I . MỤC TIÊU:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ: Trạng nguyên, kinh ngạc
- Đọc trôI chảy toàn bài , với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọng những từ ngữ nói về đặc điểm , tính cách, sự thông minh, tính cần cù , chăm chỉ, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền.
2. Đọc- hiểu:
- Hiểu từ: Trạng, kinh ngạc
- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vợt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A.Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra vì vừa ôn tập giữa kì.
Thứ hai ngày 3 tháng 11 năm 2008 Tập đọc: Ông trạng thả diều I . Mục tiêu: 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ: Trạng nguyên, kinh ngạc - Đọc trôI chảy toàn bài , với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọng những từ ngữ nói về đặc điểm , tính cách, sự thông minh, tính cần cù , chăm chỉ, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền. 2. Đọc- hiểu: - Hiểu từ: Trạng, kinh ngạc - Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vợt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A.Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra vì vừa ôn tập giữa kì. B.Dạy học bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc: - 1 HS khá đọc toàn bài - HS chia đoạn: 4 đoạn Đoạn 1: Từ đầu đến để chơi Đoạn 2: Tiếp đến chơi diều Đoạn 3: Tiếp của thầy Đoạn 4: còn lại 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài ( 2 lợt ) + Lợt 1: GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS . Hớng dẫn đoc câu dài ( bảng phụ ). GV hướng dẫn giọng đọc toàn bài. + Lợt 2: GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ mới, HS đọc phần chú giải SGK. Đặt câu có từ “ kinh ngạc”. - HS luyện đọc trong nhóm đôi . - 1 HS khá đọc toàn bài - GV đọc mẫu b. Tìm hiểu bài: - 1 HS đọc to đoạn từ đầu đến chơi diều. Lớp theo dõi SGK, trả lời câu hỏi 1 SGK. GV ghi bảng : hiểu ngay, trí nhớ lạ thường. + HS rút ý 1: + GV chốt ý1: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh. + HS ( TB, yếu ) nhắc lại . 1 HS đọc to đoạn còn lại , lớp theo dõi SGK, trả lời câu hỏi 2, 3, 4 SGK GV ghi bảng: nhà nghèo , bỏ học, mượn vở, Trạng nguyên + HS rút ý 2. + GV chốt ý 2: Nguyễn Hiền có ý trí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. + HS ( TB, yếu ) nhắc lại. - 1 HS khá đọc toàn bài , nêu nội dung chính của bài - GV chốt nội dung bài: - HS ( TB, yếu ) nhắc lại. c. Luyện đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn HS luyệ đọc đoạn “ Thầy phải kinh ngạcđom đóm vào trong” (bảng phụ) - HS luyện đọc trong nhóm. Các nhóm thi đọc - HS bình chọn nhóm đọc đúng, đọc hay IV. Củng cố- dặn dò:- GV nhận xét tiết học- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “ Có chí thì nên” ----------------------------------------------------- Toán Nhân với 10, 100, 1000Chia cho 10, 100, 1000 i.Mục tiêu: Giúp HS : - Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000; và chia số tròn choc, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10,100, 1000; - Vận dụng để tính nhanh khi nhân ( hoặc chia ) với ( hoặc cho) 10; 100; 1000; II.Chuẩn bị: HS: VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài: 105 x 4 = 120 x3 = 4 x 105 = 3 x 120 = 2. Bài mới: a. Hớng dẫn HS nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10 * GV ghi phép nhân lên bảng: 35 x 10 = ? - HS trao đổi về cách làm: Chẳng hạn: 35 x 10 = 10 x 359 ( Tính chất giao hoán của phép nhân ) = 1 chục x 35 = 35 chục = 350 ( gấp 1 chục lên 35 lần ) Vậy: 35 x 10 = 350 - HS nhận xét và nêu : Khi nhân 35 với 10 ta chỉ việc viết thêm vào bên phải số 35 một chữ số 0 ( để có 350 ). Từ đó nhận xét chung : Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó - HS ( TB, yếu ) nhắc lại. * GV hướng dẫn HS từ 35 x 10 = 350 suy ra 350: 10 = 35 - HS nhận xét và nêu: Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó - HS ( TB, yếu ) nhắc lại b. Tương tự , ta có: 35 x 100 = 3500 35 x 1000 = 35000 3500 : 100 = 35 35000 : 1000 = 35 - HS rút ra nhận xét chung như SGK 3. Thực hành : Bài1: Tính nhẩm: - HS nhắc lại nhận xét trong SGK, lần lượt nêu miệng các phép tính ở bài 1 - GV nhận xét , kết luận Bài2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: - GV hỏi HS: + 1 yến, 1 tạ, 1 tấn bằng bao nhiêu ki- lô- gam? + Bao nhiêu ki- lô- gam bằng 1 tấn, 1tạ, 1 yến? - GV hướng dẫn mẫu: 300 kg = tạ Cách làm: Ta có 100 kg = 1tạ Nhẩm 300 : 100 = 3 Vậy 300 kg = 3 tạ - HS tự làm các bài còn lại vào vở nháp - 2 HS lên bảng chữa bài - HS nhận xét , GV chốt kết quả đúng: 70 kg = 7 yến 120 tạ = 12 tấn 800 kg = 8 tạ 5000 kg = 5 tấn 300 tạ = 30 tấn 4000g = 400 kg IV. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà làm BT trong VBT ---------------------------------------------- Khoa học Ba thể của nước I.Mục tiêu: Sau bài học , HS biết : - Đưa ra những ví dụ chứng tỏ trong tự nhiên tồn tại ở ba thể : rắn , lỏng , khí. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở ba thể - Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại - Nêu cách chuyển nước từ thê lỏng thành thể rắn và ngược lại - Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước II. Chuẩn bị : Chuẩn bị theo 3 nhóm : mỗi nhóm 1 chai, lọ thủy tinh để đựng nước, nến. Nước đá, khăn lau III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : A. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS nêu tính chất của nước ? - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : GV liên hệ từ bài trước 2. Nước chuyển từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại Bước1: Làm việc cả lớp - HS đọc thầm câu hỏi trong SGK, quan sát hình1, 2 SGK, thảo luận nhóm đôi để nêu được ví dụ về nước ở thể lỏng. Bước2: Tổ chức và HD làm thí nghiệm: - Tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm như hình 3 SGK theo 3 nhóm Bước3: Báo cáo kết quả: - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận về sự chuyển thể của nước ( SGV ) trang 93 3. Nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại. Bước1: GV giao nhiệm vụ: - HS quan sát khay nước đá thật, thảo luận theo 3 nhóm các câu hỏi cuả GV Bước2: HS quan sát và nhận xét, báo cáo kết quả. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả , nhóm khác nhận xét , GV kết luận : Hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn và ngược lại . 4. Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước Bước1: Làm việc chung: - GV yêu cầu HS nêu 3 thể của nước, so sánh tính chất của nước ở 3 thể . Bước2:Làm việc cá nhân - HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước và trình bày sơ đồ trước lớp. - GV bổ sung, hoàn thiện( nếu cần) IV. Củng cố – dặn dò : - GV nhận xét tiết học – Dặn HS về làm BT trong VBT --------------------------------------------------- Thứ ba ngày 4 tháng 11 năm 2008 Chính tả. Tuần 11 : Nghe viết nếu chúng mình có phép lạ I. Mục tiêu: 1. Nhớ viết lại đúng chính tả, trình bàyđúng 4 khổ thơ đầu của bài “ Nếu chúng mình có phép lạ” . 2. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn : s / x ; dấu ?, dấu ngã II. Chuẩn bị : Phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2a ; 2b. III. Các hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích , yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn HS nhớ – viết : - 1 HS đọc 4 khổ thơ đầu của bài thơ “ Nếu chúng mình có phép lạ” trong SGK, lớp theo dõi - 1 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ trên. Lớp theo dõi SGK - HS lưu ý những từ dễ viết sai : chớp mắt, đáy biển, triệu . Cách trình bày từng khổ thơ - HS viết bài. - GV chấm từ 7 đến 10 bài . Nêu nhận xét chung. 3. Luyện tập : Bài 2a : Điền vào chỗ trống s / x ? - HS đọc nội dung , yêu cầu BT - HS suy nghĩ làm bài vào vở nháp - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức theo 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em - GV gắn 2 tờ phiếu ghi sẵn nội dung BT 2a lên bảng - GV phổ biến cách chơi , luật chơi - Các nhóm thi chơi, lớp cổ vũ . - Lớp nhận xét ,GV chốt kết quả: lối sang, nhỏ xíu,sức nóng, sức sống, thắp sáng - GV kết luận nhóm thắng cuộc. Bài 3: Viết lại các câu sau cho đúng chính tả. - HS đọc yêu cầu BT - Làm bài vào vở nháp , 3 HS làm bài vào phiếu khổ to , sau đó gắn bài lên bảng. - HS nhận xét , GV chốt kết quả đúng : sơn, xấu, sông, bể, tỏ, lở. IV. Củng cố – dặn dò : - GV nhận xét tiết học – Dặn về làm BT trong VBT -------------------------------------------------------- Toán Tính chất kết hợp của phép nhân I.Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân. - Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán. II. Chuẩn bị : - GV: bảng phụ - HS : VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A.Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại phần nhận xét chung của bài học trớc. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích , yêu cầu tiết học 2. So sánh giá trị của hai biểu thức : - GV viết lêm bảng hai biểu thức : ( 2 x 3 ) x 4 và 2 x ( 3 x 4 ) - 2 HS lên bảng tính giá trị của hai biểu thức trên, lớp làm vào vở nháp. - 1 HS so sánh kết quả của hai biểu thức đẻ rút ra hai biểu thức có giá trị bằng nhau. ( 2 x 3 ) x 4 = 6 x 4 = 24 2 x ( 3 x 4 ) = 2 x 12 = 24 Vậy : 2 x ( 3 x 4 ) = ( 2 x 3 ) x 4 3. Viết các giá trị của biểu thức vào ô trống . - GV treo bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng ( như SGK ) , giới thiệu cấu tạo bảng và cách làm - HS lần lượt tính giá trị của biểu thức ( a x b ) x c và a x ( b x c ) vào vở nháp rồi lên viết vào bảng. - HS nhận xét , GV kết luận. - HS nhìn vào bảng , so sánh kết quả trong mỗi trờng hợp trên để rút ra kết luận : ( a x b ) x c = a x ( b x c ) ( a x b ) x c gọi là một tích nhân với một số a x ( b x c ) gọi là một số nhân với một tích - GV giúp HS rút ra kết luận khái quát bằng lời : Khi nhân một tích hai số với số thứ ba , ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba. - HS ( TB, yếu ) nhắc lại. 4. Thực hành : Bài1 : Tính bằng hai cách ( theo mẫu ) - HS quan sát mẫu trong SGK, làm 2 BT vào vở nháp. - 2 HS lên bảng chữa bài - HS nhận xét , GV chốt kết quả đúng : a. Cách1 : 4 x 5 x 3 = ( 4 x 5 ) x 3 = 20 x 3 = 60 Cách 2 : 4 x 5 x 3 = 4 x ( 5 x 3 ) = 4 x 15 = 60 b. Cách1 : 5 x 2 x 7 = ( 5 x 2 ) x 7 = 10 x 7 = 70 Cách2 : 5 x 2 x 7 = 5 x ( 2 x 7 ) = 5 x 14 = 70 Bài2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất : - HS đọc yêu cầu của đề bài, áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp để tính - HS làm bài vào vở nháp. - 2 HS lên bảng chữa bài - HS nhận xét , GV kết luận. Bài3 : Giải toán: - HS đọc đề toán, GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài - HS làm bài vào vở nháp. - 1 HS lên bảng chữa bài. Bài giải: Số học sinh của 1 lớp là: 2 x 15 = 30 ( học sinh ) Số học sinh của 8 lớp là : 30 x 8 = 240 ( học sinh ) Đáp số: 240 học sinh IV. Củng cố – dặn dò : GV nhận xét tiết học – Dặn về làm BT trong VBT. ------------------------------------------------------ Đạo đức Ôn tập và thực hành kỹ năng giữa kì I I.Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 5 II. Đồ dùng dạy học: - GV: phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1 ... n xét, sửa sai Bài 4 : >,< = ? - HS nêu yêu cầu bài 4 - HS làm bài theo cặp vào vở ôli (GV tạo ĐK cho HS khá giúp đỡ HS yếu). 3HS lên bảng chữa bài - GV chốt kết quả đúng. Bài5: Đúng ghi Đ, sai ghi S: - HS đọc yêu cầu bài tập, quan sát hình vẽ SGK. - GV nhắc HS tính diện tích 2 hình, so sánh rồi viết Đ, S. - HS làm bài vào vở ôli. 1 số HS đọc kết quả .Lớp nhận xét,đối chiếu , chữa bài. Đ *Kết quả đúng: a) Hình vuông và hình chữ nhật có diện tích bằng nhau IV-Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà làm các bài tập trong VBT. --------------------------------------------- Địa lí ôn tập I-Mục tiêu Học xong bài này HS biết: Hệ thống được những đặc điểm chớnh về thiờn nhiờn, con người và hoạt động SX của người dõn ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tõy Nguyờn. Chỉ được dóy nỳi Hoàng Liên Sơn , cỏc cao nguyờn ở Tõy Nguyờn và TP Đà Lạt trờn BĐ địa lớ tự nhiờn VN. GD HS lũng yờu thiờn nhiờn, con người, đất nước VN. II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bản đồ địa lớ TNVN. Phiếu học tập III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU A. Kiểm tra bài cũ:Đà Lạt có những địa danh nào nổi tiếng? B.Bài mới : 1- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài ôn tập. 2- Hướng dẫn ôn tập Hoạt động 1 : Xỏc định vị trớ miền núi và trung du Cách tiến hành: - GV treo bản đồ Địa lí Tự NhiênVN - HS quan sát chỉ các vùng miền núi và trung du. - Phỏt cho HS lượt đồ trống VN. Y/c HS điền tờn dóy HLS, đỉnh Phan-xi-păng, cỏc cao nguyờn ở TN và TP Đà Lạt vào lược đồ. - GV kiểm tra một số HS và tuyờn dương trước lớp một số bài làm tốt. Hoạt động 2 : Đặc điểm thiờn nhiờn, con người và hoạt động. Cách tiến hành: - HS làm bài cá nhân hoàn thành cõu 2 vào VBT - Một số HS đọc bài làm trước lớp. GV nhận xét, bổ sung. - HS yếu đọc lại bài đã hoàn chỉnh.Chữa bài . Hoạt động 3 : Đặc điểm vựng trung du Bắc Bộ. Cách tiến hành: - HS thảo luận nhóm đôi theo nội dung câu hỏi3(SGK) - HS đại dịên nêu đặc điểm của vùng trung du Bắc Bộ, biện pháp bảo vệ rừng ở trung du Bắc Bộ.Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung. IV-Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà làm hoàn thành bài tập trong VBT ---------------------------------------------- Tập làm văn Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân I-Mục tiêu Giúp HS: - Xác định được đề tài trao đổi, nội dung hình thức ttao đổi. - Biếtđóng vai trao đôỉ tự nhiên , tự tin,thân ái đạt được mục đích cao. II- Chuẩn bị - GV: Bảng phụ - HS: VBT TV4 III - Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét, công bố điểm bài kiểm tra. B- Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp 2. Hướng dẫn HS phân tích đề: a. Phân tích đề bài: - 1HS đọc đề bài. - GV cùng HS phân tích đề bài. b. Hướng dẫn HS thực hiện cuộc trao đổi: *Tìm đề tài trao đổi - HS đọc yêu cầu gợi ý 1 - GV kiểm tra sự chuẩn bị cho cuộc trao đổi của HS. - GV treo bảng phụ viết sẵn tên một số nhân vật trong sách, truyện. 