Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy 30 năm học 2012

Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy 30 năm học 2012

ĐẠO ĐỨC (Tiết 29)

Tụn trọng Luật giao thụng (TT)

I. Mục tiờu:

 - Nờu được một số quy định khi tham gia giao thụng (những quy định cỳ liờn quan tới học sinh).

 - Phừn biệt được hành vi tụn trọng Luật Giao thụng và vi phạm Luật Giao thụng.

 - Giỏo dục HS nghiờm chỉnh chấp hành Luật Giao thụng trong cuộc sống hằng ngày.

 

doc 38 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy 30 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOACH GIẢNG DẠY TUẦN: 30
Thứ
Tiết
Môn
TT
Tên bài dạy
Hai
1
Đạo đức
30
Bảo vệ môi trường 
2
Tập đọc
59
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
3
Toán
146
Luyện tập chung
4
Lịch sử
30
Những chính sách Vũ kinh Từ
5
Chào cờ
30
Ba
1
Toán
147
Tỉ Lệ bản đồ
2
Chính tả
30
Nhớ - viết: Đường đi Sa Pa
3
Luyện từ và câu
59
Mở rộng vốn từ: Du lịch - thám hiểm
4
Thể dục
59
Ôn tập
5
 Tư
1
Tập đọc
60
Dòng sông mặc áo
2
Kể Chuyện
30
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
3
Toán
148
ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
4
Khoa học
59
Nhu cầu chất khoáng của thực vật
5
Năm
1
Tập làm văn
59
Luyện tập quan sát con vật
2
Toán
149
ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
3
Khoa học
60
Nhu cầu không khí của thực vật
4
Kỹ thuật
30
Lắp xe nôi 
5
Thể dục
60
. Môn thể thao tự chọn..
 Sáu
1
Toán
150
Thực hành
2
Luyện từ và câu
60
Câu cảm
3
Tập làm văn
60
Điền vào giấy tờ in sẵn
4
Địa lý
30
Thành phố Huế
5
Sinh hoạt lớp
30
Nhận xét cuối tuần
 Thứ ba ngày 3 thỏng 4 năm 2012
Đạo đức (Tiết 30)
Bảo vệ môi trường 
I.Mục tiêu: 
 - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường (BVMT) và trách nhiệm tham gia BVMT.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để 	BVMT.
 - Giáo dục HS tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II. Phương tiện:
-Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
-SGK Đạo đức 4.
-Phiếu giao việc.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: 
-ở địa phương em thực hiện Luật an toàn giao thông như thế nào?
- Gọi vài em đọc mục ghi nhớ SGK.
3. Hoạt động dạy bài mới 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
3.2. Hoạt động 2: Trao đổi thông tin trang 43, 44 SGK.
- Yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK
-Giáo viên nói phần thông tin 1 thay từ nan thành từ bị bỏ từ bị ở trên.
H/ Thông qua các thông tin số liệu nghe được, em có nhận xét gì về môi trường mà chúng ta đang sống?
H/ Theo em, môi trường đang ở tình trạng như vậy là do những nguyên nhân nào?
1 HS trả lời
2 HS đọc
Bảo vệ môi trường 
.
1 HS đọc thành tiếng
- 1 em đọc thông tin sau khi đã chỉnh sửa.
+ Môi trường sống đang bị ô nhiễm.
+ Môi trường sống đang bị đe dọa như: ô nhiễm nước, đất bị hoang hóa, cẵn cỗi,...
+ Tài nguyên môi trường đang cạn kiện dần,...
+ Khai thác rừng bừa bãi.
+ Vứt rác bẩn xuống sông ngòi, ao hồ.
+ Đổ nước thải ra sông.
+ Chặt phá cây cối.
Giáo viên kết luận:
+ Đất bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực, sẽ dẫn đến nghèo đói.
+ Dầu đổ vào đại dương: gây ô nhiễm biển, các sinh vật biển bị chết hoặc nhiễm bệnh, người bị nhiễm bệnh.
+ Rừng bị thu hẹp: Lượng nước ngầm dự trữ giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra, giảm hoặc mất hẳn các loại cây, các loại thú, gây xói mòn, đất bị bạc màu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
3.4. Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm làm BT1/44
- Giáo viên nói: Câu h đổi: đặt khu chuồng trại gia súc để gần nguồn nước ăn.
