Giáo án các môn khối 4 - Tuần lễ 10 năm học 2012

Giáo án các môn khối 4 - Tuần lễ 10 năm học 2012

Lịch sử:

T10: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG

LẦN THỨ NHẤT (năm 981)

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy:

- HS biết Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.

- Tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất: Đầu năm 981 quân Tống theo hai đường thủy, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thủy) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi.

- Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.

* KNS: Thể hiện sự tự tin; giao tiếp; tìm kiếm và xử lý thông tin.

 

doc 17 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần lễ 10 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 (Từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 11 năm 2012)
THỨ
NGÀY
TIẾT
MÔN
HỌC
TIẾT
THỨ
TÊN BÀI DẠY
ĐIỀU
CHỈNH
2
1
2
3
4
5
Tin học
6
Lịch sử
10
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất (năm 981)
7
Tiếng Việt
10
Thành phố Đà Lạt
8
Tiếng Anh
3
1
2
TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐỌC
3
4
5
6
7
4
1
Tiếng Anh 
2
Thể dục
3
Tập đọc
Ôn tiết 2
4
Toán
47
Luyện tập chung (tr 56)
5
6
7
8
5
1
Toán
48
Nhân với số có một chữ số
2
Tiếng Anh
3
Tập làm văn
19
Ôn tập giữa học kì I (tiết 4)
4
LTVC
20
Ôn tập giữa học kì I (tiết 6)
5
6
7
6
1
Tập làm văn
Kiểm tra định kì giữa học kì I
2
Hát nhạc
3
Toán
50
Kiểm tra định kì giữa học kì I
4
Sinh hoạt
10
Tuần 10
TUẦN 10
Ngày soạn: 10 – 11 – 2012.
Ngày giảng: 12 – 11 – 2012. Thứ 2 ngày 12 tháng 11 năm 2012.
 Chiều:
 LỚP 4A
Tiết 5: Tin học:
(Giáo viên chuyên)
Tiết 6: Lịch sử:
T10: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
LẦN THỨ NHẤT (năm 981)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy:
- HS biết Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
- Tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất: Đầu năm 981 quân Tống theo hai đường thủy, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thủy) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi.
- Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
* KNS: Thể hiện sự tự tin; giao tiếp; tìm kiếm và xử lý thông tin.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Sách giáo khoa, vở bài tập Lịch sử 4, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS lên trả lời các câu hỏi cuối bài trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
Cho HS quan sát lễ lên ngôi của Lê Hoàn, nêu yêu cầu giờ học
2. Hướng dẫn tìm hiểu: Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược:
- GV cho HS đọc SGK đoạn : “Năm 979 .sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”.
- GV nêu vấn đề :
? Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
? Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không ?
- GV kết luận:
- Cung cấp thêm tư liệu về Lê Hoàn cho HS nắm bắt thêm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất:
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi:
 Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
? Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
? Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở đâu để đón giặc ?
? Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không ?
? Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?
- Sau khi HS thảo luận xong, GV yêu cầu HS các nhóm đại diện nhóm lên bảng kể lại một số sự kiện của cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhân dân ta ( dựa theo lược đồ).
- GV nhận xét, kết luận, cung cấp thêm thông tin.
4. Hướng dẫn rút ra ý nghĩa lịch sử:
- Yêu cầu HS thảo luận: “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta ?”.
- GV tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất: Nền độc lập của nước nhà được giữ vững; Nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
D. Củng cố, dặn dò:
? Cuộc kháng chiến chống quân Tống mang lại kết quả gì? 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long”.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát.
- 3 HS trả lời.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc.
- HS cả lớp thảo luận và thống nhất các ý kiến đều đúng.
- HS các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS cả lớp thảo luận và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc bài học.
- HS trả lời.
- HS nêu.
- Lắng nghe và thực hiện.
Tiết 7: Địa lý:
T10: THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt:
+ Vị trí: Nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
+ Thành phố có khí hậu tỏng lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông, thác nước...
+ Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.
+ Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loài hoa.
- Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ, lược đồ.
* HS khá giỏi:
• Giải thích vì sao Đà Lạt trồng được nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh.
• Xác lập mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất: nằm trên cao nguyên cao, khí hậu mắt mẻ, trong lành- trồng nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh, phát triển du lịch.
- KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác; thể hiện sự tự tin.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Sách giáo khoa, vở bài tập, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và tác dụng của nó.
+ Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên.
+ Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng rừng?
- GV nhận xét, đánh giá.
C. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước:
- GV gọi HS trả lời 1 số câu hỏi:
? Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
? Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu mét?
? Với độ cao đó Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào? 
? Quan sát hình 1, 2 (nhằm giúp cho các em có biểu tượng về hồ Xuân Hương và thác Cam Li) rồi chỉ vị trí các điểm đó trên hình 3.
? Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt.
- GV cho HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Nêu thêm: Trung bình cứ lên cao 1000m thì nhiệt đô không khí lại giảm đi 5 đến 6°C.Vì vậy, vào mùa hạ nóng bức, những địa điểm nghỉ mát ở vùng núi thường mát mẻ nên rất đông du khách. Đà Lạt ở độ cao 1500m so với mặt biển nên quanh năm mát mẻ.Vào mùa đông, Đà Lạt cũng lạnh nhưng không chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên không rét buốt như ở miền Bắc.
3. Hướng dẫn tìm hiểu Đà Lạt-thành phố du lịch và nghỉ mát:
- Cho HS làm việc nhóm 6.
- GV cho các gợi ý sau:
? Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch và nghỉ mát?
? Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch ?
? Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt mà em biết.
- GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Cho HS đem tranh, ảnh sưu tầm về Đà Lạt lên trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Hướng dẫn tìm hiểu về hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt:
- Cho HS làm việc nhóm 4.
- GV cho HS quan sát hình 4, các nhóm thảo luận theo gợi ý sau:
? Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh?
? Kể tên các loại hoa, quả và rau xanh ở Đà Lạt.
? Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, quả, rau xứ lạnh?
D. Củng cố, dặn dò:
? Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào?
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS dựa vào hình 1 ở bài 5, tranh, ảnh, mục 1 trong SGK và kiến thức bài trước để trả lời.
+ Nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
+ Đà Lạt có độ cao 1500m so với mực nước biển.
+ Quanh năm mát mẻ, ôn hòa.
- HS cả lớp.
- Tìm kiếm thông tin và trả lời câu hỏi.
+ HS chỉ trên bản đồ kết hợp nêu các thông tin tìm kiếm được.
+ HS mô tả.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS các nhóm thảo luận.
- HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, dựa vào hình 3, mục 2 trong SGK để thảo luận.
+ Vì khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm, cộng với các danh lam thắng cảnh, các điều kiện tự nhiên thuận lợi đem lại, và cả kiến trúc từ thời Pháp thuộc còn để lại.
+ Hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, bảo tàng Lâm Đồng, 
- Học sinh kể tên.
- Các nhóm đại diện lên báo cáo kết quả.
- Các nhóm đem tranh, ảnh sưu tầm lên trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS các nhóm thảo luận.
- HS các nhóm đại diện trả lời kết quả.
- HS nêu.
- Lắng nghe và thực hiện.
Tiết 8: Tiếng Anh:
(Giáo viên chuyên)
Ngày soạn: 11 – 11 – 2012.
Ngày giảng: 13 – 11 – 2012. Thứ 3 ngày 13 tháng 11 năm 2012.
TÔ CHỨC NGÀY HỘI ĐỌC
Ngày soạn: 12 – 11 – 2012.
Ngày giảng: 14 – 11 – 2012. Thứ 4 ngày 14 tháng 11 năm 2012.
 Sáng:
 LỚP 4A
Tiết 1: Tiếng Anh:
(Giáo viên chuyên)
Tiết 2: Thể dục:
(Giáo viên chuyên)
Tiết 3: Tập đọc:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả (Tốc độ viết khoảng 75 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngặc kép trong bài CT. 
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Năm và nước ngoài) ; bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết. HS khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài CT (Tốc độ viết trên 75 chữ/ 15 phút). Hiểu được nội dung bài. 
- GD HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa, vở bài tập Tiếng Việt 4 tập một, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu mục tiêu tiết học. 
- Kiểm tra một số em còn lại.
C. Bài mới:
1. Viết chính tả:
- GV đọc bài Lời hứa. 
- Gọi HS giải nghĩa từ trung sĩ. 
- HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. 
- Khi viết: dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng, mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép. 
- Đọc chính tả cho HS viết. 
- Soát lỗi, thu bài, chấm chính tả. 
2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến. GV nhận xét và kết luận. 
? Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả?
? Vì sao trời đã tối, em không về?
? Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì?
? Có thể đưa những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?
- HS hát.
- HS chưa đọc lên bắt thăm kiểm tra.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe. 
- Đọ ... II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 48, đồng thới kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. 
- GV chữa bài, nhận xét, cho điểm HS. 
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số:
* Phép nhân 241324 x 2 (phép nhân không nhớ):
- GV viết lên bảng phép nhân: 241324 x 2. 
- Dựa vào cách đặt tính phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số, hãy đặt tính để thực hiện phép nhân 241324 x 2. 
? Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu ?
- HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. Yêu cầu HS nêu cách tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho HS cả lớp ghi nhớ.
* Phép nhân 136204 x 4 (phép nhân có nhớ):
- GV viết lên bảng : 136204 x 4. 
- HS đặt tính và thực hiện phép tính, chú ý đây là phép nhân có nhớ. 
- GV nêu kết quả nhân đúng, sau đó yêu cầu HS nêu lại từng bước thực hiện phép nhân của mình. 
3. Luyện tập, thực hành:
* Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV gọi 4 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
* Bài 3:
- GV nêu yêu cầu bài tập và cho HS tự làm bài. 
- GV nhắc HS nhớ thực hiện các phép tính theo đúng thứ tự. 
- GV gọi 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chấm điểm.
D. Củng cố – Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 
- HS nghe GV giới thiệu bài. 
- HS đọc: 241324 x 2. 
- 2 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính vào giấy nháp. 
- Bắt đầu tính từ hàng đơn vị, đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn (tính từ phải sang trái). 
 241324 * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8. 
x 2 * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4. 
 482648 * 2 nhân 3 bằng 6, viết 6. 
 * 2 nhân 1 bằng 2, viết 2. 
 * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8. 
 * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4. 
Vậy 241 324 x 2 = 482 648
- HS đọc: 136204 x 4. 
- 1 HS thực hiện trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. 
- HS nêu các bước như trên. 
- HS đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- HS dưới lớp nhận xét bài bạn.
- HS nghe.
Tiết 2: Tiếng Anh:
(Giáo viên chuyên)
Tiết 3: Tập làm văn:
T19: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 4)
I. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá các từ ngữ, thành ngữ tục ngữ đã học từ tuần 1 đến tuần 9. 
- Hiểu nghĩa và tình huống sử dụng các tục ngữ, thành ngữ đã học. 
- Hiểu tác dụng và cách dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa, vở bài tập Tiếng Việt 4 tập một, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Từ tuần 1 đến tuần 9 các em đã học những chủ điểm nào?
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu tiết học. 
2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1:
- HS đọc yêu cầu. 
- HS nhắc lại các bài MRVT. 
- GV ghi nhanh lên bảng. 
- GV phát phiếu cho nhóm 6 HS. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và làm bài. 
- Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ nhóm mình vừa tìm được. 
- Gọi các nhóm lên chấm bài của nhau. 
- Nhật xét của GV. 
* Bài 2:
- HS đọc yêu cầu. 
- HS đọc các câu tục ngữ, thành ngữ. 
- Dán phiếu ghi các câu tục ngữ, thành ngữ. 
- HS suy nghĩ để đặt câu hoặc tìm tình huống sử dụng.
- HS hát.
+ Thương người như thể thương thân. 
+ Măng mọc thẳng. 
+ Trên đôi cánh ước mơ. 
- HS nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. 
- Các bài MRVT:
+ Nhân hậu đoàn kết trang 17 và 33. 
+ Trung thực và tự trọng trang 48 và 62. 
+ Ước mơ trang 87. 
- HS hoạt động trong nhóm, 2 HS tìm từ của 1 chủ điểm, sau đó tổng kết trong nhóm ghi vào phiếu GV phát. 
- Dán phiếu lên bảng, đại diện cho nhóm trình bày. 
- Chấm bài của nhóm bạn bằng cách:
+ Gạch các từ sai (không thuộc chủ điểm). 
+ Ghi tổng số từ mỗi chủ điểm mà bạn tìm được. 
- 1 HS đọc thành tiếng,
- HS tự do đọc, phát biểu. 
- HS tự do phát biểu
Thương người như thể 
thương thân
Măng mọc thẳng
Trên đôi cánh ước mơ
- Ở hiền gặp lành. 
- Một cây làm chẳng nên non  hòn núi cao. 
- Hiền như bụt. 
- Lành như đất. 
- Thương nhau như chị em ruột. 
- Môi hở răng lạnh. 
- Máu chảy ruột mềm. 
- Nhường cơm sẻ áo. 
- Lá lành dùm lá rách. 
- Trâu buột ghét trâu ăn. 
- Dữ như cọp. 
Trung thực:
- Thẳng như ruột ngựa. 
- Thuốc đắng dã tật. 
Tự trọng:
- Giấy rách phải giữ lấy lề. 
- Đói cho sạch, rách cho thơm. 
- Cầu được ước thấy. 
- Ước sao được vậy. 
- Ước của trái mùa. 
- Đứng núi này trông núi nọ. 
- Nhận xét sửa từng câu cho HS. 
* Bài 3:
- HS đọc yêu cầu. 
- HS thảo luận tác dụng của dấu ngoặc kép, dấu hai chấm, lấy ví dụ. 
- Kết luận về tác dụng của dấu ngoặc kép và dấu hai chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- Trao đổi thảo luận ghi ví dụ ra vở nháp.
Dấu câu
Tác dụng
a. Dấu hai chấm
- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. Lúc đó, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng. 
b. Dấu ngoặc kép
- Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay của người được câu văn nhắc đến. 
Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm hai dấu chấm. 
- Đánh dấu với những từ được dùng với nghĩa đặc biệt. 
- HS lên bảng viết ví dụ:
+ Cô giáo hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?”
+ Mẹ em hỏi:
- Con đã học xong bài chưa?
+ Mẹ em đi chợ mua rất nhiều thứ: gạo, thịt, mía
+ Mẹ em thường gọi em là “cún con”
+ Cô giáo em thường nói: “các em hãy cố gắng học thật giỏi để làm vui lòng ông bà cha mẹ”. 
D. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- Vài HS lên bảng ghi ví dụ vào bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe
Tiết 4: Luyện từ và câu:
T20: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 6)
I. Mục tiêu:
- Xác định được các tiếng trong đọc văn theo mô hình âm tiết đã học. Các tiếng chỉ có vần thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn.
- Tìm được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ, động từ, tính từ, trong các câu văn đọan văn. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa, vở bài tập Tiếng Việt 4 tập một, vở ghi.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu của tiết học. 
2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1:
- Gọi HS đọc đoạn văn. 
? Cảnh đẹp của đất nước được quan sát ở vị trí nào?
? Những cảnh của đất nước hiện ra cho em biết điều gì về đất nước ta?
* Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Phát phiếu cho HS, thảo luận và hoàn thành phiếu. làm xong dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Nhận xét, kết luận phiếu đúng. 
- 2 HS đọc thành tiếng. 
+ Cảnh đẹp của đất nước được quan sát từ trên cao xuống. 
+ Những cảnh đẹp đó cho thấy đất nước ta rất thanh bình, đẹp hiền hoà. 
- 2 HS đọc thành tiếng. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và hoàn thành phiếu. 
- Chữa bài (nếu sai). 
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
a. Tiếng chỉ có vần và thanh
Ao
Ao
Ngang
b. Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh
Dưới
Tầm
Cánh
Chú
Chuồn
Bay
Giờ
Là
D
T
C
Ch
Ch
B
Gi
L
Ươi
Âm
Anh
U
Uôn
Ay
Ơ
A
Sắc
Huyền
Sắc
Sắc
Huyền
Ngang
Huyền
Huyền
 Bài 3:
- HS đọc yêu cầu. 
“? Thế nào là từ đơn, cho ví dụ. 
? Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ. 
? Thế nào là từ láy? Cho ví dụ. 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ. 
- HS lên bảng viết các từ mình tìm được. 
- Gọi HS bổ sung những từ còn thiếu. 
- Kết luận lời giải đúng. (SGV)
* Bài 4:
- HS đọc yêu cầu. 
? Thế nào là danh từ? Cho ví dụ?
? Thế nào là động từ? Cho ví dụ. 
- Tiến hành tương tự bài 3.
- 1 HS trình bày yêu cầu trong SGK. 
+ Từ đơn là từ gồm 1 tiếng. Ví dụ: ăn
+ Từ ghép là từ được ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. Ví dụ: Dãy núi, ngôi nhà
+ Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau. Ví dụ: Long lanh, lao xao,
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, tìm từ vào giấy nháp. 
- 4 HS lên bảng viết, mỗi HS viết mỗi loại 1 từ. 
- Viết vào vở bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng. 
+ Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc đơn vị). Ví dụ: Học sinh, mây, đạo đức. 
+ Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Ví dụ: ăn, ngủ, yên tĩnh,
Danh từ
Động từ
Tầm, cánh, chú, chuồn, tre, gió, bờ ao, khóm, khoai nước, cảnh, đất nước, cánh, đồng, đàn trâu, cỏ, dòng, sông, đoàn, thuyền.
Rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, bay, ngược xuôi, mây.
D. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về ôn bài để chuẩn bị cho bài kiểm tra định kì giữa học kì I.
- HS nghe.
Ngày soạn: 14 – 11 – 2012.
Ngày giảng: 16 – 11 – 2012. Thứ 6 ngày 16 tháng 11 năm 2012.
 Sáng:
 LỚP 4B
Tiết 1: Tiếng Việt:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 2: Hát nhạc:
(Giáo viên chuyên)
Tiết 3: Toán:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 4: Sinh hoạt:
T10: TUẦN 10
I. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được tình hình học tập, kỉ luật của cá nhân cũng như của tập thể lớp sau một tuần học tập.
- Nêu ra phương hướng phấn đấu tuần sau.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Nhận xét của các tổ trưởng, lớp trưởng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu mục tiêu của tiết học.
B. Nhận xét thi đua tuần trước:
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình từng tổ:
-Về học tập.
- Về kỉ luật.
2. Giáo viên nhận xét chung:
* Nề nếp:
- Vẫn duy trì được nề nếp lớp: truy bài, xếp hàng, tập thể dục giữa giờ, nếp ăn, ngủ,  
- Biết giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập khá đầy đủ.
* Học tập:
- Đa số HS đều học bài đầy đủ, trên lớp hoàn thành đủ bài tập quy định.
- Nhiều em đã mạnh dạn phát biểu.
Phê bình:
- Mất trật tự trong giờ học: 
Khen:
- Một vài em lười học của tuần trước tuần này đã có tiến bộ rõ rệt.
C. Hướng phấn đấu của tuần tới:
- Tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của tuần qua.
- Thi đua học tập tốt, giành nhiều bông hoa điểm 10.
- Phân công HS khá, giỏi kèm các bạn học yếu.
- HS nghe.
- Lớp trưởng báo cáo, các tổ trưởng và cá nhân góp ý, bổ sung.
- HS lắng nghe và phân công thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 10 KNS GDBVMT giam tai chuan KTKN.doc