Tiết 1: TOÁN
Tiết 116: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3.
II. Đồ dùng dạy - học.
- Bảng nhóm.
TUẦN 24 Ngày soạn: 22/02/ 2013 Thứ hai, ngày 25 tháng 02 năm 2013 Tiết 1: TOÁN Tiết 116: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3. II. Đồ dùng dạy - học. - Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi HS lên bảng thực hiện tính tổng. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ tiếp tục làm các bài toán luyện tập về phép cộng phân số. HĐ 2. HD luyện tập: Bài 1: - Viết lên bảng phép tính + - Gọi HS nêu cách thực hiện. - Gọi HS lên bảng thực hiện. - Nhận xét, đánh giá. Bài 2: Khuyến khích học sinh KG. - Bạn nào nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng các sô tự nhiên? - Phép cộng các phân số cũng có tính chất kết hợp. Tính chất này như thế nào? Các em cùng làm một số bài toán để nhận biết tính chất này. - Ghi 2 phép tính lên bảng và gọi HS lên bảng thực hiện. - Khi thực hiện cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba chúng ta làm thế nào? - Đó là tính chất kết hợp của phép cộng hai phân số. Gọi HS đọc nhận xét SGK/128 Bài 3: - Gọi HS đọc bài toán. - Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? - Vậy tính nửa chu vi ta làm như thế nào? - Gọi HS lên bảng tóm tắt và thực hiện tính nửa chu vi. 4. Củng cố, dặn dò: - Nêu tính chất kết hợp của phép cộng hai phân số. - Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. a. = b. = - Lắng nghe, điều chỉnh và bổ sung. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Ta viết số 3 dưới dạng phân số, sau đó qui đồng mẫu số rồi thực hiện phép cộng hai phân số cùng mẫu. - 1 HS lên thực hiện: 3 + = b. c. - Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. - Lắng nghe. - 2 HS lên thực hiện và nêu kết quả: Cả 2 phép tính đều bằng . - Chúng ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng của phân số thứ hai và phân số thứ ba. - Vài HS đọc - 1 HS đọc đề toán. - Ta lấy (dài+rộng)x2. - Ta lấy dài + rộng. - 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp. Giải. Nửa chu vi của hình chữ nhật là: Đáp số: - HS nêu. - Lắng nghe và thực hiện. -------- cc õ dd -------- Tiết 2: TẬP ĐỌC Tiết 47 Bài: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp với nội dung thông báo tin vui. - Hiểu nội dung: Cuộc thi vẽ em sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông. (Trả lời đươc các câu hỏi trong SGK). - KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân; Tư duy sáng tạo; Đảm nhận trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học. - Bảng phụ viết đoạn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài: Bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn đăng trên báo Đại đoàn kết, thông báo về tình hình thiếu nhi cả nước tham dự cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn. Vậy thế nào là bản tin? Nội dung tóm tắt của bản tin như thế nào? Cách đọc bản tin ra sao? Các em cùng tìm hiểu qua bài đọc hôm nay. HĐ 2. HD luyện đọc. - Gọi HS đọc cả bài. - Ghi bảng: UNICEF, đọc u-ni-xép. - Giải thích: UNICEF là tên viết tắt của Quỹ Bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc (các em đã biết về Liên hợp quốc qua sách TV2-tập 2). - Ghi bảng: 50 000 - Giải thích: Đây là bài đọc dưới dạng bản tin. 6 dòng mở đầu bài đọc là 6 dòng tóm tắt nội dung đáng chú ý, chứa đựng những thông tin quan trọng của bản tin. Vì vậy, sau khi đọc tên bài, các em phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc bản tin. - Gợi ý chia đoạn. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài lần 1. - HDHS đọc đúng: Đăk Lắk, triễn lãm, tươi tắn, + Cho HS xem các bức tranh của thiếu nhi vẽ về cuộc sống an toàn. + HD ngắt nghỉ hơi đúng câu dài: UNICEF VN và báo TNTP/vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề/ "Em muốn sống an toàn". Các họa sĩ nhỉ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn / mà còn biết thể hiện ngôn ngữ hội họa / sáng tạo đến bất ngờ. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài lần 2. - HDHS giải nghĩa các từ: thẩm mĩ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng, ngôn ngữ hội họa,... - Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm. - GV đọc mẫu toàn bài. HĐ 3. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: 1. Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì? + Tên chủ điểm gợi cho em điều gì? 2. Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào? 3. Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi? 4. Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em? + Em hiểu "thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa " nghĩa là gì? 5. Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì? Chốt ý: Những dòng in đậm trên bản tin có tác dụng: . Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc. . Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin. HĐ 4. HD luyện đọc phù hợp nội dung bài. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài. - Yêu cầu HS lắng nghe, tìm cách đọc chung toàn bài, những từ ngữ cần nhấn giọng trong bài. - HD HS đọc diễn cảm 1 đoạn. + GV đọc mẫu. + Gọi HS đọc. + Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm đôi. + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Cùng HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc đúng, hay. 4. Củng cố, dặn dò: - Bài đọc có nội dung chính là gì? - Ghi ý chính của bài lên bảng - Về nhà đọc lại bài nhiều lần, chú ý đọc đúng những từ khó. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng và nêu nội dung. - Cùng GV nhận xét, đánh giá. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Lắng nghe và đọc thầm theo. - HS đọc đồng thanh. - Lắng nghe. - HS đọc năm mươi nghìn - Lắng nghe, ghi nhớ. - 5 đoạn. - HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài lần 1. + HS1: 50000 bức tranh...đáng khích lệ + HS 2: UNICEF VN ... sống an toàn +HS 3: Được phát động từ...Kiên Giang. + HS 4: Chỉ cần điểm qua... giải ba. + HS5: Phần còn lại. - Luyện đọc cá nhân. - Quan sát, nhận xét. - Chú ý luyện ngắt nghỉ hơi đúng. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài lần 2. - Lắng nghe và đọc chú giải SGK. - HS luyện đọc trong nhóm đôi. - Lớp đọc thầm theo. - HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: 1. Em muốn sống an toàn. + Tên chủ điểm muốn nói đến ước mơ, khát vọng của thiếu nhi về một cuộc sống an toàn. 2. Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gởi vể Ban tổ chức. 3. Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là ATGT rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, Gia đình em được bảo vệ an toàn. Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường, ... 4. Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ. + Là thể hiện điều mình muốn nói qua những nét vẽ, màu sắc trong tranh. 5. Có tác dụng tóm tắt cho người đọc nắm được những thông tin và số liệu nhanh. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Thực hiện nối tiếp nhau đọc. - Đọc với giọng thông báo tin vui, rõ ràng, mạch lạc, tốc độ hơi nhanh. - Lắng gnhe và đọc thầm theo. - 5 HS đọc 5 đoạn của bài trước lớp. - HS luyện đọc trong nhóm đôi. - Vài HS thi đọc trước lớp. - Nhận xét, bình chọn. - Cuộc thi vẽ em sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông - 2 HS nhắc lại ý chính. - Lắng nghe, thực hiện -------- cc õ dd -------- Tiết 4: KHOA HỌC Tiết 47 Bài: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống. II. Đồ dùng dạy-học: - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1. Bóng tối xuất hiện ở đâu? 2. Khi nào bóng của một vật thay đổi? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: Ánh sáng rất cần cho hoạt động sống của con người, động vật, thực vật. Tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu xem ánh sáng cần cho thực vật như thế nào? Nhu cầu về ánh sáng của mỗi loài thực vật ra sao? HĐ 2. HDHS tìm hiểu vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật - Các em hãy làm việc nhóm 4, quan sát hình SGK/94 , 95 và trả lời các câu hỏi sau: 1. Em có nhận xét gì về cách mọc của những cây đậu trong hình 1? 2. Cây có đủ ánh sáng (mặt trời) phát triển thế nào? 3. Cây sống ở nơi thiếu ánh sáng (mặt trời) thì sao? 4. Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng? - Yêu cầu HS xem hình 2 và trả lời câu hỏi: Vì sao những bông hoa này có tên là hoa hướng dương? Kết luận: Ánh sáng rất cần cho sự sống của thực vật. Ngoài vai trò giúp cho cây quang hợp, ánh sáng còn ảnh hưởng đến quá trình sống khác của thực vật như: hút nước, thoát hơi nước, hô hấp, sinh sản,... không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống. - Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK/95. HĐ 3. Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật - Đặt vấn đề: Cây xanh không thể sống thiếu ánh sáng mặt trời nhưng có phải mọi loài cây đều cần một thời gian chiếu sáng như nhau và đều có nhu cầu được chiếu sáng mạnh hoặc yếu như nhau không? - Các em hãy thảo luận nhóm 6 để trả lời các câu hỏi sau: 1. Tại sao có một số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng... được chiếu sáng nhiều? Một số loài cây khác lại sống được ở trong rừng rậm, trong hang động? 2. Hãy kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng? 3. Nêu một số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt. - Cùng HS nhận xét, bổ sung Kết luận: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của mỗi loài cây, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp kĩ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng ... THCS Hoàng Văn Thụ. + Tình trạng hiện tại: Tốt 2. Khu chợ trung tâm xã: + Tình trạng hiện tại: Nhiều rác, có nhiều chỗ hư hỏng, xuống cấp. + Biện pháp giữ gìn: Có biển cấm xả rác, bổ sung thêm thùng đựng rác và tu sửa. 3. Đài tưởng niệm Liệt sĩ. + Tình trạng hiện tại: nhiều cỏ, rác xung quanh + Biện pháp giữ gìn: Cần làm cỏ xung quanh, quét dọn hàng ngày... - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe, thực hiện: a. đúng. b. sai. c. sai. - Lắng nghe, ghi nhớ. - 1 HS đọc to trước lớp - Lắng nghe, thực hiện. -------- cc õ dd -------- Tiết 6: ĐỊA LÝ Tiết 24 Bài: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh. + Vị trí: nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn. + Thành phố lớn nhất cả nước. + Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn: các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển. - Chỉ được Thành phố Hồ chí Minh trên bản đồ ( lược đồ). II. Đồ dùng dạy-học: - Các bản đồ: hành chính, giao thông VN. - Tranh, ảnh về TP Hồ Chí Minh do GV và HS sưu tầm. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1. Nêu dẫn chứng cho thấy đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển nhất nước ta? 2. Hãy mô tả chợ nổi trên sông? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: Trong số các thành phố lớn vùng đồng bằng Nam Bộ có 1 thành phố hết sức nổi tiếng vì từ nơi này, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. Đó là TPHCM. TP Hồ Chí Minh có những đặc điểm gì nổi bật? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. HĐ 2. HDHS tìm hiểu về: Thành phố lớn nhất cả nước. - Yêu cầu HS quan sát lược đồ TPHCM. 1. Thành phố nằm bên sông nào? 2. Thành phố đã có bao nhiêu tuổi? 3. Thành phố được mang tên Bác từ năm nào? - Các em tiếp tục quan sát lược đồ thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau: + Chỉ vị trí của TPHCM trên lược đồ và cho biết thành phố tiếp giáp những tỉnh nào? + Từ TP có thể đi tới các tỉnh khác bằng những đường giao thông nào? - Treo bản đồ hành chính, giao thông VN, gọi HS lên bảng chỉ vị trí, giới hạn của TPHCM và các loại đường giao thông từ TPHCM đi đến các nơi khác. - Gọi HS đọc bảng số liệu. - Dựa vào bảng số liệu, em hãy so sánh về diện tích và số dân của TPHCM với các thành phố khác. - Các em hãy so sánh với HN xem diện tích và dân số của TPHCM gấp mấy lần Hà Nội? Kết luận: TP Hồ Chí Minh là TP lớn nhất cả nước, nằm bên sông Sài Gòn. TP được mang tên Bác từ năm 1976. HĐ 3. Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn. - Dựa vào tranh, ảnh, bản đồ và vốn hiểu biết, các em hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau: 1. Kể tên các ngành công nghiệp của TPHCM? 2. Nêu những dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm kinh tế lớn của cả nước? 3. Nêu dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm văn hóa, khoa học lớn? 4. Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở TPHCM? - Gọi đại diện các nhóm trình bày Kết luận: TPHCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Các sản phẩm công nghiệp của TP rất đa dạng, được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và xuất khẩu. TP cũng là trung tâm văn hóa, khoa học lớn của cả nước. - Gọi HS đọc mục ghi nhớ SGK/130. 4. Củng cố, dặn dò: - Trò chơi: Gắn hình vào ô thích hợp. - Thầy có bảng kẻ sẵn 3 cột tương ứng với 3 nội dung, nhiệm vụ của các em là lên gắn các hình vào cột thích hợp. Bạn nào gắn đúng, nhanh, bạn đó thắng - Cùng HS nhận xét, tuyên dương bạn thắng cuộc. - Về nhà xem lại bài, có đi du lịch ở TP HCM nhớ ghi lại các nơi đã đến về kể cho các bạn nghe. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1. Hàng năm đồng bằng Nam Bộ tạo ra được hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. 2. Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về. Trên mỗi xuồng, ghe người dân buôn bán đủ thứ, nhưng nhiều nhất là hoa, quả như: mãng cầu, sầu riêng, chôm chôm,... các hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra ngay trên sông tại các xuồng ghe, tạo một khung cảnh rất nhộn nhịp và tấp nập. - Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Quan sát lược đồ. 1. Sông Sài Gòn. 2. TP đã có hơn 300 tuổi. 3. Từ năm 1976 TP mang tên Bác. - Làm việc nhóm đôi. - Đại diện nhóm trả lời: + TP tiếp giáp với các tỉnh: Bà Rịa Vũng tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. + Đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. - Vài HS lên bảng chỉ và nói vị trí, giới hạn của TPHCM và các loại đường giao thông từ TPHCM đi đến các nơi khác. - 1 HS đọc bảng số liệu. - So với các TP khác, thì diện tích TPHCM lớn nhất cả nước và có số dân nhiều nhất. - Diên tích và dân số TPHCM gấp 2 lần Hà Nội. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Làm việc nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày: 1. Các ngành công nghiệp: điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may... 2. Nơi đây là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Có nhiều chợ, siêu thị lớn: chợ Bến Thành, siêu thị Metro, Makro, chợ Bà Chiểu, chợ Tân Bình, bên cạnh đó có cảng Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất là các đầu mối giao thông quan trọng. 3. Trung tâm văn hóa: Nơi đây có bảo tàng chứng tích chiến tranh, khu lưu niệm Bác Hồ, bảo tàng Tôn Đức Thắng, có nhà hát lớn,có nhiều khu vui chơi, giải trí. + Trung tâm khoa học lớn: Nơi đây có nhiều trường đại học lớn và viện nghiên cứu các bệnh nhiệt đới. 4. Các trường đại học như: ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Kỹ thuật, ĐH Y dược, ĐH Sư phạm, ĐH Kinh tế,... Một số khu vui chơi giải trí lớn như: Công viên nước Đầm Sen, khu du lịch Suối Tiên,... - Lắng nghe, ghi nhớ. - Vài HS đọc to trước lớp - 3 HS lên bảng thực hiện: + Hình 3a,b, 4: trung tâm kinh tế. + Hình 2,5: Trung tâm văn hóa - Cùng GV nhận xét, bình chọn. - Lắng nghe, thực hiện. -------- cc õ dd -------- Tiết 7: LỊCH SỬ Tiết 24 Bài: ÔN TẬP I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV) (tên sự kiện, thời gian xảy ra sự kiện). - Ví dụ: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước; năm 981, cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất, - Kể lại một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV). II. Đồ dùng dạy-học: - Bảng thời gian - Một số tranh, ảnh lấy từ bài 7 - bài 19 III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1. Hãy kể tên các tác phẩm và tác giả tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê? 2. Em hãy nêu tên các công trình khoa học tiêu biểu và tác giả của các công trình đó ở thời Hậu Lê? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài: Tiết Lịch sử hôm nay, các em sẽ ôn lại các kiến thức đã học từ bài 7 đến bài 19. HĐ2. HD Ôn tập các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến TK XV. - Treo băng thời gian lên bảng. - Các em hãy suy nghĩ, xem lại bài, sau đó thầy gọi các em lên gắn nội dung của từng giai đoạn tương ứng với thời gian trong bảng. - Gọi HS lên thực hiện - Cùng cả lớp nhận xét, sau đó gọi HS nói sự kiện lịch sử với thời gian tương ứng. - Gọi HS đọc lại toàn bộ bảng. HĐ 2. HD làm bài tập: Câu 1 SGK/53 - Các em hãy thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Buổi đầu độc lập, thời Lý, Trần, Hậu Lê đóng đô ở đâu? Tên gọi nước ta ở các thời kí đó là gì? Câu hỏi này thầy đã kẻ thành bảng thống kê, nhiệm vụ của các em là hoàn thành bảng và dựa vào bảng để trả lời câu hỏi trên. - Cùng HS nhận xét, bổ sung đi đến kết quả đúng. HĐ 3. HD làm bài tập: Câu 2 SGK/53. - Gọi HS đọc câu hỏi 2 SGK/53. - Câu hỏi này thầy cũng kẻ thành bảng, các em hãy thảo luận nhóm 4 đọc SGK để hoàn thành. Dựa vào bảng, các em trả lời câu hỏi trên. - Cùng HS nhận xét, bổ sung. HĐ 4. Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học. (Câu hỏi 3 SGK/53) - Treo bảng phụ viết định hướng kể, gọi HS đọc to trước lớp. - Thầy sẽ tổ chức cho các em thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học. Các em nên kể theo định hướng trên bảng. Bạn nào kể đúng, lưu loát, hấp dẫn sẽ là người thắng cuộc. - Cùng HS nhận xét, tuyên dương HS kể tốt. 4. Củng cố, dặn dò: - Các em cần ghi nhớ các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 4 giai đoạn lịch sử vừa học. - Những em nào chưa kể trên lớp thì về nhà tập kể cho người thân nghe. - Nhận xét tiết học. - 2 HS trả lời 1. Nguyễn Trãi với tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Vua Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân với các tác phẩm thơ... 2. Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên , Lam Sơn thực lục và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh. - Cùng GV nhận xét, đánh giá. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Quan sát. - Suy nghĩ, nhớ lại bài đã học. - Lần lượt lên bảng gắn nội dung sự kiện - 1 HS đọc to trước lớp. - Lắng nghe, thảo luận nhóm đôi. - Lần lượt trình bày (mỗi nhóm 1 ý). - Nhận xét, bổ sung. - 1 HS đọc to trước lớp. - Chia nhóm 4 hoàn thành bảng. - Nhận xét, bổ sung. - 1 HS đọc to trước lớp: + Sự kiện lịch sử: Sự kiện đó là sự kiện gì? xảy ra lúc nào? xảy ra ở đâu? Diễn biến chính của sự kiện? Ý nghĩa của sự kiện đó đối với lịch sử dân tộc. + Nhân vật lịch sử: Tên nhân vật đó là gì? Nhân vật đó sống ở thời kì nào? Nhân vật đó có đóng góp gì cho lịch sử nước nhà? - HS lần lượt xung phong kể (có thể dùng thêm tranh, ảnh) về sự kiện, nhân vật lịch sử mà mình chọn. * Em xin kể về Chiến thắng Chi Lăng xảy ra năm 1428 tại Ải Chi Lăng. + Khi quân địch đến, kị binh của ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải. + Kị binh của giặc thấy vậy ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy. + Khi kị binh giặc đang bì bõm lội qua đầm lầy thì loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy. Lập tức hai bên sườn núi, những chùm tên và những mũi lao vun vút phóng xuống. Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết tại trận. + Quân bộ của địch cũng gặp phải mai phục của quân ta, lại nghe tin Liễu Thăng chết thì hoảng sợ, bỏ chạy thoát thân. Thế là mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh bị tan vỡ. - Cùng GV nhận xét, bình chọn. - Lắng nghe, thực hiện -------- cc õ dd --------
Tài liệu đính kèm: