Giáo án các môn lớp 4 - Trường TH Phan Bội Châu - Tuần 7

Giáo án các môn lớp 4 - Trường TH Phan Bội Châu - Tuần 7

Bài : TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( Tiết 1)

 I/ MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS có khả năng :

 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của và lợi ích của tiết kiệm tiền của.

 - Biết sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước trong cuộc sống hàng ngày.

 - Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm ; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.

 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

 -Các tấm bìa ; phiếu khổ to.

 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 20 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường TH Phan Bội Châu - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 7 
 Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Tiết 4 : Đạo đức 
Bài : TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( Tiết 1)
 I/ MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS có khả năng :
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của và lợi ích của tiết kiệm tiền của.
 - Biết sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước trong cuộc sống hàng ngày.
 - Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm ; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : 
 -Các tấm bìa ; phiếu khổ to.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A/ Kiểm tra bài cũ (4’) : 
- Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ tiết trước. Nhận xét.
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
 1/ Hoạt động 1 :Tìm hiểu thông tin (8’)
 - Hướng dẫn quan sát tranh SGK.
 -Yêu cầu HS đọc và thảo luận nhóm đôi theo tổ các thông tin SGK.
 *Kết luận : Tiết kiệm là một thói quen tốt
 2/Hoạt động 2 :Bày tỏ ý kiến, thái độ (9’)
 - Hướng dẫn bày tỏ thái độ theo màu sắc.
 - Nêu lần lượt từng ý kiến trong BT1.
* Nhận xét, kết luận : (c) ; (d) - đúng
 (a) ; (b) - sai.
 3/ Hoạt động 3 : Chọn cách giải quyết phù hợp với tình huống (10’)
a/ Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài
 - Chia nhóm 4, phát phiếu và yêu cầu thảo luận về chọn cách giải quyết phù hợp với tình huống .
* Nhận xét, kết luận về lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong từng tình huống cụ thể về tiết kiệm tiền của.
* Rút ra ghi nhớ.
4/Củng cố - Dặn dò (3’) : 
 - Hướng dẫn HS tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 em đọc lại ghi nhớ của bài trước.
- Cả lớp quan sát tranh.
- Thảo luận nhóm đôi về thông tin và câu hỏi SGK. 
- Một số em trình bày. Lớp nhận xét.
-HS chú ý lắng nghe.
- HS lần lượt bày tỏ thái độ đánh giá theo thẻ học tập. Một số em giải thích lí do. --Lớp trao đổi, thảo luận.
- 1HS nêu yêu cầu.
- Thảo luận theo nhóm 4. 
-Các nhóm lên bảng dán phiếu ghi cách giải quyết mà nhóm đã chọn. 
-Nhóm khác nhận xét, kết luận .
- Chú ý lắng nghe.
- 2 em đọc Ghi nhớ.
 - Một số em tự liên hệ.
 ___________________________________________
Tiết 1: Tập đọc 
Bài : TRUNG THU ĐỘC LẬP
 I/ MỤC TIÊU:
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung (thể hiện tình cảm yêu mến, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng).
 - Hiểu nội dung : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ ; mơ ước của các anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. (Trả lời được các câu hỏi SGK).
 * Đọc đúng từ khó và bài đọc, nắm nội dung chính và biết đọc diễn cảm 2 - 3 câu.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Tranh minh hoạ, bảng phụ.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A/Kiểm tra bài cũ (5’) : 
- Gọi HS đọc thuộc bài Tre Việt Nam .
-Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới :Giới thiệu bài (1’)
 1. Hoạt động 1 : Luyện đọc (12’)
 - Gọi HS đọc bài.
 - Hướng dẫn chia đoạn : 3 đoạn
 - Kết hợp sửa lỗi phát âm hướng dẫn ngắt nghỉ, giải nghĩa từ (SGK) và từ : vằng vặc. Kèm HS yếu đọc bài.
 - Hướng dẫn HS đọc bài theo nhóm đôi. 
 -Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
 -GV theo dõi, nhận xét 
 -Gọi HS đọc bài.
 -GV đọc diễn cảm toàn bài .
2. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (10’)
 - Gọi HS đọc lần lượt từng câu hỏi, từng đoạn tương ứng để trả lời câu hỏi SGK . 
+ Câu hỏi 1 (đoạn 1) 
+ Câu hỏi 2 (đoạn 2) .
+ Câu hỏi 3,4 
- Nhận xét, chốt nội dung : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ ; mơ ước của các anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
 3.Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm (7’)
 - Gọi HS đọc bài.
