Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 01

Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 01

ÔN DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I.Mục tiêu:

-HS đọc rành mạch trôi chảy, bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật Nhà Trò, Dế Mèn.

-Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

-Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.

II Chuẩn bị:

HS:đọc trước bài ở nhà.

III -Các hoạt động dạy học

1.Ổn định:Hát

2.Kiểm tra:

 

doc 13 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T/N
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
22/8/2011
Sáng
SHDC
1
TĐ
1
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
T
1
Ôn tập các số đến 100 000
KH
1
Con người cần gì để sống ?
Chiều
TD
1
Giới thiệu chương trình – trò chơi chuyền bóng 
THKT TV
Ôn Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
THKT T
Ôn tập các số đến 100 000
Ba
23/8/2011
Sáng
CT
1
 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Chọn 2 b)
T
2
 Ôn tập các số đến 100 000 (tt)
LT&C
1
Cấu tạo của tiếng 
ĐL
1
Làm quen với bản đồ 
Chiều
KC
1
Sự tích hồ Ba Bể 
THKT TV
Ôn cấu tạo của tiếng
THKT T
Ôn tập các số đến 100 000 (tt)
Tư
24/8/2011
Sáng
TĐ
2
Mẹ ốm 
T
3
Ôn tập các số đến phạm vi 100 000 (tt)
TLV
1
Thế nào là kể chuyện ?
ĐĐ
1
Trung thực trong học tập (T1)
Chiều
THKT TV
Ôn Mẹ ốm
THKT T
Ôn tập các số đến phạm vi 100 000 (tt) 
HĐTT
Phổ biến nội quy học sinh, ổn định nề nếp lớp
Năm
25/8/2011
Sáng
LT&C
2
Luyện tập về cấu tạo của tiếng 
T
4
Biểu thức có chứa một chữ số 
KT 
1
Vật liệu dụng cụ cắt khâu .
LS
1
Môn lịch sử và địa lí
Chiều
AV
1
MT
1
Vẽ trang trí màu và cách pha màu
AN
1
Ôn tập 3 bài hát và ký hiệu ghi nhạc đã học lớp 3
Sáu
26/8/2011
Sáng
AV
2
TLV
2
Nhân vật trong truyện 
T
5
Luyện tập 
TD
2
Quay phải, quay trái, dàn hàng dồn hàng 
Chiều
THKT TV
Ôn nhân vật trong truyện
KH
2
Trao đổi chất ở người 
SHL
1
SHTK T1
TUẦN 1
Ngày dạy: 22 – 08 - 2011 Thực hành kiến thức Tiếng Việt
ÔN DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I.Mục tiêu:
-HS đọc rành mạch trôi chảy, bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật Nhà Trò, Dế Mèn..
-Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.
II Chuẩn bị:
HS:đọc trước bài ở nhà.
III -Các hoạt động dạy học 
1.Ổn định:Hát 
2.Kiểm tra:
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bài:
-Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
 -Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
 -Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp như thế nào?
*Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm
-GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.(Đọc chậm đoạn tả hình dáng, lời kể NhàTrò với giọng đáng thương, giọng Dế Mèn giọng mạnh mẽ)
 -HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi.
=>Đại diện nhóm trình bày.
 Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu bên tảng đá cuội.
 -Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.
 -Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy chưa trả thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường đe bắt chị ăn thịt
 -Lời nói của Dế Mèn: Em đừng sợ. 
-HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
-HS luyện đọc theo nhóm đôi
Thi đọc diễn cảm trước lớp
4 học sinh đọc
4.Củng cố: 
Nội dung bài nói lên điều gì?
Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ?
5. Dặn dò: Về đọc lại bài và trả lời câu hỏi.
Chuẩn bị: đọc và tìm hiểu bài: Mẹ ốm
-Những chi tiết nào trong bài bộc lộ tình yêu thưong sâu sắc của em nhỏ đối với mẹ?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thực hành kiến thức Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000
I.Mục tiêu
-Tiếp tục ôn tập về đọc, viết các số trong phạm vi 100000.
-HS biết phân tích cấu tạo số.
-Giáo dục học sinh nhanh nhẹn và chính xác.
II.Chuẩn bị:
 - Gv các bài tập.
III.Các hoạt động dạy – học 
1.Ổn định:Hát 
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV hướng dẫn học sinh làm bài.
 *Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a/ 7000, 8000 , , 11000, 12000, . 
b/ 0, 10000, 20000, .., .., ,
60000
-> GV hỗ trợ học sinh yếu cách viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Bài 2: Viết các số sau thành tổng:
a/ 8888, 7950, 6254
b/ 8765, 9765, 5421
-> GV hỗ trợ học sinh yếu cách viết thành tổng.
HS làm vào vở bài tập.
a/ 7000, 8000, 9000, 10000, 11000, 12000, 13000 
b/ 0, 10000, 20000, 30000 , 40000, 50000, 60000
HS làm bảng con
a/ 8888 = 8000 + 800 + 80 + 8
 7950 = 7000 + 900 + 50 
 6254 = 6000 + 200 + 50 + 4
b/ 8765 = 8000 + 700 + 60 + 5
 9765 = 9000 + 700 + 60 +5
5421 = 5000 + 400 + 20 +1 
4.Củng cố : 
 -Muốn tính chu vi của hình chữ nhật ta làm như thế nào ?
5.Dặn dò:
-Về nhà xem lại các bài tập 
-Chuẩn bị bài : Ôn tập các số đến 100000 ( tt)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy 23 – 08 – 2011 Thực hành kiến thức Tiếng Việt
ÔN CẤU TẠO CỦA TIẾNG 
I- Mục tiêu:
-Nắm được cấu tạo cơ bản (gồm 3 bộ phận ) của đơn vị tiếng trong tiếng Việt đó là âm đầu, vần và dấu thanh.
 -Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng trong câu tục ngữ ở bài tập số 1.
-Giúp học sinh biết phân biệt các bộ phân của tiếng trong khi phân tích tiếng.
II.Chuẩn bị:
III.Các hoạt động dạy học 
1.Ổn định:Hát 
2. Kiểm tra:
3.Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Bài 1: Phân tích cấu tạo từng tiếng trong câu tục ngữ.
- GV hỗ trợ những học sinh yếu phân tích cấu tạo.
Bài tập 2: Giải câu đố (HS giỏi).
HS thảo luận nhóm bàn à Thi đua nhau trình bày kết quả.
Tiếng
Âm đầu
vần
Thanh
nhiễu
điều
phủ
lấy
giá 
gương 
nh
đ
ph
l
gi
g
iêu
iêu
u
ây
a
ương
ngã
Huyền
Hỏi
Sắc
Sắc
ngang
HS thảo luận nhóm để giải câu đố.
-HS trình bày:
Là chữ ao.
4. Củng cố 
-Nêu cấu tạo của tiếng?
5.Dặn dò: 
-Về nhà học thuộc phần ghi nhớ
Chuẩn bị bài: Luyện tập về cấu tạo của tiếng.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Thực hành kiến thức Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000(tt)
I/ Mục tiêu: Củng cố cho học sinh về các số trong phạm vi 100000.
Củng cố cho học sinh cộng trừ số có 5 chữ số , nhân chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số.
II/ Các hoạt dộng dạy học.
1/ Oån định
2/ Kiểm tra:
HS hiện các phép tính sau
65432 =16543
87653 – 23451
3/ Bài mới:
* GV hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a/ 32758 + 48126 
b/ 83379 – 52441
c/ 65321 + 26385 
d/ 82100 – 3001
GV hỗ trợ học sinh yếu cách đặt tính và tính.
Bài 2: Đặt tính rồi tính 
a/ 1202 x 2
b/ 2623 x 4
c/ 10525 : 5
d/ 1585 : 5
GV hỗ trợ học sinh yếu cách đặt tính và tính
Hs làm vào bảng con
Kết quả:
a/ 80884
b/ 30938
c/ 91706
d/ 79099
HS làm vào bảng con
Kết quả:
a/ 2404
b/ 10492
c/ 2105
d/ 317
4/ Củng cố: 
HS thực hiện các phép tính sau: 34365 + 24561, 87456 – 45712
5/ Dặn dò: Về nhà xem lại bài
Chuẩn bị: ôn tập các số đến 100000 (tiếp theo)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy 24 – 08 – 2011 Thực hành kiến thức Tiếng Việt
ÔN MẸ ỐM
I / Mục tiêu:
-Hs đọc rành mạch trôi chảy, bước đầu biết đọc diễn cám, 2 khổ thơ giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
-Hiểu ý nghĩa của bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm .
II / Chuẩn bị:
III/ Các hoạt động dạy học 
1.Ổn định:Hát 
2.Kiểm tra: 
-Tìm những hình ảnh cho thấy chị Nhà Trò yếu ớt?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Tìm hiểu bài
-Những câu thơ sau muốn nói điều gì?
Lá trầu khô giữa khơi trầu
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
-Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào? 
-Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? 