Giáo viên kết luận:
-Các việc làm bảo vệ môi trường: (b), (c), (đ), (g)
-Các việc làm (a), (d), (h) là việc làm không bảo vệ môi trường
3.3. Hoạt động 3: Đề xuất ý kiến
Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Nếu...thì”
Phổ biến luật chơi
Tổ chức cho HS chơi thử
Tổ chức cho HS chơi thật
H/ Như vậy để làm giảm bớt sự ô nhiễm môi trường, chúng ta cần và có thể làm được những gì?
- 3 em đọc.
- 4 nhóm hoạt động.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Nghe phổ biến luật chơi
Tiến hành chơ thử
Tiến hành chơi theo 2 dãy
Dãy 1: nếu chặt phá rừng bừa bãi.
Dãy 2: Thì sẽ làm xói mòn đất và gây lũ lụt.
Không chặt phá cây rừng, chặt cây bừa bãi, không vứt rác vào sông, ao hồ.
Xây dựng hệ thống lọc nước, các nhà máy hạn chế xả khói của chất thải.
- Vậy tình hình bảo vệ môi trường ở địa phương em như thế nào?
- Học sinh tiếp nối nhau trả lời.
-Giáo viên: Sau khi học bài này rồi các em nên có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh ta. Nhớ nhắc mọi người cùng tích cực bảo vệ môi trường.
+ Không chặt cây, phá rừng bừa bãi.
+ Không vứt rác vào sông, ao, hồ.
+ Xây dựng hệ thống lọc nước.
+ Các nhà máy hạn chế xả khói của các chất thải..
 Kết luận: Bảo vệ môi trường là điều cần thiết mà ai cũng phải có trách nhiệm thực hiện.
 4. Hoạt động củng cố dặn dò:? Để bảo vệ môi trường em phải làm gì?; Nhà em thường vứt rác ở đâu? Vì sao?; GV giáo dục HS.
Về nhà học bài và làm bài tập để chuẩn bị bài: “Bảo vệ môi trường”
GV nhận xét tiết học.
TẬP ĐỌC (Tiết 59)
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
I.Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
 - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ma - gien - lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (trả lời được các CH1,2,3,4 trong SGK).
 - Giáo dục HS thấy được lòng dũng cảm của các nhà thám hiểm dám vượt qua mọi khó khăn để tìm tòi, khám phá, đem lại những cái mới cho loài người.
II. Phương tiện: ảnh chân dung Ma gien lăng, Bảng phụ ghi câu, đoạn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: 
-Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài: > và trả lời câu hỏi: Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
-Giáo viên nhận xét, ghi điểm
3. Hoạt động dạy bài mới 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
 Bài đọc hơn 1000 ngày vòng quanh trái đất giúp các em biết về chuyến thám hiểm nổi tiếng vòng quanh trái đất của Ma gien lăng, những khó khăn, gian khổ, những hi sinh, mất mát đoàn thám hiểm đã phải trải qua để thực hiện sứ mệnh vẻ vang.
3.2. Hoạt động 2: Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
H/ Bài này được chia làm mấy đoạn?
- Giáo viên yêu cầu 6 học sinh tiếp nối nhau đọc bài.GV hướng dẫn HS đọc từ khó
- Giáo viên yêu cầu 6 học sinh tiếp nối nhau đọc bài.GV hướng dẫn HS đọc câu khó
- Giáo viên yêu cầu 6 học sinh tiếp nối nhau đọc bài.GV gọi HS đọc từ chú giải
- Yêu cầu học sinh đọc theo cặp.
- Giáo viên đọc mẫu.Hướng dẫn HS cách đọc bài.
2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
- 1 HS đọc.
- 6 đoạn: mỗi dấu chấm xuống dòng là một đoạn.
- 6 học sinh tiếp nối nhau đọc bài. HS đọc từ khó
- 6 học sinh tiếp nối nhau đọc bài. HS đọc câu khó
- 6 học sinh tiếp nối nhau đọc bài. HS đọc từ chú giải
- 2 em 1 cặp đọc.
- Chú ý lắng nghe
3.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi:
H/ Ma- gien- lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
H/ Vì sao Ma - gien - lăng lại đặt tên cho Đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương?