 - Hướng dẫn cách đọc đoạn 2 
 -GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc. 
 -GV theo dõi, uốn nắn.
3/ Củng cố - Dặn dò (3’) : 
- Nêu nội dung bài và liên hệ thực tế.
- Dặn dò về nhà - Nhận xét tiết học. 
- 2 em đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài .
- 1 em đọc bài +cả lớp đọc thầm.
- 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn(3 lượt)
- Luyện đọc từ khó: vằng vặc, phấp phới, cao thẳm, 
- 1HS đọc chú giải (SGK)
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
-Các nhóm thi đọc. 
-Lớp nhận xét.
- 1,2 em đọc toàn bài.
- HS theo dõi GV đọc bài.
- HS đọc lần lượt từng câu hỏi, từng đoạn tương ứng và trả lời câu hỏi:
 -1 - 2 em trả lời.
 - Trao đổi cặp. 2 em trả lời.
 - Suy nghĩ, phát biểu.
 - HS theo dõi, nhắc lại.
- 3 em đọc 3 đoạn.
- HS theo dõi và luyện đọc theo cặp.
- Vài em thi đọc trước lớp. 
-Lớp nhận xét. 
-Nêu lại nội dung bài và liên hệ.
- Chú ý lắng nghe.
_____________________
Tiết 2 : Toán 
 Bài : LUYỆN TẬP
 I/ MỤC TIÊU : Giúp HS : 
 - Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
 - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
 * Thực hiện thành thạo các bước tính của phép cộng, phép trừ và nắm cách thử.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Băng giấy.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A/ Kiểm tra bài cũ (5’) : 
Gọi HS làm lại bài 1 tiết trước. 
Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
 1.Hoạt động 1 : Thử lại phép cộng và phép trừ (20’)
 a/Bài1 : - Gọi HS nêu yêu cầu bài.
 - Hướng dẫn mẫu SGK. 
 -GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Nhận xét, chữa bài và yêu cầu HS nêu cách thử lại phép cộng -> dán băng giấy ghi cách thử.
 b/Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Hướng dẫn tương tự bài 1.
 - Nhận xét, sửa sai
2. Hoạt động 2 : Tìm x (9’)
 a/Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu bài
 + Nêu cáh tìm số hạng chưa biết, số trừ chưa biết.
 - Hướng dẫn làm bài vào vở. 
 (Giúp đỡ HS yếu làm bài.)
 -GV chấm điểm, chữa bài.
3/Củng cố - Dặn dò (3’) : 
- Hệ thống bài và dặn dò về nhà .
- Nhận xét tiết học.
- 2 em lên bảng thực hiện phép trừ ở bài 1 tiết trước.
-1HS nêu 
- HS Làm bảng con, bảng lớp :
- 
+
 35462 Thử lại : 62981
 27519 35462
 62981 27519 
 - 2 em yếu nhắc lại.
-1 HS nêu bài tập 
- Lớp làm phiếu học tập.
+
- 
 4024 Thử lại : 3712
 312 312 
 3712 4024
- Từng cặp đổi phiếu kiểm tra.
 - 1 HS đọc yêu cầu. 
 - Một số em nêu cách tìm số hạng, số bị trừ
- HS Làm vào vở +3 HS lên bảng. 
 x + 262 = 4848
 x = 4848 – 262
 x = 4586 
- Cả lớp lắng nghe.
_____________________
Tiết 3 : Chính tả(Nhớ - viết) 
Bài : GÀ TRỐNG VÀ CÁO
 I. MỤC TIÊU: 
 - Nhớ - viết lại đúng chính tả ; trình bày đúng một đoạn trích trong bài Gà trống và Cáo. 
 - Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng ươn / ương, tr / ch để điền vào chỗ trống, hợp với nghĩa đã cho.
 * HS yếu viết 5 - 6 câu, biết cách trình bày bài.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Bảng phụ.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A/ Kiểm tra bài cũ (4’) : 
-Viết 2 từ láy có chứa âm s / x. 
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn nhớ - viết (20’)
 - Gọi 1 em đọc yêu cầu.
 - Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn cần viết.
 - Hướng dẫn HS viết đúng các từ khó: khoái chí, hồn lạc phách bay, cười phì,
 - Nêu cách trình bày bài chính tả.
 - Yêu cầu HS viết bài. 
 -Thu chấm 7 - 10 bài .
 - Nhận xét, chữa bài (các từ khó, cách trình bày, dấu thanh).
2. Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập (12’)
 a/ Bài 2b : - Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
 - Đưa bảng phụ, Hướng dẫn làm bài.
-Theo dõi, giúp HS phân biệt ươn / ương trong bài 
 -Nhận xét, chốt lời giải đúng: Bay lượn – vườn tược – quê hương 
 b/Bài 3a : Gọi HS đọc yêu cầu của BT
 -Gv ghi từng ý lên bảng và tổ chức cho HS thi tìm nhanh từ tương ứng.
 *Nhận xét, chốt lời giải đúng : ý chí, trí tuệ.
3/ Củng cố - Dặn dò (3’) : 
- Nhắc lại nội dung bài và dặn dò .
- Nhận xét tiết học. 
- Viết bảng con, 2HS bảng lớp 
- 1 em đọc.
- 1 HS đọc thuộc. Lớp đọc thầm.
- Đọc thầm bài chính tả, nhớ lại cách viết các từ khó, đọc từ khó.
- Vài em nêu cách trình bày bài thơ.
- Cả lớp tự viết bài vào vở . 
 (HS yếu viết 5 - 6 câu.)
- Đổi vở soát lỗi cho nhau.
- 1 - 2 em đọc yêu cầu. Lớp ĐT.
- Cả lớp làm vào VBT. 
-3 em làm vào phiếu khổ to.
 -Cả lớp theo dõi, nhận xét .
 -Sửa bài theo lời giải đúng vào VBT . 
-1 HS Nêu yêu cầu.
- HS làm nhanh vào băng giấy. 
-Lớp theo dõi, nhận xét và kết luận bạn thắng cuộc.
- Cả lớp lắng nghe.
 ____________________________________________
Tiết 5 : Kể chuyện 
Bài : LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
 I/ MỤC TIÊU :
 - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ (SGK) ; kể tiếp nối được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng (do GV kể).
 - Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : Những điều ước cao đẹp đem lại niềm vui, niềm Hạnh phúc cho mọi người.
 * Kể sơ lược nội dung từng đoạn câu chuyện theo tranh.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Tranh minh hoạ SGK.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A/ Kiểm tra bài cũ (4’) : 
- Gọi HS kể và nêu ý nghĩa câu chuyện của tiết .
-Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
 1/ Hoạt động 1 : GV kể chuyện (10’)
 - Kể chuyện lần 1 kết hợp giải nghĩa từ.
 - Kể chuyện lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ. 
 - Kể lần 3( nếu HS chưa nắm rõ nội dung.)
 2/Hoạtđộng2:Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (20’)
 - Nêu yêu cầu 1, 2 và hướng dẫn HS kể theo nhóm. 
-GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm.
 - Tổ chức cho HS thi kể chuyện. 
 -Khuyến khích HS yếu kể sơ lược nội dung từng đoạn theo tranh.
 -Gv theo dõi, nhận xét.
 -GV nêu yêu cầu 3 và hướng dẫn HS trả lời.
 - Gọi HS trả lời câu hỏi.
 *Nhận xét,chốt ý: + Cô gái mù cầu nguyện cho bác hàng xóm được khỏi bệnh.
 + người nhân hậu, sống vì người khác 
- Qua câu chuyện, em hiểu điều gì ? 
*Nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện.
3/Củng cố - Dặn dò (3’) : 
- Nhắc lại nội dung bài và dặn dò.
 - Nhận xét tiết học.
- Gọi 2 HS kể và nêu ý nghĩa câu chuyện . 
- Lắng nghe GV kể.
- Lắng nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
- HS Kể theo nhóm đôi : kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Vài nhóm HS thi kể từng đoạn . 
 - Vài em thi kể toàn bộ câu chuyện.
 -Lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
- Trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi. 
- Một số em trả lời. 
-Lớp nhận xét, bổ sung : 
- Suy nghĩ, trả lời.
- 3 em yếu nhắc lại.
- Lắng nghe.
 ___________________
 Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010
Tiết 1 : Luyện từ và câu 
Bài : CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
 I/ MỤC TIÊU :
 - Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
 - Biết vận dụng quy tắc đã học để tìm và viết đúng một số tên riêng Việt Nam.
 * Nắm cách viết và biết viết một số tên riêng Việt Nam.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : 
 -Phiếu khổ to, bản đồ (nếu có), VBT Tiếng Việt / 1.
 III/ HOẠ ... có chứa 3 chữ (12’)
 -GV nêu ví dụ (bảng phụ) .
 - Hướng dẫn HS giải thích yêu cầu của đề bài.
 - Nêu mẫu (nói và viết vào bảng phụ) :
 + An câu được 2 con cá (viết 2)
 + Bình câu được 3 con (viết 3).
 + Cường câu được 4 con (viết 4).
 + Cả 3 người câu được bao nhiêu con ?
 - Theo mẫu, hướng dẫn HS tự nêu và viết các cột còn lại.
 - Giới thiệu : a + b+ c là biểu thức có chứa 3 chữ.
2/Hoạt động 2 : Thực hành (21’)
 a/Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu bài
-Yêu cầu HS làm bài. 
 (kèm HS yếu.) Nhận xét, chữa bài.
b/Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Hướng dẫn làm theo mẫu.
-GV Theo dõi, giúp HS yếu nhận biết và phân biệt biểu thức chứa hai chữ, ba chữ.
 -Chấm điểm, chữa bài.
3/ Củng cố - Dặn dò (3’) : 
- Hệ thống kiến thức.
- Nhận xét tiết học.
- 2 em lên bảng - Lớp nhận xét.
- 2HS Nêu lại ví dụ .
- Theo dõi, chú ý GV làm mẫu.
 + Trả lời và viết vào bảng phụ : 3 + 2.
-Điền lần lượt vào các cột của bảng phụ : từ 4 + 0 -> a + b.
- 2HS nhắc lại.
- 1 HS nêu yêu cầu.
-3HS lên bảng - Lớp làm bảng con.
 Nếu a = 5, b = 7 và c = 10 
thì a + b + c = 5 + 7 +10 = 22 
-1 HS nêu yêu cầu
- 1 em nêu cách làm (theo mẫu).
- Cả lớp theo dõi.
- HS làm vào vở. 
 Nếu a = 9, b = 5 và c = 2 
 thì a x b x c = 9 x 5 x 2 = 90 
- Chú ý lắng nghe.
 ____________________________________________ 
Tiết 2 : Lịch sử 
Bài : CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO
 I/ MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết :
 - Kể đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng (Ngô Quyền).
 - Nguyên nhân của trận Bạch Đằng và nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng.
 - Ý nghĩa của trận Bạch Đằng.
 - Tự hào về sự thông minh, tài trí và dũng cảm của nhân dân ta.
 * Nắm nguyên nhân, ý nghĩa của trận Bạch Đằng.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Hình SGK, phiếu học tập.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A/ Kiểm tra bài cũ (4’) : 
-Nêu nguyên nhân và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 
-Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
1/ Hoạt động1 : Tiểu sử Ngô Quyền (7’)
 - Yêu cầu đọc kênh chữ.
 -Phát phiếu học tập cho HS và hướng dẫn làm. 
 (Theo dõi, giúp đỡ HS yếu.)
- Yêu cầu HS giới thiệu tóm tắt đôi nét về Ngô Quyền. 
 * Nhận xét , bổ sung.
2/ Hoạt động 2 : Nguyên nhân và diễn biến, kết quả của trận Bạch Đằng (12’)
 -GV nêu câu hỏi : 
 + Vì sao trận Bạch Đằng lại xảy ra ?
 -Nhận xét, tóm tắt lại nguyên nhân  Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ
 - Chia nhóm 4 và nêu câu hỏi :
 + Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào ? Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ? Kết quả trận đánh ra sao?
 *Kết luận về diễn biến và kết quả trận đánh.
 3/ Hoạt động 3 : Ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng (9’)
 + Trận Bạch Đằng có ý nghĩa thế nào đối với nước ta thời bấy giờ ? 
* Kết luận về ý nghĩa của trận Bạch Đằng:
 kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ 
4/Củng cố - Dặn dò (3’) : 
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ .
- Dặn dò về nhà - Nhận xét tiết học.
- 2 em nêu - Lớp nhận xét .
- 1HS đọc kênh chữ.
- Làm bài vào phiếu về đánh dấu x vào những thông tin đúng về Ngô Quyền.
- 2 HS dựa vào kết quả bài tập để giới thiệu đôi nét về Ngô Quyền.
- Trao đổi theo cặp. 
- Vài em trả lời. 
-Lớp nhận xét, kết luận câu trả lời đúng 
- Vài em yếu nhắc lại.
- Thảo luận nhóm 4, quan sát hình 1. 
-Đại diện nhóm trình bày. 
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung về kết quả, diễn biến của trận đánh trên sông Bạch Đằng.
- Một số em nêu. 
-Lớp nhận xét, kết luận .
-Vài em yếu nhắc lại.
- 2 em thực hiện theo yêu cầu.
____________________
 Thứ sáu ngày10 tháng 10 năm 2010
Tiết 1 : Tập làm văn 
Bài : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
 I/ MỤC TIÊU : 
 - Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng.
 - Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
 * Kể câu chuyện ngắn theo lời gợi ý của GV.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Bảng phụ, 
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A/ Kiểm tra bài cũ (5’) : 
 - Gọi 4 em đọc nối tiếp đoạn văn đã hoàn chỉnh . 
 -Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
 1/ Hoạt động 1 : Tìm hiểu đề bài (8’)
- Treo bảng phụ ghi đề bài và các gợi ý.
- Hướng dẫn HS nắm yêu cầu đề bài :
 + Gạch chân những từ quan trọng của đề : ...giấc mơ,bà tiên cho ba điều ước.  trình tự thời gian.
 + Nêu lần lượt từng gợi ý.
2/ Hoạt động 2 : Kể chuyện (22’)
 - Hướng dẫn HS kể theo nhóm đôi .
 -Gv theo dõi và giúp HS yếu kể.
 - Tổ chức cho HS thi kể chuyện (Khuyến khích HS yếu kể bằng gợi ý).
 -Gv theo dõi, khen ngợi HS kể hay và đúng.
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
 (Gợi ý để giúp đỡ HS yếu viết bài.)
 - Gọi vài em đọc bài viết.
 - Nhận xét, ghi điểm.
3/ Củng cố - Dặn dò (3’) : 
 - Nhắc lại bài và dặn dò về nhà .
 - Nhận xét tiết học.
- 4 em đọc đoạn văn - Lớp nhận xét.
- 2 em đọc - Lớp đọc thầm. 
- Cả lớp theo dõi để nắm chắc yêu cầu của đề.
- Suy nghĩ, trả lời từng gợi ý.
- Kể chuyện trong nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm thi. 
-Lớp theo dõi, nhận xét.
- Làm vào VBT.
- 3 em đọc bài viết.
-Lớp theo dõi, nhận xét. 
- Chú ý lắng nghe.
_______________________
Tiết 2 : Toán 
Bài : TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
 I/ MỤC TIÊU : Giúp HS : 
 - Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
 - Bước đầu biết sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
 * Nắm tính chất kết hợp của phép cộng .
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A/ Kiểm tra bài cũ (4’) :
 - Gọi HS chữa bài 3 tiết trước. 
 -Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: Giới thiệu bài (1’)
 1/ Hoạt động 1: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng (12’)
 - Treo bảng phụ như bảng SGK (chưa ghi cột 4, 5).
 - Hướng dẫn HS tính và so sánh kết quả của (a + b) + c với a + (b + c).
 - Ghi bảng kết quả và hướng dẫn HS nhận xét về giá trị của (a + b) + c và a + (b + c).
- Vậy : (a + b) + c = a + (b + c) 
 (nêu thành lời).
 2/ Hoạt động 2 : Thực hành (19’)
 a/Bài1 : Gọi HS đọc yêu cầu bài
 - Hướng dẫn HS làm bài. 
 ( Kèm HS yếu làm bài.)
 -Nhận xét, chữa bài.
 b/Bài 2 : - Gọi HS đọc đề bài.
 - Hướng dẫn HS phân tích , tóm tắt và làm bài. Giúp đỡ HS yếu làm bài. 
 - Nhận xét, chữa bài.
 Bài 3: ( Hướng dẫn về nhà)
3/ Củng cố - Dặn dò (3’) : 
- Hệ thống lại tính chất kết hợp.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 em lên bảng làm bài 3 - Lớp nhận xét.
- Cả lớp quan sát.
- Lần lượt tính nhẩm, nêu và so sánh lần lượt kết quả của 2 biểu thức ở từng cột.
 Nêu:giá trị của (a+ b) +c và a+(b + c) luôn luôn bằng nhau.
- HS theo dõi, nhắc lại.
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm bảng con, 2 HS làm bảng lớp .
4367 + 199 + 501 = (199 + 501) + 4367 
 =700 + 4367 = 5067 
- 1 em đọc.
- Làm vào vở. 1 em lên bảng làm. 
-Lớp nhận xét, kết luận bài giải đúng
 Hai ngày đầu quỹ tiết kiệm nhận được : 75 500 000 + 86 950 000 = 162 450 000(đ)
 Cả 3 ngày quỹ tiết kiệm nhận được 162 450 000 + 14 500 000 = 176950000(đ)..
- Chú ý theo dõi.
_____________________ 
Tiết 3: Địa lí
Bài : MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
 I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết : 
 - Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống nhưng là nơi thưa dân nhất nước ta.
 - Sử dụng tranh ảnh để mô tả trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở TâyNguyên.
 - Tôn trọng và yêu quý các truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Tây Nguyên.
 * HS khá, giỏi : Quan sát tranh, ảnh mô tả nhà rông.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A/ Kiểm tra bài cũ (3’) : 
- Nêu vị trí địa lí và khí hậu của Tây Nguyên. -Nhận xét, ghi điểm.
B/Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
 1/ Hoạt động1: Đặc điểm dân cư (9’)
 - Chỉ vị trí của Tây Nguyên (bản đồ).
 - Yêu cầu đọc mục 1 và trả lời câu hỏi :
 + Kể tên môt số dân tộc ở Tây Nguyên.
 + Trong các dân tộc kể trên, dân tộc nào sống lâu đời, dân tộc nào từ nơi khác chuyển đến ? 
 * Nhận xét, kết luận về đặc điểm dân cư. 2.Hoạt động2:Nhà rông ở Tây Nguyên (10’)
 - Yêu cầu HS quan sát hình 4 SGK, đọc mục 2 và thảo luận nhóm đôi câu hỏi :
 + Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ? 
 + Nhà rông được dùng để làm gì ? 
 Sự to, đẹp của nhà rông thể hiện điều gì ? 
-GV t dõi, nhận xét.
 - Gợi ý HS mô tả về nhà rồng.
 *Nhận xét, kết luận đặc điểm của nhà rông.
3/ Hoạt động3: Trang phục, lễ hội (9’)
 - Yêu cầu quan sát hình 1 đến 6.
 - Yêu cầu thảo luận nhóm 6.
 + Dân tộc Tây Nguyên thường mặc như thế nào ?
 + Lễ hội được tổ chức khi nào ? Kể tên một số lễ hội Tây Nguyên?
* Nhận xét, kết luận về các lễ hội 
4/ Củng cố - Dặn dò (3’) : 
- Nhắc lại nội dung của bài và dặn dò .
- Nhận xét tiết học.
- 2 em nêu - lớp nhận xét . 
- Cả lớp quan sát.
- Đọc mục 1 và trả lời:
 + Gia-rai, Ba-na, Ê-đê, Kinh, 
 + Dân tộc Gia-rai, Ba-na, Ê-đê,.. ở từ lâu đời ; dân tộc Kinh, Tày, Nùng,  từ nơi khác chuyển đến.
- HS yếu nhắc lại.
- Đọc mục 2, quan sát tranh. 
-Thảo luận nhóm đôi . 
-Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung :
 + nhà rông.
 + hội họp, tiếp khách,
 + Nhà rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn càng giàu có, thịnh vượng.
- Vai HS(K-G) mô tả.
- Quan sát hình và đọc nội dung . 
- Thảo luận nhóm 6.
- Đại diện nhóm trình bày.
-Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- 2HS nhắc lại
_____________________
TIẾT 5 : SINH HOẠT LỚP TUẦN 7
I / MỤC TIÊU:
 - Giúp HS nhận ra những ưu khuyết điểm tuần 6.
 - Cần khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm trong tuần qua.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1) Đánh giá hoạt động tuần 6:
 - Yêu cầu tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động các thành viên trong tổ tuần 6. 
 - Lớp trưởng đánh giá, xếp loại từng tổ.
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động :
 * Ưu điểm : Đa số cả lớp thực hiện đầy đủ nội quy của lớp, trường 
 * Nhược điểm : Một số em còn vi phạm các lỗi (chưa học bài và làm bài tập, ý thức rèn chữ chưa cao, nói chuyện trong lớp, )
 2) Kế hoạch tuần 7 : 
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp học tập.
- Giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, rèn chữ viết và luyện toán, tiếp tục học nhóm để giúp đỡ nhau trong học tập, 
-Tiếp tục giúp đỡ HS yếu.
-Giữ trật tự trong giờ học,tích cực phát biểu xay dựng bài.
- Kết hợp giáo dục về vệ sinh cá nhân (Giữ vệ sinh răng miệng).
-Lao động theo kế hoạch,không được ăn quà vặt.
-GV nhận xét tiết sinh hoạt.
-Sinh hoạt văn nghệ.
 ************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 7.doc