-Luyện đọc diễn cảm
- GV đọc mẫu bài thơ giọng diễn cảm
-GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
=>Giáo dục một trường: yêu thương vâng lời và chăm sóc cha mẹ .	
- Một, hai HS đọc bài.
HS trả lời câu hỏi
+Khi mẹ bị ốm, lá trầu khô nằm giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được, Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được, ruộng vườn sớm trưa vắng bóng mẹ.
HS đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi:
+Cô bác xóm làng đến thăm – Người cho trứng, người cho cam – Anh y sĩ đã mang thuốc vào.
+Xót thương mẹ: 
Nắng mưa từ những ngày xưa,
 Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan,
 Cả đời đi gió đi sương,
 Bây giờ mẹ lại lần giường mà đi, Vì con mẹ khổ đủ điều,
 Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.
+Mong mẹ chóng khoẻ: Con mong mẹ khoẻ dần dần
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
-Nhận xét
4. Củng cố: 
-HS nêu ý nghĩa của bài thơ?
5.Dặn dò: 
-Về nhà học thuộc bài thơ.Chuẩn bị phần tiếp theo của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. 
-Đọc bài trả lời câu hỏi và tìm nội dung bài.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thực hành kiến thức Toán
ÔN TẬP BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ.
I/ Mục tiêu: 
-Củng cố cho học sinh về biểu thức có chứa 1 chữ.
-HS biết tính giá trị biểu thức có chứa một chữ.
-Giáo dục tính nhanh và chính xác.
II/ Các hoạt động dạy học.
1.Ổn định:Hát 
2.Kiểm tra:
-HS thực hiện: Tính giá trị biểu thức của 185 : n với n = 5
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập
*Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a/ Giá trị biểu thức của 370 + a với a là 20 là 
b/ Giá trị biểu thức của 860 – b với b = 500 là.
c/ Giá trị biểu thức của 200 + c với c = 4 là . 
d/ Giá trị biểu thức của 600 - x với x là 300 là .
-GV hỗ trợ học sinh yếu thực hiện tính để điền vào chỗ chấm.
*Bài 2: Viết vào ô trống
-GV hỗ trợ học sinh yếu thực hiện tính để viết vào ô trống
-HS làm vào vở:
a/ Giá trị biểu thức của 370 + a với a là 20 là: 370 + 20 = 390
b/ Giá trị biểu thức của 860 – b với b = 500 là 860 – 500 = 360
c/ Giá trị biểu thức của 200 + c với c = 4 là 200 + 4 = 204
d/ Giá trị biểu thức của 600 - x với x là 300 là 600 – 300 = 300
-HS àm vào vở bài tập
a/
a
5
10
20
25 + a
25 + 5 = 30
25 +10 = 35
25 +20 = 45
b/
c
2
5
10
296– c
296– 2 = 294
296-5 = 291
296-10 =286
4. Củng cố:
-HS thực hiện: Tính giá trị biểu thức 185 – b biết b = 7 
5. Dặn dò: 
-Về nhà xem lại bài.
-Chuẩn bị: Luyện tập về tính giá trị biểu thức.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hoạt động tập thể
PHỔ BIẾN NỘI QUY HỌC SINH, ỔN ĐỊNH NỀ NẾP LỚP 
I/ Mục tiêu:
-Giúp học sinh thực hiện nội quy học sinh, ổn định nề nếp lớp, bầu cán sự lớp.
-HS có kĩ năng thực hiện thực hiện tốt trong suốt năm học.
-Giáo dục thực hiện tốt nội quy học sinh, tích cực trong học tập 
II/ Chuẩn bị:
III/ Các hoạt động dạy học.
1.Ổn định:Hát 
2. kiểm tra:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt dộng 1: Phố biến nội quy học sinh
-GV phổ biến nội quy học sinh:
 + Đi học đều, đúng giờ
 + Mặc đồng phục phù hợp khi đến lớp
 + Bảo quản tài sản nhà trường
 + Không nói tục, chửi thề
 + Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo, người lớn tuổi
 + ..............
-Giáo dục: Thực hiện đúng và nghiêm túc nội quy học sinh 
*Hoạt động 2: Bầu cán sự lớp 
- Học sinh giới thiệu cán sự lớp
- Học sinh bầu cán sự lớp: Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng
- GV giao nhiệm vụ cụ thể
*Hoạt động 3: Ổn định nề nếp lớp
- Phân công học sinh truy bài báo cáo giáo viên mỗi ngày
- Học tập nghiêm túc , không đùa giỡn trong giờ học
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
- Giúp đỡ bạn tro ng học tập 
- ..............
- Giáo dục học sinh thực hiện nghiêm túc nề nếp lớp
-HS lắng nghe các yêu cầu sau:
- Học sinh ghi vào sổ tay
- Đại diện trình bày lại
- Học sinh bầu bằng cách giơ tay đồng ý
- Cả lớp thống nhất các cán sự lớp
- Thống nhất tổ trưởng truy bài đầu giờ
- Thống nhất đôi bạn học tập
4. Củng cố:
-Vì sao phải thực hiện tốt nội quy học sinh và nề nếp lớp?
5. Dặn dò: 
-Thực hiện tốt và nghiêm túc nội quy học sinh và nề nếp lớp
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy 26 – 08 – 2011 Thực hành kiến thức Tiếng Việt
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN.
I .Mục tiêu:
- HS bước đầu hiểu thế nào là nhân vật trong truyện qua nội dung ghi nhớ sách giáo khoa.
-Nhận biết được tính cách của từng ngườøi cháu(qua lới nhận xét của bà) trong câu chuyện ba anh em.
-Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật.
-Giáo dục biết thương yêu nhau trong cuộc sống.
II.Chuẩn bị: 
GV bảng nhóm sử dụng cho bài tập 1
III.Các hoạt động dạy học 
1.Ổn định:Hát 
2.Kiểm tra:
-Thế nào là kể chuyện? (kể chuyện là kể ..một điều có ý nghĩa)
3.Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Thực hành làm bài tập 
-Bài tập 1: Nhân vật trong câu chuyện là ai? Lời nhận xét của bà như thế nào? 
-Vì sao bạn có nhận xét như vậy?
-GV hỗ trợ học sinh yếu cách nhận xét nhân vật trong câu chuyện.
-Giáo dục môi trường: biết thương yêu nhau trong cuộc sống.
-Bài tập 2: Kể câu chuyện theo tình huống cho trước.
GV hỗ trợ HS yếu kể theo tình huống.
-HS làm vào vở bài tập
- Nhân vật trong chuyện là ba anh em Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca và bà ngoại. 
-Tính cách của từng đứa cháu: Ni-ki-ta chỉ nghỉ đến ham thích riêng của mình. Gô-sa láu lỉnh. Chi-ôm-ca nhân hậu, chăm chỉ.
-Em đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu. 
-Bà có nhận xét như vậy là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu: 
Ni-ki-ta ăn xong là chạy tót đi chơi, không giúp bà dọn bàn.
Gô-sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất để khỏi phải dọn bàn.
Chi-ôm-ca thương bà, giúp bà dọn dẹp. Em còn biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu, nhặt mẩu bánh vụn trên bàn cho chim ăn. 
HS nêu miệng.
-Nếu bạn nhỏ quan tâm đến người khác: bạn sẽ chạy lại, nâng em bé dậy, phủi bụi và vết bẩn trên quần áo, xin lỗi em, dỗ em nín khóc
-Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm: bạn sẽ bỏ chạy
4.Củng cố:
-Nhân vật trong truyện là gì?
5.Dặn dò: Về nhà học bài.
-Chuẩn bị: Kể lại hành động nhân vật.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Sinh hoạt (Tiết 1)
SINH HOẠT TỔNG KẾT TUẦN 1
I/ Nhận xét:
- Tóc dài : Mẫn, Nghĩa. 
- Chữ viết còn xấu, ẩu: Tiến, Đảm.
- Toán chậm: Hồng Trúc, Đảm, Tiến.
- Lười học bài:Đảm.
- Chưa bao bìa dán nhãn : Giang, Tiến.
II/ Hướng tới:
-Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp: Đảm.
- Tích cực, tự giác học tập
- Phụ đạo HS yếu có hiệu quả
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
-Soạn tập sách theo thời khóa biểu.
-Rèn chữ viết cẩn thận, đúng , đẹp: Tiến, Đảm.
-Ôn toán nhân với số có hai chữ số: Hồng Trúc, Đảm, Tiến. 
- Lễ phép, kính trọng thầy cố giáo, người lớn tuổi
- Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình
- Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS
-Cắt tóc gọn gàng: Mẫn, Nghĩa. 
-Bao bìa dán nhãn nay đủ.
-Trực nhật lớp sạch sẽ
-Rửa tay sạch sẽ trước khi vào học.
- Không ăn quà vặt, uống nước chín
- Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp
- Chăm sóc tốt cây xanh
III/ Biện pháp
- Phân công HS truy bài báo cáo GV mỗi ngày
- Rèn chữ viết nộp bài: 2 bài/ tuần
- Tăng cường phụ đạo HS yếu
- Giáo dục đạo đức HS dưới mọi hình thức
- Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở về vệ sinh
- Phân công HS trưc nhật
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1.doc