 15320 kg
--------------------------
DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO NGƯỜI SOẠN
 NGUYỄN VĂN CHINH

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 16.doc