2HS đọc. - HS lần lượt nói nhân vật mình chọn. * Xác định nội dung trao đổi: - HS đọc gợi ý 2. - 1HS giỏi làm mẫu theo gợi ý. * Xác định hình thức trao đổi: - HS đọc gọi ý3.1HS làm mẫu theo câu hỏi(SGK) c. HS đóng vai thực hành trao đổi - HS trao đổi theo nhóm đôi: chọn bạn. thống nhất dàn ý đối đáp. - HS thực hành , đổi vai cho nhau. d. HS thi đóng vai trao đổi trước lớp: - Các nhóm thi trước lớp. GV nhận xétbình chọn nhóm tốt nhất. IV-Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà viết hoàn chỉnh bài trao đổi. Luyện từ và câu Tính từ I-Mục tiêu - HS hiểu thế nào là tính từ. - Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn, biết đặt câu với tính từ. II-Chuẩn bị : - GV: Bảng phụ - HS:VBT TV III-Các hoạt động dạy học A-Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp viết vào vở nháp: 3 danh từ, 3 động từ. B-Bài mới 1- Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu cầu của tiết học 2-Hướng dẫn tìm hiểu bài: a. Nhận xét: Bài 1: Đọc truyện(SGK) - HS đọc truyện, GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới có trong bài Bài 2: Tìm các từ trong truyện miêu tả: a)tính tình , tư chất của cậu bé Lu -i b) Màu sắc của sự vật c)Hình dáng, kích thướcvà các đặc điểmkhác của sự vật. - HS đọc yêu cầu - HS làm bài theo nhóm đôi. - Sau thời gian quy định đại diện các nhóm trình bày kết quả. - GVchốt kết quả đúng. Bài 3: Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào? - HS đọc yêu cầu bài -HS suy nghĩ trả lời miệng. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng: Trong cụm từ “ đi lại vẫn nhanh nhẹn”, từ “nhanh nhẹn” bổ sung ý nghĩa cho từ “ đi lại” b. Ghi nhớ: HS nêu ghi nhớ SGK - HS đọc thuộc ghi nhớ ngay tại lớp. 3. Luyệnn tập: Bài tập 1: Tìm tính từ có trong đoạn văn: - HS đọc yêu cầu . - HS làm bài cá nhân trong VBT.Một số HS đọc lời giải. Lớp nhận xét, đối chiếu kết quả.GV chốt lời giải đúng. Bài tập2: Viết một câu có dùng tính từ: - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở nháp. - HS nối tiếp đọc câu văn trước lớp.GV nhận xét. IV.Củng cố, dặn dò -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------------------------- Thứ 6 ngày 7 tháng 11 năm 2008 Toán Mét vuông I-Mục tiêu Giúp học sinh: - Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích mét vuông - Biết đọc viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông. - Biết 1 m2= 100 dm2 và ngược lại. Bước đầu biết giải một số bài toán có liên quan đến cm2, dm2, m2. II-Chuẩn bị - Hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông, mỗi ô có diện tích 1 dm2. - Bảng phụ. III-Các hoạt động dạy học A-Kiểm tra bài cũ - Gọi 2HS lên bảng 200cm2= ... dm2; 2dm224cm2= ...cm2 - GV nhận xét chung, cho điểm HS B-Bài mới: 1-Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp bằng lời 2- Giới thiệu mét vuông: - GV giới thiệu: Để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị mét vuông - GV chỉ vào hình vuông đã chuẩn bị ,HS quan sát hình vuông. - GV nói và chỉ vào bề mặt của hình vuông: “mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m . - GV giới thiệu HS cách đọc và viết: +Mét vuông viết là: m2 + Đọc là: “mét vuông” - HS viết vào vở nháp. - HS quan sát hình, đếm số ô vuông 1dm2 để nhận biết mối quan hệ: 1m2= 100dm2 và ngược lại. 3 . Thức hành: Bài 1: Viết theo mẫu: - Gọi 1HS đọc YC bài tập, - HS cả lớp tự làm bài vào vở BT - HS lên bảng chữa bài. - GV chốt kết quả đúng. Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm; - Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập.HS làm vào vở nháp. 2 HS lên bảng chữa bài. - GV nhận xét, kết luận Bài 3: Giải toán - Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập. GV giúp HS nắm vững y/ cầu bài tập - HS tự làm bài tập vào vở ôli. - Gọi 1HS lên chữa bài, HS cả lớp chú ý nhận xét. - GV chốt : Bài giải: Diện tích của một viên gạch lát nềnlà: 30 x30 = 900(cm2) diện tích căn phòng là: 900x200= 180 000(cm2) = 18m2 Đáp số: 18m2 Bài 4 : Tính diện tích của miếng bìa có kích thước đã cho. - Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập.GV giúp HS nêu cách giải bài toán(3 cách) - HS chọn cách giải , tự làm bài vào vở nháp. - 3 HS lên bảng giải theo 3 cách khác nhau. Lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng. IV- Củng cố, dặn dò Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập trong VBT Tập làm văn Mở bài trong bài văn kể chuyện I-Mục tiêu - HS biết được thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện. - Bước đầu biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo 2 cách : trực tiếp và gián tiếp. II-Chuẩn bị - GV: Bảng phụ -HS: VBT TV4 III- Các hoạt động dạy học A-Kiểm tra bài cũ - HS thực hành trao đổivề một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. - GV nhận xét, đánh giá. B-Dạy học bài mới 1- Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiêt học. 2-Hướng dẫn tìm hiểu bài: a. Nhận xét: Bài1,2:Đọc truyện “Rùa và thỏ”, tìm đoạn mở bài trong câu chuyện. -1 HS đọc truyện và yêu cầu SGK. Lớp theo dõi. - HS đọc thầm lại, tìm đoạn mở đâù câu chuyện, trả lời. - GV kết luận: “Trời mùa thu.....tập chạy” - HS yếu đọc laị đoạn mở đầu. Bài3:So sánh2 cách mở bài: - HS đọc yêu cầu. - HS trao đổi nhóm đôivà phát biểu: Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể. - GV chốt: Đó là 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. b. Ghi nhớ: -HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK 3. Luyện tập: Bài 1: Đọc và xác định cách mở bài: - HS đọc yêu cầu bài tập - 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn mở bài của truyện “Rùa và Thỏ” - - HS trao đổi nhóm đôivà phát biểu. Bài2: Câu chuyện sau mở bài theo cách nào? - HS đọc yêu cầu và nội dung bài 2. - HS xác định phần mở đầu câu chuyện “ Hai bàn tay”. Nêu truyện mở bài theo cách nào. - GV chốt: Mở bài trực tiếp Bài3:Kể lại phần mở đầu câu chuyện “Hai bàn tay” theo cách mở bài gián tiếp. - HS đọc yêu cầu. - Trao đổi theo nhóm (4 em). Đại diện nhóm đọc trước lớp. - Lớp và GV nhận xét. IV- Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài vào VBT . Khoa học Mây được hình thành như thế nào? mưa từ đâu ra? I-Mục tiêu Sau bài học, HS có thể: - Trình bày được mây được hình thành như thế nào - Giải thích đượcnước mưa từ đâu ra - Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên II- Chuẩn bị - GV: hình vẽ trang 46, 47- SGK. - HS: VBT III-Các hoạt động dạy học A. kiểm tra bài cũ: Nêu 3 thể của nước. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp Hoạt động1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên *Cách tiến hành: Bước1: - Gv yêu cầu HS thảo luận theo cặp: Kể lại câu chuyện “Cuộc phiêu lưu của giọt nước”SGK. Bước2: -HS trình bày trước lớp - HS và GV nhận xét bổ sung. - GV chốt: + Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên đám mây. + Các giọt nước trong đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa - HS nêu định nghĩa vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên. Hoạt động2: Trò chơi đóngvai “Tôi là giọt nước” *Cách tiến hành: Bước1:Tổ chức và hướng dẫn: - GV chia lớp thành 4 nhóm. HS hội ý phân vai Bước2: Làm việc theo nhóm - Chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm đóng vai. Bước3: Trình diễn và đánh giá: - Lần lượt các nhóm lên trình bày.Các nhóm khác nhận xét, gópý. - GV nhận xét, biểu dương nhóm trình bày sáng tạo đúng nội dung. IV- Củng cố, dặn dò -Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm BT trong vở bài tập ----------------------------------------------------- Sinh hoạt lớp
Tài liệu đính kèm: