ÔN TẬP TRUNG THU ĐỘC LẬP
I.Mục đích – yêu cầu.
-Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn phù hợp với nội dung.
-Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
-Yêu mến các anh bộ đội.
II.Đồ dùng dạy học.
- GV: Bảng phụ
III.Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra:
Ngày dạy 03 – 10 – 2011 Thực hành kiến thức Tiếng Việt ÔN TẬP TRUNG THU ĐỘC LẬP I.Mục đích – yêu cầu. -Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn phù hợp với nội dung. -Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. -Yêu mến các anh bộ đội. II.Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ III.Hoạt động dạy học. 1-Ổn định. 2-Kiểm tra: 3- Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS - GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước. -Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? -Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao? -Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập? Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa? Em mơ ước đất nước ta mai sau như thế nào? +Ý nghĩa ? =>Yêu mến các anh bộ đội. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Anh nhìn trăng vui tươi.” - GV đọc mẫu - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. -Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên. - Trăng đẹp, vẻ đẹp của núi sông tự do (trăng ngàn và gió núi bao la; trăng vằng vặc chiếu khắp thànhphố, làng mạc, núi rừng) -Chạy máy phát điện, giữa biển có cờ đỏ sao vàng phấp phới bay, ống khói nhà máy chi chít, đồng lúa bát ngát, nông trường to lớn. - Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên. Đã trở thành hiện thực: nhà máy, thuỷ điện, con tàu lớn.. Tình thương yêu các em nhỏ và ước mơ tương lai của các anh chiến sĩ. -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm. 4- Củng cố: Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào? 5-Dặn dò: Về nhà luyện đọc bài,chuẩn bị: Ở vương quốc tương lai. Đọc bài, chuẩn bị câu hỏi 1.2 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thực hành kiến thức Toán ÔN TẬP: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ. I/ Mục tiêu: -Củng cố cho học sinh cách thực phép cộng và phép trừ -HS thực hiện thử phép cộng và phép trừ. -Giáo dục học sinh tính nhanh và chính xác. II/ Các hoạt động dạy học. 1.Ổn định:Hát 2. Kiểm tra: -Muốn thực hiện thử lại phép cộng ta làm như thế nào? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập. -Bài 1: Tính rồi thử lại. -> GV hỗ trợ học sinh cách đặt tính và thực hiện thử lại. -> GV hỗ trợ học sinh yếu đọc lại bảng nhân, chi từ 5 đến 9. -Bài 2: (HSG)Một ôtô giờ thứ nhất chạy được 42640 m, giờ thứ hai chạy được ít hơn giờ thứ nhất 6280 m. hỏi trong hai giờ ôtô đó chạy được bao nhiêu ki lô mét? HS làm vào bảng con. a/ 38726 +40954 b/ 42863 + 29127 c/ 92714 - 25091 d/ 8300 - 516 -> HS yếu đọc bảng nhân, chia từ 5 đến 9. -HS làm vào vở Giờ thứ hai ôtô chạy được là: 42640 – 36360 (m) Cả hai giờ ô tô chạy được là: 42640 +36360 =79000(m) 79000 m = 79 km Đáp số: 79 km 4. Củng cố: -Muốn thực hiện thử lại phép cộng ta làm như thế nào? 5.Dặn dò: -Về nhà thực hiện lại các bài toán về cộng trừ. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày dạy 04 – 10 – 2011Thực hành kiến thức Tiếng Việt ÔN TRUNG THU ĐỘC LẬP I/ Mục tiêu: - Hs viết được một đoạn trong bàiTrung thu độc lập. -HS viết đúng chính tả và trình bày rõ ràng. -HS yếu viết được cá từ có chứa vần iêt, uych, các từ có phụ âm dầu là s, x; tr, ch -Giáo dục học viết chính xác. II/ Các hoạt động dạy học. 1.Ổn định:Hát 2. Kiểm tra: -HS viết các từ: Chim sẻ, nhà sàn, sầu riêng. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV hướng dẫn học sinh viết bài -GV đọc đoạn viết: Ngày mai ..vui tươi -> GV hỗ trợ học sinh yếu tìm và phân tích thêm một số từ ngữ mà các em cho là khó. -GV đọc học sinh viết vào vở -> GV hỗ trợ các học sinh viết chậm và sai nhiều lỗi. -Thu bài chấm điểm -> GV đọc cho học sinh yếu viết một số từ ngữ -HS đọc bài và tìm những từ khó vphân tích và viết vào bảng con: -Có quyền, vô cùng, phát điện, phấp phới, soi sáng, chi chit, cao thẳm, bát ngát,.. . -HS viết bài vào vở -Chổi tre, chim sẻ, trên cao, chó bông, trổi dậy, . -Tiết kiệm, cần kiệm, huỳnh huỵch, . 4. Củng cố: -HS lên bảng viết lại những lỗi sai. 5. Dặn dò: -Về nhà viết lại những lỗi sai. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thực hành kiến thức Toán ÔN TẬP VỀ TÌM TRUNG BÌNH CỘNG I/ Mục tiêu: -Giúp học sinh củng cố về tìm số trung bình cộng của nhiều số. -Rèn cho học sinh biết tính nhanh. -Hs yếu thuộc được các bảng nhân chia từ 6 đến 9 II/ Các hoạt động dạy học 1.Ổn định:Hát 2. Kiểm tra: -Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV hướùng dẫn học sinh cách thực hiện -Bài 1: Lớp 1A có 33 học sinh, lớp 1B có 35 học sinh, lớp 1C ccó 32 học sinh, lớp 1D có 36 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh? -HS yếu đọc bảng nhân chia từ 6 đến 9 *Bài 2: Một ôtô giờ thứ nhất chạy đươc km, giờ thứ hai chạy được 48 km, giờ thứ ba chạy được 53 km. Hỏi trung bình một giờ ôtô chạy được bao nhiêu ki lô mét? -HS làm vào vở -HSY Tổng số học sinh của bốn lớp là: 33 + 35 + 32 + 36 = 136 (học sinh) Số học sinh trung bình cả bốn lớp là: 136 : 4 = 34 (học sinh) Đáp số: 34 học sinh. -HS giỏi: Số học sinh trung bình cả bốn lớp là: (33 + 35 + 32 + 36):4 = 34 (học sinh) Đáp số: 34 học sinh. -HS yếu đọc bảng nhân chia từ 6 đến 9 -HSG làm vào vở: Trung bình mỗi giờ ôtô chạy được là: (40 + 48 + 53) : 3 = 47 (km) Đáp số: 47 km 4. Củng cố: -Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào? 5. Dặn dò: -Xem lại bài. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày dạy 05- 10 - 2011 Thực hành kiến thức Tiếng Việt ÔN TẬP: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM I/ Mục tiêu: -Giúp học sinh nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam. -Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam. II/ Các hoạt động dạy – học: 1.Ổn định:Hát 2. Kiểm tra: -Thế nào là tự trọng?. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Giáo viên nêu nhiệm vụ: nhận xét cách viết các tên người, tên địa lý đã cho. -Mỗi tên riêng gồm mấy tiếng? Chữ cái đầu của mỗi tiếng ấy viết như thế nào? -Thực hành làm bài tập. -Bài 1: Giáo viên hỗ trợ học sinh yếu. -Bài 2: GV hỗ trợ HS yếu -Khi viết tên người và tên địa lý Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó. -Học sinh đọc lại phần ghi nhớ nhiều lần. -Học sinh làm vở bài tập -Ví dụ: Nguyễn Văn Hoá .Aáp Trại Lòn Nam ,xã Nhơn Ninh- huyện Tân Thạnh tỉnh Long An. - Cả lớp làm vào vở, 3 học sinh lên bảng làm. Xã Nhơn Ninh,xãNhơn Hoà, xã Tân Bình, xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, Long An. 4.Củng cố: -Khi viết tên người tên địa lý Việt Nam ta phải viết như thế nào? 5. Dặn dò: -Về học bài và xem lại bài tập. -Chuẩn bị: Bản đồ địa lý để có tên các tỉnh, thành phố để chơi trò chơi. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thực hành kiến thức Toán ÔN TẬP VỀ ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG I/ Mục tiêu: -Củng cố cho học sinh về bảng đơn vị đo khối lượng. -HS làm bài tập có liên quan đến các đơn vị đo khối lượng -Giáo dục học sinh tính chính xác. II/ Các hoạt động dạy học 1.Ổn định:Hát 2.Kiểm tra: -HS đọc bảng đơn vị đo khối lượng 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * GV hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng sau: -> GV hỗ trợ học sinh yếu đổi đơn vị đo khối lượng. -> GV hướng dẫn học sinh yếu đọc bảng nhân , bảng chia 5 đến 9 Bài 2: (HSG) -Một con voi cân nặng 2tấn 9 tạ. Con bò nhẹ hơn con voi 27 tạ. Hỏi cả hai con cân nặng bao nhiêu tạ? Bài 3: Tính -> GV hỗ trợ học sinh yếu tính có số đo đơn vị. HS làm vào vở. 1 tấn = 10 tạ 3 tấn 50 kg = 3050 kg 8 tạ = 80 yến 4 dag 8g = 48 g 7 hg = 700g 3kg 600g = 3600g HS đọc bảng nhân , bảng chia 5 đến 9 HS làm bài vào vở. Đổi 2tấn 9 tạ = 29 tạ Số tạ con bò cân nặnglà: 29 – 27 = 2 tạ Số tạ con voi và con bò can nặng là: 29+ 2 = 31 (tạ) Đáp số: 31 tạ. HS làm bài vào vở 270 g + 795g= 1065g 924hg : 6 = 154 hg . 4. Củng cố: -HS đọc các đơn vị đo khối lượng 5. Dặn dò: - Về nhà xe lại bài. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hoạt động tập thể GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG – GIÁO DỤC VỆ SINH RĂNG MIỆNG–TÌM HIỂU, PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA NHÀ TRƯỜNG I/ Mục tiêu : -Giúp học sinh biết một số luật giao thông đường bộ, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, ý thức vệ sinh răng miệng đúng phương pháp, tìm hiểu và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường -HS biết thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông, vệ sinh răng miệng đúng phương pháp, có kĩ năng tìm hiểu và phát huy truyền thống của nhà trường -Giáo dục HS tuân thủ luật giao thông, ý thức học tập tốt góp phần phát huy truyền thống tốt đẹp[ của trường. II/ Chuẩn bị: III/ Các hoạt động dạy học. 1.Ổn định:Hát 2.Kiểm tra: -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Hoạt động 1: Tìm hiểu vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn -Những ai nhìn thấy vạch kẻ trên đường ? -Em nào có thể mô tả ? -Người ta vạch kẻ trên đường để làm gì ? .GV: Ngoài ra còn một loại vạch kẻ vạch đi bộ qua đường, vạch dừng xe, vạch giới hạn cho các loại xe, mũi tên chỉ hướng đi của xe, -Cọc tiêu: Là cọc cắm ở mép các đoạn đường nguy hiểm để người láy xe biết phạm vi an toàn của đường. -Cọc tiêu có tác dụng gì? -Rào chắn: Không cho người và xe qua lại. -Rào chắn có hai loại : .Rào chắn cố định: (Ở những nới đường thắt hẹp, đường cấm.) .Rào chắn di động: (Có thể nâng lên, hạ xuống, đẩy ra, đẩy vào đóng được.) =>Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng luật giao thông- đảm bảo an toàn giao thông. * Hoạt động 2: Giáo dục vệ sinh răng miệng - Tìm hiểu nguyên nhân bị sâu răng , diễn tiến sâu răng. -Vì sao bị sâu răng ? -Sâu răng diễn tiến qua mấy giai đoạn ? +Thảo luận tác hại của các giai đoạn sâu răng : HS chia nhóm thảo luận, trình bày. .Sâu men: Lỗ nhỏ trên men răng khó phát hiện không gây đau nhứt. .Sâu ngà: Lỗ sâu tiến đến ngà răng, không gây ê buốt khi nhai. .Viêm tuỷ : Gây đau buốt khi ăn, mặt có thể xưng lên, chân răng có mũrất khó chịu. .Tuỷ chết và biến chứng : Gây cho ta cảm giác luôn đau buốt nhất là khi ăn - Thảo luận về cách đề phòng. -Để tránh bị sâu răng, tránh đau nhứt cần làm gì ? => Luôn thực hiện vệ sinh răng miệng thất tốt. Dặn dò : Xem lại bài , thực hiện tốt nội dung đã học. Chuẩn bị bài : các thói quen có hại cho răng hàm " -Kể những thói quen gây móm, hô ? * Hoạt động 3: Tìm hiểu, ôn lại và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường - GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu, ôn lại và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường - GV cung cấp cho học sinh nghe một số thông tin về các hoạt động của trường trong những năm gần đây. + GV đạt thành tích tốt trong công tác + HS đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi + Xây dựng trường, lớp khang trang =>Giáo dục học sinh học tốt, tham gia các hoạt động Vị trí nằm giữa đường, hình đức khúc dài có màu trắng Phân chia làn đường, làn xe, hướng đi, vị trí dừng lại. Cắm ở các đoạn đường nguy hiểm để chgo người đi đường biết giới hạn và hướng đi của đường (cọng, dốc có vực sâu) Do ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt không chịu chải răng nên bị sâu răng Sâu răng diễn tiến qua 4 giai đoạn: Sâu men, sâu ngà, viêm tuỷ, tuỷ chết và biến chứng của tuỷ Chải răng sau khi ăn xong, trước khi ngủ. Hạn chế ăn quà vặt, điều trị sớm sâu răng. Khám răng định kì - HS quyết tâm thi đua học tập tốt phát huy thành tích, truyền thống của nhà trường - HS đăng kí thi đua học tốt - HS tự phân công theo dõi 4. Củng cố: -Vì sao khi tham gia giao thông phải thực hiện đúng luật giao thông đường bộ? 5. Dặn dò: -Về nhà thực hiện những điều đã học. Tuyên truyền những người xung quanh thực hiện đúng luật giao thông -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày dạy 07 – 10 – 2011 Thực hành kiến thức Tiếng Việt ÔN LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN. I/ Mục tiêu: -HS bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng. -Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. -Giáo dục: HS kể đúng được một câu chuyện theo trí tưởng tượng. II/ Chuẩn bị: III/ Các hoạt động dạy học. 1/ Kiểm tra: -HS đọc lại đoạn truyện trong câu chuyện Vào nghề. 2/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV ghi đề bài lên bảng. -Trong giấc mơ em được bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện đó. -Em mơ uớc gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? -Vì sao bà tiên cho em ba điều ước? -Em thực hiện từng điều ước như thế nào? -Em nghĩ gì khi thức giấc? * Thực hành kể chuyện -GV gợi ý cho học sinh yếu kể chuyện theo những điều ước. -GV nhận xét. HS đọc đề bài. -Em gặp bà tiên trong lúc em đang buồn vì mẹ em bệnh. -Vì ba tiên thấy em buồn và khổ sở, . -Em thực hiện từng điều ước là ước cho mẹ em hết bệnh, . -Em cảm thấy rất vui và mong sao điều ước như là sự thật. -HS thực hành kể chuyện. - HS kể trước lớp -HS yếu kể một đoạn trong câu chuyện -HSG kể toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét. 4. Củng cố: -HS kể lại câu chuỵên 5. Dặn dò: -Về nhà thực hiện câu chuyện. -Chuẩn bị: Luyện tập phát triển câu chuyện -Đọc lại câu chuyện Vào nghề. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh hoạt (Tiết 7) SINH HOẠT TỔNG KẾT TUẦN 7 I - NHẬN XÉT TUẦN QUA: 1. Chuyên cần: Lười học bài: Đảm Hay nói chuyện trong giờ học: Đảm 2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Tiến, Đảm. 3. Các hoạt động khác: HS thực hiện tốt II - KẾ HOẠCH TUẦN 8: -Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Tích cực, tự giác học tập - Phụ đạo HS yếu có hiệu quả - Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học. - Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài -Rèn chữ viết cẩn thận, đúng , đẹp - Lễ phép, kính trọng thầy cố giáo, người lớn tuổi - Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình - Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS - Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ. - Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ. - Tập thể dục giữa giờ. -Trực nhật lớp sạch sẽ - Không ăn quà vặt, uống nước chín - Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp - Đi học đều, nghỉ học phải xin phép. - Thực hiện tốt an toàn giao thông --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: