Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 11

Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 11

LUYỆN TẬP

I/ Mục tiêu:

 -Làm được các phép trừ trong phạm vi các số đã học, biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp

II/Chuẩn bị:

- GV: Bộ đồ dùng dạy toán. Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2, 4 trong VBT trang 33.

- HS :Bộ đồ dùng học toán, phấn, bảng con.

III/Các hoạt động dạy học.

1/ Bài cũ:

- Gọi 2 HS K lên bảng thi làm bài tập ;5 - 2 = 3: 5 – 4 = 1 ; 3 + 2 = 5

- Cả lớp làm vào bảng con

- GV nhận xét cho điểm.

2/Bài mới:

* Giới thiệu bài (trực tiếp)

 

doc 21 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 11 Thứ hai ngày 5 tháng11 năm 2012
 Chào cờ tuần 11
Toán
luyện tập
I/ Mục tiêu:
 -Làm được các phép trừ trong phạm vi các số đã học, biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp 
II/Chuẩn bị:
- GV: Bộ đồ dùng dạy toán. Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2, 4 trong VBT trang 33.
- HS :Bộ đồ dùng học toán, phấn, bảng con...
III/Các hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ: 
- Gọi 2 HS K lên bảng thi làm bài tập ;5 - 2 = 3: 5 – 4 = 1 ; 3 + 2 = 5
- Cả lớp làm vào bảng con
- GV nhận xét cho điểm.
2/Bài mới: 
* Giới thiệu bài (trực tiếp)	
* HĐ1: HD HS làm bài tập trong vở bài tập.
 Bài 1: 1 HS G nêu yêu cầu bài tập ( Tính)
- GV gọi 1HS TB, 2 Y lên bảng làm 2 phép tính đầu, ở dưới làm bài vào VBT.
- GV giúp đỡ HS TB, Y
- GV gọi 3 HS K, TB, Y lên bảng làm ( HS K, G làm cả bài, ở dưới làm vào VBT. ( Lưu ý HS cách viết kết quả phép tính theo cột dọc)
- HS và GV nhận xét bài trên bảng.
Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập. ( tính ) Làm cột 1
 - HS G nêu cách cách làm ( Chẳng hạn: 3 – 1 - 1 = 1, lấy 3 trừ 1 còn 2 , lấy 2 trừ tiếp đi 1 còn 1 ).
 - HS làm đồng loạt vào VBT.
 - GV quan tâm giúp đỡ HS TB, Y. ( HS TB, Y làm) 
 - Gọi 3 HS K, TB, Y lên làm vào bảng GV chuẩn bị. 
 - HS trong bàn đổi vở kiểm tra cho nhau. GV nhận xét.
Giáo viên kết luận: BT 1, 2 củng cố phép trừ trong phạm vi 5 và cách viết kết quả phép tính theo cột dọc.
Bài 3: GV nêu và hướng dẫn HS nêu cách làm bài. (Số )
- GV chỉ vào :5 - 2 4 và hỏi ta phải viết dấu gì ? (HS G trả lời: ta lấy 5 trừ 2 bằng 3, ta thấy 3 bé hơn 4, phải điền dấu bé ) - GV chốt ý đúng rồi gọi 3 HS K, G lên bảng làm bài .- HS và GV nhận xét bài trên bảng.
 ? BT 3 giúp ta củng cố kiến thức gì. (HS: Củng cố bảng trừ, làm tính trừ trong phạm vi 5 và so sánh số, điền dấu .)
Bài 4: Cho HS quan sát tranh và nêu bài toán.” Viết phép tính thích hợp:
Câu a: Trên cành cây có 5 con chim, 2 con bay đi. Hỏi còn lại mấy con chim?
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp xem nên viết phép tính gì vào ô trống.(viết phép tính trừ)
 - HS tự làm bài vào VBT. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
- Gọi HS K, G nêu phép tính và kết quả.
 Giáo viên kết luận: BT 4 giúp ta tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
3/Củng cố,dặn dò.
 Giáo viên kết luận: Tiết luyện tập này giúp các em củng cố phép tính trừ trong phạm vi 5 
- HS 2-3 em đọc bảng trừ trong phạm vi 5 .
 - Dặn HS về làm BT và xem trước tiết 36
..
Học vần: 
Bài 42 : ưu - ươu
I/ Mục tiêu:
 -HS đọc và viết được: ưu,ươu, trái lựu, hươu sao; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề :Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bộ chữ dạy tiếng việt. Tranh minh họa sgk.
- HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy học:
 *Hoạt động1 : Bài cũ 	
- 1HS đọc : buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu, già yếu.. 
- 1 HS K đọc câu ứng dụng của bài.
- Lớp viết các từ hiểu bài, yêu cầu vào bảng con.
- GV nhận xét, cho điểm.
 tiết 1
Hoạt động 2: Bài mới 
*Giới thiệu bài. (qua bài cũ).
*HĐ1: Nhận diện vần ưu.
- HS dùng bộ chữ ghép vần ưu . (Cả lớp ghép ).
- HS đọc trơn vần ưu. (Cả lớp đọc )
? Phân tích vần ưu. (HS: TB , Y phân tích; HS : K, G bổ xung)
- GV nhận xét .
- GV cho HS phát âm lại vần ưu. ( HS phát âm đồng thanh, nhóm, cá nhân 
*HĐ 2: Đánh vần.
- HS đánh vần vần ưu. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
? Vần ưu đánh vần như thế nào. (HS K, G đánh vần trước)
- Yêu cầu HS đánh vần vần ưu. ư- u- ưu (HS: đánh vần lần lợt ). 
- GV chỉnh sửa cách đánh vần cho HS.
- GV lưu ý gọi HS: TB, Y đánh vần.
? Muốn có tiếng Lựu ta phải thêm âm và dấu gì . (HS : TB trả lời Y nhắc lại)
- HS dùng bộ ghép chữ để ghép. (HS: đồng loạt ; 1 HS: G lên bảng ghép). ? Phân tích tiếng lựu . (HS: TB, Y phân tích, HS: K, G nhận xét, bổ xung).
GV nhận xét .? Đánh vần tiếng lựu . lờ- ưu- lưu- nặng – lựu (HS: K, G đánh vần, TB, Y đánh vần lại).
- GV cho HS quan sát tranh và rút ra từ khóa: trái lựu.
- HS đánh vần và đọc trơn từ khóa: trái lựu. ( HS đọc cá nhân, nhóm,lớp ).
- GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS	
* Vần : ươu ( Quy trình tương tự )
? So sánh vần ưu với ươu. (HS: K, TB so sánh, HS: Y lắng nghe và nhắc lại).
*HĐ 3:Hướng dẫn viết.
 - GV viết mẫu vần ưu, trái lựu. GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. 
- GV lưu ý nối giữa các con chữ l với ưu và vị trí của dấu nặng. (HS: quan sát )
- HS viết bảng con: ưu, trái lựu.
- GV theo dõi giúp HS TB, Y viết bài.
- GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
*HĐ 4 : Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Đọc từ ứng dụng : ( HS: K, G đọc trớc.HS TB, Y đọc lại )
? Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. ( 2HS TB lên bảng thi gạch: cừu, mưu, rượu, bướu)
- HS TB, Y đọc đánh vần từng tiếng sau đó đọc từ.
- GV có thể giải thích một số từ ngữ: mưu trí, bầu rựơu...
- GV đọc mẫu.
- HS đọc lại nhóm, lớp, cá nhân.
Giải lao chuyển tiết 2
*HĐ1: Luyện đọc . 
- HS luyện đọc lại vần mới học ở tiết 1. ( HS : lần lượt đọc )
- GV gọi HS TB, Y luyện đọc nhiều hơn, chủ yếu đánh vần và đọc: HS K, G theo dõi nhận xét.
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng và rút ra câu ứng dụng:Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối.Nó thấy bầy, hươu nai đã ở đấy rồi.
- HS khá giỏi đọc trớc, HS TB, Yđọc lại. Đọc theo nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
? Tìm những tiếng chứa vần vừa học. HS: K, TB tìm trước HS Y nhắc lại: hươu, cừu
- GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) 
*HĐ2:Luyện nói.
- HS đọc tên bài luyện nói: Hổ, báo, gấu, hơu, nai, voi. .(HS: K, G đọc trớc, HS TB, Y nhắc lại).
? Trong tranh vẽ những con vật nào ( HS: hổ, báo, gấu, hơu, nai, voi.... ).
? Những con vật này sống ở đâu . ( sống ở trong rừng...).
? Trong những con vật này, con nào thịt, con nào ăn cỏ. (HS: trả lời ...).
- GV quan sát giúp đỡ 1 số cặp còn cha hiểu rõ câu hỏi.
- Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS: Các cặp lần lươt lyện nói ). 
- GV nhận xét khen ngợi những cặp làm tốt.
*HĐ3: Luyện viết vào vở tập viết.
- HS viết vào vở tập viết vần:ư u, ươu, trái lựu, hươu sao.
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
- GV nhận xét và chấm bài cho HS.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo. (theo thứ tự và không theo thứ tự)
? Tìm những tiếng có vần vừa học.(Tất cả HS đều tìm)
- Dặn HS học bài ở nhà và làm bài tập, xem trước bài 43.
Thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2012
 Học vần
 Bài 43: ôn tập
I/ Mục tiêu:
- HS đọc được các vần kết thúc bằng: u hay o.các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Viết được các vần , từ ngữ ứng dụng từ bài 38 đến bài 43.
-Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể :Sói và Cừu 
-HS khá giỏi kể được 2, 3 đoạn truyện theo tranh
.II/ Đồ dùng dạy học:	
- GV: Bảng ôn ( trang 76 - SGK , HĐ 1- 2;T1). Tranh minh họa sgk
- HS: bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 	
- Gọi 2 HS lên bảng đọc và viết chú cừu, mưu trí, bầu rượu, bướu cổ. Đọc câu ứng dụng: Buổi trưa, cừu chạy theo mẹ ra bờ suối, nó thấy bầy hươu nai đã ở đấy rồi.
- GV HS nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới:	Tiết 1
*Giới thiệu bài. (qua bài cũ).
*HĐ1: Ôn tập các vần vừa học.
- GV treo bảng ôn 1, yêu cầu 1 HS G lên bảng chỉ và đọc to các vần ở bảng ôn đã học trong tuần các vần kết thúc bằng u và o
- GV đọc vần HS K chỉ chữ.
- GV chỉ chữ ( không theo thứ tự ). HS TB đọc vần ( HS: đọc nhóm cả lớp, cá nhân)
- GV chỉnh sữa phát âm cho HS.
*HĐ 2: Ghép chữ thành vần.
- GV cho HS ghép (dùng bộ chữ ghép) các chữ ở cột dọc và dòng ngang của bảng ôn để tạo thành vần au, ao, eo, âu, êu, iu, iêu, yêu, ươu và cho HS đọc .
? Trong bảng ôn ô tô màu có ý nghĩa gì. (HS: K, G trả lời).
- GV ghi vào bảng ôn
- Tương tự GV cho HS dùng bộ chữ lần lượt ghép hết các chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang và điền vào bảng ôn các vần như trên.
- Gọi hai HS K, G lên bảng chỉ bảng đọc. (HS: Đọc cá nhân, nhóm, lớp).
- GV chỉnh sữa phát âm cho HS. 
*HĐ 3 : Đọc từ ngữ ứng dụng.
? Bài ôn hôm nay có những từ ứng dụng nào. ( HS: ao bèo, cá sấu, kì diệu 
- GV ghi các từ ứng dụng lên bảng ( 1HS G đọc trước, cả lớp đọc lại). 
- HS: Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sữa phát âm cho HS.
- GV giải nghĩa một số từ: cá sấu, kì diệu...
- GV đọc mẫu, HS đọc lại.
*HĐ 4 : Tập viết từ ngữ ứng dụng.
- GV viết mẫu các từ cá sấu, kì diệu lên bảng, vừa viết hớng dẫn cách viết. 
- HS viết vào bảng con. GV quan sát và nhận xét.
- GV lưu ý các nét nối giữa các chữ, vị trí của dấu thanh.
- HS tập viết từ cá sấu trong vở tập viết.
 Giải lao chuyển tiết 2
*HĐ1: Luyện đọc. 
- GV cho HS luyện đọc lại bài 1. ( HS : lần lượt đọc lớp, nhóm, cá nhân )
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS K, G theo dõi nhận xét.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
Đọc câu ứng dụng .
- HS quan sát tranh GV giới thiệu: Bức thanh vẽ gì? 
- Qua hình ảnh của bức tranh, các em thấy được điều gì.? (HS: nhà sáo sậu ở trên dãy núi cao, nó ưa nơi thoáng mát.)
- HS đọc câu ứng dụng: Nhà sáo sậu ở sau dãy núi. Sáo ưa nơi khô ráo, có nhiều châu chấu, cào cào. 
 ( HS G đọc trớc , TB, Y đọc lại đọc theo nhóm, lớp).
 - GV chỉnh sữa phát âm cho HS, khuyến khích các em đọc trơn. 
*HĐ2: Kể chuyện: Sói và cừu
- GV kể lại câu chuyện một cách diễn cảm, có kèm theo các tranh minh họa trong SGK 
- HS lắng nghe và quan sát tranh. (HS thảo luận theo nhóm 4 em).
- GV có thể đa ra câu hỏi gợi ý:
? Tranh 1: Muốn diễn tả nội dung gì. ( HS: Kể về một con sói đi tìm thức ăn, bỗng gặp cừu)
 Sói và cừu đang làm gì? Sói đã trả lời cừu như thế nào?
? Tranh 2 : Sói đã nghĩ và hành động ra sao. ( HS: Sói nghĩ con mồi này không thẻ chạy thoát được ). 
? Tranh 3: Liệu cừu có bị ă thịt không. ( không )
 Điều gì sảy ra tiếp đó? ( người trăn cừu đã phát hiện ra và cho nó một gậy.)
? Tranh 4: Như vạy chú cừu thông minh của chúng ta như thế nào? ( được cứu thoát )
- HS quan sát tranh và tập kể trong nhóm
- GV quan sát giúp đỡ các nhóm kể lại nội dung truyện theo từng tranh
- GV gọi đại diện các nhóm thi kể theo tranh, nhóm nào kể tốt nhất nhóm đó thắng cuộc.
- GV nhận xét chọn ra nhóm thắng cuộc.
- GV đó chính là ý nghĩa câu chuyện. Gọi vài HS K, G nhắc lại.
- GV câu chuyện khuyên chúng ta không nên quá kiêu căng, độc ác, phải thông minh, nhanh trí, tự tin vào bản thân mình.
*HĐ3: Luyện viết.
- HD HS tập viết các từ ngữ còn lại trong vở tập viết. Kì diệu.
- GV quan sát giúp đỡ HS về cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi.... ... : K, TB so sánh, HS: Y lắng nghe và nhắc lại
*HĐ3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Đọc từ ứng dụng : ( HS: K, G đọc trước.HS TB, Y đọc lại )
? Yêu cầu gạch chân những vần vừa học có trong tiếng của các từ ứng dụng. ( 2HS TB lên bảng thi gạch: thân, gần, khăn, dặn.)
- HS TB, Y đọc đánh vần từng tiếng sau đó đọc từ.
- GV có thể giải thích một số từ ngữ : Khăn rằn, bạn thân, gần gũi,...
- GV đọc mẫu.
- HS đọc lại nhóm, lớp, cá nhân.
 *HĐ 4 : Hướng dẫn viết.
- GV viết mẫu vần ân, cái cân. GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. 
- GV lưu ý nét nối giữa các con chữ như: â với n , vần ân với c và vị trí của dấu sắc ...(HS: quan sát )
- HS viết bảng con ;
- GV theo dõi giúp HS TB, Y viết bài.
- GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
Tiết 2
*HĐ1: Luyện đọc . 
- HS luyện đọc lại vần mới học ở tiết 1. ( HS : lần lượt đọc )
- GV gọi HS TB, Y luyện đọc nhiều hơn, chủ yếu đánh vần và đọc: HS K, G theo dõi nhận xét.
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng và rút ra câu ứng dụng:Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn.
- HS khá giỏi đọc trước, HS TB, Yđọc lại. Đọc theo nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
? Tìm những tiếng chứa vần vừa học. HS: K, TB tìm trước HS Y nhắc lại: thân, lặn
- GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) 
*HĐ2: Luyện nói.
- HS đọc tên bài luyện nói: Nặn đồ chơi. .(HS: K, G đọc trước, HS TB, Y nhắc lại).
? Trong tranh vẽ những gì ( HS: Các bạn nhỏ đang nặn đồ chơi,.... ).
? Nặn đồ chơi có thích không . ( thích ).
? Lớp mình những ai đã nặn được đồ chơi. (HS: trả lời ...).
? Em hãy kể về công việc nặn đồ chơi của mình cho cả lớp nghe (HS:K, G trả lời, HS TB, Y nhắc lại...)
? Em đã bao giờ nặn đồ chơi tặng ai chưa? 
- GV quan sát giúp đỡ 1 số cặp còn chưa hiểu rõ câu hỏi.
- Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS: Các cặp lần lượt luyện nói ). 
- GV nhận xét khen ngợi những cặp làm tốt.
*HĐ3: Luyện viết vào vở tập viết.
- HS viết vào vở tập viết vần : ân, ăn, cái cân, con trăn.
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
- GV nhận xét và chấm bài cho HS. 
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo. ( theo thứ tự và không theo thứ tự)
? Tìm những tiếng có vần vừa học.(Tất cả HS đều tìm)
- Dặn HS học bài ở nhà và làm bài tập, xem trước bài 43.
.
TH luyện viết
Bài 42,43,44
 Mục tiêu:
Giúp học sinh luyện viết chữ, viết được chữ rõ ràng, đẹp, đúng mẫu chữ ở vở thực hành: bài 42,43, 44
Rèn tính cẩn thận cho hs khi viết chữ.
Học sinh khá viết hết các bài.
Thực hành viết:
 1.Quan sát mẫu:
Cho hs quan sát bài mẫu trên bảng, nhận xét .
 Ua, ưa, ca múa, cà chua, bò sữa; trưa hè, mùa dưa, ngủ trưa;..
Giáo viên hướng dẫn hs đọc bài viết.
Giáo viên hướng dẫn cách viết bài, hs theo dõi.
Cho hs viết bảng con số từ khó viết: cá sấu, ao bèo, kì diệu, than đá, bàn ghế, rau cần, bạn thân.Cho hs đọc lại bài viết.
2.Học sinh viết bài vở:
Giáo viên quan sát uốn nắn hs, gv chú ý hs yếu.
GV thu chấm số bài
Nhận xét tuyên dương HS viết đẹp.
 3.Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà luyện viết thêm.
.
Thứ sáu ngày 9 tháng 11năm 2012
Tập viết( tuần 9,10)
cái kéo, trái đào, sáo sậu...
chú cừu, rau non, thợ hàn...
I/ Mục tiêu:
-Viết đúng các chữ cái kéo, trái đào sáo sậu , líu lo, thợ hàn, dặn dò , kiểu chữ viết thường cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập 1
II/ Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ viết sẵn các từ: cái kéo, trái đào, sáo sậu.. chú cừu, rau non, thợ hàn..
 - HS: Vở tập viết, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 
- GV gọi 2HS K bảng viết các từ: cái cân, con trăn. Dưới lớp viết từ nhà sàn vào bảng con.
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới:
*Giới thiệu bài (trực tiếp).
*HĐ1: Giới thiệu các từ cần viết.
- GV cho học sinh quan sát các từ đã chuẩn bị trên bảng phụ.
- GV gọi 2HS K, G đọc trớc. HS TB, Y đọc lại. GV nhận xét.
*HĐ2: Hướng dẫn học sinh tập viết.
- GV cho HS quan sát các chữ mẫu đã viết trên bảng phụ và trả lời các câu hỏi.
? Từ “cái kéo” gồm có mấy tiếng ghép lại. (HS K, TB trả lời. HS Y nhắc lại).
? Tiếng “kéo” gồm có âm vần và dấu gì. (HS K, G trả lời: âm k vần eo và dấu sắc. HS TB, Y nhắc lại).
? Khi viết ta cần lưu ý điều gì. (HS: Cần lưu ý các nét nối giữa các con chữ và dấu thanh, độ cao của các con chữ).
? Từ “ trái đào” gồm có mấy tiếng ghép lại. (HS K, TB trả lời. HS G nhận xét).
? Tiếng “ đào” gồm có âm, vần gì. (HS K, G trả lời: âm đ và vần ao. HS TB,Y nhắc lại).
? Khi viết ta cần lu ý điều gì. (HS: Cần lưu ý các nét nối giữa các con chữ và dấu thanh).
? Từ “chú cừu” gồm có mấy tiếng ghép lại. (HS K, TB trả lời. HS Y nhắc lại).;
- GV HD HS viết vào bảng con lần lợt từng từ một. GV viết mẫu vừa viết vừa nêu qui trình viết. 
- HS đồng loạt viết vào không trung, sau đó viết lần lượt vào bảng con. 
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.	
- GV nhận xét sửa lỗi cho HS.
*HĐ2: HS viết bài vào vở tập viết.
- GV HD HS viết bài vào vở tập viết, GV nhắc HS viết bài vào vở cẩn thận, ngồi viết đúng tư thế. (HS: Đồng loạt viết).
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
- GV thu một số bài chấm, nhận xét về chữ viết, cách trình bày.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nhắc lại các nét nối giữa các con chữ trong tiếng, từ. (HS K, G nêu)
- Dặn HS về nhà tập viết những từ còn lại trong vở tập viết.
- HS luyện viết bài vào vở ô li cho đúng mẫu chữ. 
.
 Tự nhiên và xã hội
 gia đình.	
I/ Mục tiêu:
 -Kể được với bạn về ông, bà, bố , mẹ, anh, chị, em ruột trong gia đìng của mình và biết yêu quý gia đình
II/ Các KNS cơ bản:
Kĩ năng tự nhận thức: xác định vị trí của mình trong các mối quan hệ gia đình.
 Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhiệm một số công việc trong gia đình
Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
III/ Chuẩn bị:	
- GV: Các hình trong bài 11 SGK. 
- HS : Vở BT.
IV/ Các hoạt động dạy học :
1/ Bài cũ :
Gọi 1 HS K, G trả lời câu hỏi : 
? Ăn uống như thế nào để có được sức khoẻ tốt. GV nhận xét cho điểm. 
2/ Bài mới:	
*Khởi động: Trò chơI “Hớng dẫn giao thông”.
- HS: Hát hai bài hát; Cả nhà thương nhau, Ba mẹ là quê hương.
- GV giới thiệu bài mới.Gia đình là tổ ấm của chúng ta. ậ đó có ông bà cha mẹ anh, em 
*HĐ1: Làm việc với SGK.
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động :
GV nêu yêu cầu : Quan sát các hình ở bài 11 trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
? Gia đình Lan có những ai? Lan và những người trong gia đình đang làm gì?
? Gia đình Minh có những ai? Minh và những người trong gia đình đang làm gì
- HS từng cặp cùng nhau trao đổi.
- GV ghi tên các gia đình lên bảng và giúp các các nhóm trả lời câu hỏi.
Bước 2 : Kiểm tra kết quả hoạt động.
- Giáo viên gọi một số HS đại diện chỉ vào tranh và kể về gia đình Lan và Minh như lúc thảo luận trong nhóm. HS nhóm khác nghe, nhận xét và bổ xung.
- HS: K, G nêu, HS TB, Y nhắc lại.
 GV KL: Mỗi người đều có bố mẹ và những người thân khác như: Ông, bà, anh, chị em ..Mọi người đều chung sống trong một ngôI nhà gọi là gia đình. ..
*HĐ2. Em vẽ về tổ ấm của em.
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động .
- Giáo viên nêu yêu cầu :Vẽ về những người trong gia đình của em .
- HS làm việc cá nhân, từng em vẽ về những người trong gia đình mình.
- GV quan sát giúp HS TB,Y làm bài.
Bước 2: Triển lãm tranh.
- HS hoạt động theo nhóm: Mang những bức tranh của mình giới thiệu cho các bạn trong nhóm về những người trong gia đình mình. Sau đó chọn bức tranh đẹp nhất để triển lãm lên bảng với các nhóm bạn khác.
- GV và HS bình chọn bức tranh đẹp nhất 
- Giáo viên gọi HS K, G trả lời, HS TB, Y nhắc lại.
 GV KL: Các em đều có một gia đình thật là hạnh phúc và khen ngợi những HS làm việc chăm chỉ và vẽ đẹp.
* HĐ3: Đóng vai. 
Bước 1: Thảo luân nhóm 2 học sinh. 
- GV HD và giao nhiệm vụ: Các em hãy cùng nhau thảo luạn và phân công đóng vai trong các tình huống sau.
- Tình huống 1: Một hôm mẹ đI chợ về tay sách rất nhiều thứ. Em sẽ làm gì giúp mẹ lúc đó?
- Tình huống 2: Bà của Lan hôm nay bị mệt.Nừu em là Lan em sẽ làm gì hay nói gì với bà để bà vui và nhanh khỏi bệnh.
- HS làm việc theo cặp, thảo luận từng tình huống và tìm ra cách ứng xử hay.
- GV giúp đỡ HS TB, Y thảo luận.
Bước 2: Trình bày kết quả thảo luận .
- GV gọi đại diện một số cặp phát biểu,diễn lại tình huống1,2. 
– Cả lớp quan sát nhận xét.
- GV nhắc nhở khen HS làm việc tích cực, mạnh dạn, 
3 Củng cố, dặn dò:
? Em phảI làm gì để cha mẹ vui lòng .
- GV nhận xét, tuyên dương HS chăm học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài chưa tốt.
 - Dặn HS về nhà kể lại cho mẹ và những người thân trong gia đình những điều em đã học ở bài này. Xem trước bài 12.
.
Sinh hoạt 
Nhận xét tuần
 Sinh hoạt lớp:
- Gv yêu cầu HS thi đua học tập chào mừng 20/11.
- GV đánh giá, nhận xét về nề nếp học tập, VS trường lớp, VS cá nhân.
- Gọi lần lượt hai tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần 11 của tổ.
- Bình xét, xếp loại các tổ trong tuần.
- GV nhận xét tuyên dương HS học tốt trong tuần qua và nhắc nhở HS chưa đi học chuyên cần.
- Tổ chức trò chơi: Chim bay, cò bay.
- Phổ biến nội dung tuần tới.
..
Thể dục
Tư thế đứng cơ bản, đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang và đứngđưahai tay lên cao chếch chữ v; đứng kiễng gót, hai tay chống hông . tư thế đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông.
Trò chơi: chuyển bóng tiếp sức.
I/ mục tiêu:
-Biết cách thực hiện tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tảy ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch hình chữ v.
- biết cách thực hiện tư thế đứng kiễng gót, hai tay chống hông, đứng đưa một chân ra trước( làm theo gv)
- bước đầu làm quen với trò chơi.: chuyển bóng tiếp sức.
II/ chuẩn bị: Sân bãI, còi.
III/ các hoạt động DH:
1.Phần mở đầu.
 GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
 Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát
 Trò chơi:Diệt các con vật có hại
2.Phần cơ bản.
-Tập hợp 3 hàng dọc , đứng nghiêm, đứng nghỉ.
 GV nêu tên động tác sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác
- GV hd hs cách thực hiện tư thế đứng cơ bản và đưa hai tay ra trước, đưa hai tay dang ngang., đưa hai tay lên cao chếch chữ v. Cho hs làm 5 lượt.
- GV hd hs thực hiện cách đứng kiễng gót.
- GV làm hs làm theo gv 2 lượt. GV hô hs làm, gv chỉnh sửa.
- Gv làm mẫu tư thế đứng hai tay chống hông đưa một chân ra trước.
- Gv làm mẫu hs làm theo gv.
- HS hô lớp tập , GV theo dõi sửa .
 -GV cho dồn hàng 
3.Phần kết thúc
 Đứng vỗ tay,hát 1- 2 phút
 GV cùng HS hệ thống bài 
 GV nhận xét giờ hoc 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA CHAT T 11.doc