- Cả lớp đọc thầm, 2 em ngồi cùng bàn trao đổi.
+ Có nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
+ Vì ông thấy nơi đây sóng yên biển lặng nên đặt tên là Thái Bình Dương.
- Giáo viên giảng bài: Với mục đích khám phá những vùng đất mới Ma- gien- lăng đã giong buồm ra khơi. Đến gần cực Nam Mĩ, đi qua 1 eo biển là đến 1 đại dương mênh mông, sóng yên biển lặng hiền hòa nên ông đã đặt tên cho nó là: Thái Bình Dương sau này có tên là eo biển Ma- gien- lăng.
+ Giáo viên hỏi tiếp:
H/ Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
H/ Đoàn thám hiểm bị thiệt hại như thế nào?
H/Hạm đội của Ma gien lăng đã đi theo hành trình nào?
- Giáo viên: Đoàn thuyền xuất phát từ cửa biển Xe vi la nước Tây Ban Nha tức là từ Châu Âu đi qua Đại Tây Dương đến Nam Mĩ tức là Châu Mĩ đến Thái Bình Dương, đảo Ma Tan thuộc Châu á qua Thái Bình Dương và cập bờ biển Tây Ban Nha. Cuộc thám hiểm đầy gian khổ, hi sinh, mất mát.
H/Đoàn thám hiểm của Ma gien lăng đã đạt những kết quả gì?
H/Mỗi đoạn trong bài nói lên điều gì?
- Giáo viên ý chính lên bảng.
H/ Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm?
H/ Em hãy nêu nội dung chính của bài.
+ Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết, phải giao tranh với dân đảo Ma- tan và Ma- gien- lăng đã chết.
+ Ra đi năm chiếc thuyền, đoàn thám hiểm mất bốn chiếc thuyền lớn, gần 200 người bỏ mạng dọc đường. Trong đó có Ma gien lăng bỏ mình trong trận giao tranh với dân đảo Ma tan. Chỉ còn một chiếc thuyền với 18 thủy thủ sống sót.
+ Hạm đội của Ma gien lăng đã đi theo hành trình Châu âu - Đại Tây Dương - Châu Mỹ - Thái Bình Dương - Châu á (Ma tan) - ấn độ dương - Châu âu (Tây Ban Nha).
+ Đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
+ Học sinh tiếp nối nhau phát biểu:
* ý 1: Mục đích cuộc thám hiểm.
* ý 2: Phát hiện ra Thái Bình Dương
* ý 3: Những khó khăn của đoàn thám hiểm.
* ý 4: Giao tranh với dân đảo Ma tan, Ma gien lăng bỏ mạng.
* ý 5: Trở về Tây Ban Nha.
* ý 6: Kết quả của đoàn thám hiểm.
+ Những nhà thám hiểm rất dũng cảm; dám vượt mọi khó khăn để đạt mục đích đề ra.
+ Những nhà thám hiểm là những nhà ham hiểu biết, ham khám phá những cái mới lạ, bí ẩn.
+ Những nhà thám hiểm có nhiều cống hiến lớn lao cho loài người.
* ND: Ca ngợi Ma - gien - lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
3.4. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm
- Gọi 3 học sinh tiếp nối nhau đọc cả bài.
- Giáo viên treo bảng phụ lên bảng đoạn 2,3.
+ Giáo viên đọc mẫu.
+ Cho HS đọc theo nhóm
+ Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- Mỗi em đọc 2 đoạn.lớp theo dõi tìm giọng đọc
Theo dõi
đọc theo nhóm đôi.
- 2ề 3 em thi đọc diễn cảm. 
 4. Hoạt động củng cố dặn dò: Muốn tìm hiểu khám phá thế giới, ngay bây giờ, học sinh cần rèn luyện những đức tính gì? (học giỏi, ham học hỏi, ham hiểu biết, dũng cảm, biết vượt khó khăn,...).
Về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho mọi người nghe. Xem trước bài: “Dòng sông mặc áo”
GV nhận xét tiết học
TOÁN (Tiết 146)
Luyện tập chung
I.Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh thực hiện được các phép tính về phân số; biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
 - Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác.
II. Phương tiện: SGK, VBT.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các bước giải bài toán về tìm hai  ...  Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: 
-Gọi HS lên đọc đoạn văn đã viết về hoạt động du lịch thám hiểm (BT3, tiết Luyện từ và câu trước).
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Hoạt động dạy bài mới 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
3.2. Hoạt động 2: Phần nhận xét
* Bài 1, 2, 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung ở bài 1.
H/ Hai câu văn trên dùng để làm gì?
H/ Cuối các câu văn trên có dấu gì?
2 em đọc
Câu cảm
- 1 học sinh đọc thành tiếng trước lớp.
+ Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao! Dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của lông mèo.
+ A! Con mèo này khôn thật! Dùng để thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo.
+ Dùng dấu chấm than. 
Giáo viên kết luận:
-Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói.
-Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, trời, quá, lắm, thật...
3.3. Hoạt động 3: Ghi nhớ.
- Gọi học sinh đọc mục ghi nhớ.
Yêu cầu HD đặt câu.
3.4. Hoạt động 4: Luyện tập.
* Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Giáo viên nhận xét câu bạn đọc trên bảng.
Câu kể
a) Con mèo này bắt chuột giỏi.
b) Trời rét.
c) Bạn Ngân chăm chỉ.
d) Bạn Giang học giỏi.
* Bài 2:
-GV hướng dẫn tương tự bài 1
-Kết quả đúng:
- 3 em đọc mục ghi nhớ.
+ A! Bông hoa đẹp quá!
+ Ôi chao! Bạn có cái cặp đẹp thế!
- 1 em đọc thành tiếng.
- 4 học sinh lên bảng đặt câu. Học sinh dưới lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét.
Câu cảm
- Chà, con mèo này bắt chuột giỏi quá!
- Ôi, trời rét quá!
- Bạn Ngân chăm chỉ quá!
- Chà, bạn Giang học giỏi thật!
Tình huống a
Tình huống b
- Trời, cậu giỏi thật!
- Bạn thật là tuyệt!
- Bạn giỏi quá!
- Bạn siêu quá!
- Ôi, cậu cũng nhớ ngày sinh nhật của mình à, thật tuyệt!
- Trời ơi, lâu quá rồi mới gặp cậu!
- Trời, bạn làm mình cảm động quá!
* Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Gọi học sinh đọc phát biểu và nhận xét từng tình huống của học sinh.
1 HS đọc
- Học sinh suy nghĩ phát biểu:
a)Ôi, bạn Nam đến kìa! Bộc lộ cảm xúc vui sướng mừng rỡ.
 Hôm nay cả lớp em được đi tham quan Viện bảo tàng Quân đội. Mọi người đều tập trung đông đủ, chỉ thiếu bạn Nam. Tất cả nóng lòng chờ đợi, bỗng một bạn nhìn thấy Nam từ xa đang đi lại, bèn kêu lên: Ôi, bạn Nam đến kìa!
b)ồ, bạn Nam thông minh quá! Bộc lộ cảm xúc thán phục 
 Cô giáo ra cho cả lớp một câu đố thật khó, chỉ mỗi mình bạn Nam giải được. Bạn Hải thán phục thốt lên: ờ, bạn Nam thông minh quá!
c)Trời thật là kinh khủng! Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.
 4. Hoạt động củng cố dặn dò Câu cảm là gì? Cho ví dụ; GV liên hệ, giáo dục HS. 
 Về nhà học thuộc lòng ghi nhớ và tự đặt 3 câu cảm viết vào vở và chuẩn bị bài: “Thêm trạng ngữ cho câu”.
GV nhận xét tiết học
..
Tập làm văn (Tiết 60)
Điền vào giấy tờ in sẵn
I.Mục tiêu:
 - Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ giấy in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1).
 - Hiểu tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
 - Giáo dục HS ý thức trong việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
II. Phương tiện: - Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng in sẵn cho từng học sinh.
 - Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng phóng to dán trên bảng lớp.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 em miêu tả hình dáng, 2 em miêu tả hoạt động của con vật.
-Nhận xét ghi điểm.
3. Hoạt động dạy bài mới 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
3.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung phiếu.
-Trao tờ phiếu phô tô và hướng dẫn học sinh cách viết:
Chữ viết tắt CMND có nghĩa là chứng minh nhân dân. Bài tập này đặt trong tình huống là em và mẹ đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác. Để hoàn thành đúng phiếu, em phải trả lời câu hỏi sau:
+ Hai mẹ con đến chơi nhà ai? Họ tên chủ hộ là gì? Địa chỉ ở đâu?
+ Nơi xin tạm trú là phường hoặc xã nào? Thuộc quận hoặc huyện nào, ở tỉnh hoặc thành phố nào?
+ Lý do hai mẹ con đến?
+ Thời gian xin ở lại là bao nhiêu?
- Vừa chỉ vào từng mục trong phiếu vừa hướng dẫn và ghi mẫu.
- Yêu cầu HS tự làm vào VBT, sau đó đổi vở cho bạn bên cạnh chữa bài
+ Mục họ và tên chủ hộ: Ghi tên chủ hộ của gia đình bà con 2 mẹ con em đến chơi.
+ Mục địa chỉ: em phải ghi địa chỉ của người họ hàng mà mình đến chơi.
4 HS đọc bài làm của mình.
Điền vào giấy tờ in sẵn
1 HS đọc
Quan sát lắng nghe
Làm vào VBT- chữa bài cho nhau
Chủ hộ: Nguyễn Quốc Hụ̀ng
Địa chỉ: xã Nghĩa Hưng- Chư Păh- Gia Lai
Phiếu khai tạm trú, tạm vắng
+ Mục 1: Ghi họ và tên (mẹ em)
+ Mục 2: Ghi ngày, tháng, năm sinh của mẹ em.
+ Mục 3: Ghi nghề nghiệp và nơi làm việc của mẹ em.
+ Mục 4: Ghi số máy CMND của em.
+ Mục 5: Ghi thời gian xin tạm trú.
+ Mục 6: ở đâu đến hoặc đi đâu?
+ Mục 7: Ghi lí do tạm trú là đến chơi.
+ Mục 8: Quan hệ với chủ hộ.
+ Mục 9: Ghi rõ họ và tên em.
+ Mục 10: Ghi ngày tháng năm em viết tạm trú.
+ Phần cuối (cán bộ đăng kí, chủ hộ là việc của chủ hộ và cán bộ đăng ký tạm trú, tạm vắng)
- Gọi 3 - 5 học sinh đọc phiếu. Giáo viên ghi điểm.
* Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh trao đổi thảo luận.
- Gọi học sinh phát biểu.
1. Họ và tên: Lê Thị Duyên.
2. Sinh ngày: 27 tháng 12 năm 1973.
3. Nghề nghiệp: giáo viên trường tiểu học Phù đụ̉ng - Chư Prông - Gia Lai.
4. CMND số: 230 8894519
5. Tạm trú tạm vắng từ ngày 30/5/2009 đến ngày 10/06/2009
6. Làng gòng Chư Prông- Gia Lai.
7. Lí do: Thăm người thân.
8. Chị chồng (anh chồng)
9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo 
Nguyễn Quốc Thành (11 tuổi)
10. Ngày 30 tháng 5 năm 2009
 Cán bộ đăng kí Chủ hộ
 (Ký ghi rõ họ tên) Hoặc người trình báo 
 Hùng
 Nguyễn Quốc Hùng
 - 5 em đọc phiếu.
- 1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- 2 em ngồi cùng bàn thảo luận.
- Gọi vài em phát biểu.
Kết luận: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
 4. Hoạt động củng cố dặn dò: - Nhắc lại cách điền vào phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.; GV liên hệ, giáo dục HS.
Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “LT miêu tả các bộ phận của con vật”.
GV nhận xét tiết học.
..
ĐỊA LÍ (Tiết 30)
Thành phố Huế
I.Mục tiêu: 
 - HS biết nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế:
 + Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời nguyễn.
 + Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch. 
 - Rèn cho HS chỉ được thành phố Huế trên bản đồ (lược đồ).
 - Giáo dục HS tự hào về thành phố Huế (được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1993)
II. Phương tiện: ảnh một số cảnh đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: 
+ Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan miền Trung?
+ Kể tên một số ngành công nghiệp ở các tỉnh duyên hải miền Trung?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Hoạt động dạy bài mới 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
 Thành phố Huế được gọi là Cố đô, được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Hôm nay chúng ta cùng tới thăm thành phố này.
3.2.Hoạt động 2: Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ
-Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi.
H/ Thành phố Huế nằm ở đâu?
H/ Thành phố nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn?
H/Những địa danh nào dưới đây của TP.Huế? chợ Đông Ba, chợ Bến Thành, Ngọ Môn, lăng Tự Đức, sông Hồng, sông Hương, cầu Trường Tiền, hồ Hoàn Kiếm, núi Ngự Bình.
H/ Con sông nào chảy qua thành phố Huế?
H/ Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch?
+ Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào tranh ảnh lược đồ, kể tên các công trình đó?
H/Các công trình này có từ bao giờ? Vào thời vua nào?
1 HS trả lời
1 HS kể
Thành phố Huế
- 2 em ngồi 2 bàn quay mặt vào trao đổi.
+ ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Phía đông của dãy Trường Sơn.
+ Chợ Đông Ba, Lăng Tự Đức, sông Hương, cầu Trường Tiền.
+ Sông Hương
+ Vì Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị cao nên được gọi là TP du lịch.
+ Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén,...
+ Có từ rất lâu, hơn 200 năm về trước, vào thời vua nhà Nguyễn.
Giáo viên: Năm 1993 Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
 Kết luận: + Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời nguyễn.
 + Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch. 
 3.3. Hoạt động 3: Huế - Thành phố du lịch
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 
+ Hãy chọn và kể về một địa điểm đến tham quan và mô tả (có thể dựa vào tranh ảnh mô tả).
- 4 nhóm hoạt động. 
+ Đại diện nhóm lên mô tả. Học sinh khác theo dõi bổ sung.
-Giáo viên nhận xét, kết luận
Ví dụ: Sông Hương chảy qua thành phố Huế, các khu vườn xum xuê cây cối che bóng mát cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu.
Văn hóa ẩm thực: bánh, thức ăn được chế biến từ rau, củ, quả.
 4. Hoạt động củng cố dặn dò: 
-Tại sao Huế là thành phố du lịch nổi tiếng?
-Giáo viên hát cho học sinh nghe bài >
-Gọi vài em đọc mục ghi nhớ.
Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Thành phố Đà Nẵng”.
GV nhận xột tiết học.
 ..
 Sinh hoạt (Tiết 30)
Nhận xét tuần 30
I . Mục tiêu: 
 - Nhằm giúp HS thấy được những “ ưu khuyết điểm” trong tuần. Qua đó các em làm tốt hơn trong tuần đến. 
 - Rèn HS tính tự giác trong học tập. 
 - Giáo dục tinh thần đoàn kết trong HS.
II. Các hoạt động sinh hoạt:
 1. Hoạt động khởi động: 
2. Đỏnh giỏ tỡnh hỡnh hoạt động trong tuần:
 - Các tổ trưởng nhận xét tình hình của tổ mình
	- Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp
	- GV tổng kết lại nhận xét chung: 
- Ưu điểm: + Đi học đúng giờ, ít nghỉ học đến lớp thuộc bài và làm bài tập đầy đủ.
 + Các em thi giữa kì II đạt kết quả chưa cao
 + ĐDHT đầy đủ; 
- Khuyết điểm: + Cũng còn một vài bạn thiếu đồ dùng trong tiết kĩ thuật và tiết hát nhạc.
 + ít phát biểu trong giờ học.
 + Một số bạn chưa thuộc bài. 
 - Phụ đạo HS yếu vào các giờ trống....
 Tuyên dương: Bình , Hương, Lõm
 Phê bình: Dọ̃u ,choal,Pháp,.....
 3. Kế hoạch tuần 31:
Học bình thường
Duy trì nề nếp học tập.
Học và làm bài tập đầy đủ.
Các tổ trưởng ghi chép theo dõi tổ mình ở tuần 30. 
-Tổ 1 trực nhật.
 4. Củng cố Dặn dò: GV chốt lại nội dung sinh hoạt, liờn hệ, giỏo dục HS
Các tổ trưởng ghi chép theo dõi tổ mình ở tuần 31. GV dặn dò thêm. 
GV nhận xét tiết SH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an L4 tuan 30 thanh.doc