Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 24

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 24

Toán LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: Giúp H rèn kĩ năng

- Thực hiện được phép cộng hai phân số; cộng số tự nhiên với phân số; công phân số với số tự nhiên.

- Cả lớp làm bài tập 1,3.

II. Các hoạt động dạy học:

1. Bài cũ: 2 HS lên bảng thực hiện.

- Cả lớp làm vào vở nháp, HS khác nhận xét kết quả. GV nhận xét, ghi điểm

2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.

Bài 1: - GV ghi bảng các bài mẫu.

- HS nhận xét về các phân số.

- Muốn viết số tự nhiên dưới dạng phân số ta viết như thế nào?

- HS: Viết thành phân số co mẫu số bằng 1

- GV làm mẫu:

doc 26 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Ngày soạn: 19/2/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
Toán	 	Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp H rèn kĩ năng
- Thực hiện được phép cộng hai phân số; cộng số tự nhiên với phân số; công phân số với số tự nhiên.
- Cả lớp làm bài tập 1,3.
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: 	2 HS lên bảng thực hiện.
- Cả lớp làm vào vở nháp, HS khác nhận xét kết quả. GV nhận xét, ghi điểm
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1: - GV ghi bảng các bài mẫu.
- HS nhận xét về các phân số.
- Muốn viết số tự nhiên dưới dạng phân số ta viết như thế nào?
- HS: Viết thành phân số co mẫu số bằng 1
- GV làm mẫu: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh có thế viết như sau:
- Giáo viên ghi cácbài tập lên bảng
- HS làm bài vào vở. GV kiểm tra kết quả.
Bài 3: HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV cho học sinh phân tích đề toán
+ Bài toán cho biết gì? Chiều dài m; Chiều rộng m
+ Bài toán yêu cầu điều gì? Tính nữa chu vi hình chữ nhật
+ Em nào có thể cho thầy biết muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?
( Chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân với 2)
+ Vậy muốn tính nữa chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?
(lấy chiều dài cộng chiều rộng)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt:
+ Chiều rộng hình chữ nhật: m
+ Chiều dài hình chữ nhật: m
+ Nữa chu vi hình chữ nhật ....mét
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng giải
Bài giải:
Nữa chu vi hình chữ nhật là:
(m)
Đáp số: m
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm một số vở bài tập.
- HS nhắc lại cách cộng 2 phân số cùng mẫu số và khác mẫu số.
Tập đọc	 Vẽ về cuộc sống an toàn
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp với nội dung thông báo tin vui.
- Hiểu nội dung: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm
III. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ: 2 HS học thuộc lòng các khổ thơ của bài: "Khúc hát ru những em mbé lớn trên lưng mẹ".
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
a) Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- 5 HS đọc nối tiếp toàn bài (1HS: 6 dòng mở đầu)
	 ( 4 HS: 4 đoạn)
- Luyện đọc những từ ngữ khó.
- Luyện đọc ngắt nghỉ câu dài.
- 5 HS đọc nối tiếp lần 2, GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ trong chú giải.
- 5 HS đọc nối tiếp lần 3.
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài.
* HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời các câu hỏi:
- Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì? (em muốn sống an toàn)
- Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
(4 tháng đã có 50.000 bức tranh của thiếu nhi gửi về).
* 1 HS đọc to đoạn cuối và trả lời.
- Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mỹ của các em?
(.... là phòng tranh đẹp, màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc
... ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ)
* HS đọc thầm 6 dòng bản tin.
- Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì?
+ Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc.
+ Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những tài nghệ nổi bật.
- 1 HS đọc toàn bài - HS suy nghĩ trả lời.
Bài đọc cho ta biết điều gì.
2 - 3 HS nhắc lại nội dung.
c) Luyện đọc diễn cảm: Bài này chúng ta cần đọc với giọng như thế nào?
- 4 HS đọc thể hiện.
- GV dán đoạn văn luyện đọc diễn cảm
+ GV đọc mẫu, hướng dẫn.
+ HS luyện đọc theo cập 
+ 3 HS luyện đọc diễm cảm. HS và GV nhận xét, GV ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- VN luyện đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
Chính tả	 Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (nghe - viết) 
 	 Phân biệt ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết đỳng bài chớnh tả; trỡnh bày đỳng bài chớnh tả văn xuụi.
- Làm đúng các bài tập chính tả phương ngữ; HS khá giỏi làm được bài tập 3
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu khổ to ghi BT 2b.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 3 HS lên bảng, 1 HS đọc cho 2 HS viết các từ sau: sung sướng, lao xao, sang sảng.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: HS quan sát tranh họa sĩ Tô Ngọc Vân, GV giới thiệu.
b) Hướng dẫn viết chính tả.
* Tìm hiểu nội dung:
- 1 HS đọc bài "Họa sĩ Tô Ngọc Vân".
- Họa sĩ Tô Ngọc Vân nổi danh với những bức tranh nào?
+ ... ánh mặt trời, thiếu nữ bên hoa huệ
- Đoạn văn nói về điều gì?
+ Đoạn văn ca ngợi Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa, tham gia công tác cách mạng bằng tài năng hội hoa của mình và đã hy sinh trong kháng chiến.
* Hướng dẫn HS viết từ khó.
- HS phát hiện các từ ngữ khó - HS luyện viết vào vở nháp nghệ sĩ, hỏa tuyến....
* Viết chính tả:
- GV đọc từng cụm từ, câu ngắn. HS viết.
- GV đọc . HS dò bài.
* GV soát lỗi chấm bài (7 - 10 bài).
- HS dưới lớp đổi vở soát bài.
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2b
- HS trao đổi, làm bài. 2 HS làm bài trên bảng lớp. 
- HS và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
+ Mở .... mỡ....
+ Nó .... cãi .... cải tiến .... 
+ .... nghỉ ngơi .... nghĩ....
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài tập
- GV tổ chức cho HS dưới dạng tổ chức.
+ Yêu cầu các nhóm hoạt động trao đổi trong nhóm 4.
+ 1 HS lên làm chủ trò chơi và các nhóm xung phong trả lời. Khi chủ trò đọc câu thơ đố, nhóm nào có tín hiệu được trả lời. Trả lời đúng được chơi tiếp, sai bị loại.
+ Nhóm thắng cuộc là nhóm trả lời nhiều chữ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau:
Ngày soạn: 20/2/2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011
Luyện từ và câu	Câu kể : Ai là gì?
I. Mục tiêu: 
- Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì?
- Nhận biết được câu kể Ai là gì? Trong đoạn văn; biết đặt câu kể theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi 3 câu văn của đoạn văn ở phần nhận xét.
- Phiếu ghi từng phần a, b, c (trả lời).
- HS chuẩn bị ảnh gia đình mình.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: - 1 HS đọc thuộc 4 câu tục ngữ (TLTC)
- Nêu trường hợp có thể dùng một trong 4 câu tục ngữ đó.
- HS nhận xét. GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 
a) Giới thiệu bài.
- Chúng ta được học những kiểu câu nào? Nêu ví dụ về từng loại câu?
- Khi mới gặp hay mới quen nhau các em tự giới thiệu về mình như thế nào?
đ Giới thiệu bài: Các câu mà người ta thường dùng để tự giới thiệu về mình hoặc về người khác thuộc câu kể: Ai là gì?...
b) Nhận xét:
- 4 HS đọc nối tiếo yêu cầu của bài tập 1, 2, 3, 4.
Bài 1,2:
- 1 HS đọc 3 câu in nghiêng trong đoạn văn.
- Cả lớp đọc thầm, trao đổi nhóm 2, tìm câu dùng để giới thiệu, câu nêu nhận định về bạn Diệu Chi.
- HS phát biểu. GV chốt lời giải đúng.
+ Câu giới thiệu: 	Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp chúng ta.
	Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường TH Thành Công
+ Câu nhận định: Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.
Bài 3: - 1 HS đọc lại yêu cầu bài tập.
- GV: Để tìm bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Em hãy gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai.
Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi là gì?
- 1 HS lên bảng làm bài. HS và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Ai?
Là gì? (là ai)
Đây
Bận Diệu Chi
Bạn ấy
Là Diệu chi, bạn mới của lớp chúng ta
Là h/s ......... Thành Công
Là một họa sĩ nhỏ đấy.
đ GV: Các câu giới thiệu và nhận định về bạn Diệu Chi là kiểu câu kể Ai là gì?
? Bộ phận CN và VN trong câu kể Ai là gì? Trả lời cho những câu hỏi nào?
Bài 4: - 1 HS nêu yêu cầu.
- HS suy nghĩ, so sánh, xác định sự khác nhau giữa kiểu câu Ai là gì? với kiểu câu đã học Ai làm gì? Ai thế nào?
- Ba kiểu câu này chủ yếu khác nhau ở bộ phận nào trong câu?
+ Kiểu câu Ai là gì	VN TL câu hỏi: làm gì?
+ Kiểu câu Ai thế này?	........	như thế nào?
+ Kiểu câu Ai là gì?	......... 	là gì?
	(là ai,? Là con gì?
- GV kết luận.
c) HS đọc ghi nhớ.
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS phải tìm đúng câu kể Ai là gì trong các câu đã cho Nêu t/d của câu tìm được.
- HS hoạt động nhóm 4.
- GV dán 3 tờ phiếu ghi nội dung đoạn văn. Mời 3 HS có ý kiến đúng lên bảng gạch dưới những câu kể trong mỗi đoạn văn, thơ. HS nêu miệng tác dụng của từng câu kể?
a) Thì ra đó là .... chế tạo.
đ Giới thiệu về thứ máy mới.
- Đó chính là hiện đại.
đ Nhận định về giá trị của chiếc máy tính đầu tiên.
b) Lá là lịch của cây đ nêu nhận định chỉ mùa.
Cây lại là lịch đất đ chỉ vụ (năm).
Trăng lặn / là lịch 
	đ Nhận định (chỉ ngày đêm)
Mười ....	đ Nhận định (đếm ngày tháng).
Lịch lại là trang sách đ " (năm học).
c) Sầu riêng là loại ... đ nêu nhận định về giá trị của trái sầu riêng, bao hàm cả ý giới thiệu về loại trái cây đặc biệt của miền Nam.
Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu.
G: Chọn tình huống giới thiệu: Giới thiệu về các bạn trong lớp với vị khách hoặc một bạn mới đến; giới thiệu về từng người than của mình trong tấm ảnh.
Dùng câu kể: Ai là gì?
- HS làm bài vào vở nháp.
- Từng cặp HS thực hành giới thiệu.
- HS thi g/t trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn có đoạn giới thiệu hay,
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà hoàn thành bài 2 vào vở.
Lịch sử	 	Ôn tập
I. Mục tiêu: Học xong bài này H biết:
- Biết thống kê những sự kiện lịch sử của nước ta từ buỏi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỷ XV).
- Kể lại một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê.
II. Đồ dùng dạy học:
- Băng thời gian (SGK) phóng to.
- Tranh ảnh từ (bài 7 - 19).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
 - Hãy kể tên các tổ và tác giả tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê?
- 1 HS nêu ghi nhớ.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
a) H/đ 1: Hoạt động theo nhóm 4.
- Các nhóm thảo luận, trao đổi và ghi kết quả vào bảng.
	Kinh đô	Tên nước
Thời Lý	.......	.......
Thời Trần	.......	.......
Hậu Lê	.......	.......
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét,bổ sung.
b) H/đ2: Thảo luận nhóm.
- HS trao đổi và điền vào bảng theo nội dung.
Từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (TK XV)
Các sự kiện lịch sử tiêu biểu	Thời gian	Địa diểm
ĐBL đẹp bạn 12 sứ quân	968	Hoa Lư - Ninh Bình...
c) GV treo tranh, một số H nhìn tranh để kể lại một trong những sự kiện, hình tượng lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê.
- HS lần lượt lên kể.
- Cả lớp nhận xét. GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương ghi điểm tốt cho những H kể tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Toán	Phép trừ phân số
I. Mục tiêu: 
- Biết cách trừ hai phân số cùng mẫu số.
- Cả lớp làm bài tập 1; 2(a,b). Học sinh  ... ở.
- 4 HS làm bài vào phiếu (1 HS viết một đoạn).
- HS dán bài lên bảng. HS trình bày.
- HS tiếp nối nhau đọc các đoạn các em đã hoàn chỉnh GV nhận xét, khen đoạn hay nhất.
- GV chọn 2 - 3 bài viết hoàn chỉnh, đọc mẫu trước lớp. GV chấm điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Về nhà hoàn chỉnh 4 đoạn văn vào vở.
Khoa học ánh sáng cần cho sự sống (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò của ánh sáng:
+ Đối với đời sống con người: có thức ăn, sưởi ấm, sức khoẻ.
+ Đối với động vật: di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù.
II. Đồ dùng dạy học:
- Khăn tay sạch.
- Hình minh họa (SGK)
- Phếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống TN?
2. Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: HS khởi động chơi trò chơi "Bịt mắt ..."
a) Vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người.
- HS trao đổi, thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:
+ ánh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người.
(ánh sáng giúp ta nhìn thấy mọi vật, phân biệt được màu sắc, phân biệt được kẻ thù, phân biệt được các loại thức ăn, nước uống. ánh sáng còn giúp cho con người khỏe, có thức ăn, sưởi ấm cơ thể...).
+ Nêu những ví dụ chứng tỏ quan sát có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người.
- Đại diện các nhóm trình bày: H khác nhận xét.
- GV kết luận (mục bạn cần biết).
- GV hỏi tiếp: Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng môi trường?
(Con người không nhìn thấy mọi vật, không tìm được thức ăn, nước uống).
b) Vai trò của ánh sáng đối với đời sống ĐV.
- HS trao đổi, thảo luận nhóm 2.
* Kể tên một số động vật mà em biết: Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì?
(... chim, hổ, báo, hươi, nai, thỏ, gà... những con vật đó cần ánh sáng để tìm thức ăn, nước uống, di cư tránh rét, tránh nóng...).
+ Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày.
(Động vật kiếm ăn vào ban đêm: chó sói, mèo, chột, cú mèo, dơi, ếch nhái...).
Động vật kiếm ăn vào ban ngày: gà, vịt, trâu, bò...
+ Em có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các loại động vật .
+ Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chống tăng cân và đẻ nhiều trứng?
(Dùng ánh sạng điện để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày).
- GV kết luận: mục "Bạn cần biết".
3. Củng cố, dặn dò:
- ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người?
- ánh sáng cần cho đời sống của động vật như thế nào.
- GV nhận xét giờ học.
Ngày soạn: 23/2/2011
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011
Toán	 	Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Thực hiện cộng trừ hai phân số; cộng trừ một số tự nhiên cho một phân số; cộng trừ một phân số cho số tự nhiên.
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
- Cả lớp làm bài tập 1(a,b); 2(b,c); 3. HS khá giỏi làm được bài tập 4
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng thực hiện.
	 ; 
- HS và GV nhận xét. GV ghi điểm.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1: - Muốn cộng 2 phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
- Muốn trừ 2 phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
- HS làm bài vào vở.
a)	 
b)	 
Bài 2: HS làm câu a, b tương tự:
- Muốn thực hiện các phép tính và ta phải làm như thế nào? H nêu.
- HS làm vở .
	.
Bài 3: Tìm x.
- Muốn tìm số hạng chưa biết của một tổng ta làm thế nào?
- Muốn tìm số bị trừ trong phép trừ ta làm thế nào?
- Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
 + HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng thực hiện.
 + HS nhận xét kết quả. GV kết luận.
Bài 4: HS nêu yêu cầu.
HS làm bài vào vở.
a)	
b)	
	.
Bài 5: - 1 HS nêu yêu cầu. HS tự làm bài vào vở, nêu kết quả. HS và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm một số vở BT.
- GV nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu 	Vị ngữ trong câu kể 
 Ai là gì? 
I. Mục tiêu: 
- H nắm được VN trong câu kể trong câu kể kiểu Ai là gì?, các từ ngữ làm VN trong kiểu câu này.
- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai là gì? Bằng cách ghép hai bộ phận câu; biết đặt 2,3 câu kể Ai là gì? Dựa theo 2,3 từ ngữ cho trước.
II. Đồ dùng dạy học:
- 3 tờ phiếu viết 4 câu văn ở phần nhận xét.
- 1 tờ phiếu viết VN ở phần LT.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: - 2 HS đọc bài viết: dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu các bạn trong lớp em (người trong ảnh chụp gia đình em).
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
a) Nhận xét:
- 1 HS đọc yêu cầu các bài tập ở phần nhận xét.
- GV: Để tìm VN trong câu, phải xem bộ phận nào trả lời câu hỏi là gì?
- HS đọc thẩm lại đoạn văn.
? Đoạn văn này có mấy câu?
? Câu nào có dạng Ai là gì? (Em là cháu bác Tự).
? Xác định VN trong câu trên.
? Trong câu này, bộ phận nào trả lời câu hỏi là gì?
? Bộ phận đó gọi là gì?
? Những TN nào có thể làm VN trong câu Ai là gì?
(do DT hoặc cụm DT tạo thành).
b) Ghi nhớ: - 3 HS đọc nội dung ghi nhớ.
- HS nêu ví dụ minh họa.
3. Luyện tập:
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào SGK, dùng bút chì gạch chân các TN làm VN.
- HS phát biểu ý kiến, cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
* GV lưu ý HS: Từ "là" là từ nối CN với VN, nằm ở bộ phận VN.
Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu.
- HS dùng bút chì nối vào SGK.
- HS nêu những câu vừa nối. HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: - 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- GV chấm một số vở BT, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn	 Tóm tắt tin tức
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức.
- Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức qua thực hành tóm tắt một bản tin.
II. Đồ dùng dạy học:
- 1 tờ phiếu to viết lời giải BT 1 ( nhận xét)
- Bút dạ và 4 - 5 tờ giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: - 2 HS đọc lại 4 đoạn văn đã giúp bạn HN viết hoàn chỉnh (BT2).
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
a) Nhận xét:
Bài 1: - HS đọc yêu cầu của BT 1.
+ Yêu cầu a: HS đọc thầm bản tin "Vẽ về cuộc sống an toàn" xác định đoạn của bản tin. HS phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại.
+ Yêu cầu b : HS trao đổi cùng bạn, viết vào vở BT.
- HS đọc kết quả trao đổi trước lớp các sự việc chính, tóm tắt mỗi đoạn.
- GV dán tờ phiếu ghi phần trả lời.
Đ1: Sự việc chính
Tóm tắt mỗi đoạn
1. Cuộc thi "Em muốn sống an toàn vừa được TK"
2. Nội dung, kết quả cuộc thi
3. Nhận thức của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi.
4. Năng lực họa sĩ của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi
Unicef, báo TNTP vừa tổng kết cuộc thi vẽ "Em ....."
Trong 4 tháng có 50000 bức tranh của thiếu nhi gửi đến .
Tranh vẽ cho thấy KT của thiếu nhi về an toàn rất PP 
Tranh dự thi có ngôn ngữ hội họa, sáng tạo đến bất ngờ.
+ Yêu cầu: HS suy nghĩ viết ra vở nháp.
- HS đọc nhanh bài của mình.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của BT 2. GV hướng dẫn trao đổi, đi đến kết luận.
- Thế nào là tóm tắt tin tức?
- Cách tóm tắt tin tức.
b) Ghi nhớ: Luyện HS đọc ghi nhớ SGK.
3. Luyện tập:
Bài 1: - 1 HS đọc nội dung BT1. Cả lớp đọc thầm, làm bài vào vở nháp. G phát phiếu cho 2 – 3 HS.
- HS phát biểu ý kiến. 2 HS làm bài trên phiếu trình bày kết qủa. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bản tin ngắn gọn, đầy đủ nhất.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu BT.
- GV: Cần tóm tắt bản tin đầy đủ các số liệu, những từ ngữ nổi bật, gây ấn tượng.
- HS đọc thầm 6 dòng in đậm đầu bản tin "Vẽ về cuộc sống an toàn cùng bạn trao đổi, đưa ra phương án tóm tắt cho bản tin.
"Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới".
- HS làm bài (trên) vào vở. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn phương án tóm tắt hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách tóm tắt tin tức.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà hoàn thành BT2 vào vở.
Địa lí 	Thành phố Hồ Chí Minh 
I.Mục tiêu.
- Nêu một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hồ Chí Minh :
+ Vị trí: Nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn.
+ Thành phố lớn nhất cả nước.
+Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn: các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng, hoạt động thương mại rất phát triển.
- Chỉ được Thành phố Hồ chí Minh trên bản đồ
- HS khá giỏi :
+ Dựa vào bảng số liệu so sánh diện tích Thành phố Hò Chi Minh với các thành phố khác
+ Biết các loại đường giao thông từ thành phố Hò Chí Minh đi các tỉnh khác.
II. Chuẩn bị.
- Bản đồ TP Hồ Chí Minh.
- Bản đồ hành chính, bản đồ giao thông Việt Nam.
- Tranh ảnh về thành phố Hồ Chí Minh.
II. Hoạt động dạy - học
1. Hoạt động 1 : Kiểm tra 
? Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh.
? Kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ.
2. Hoạt động 2 : Bài mới 
a. Giới thiệu bài.
b. Giảng bài. 
* Thành phố lớn nhất cả nước.
- Dựa vào tranh ảnh và hiểu biết của bản thân hãy nói về thành phố Hồ Chí Minh
- Học sinh quan sát bản đồ hành chính Việt Nam. Chỉ vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ.
? Thành phố nằm bên sông nào.
? Thành phố đã bao nhiêu tuổi.
- 300 tuổi.
? Thành phố mang tên Bác từ năm nào.
- năm 1976
? Nhận xét về diện tích, dân số của TP Hồ Chí Minh, so sánh với Hà Nội
- Học sinh nêu.
Chốt: TP Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhát nước ta .
* Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn.
- Thảo luận nhóm
- ND: 
? Nêu tên các ngàng công nghiệp của TP Hồ Chí Minh.
- công nghiệp nhẹ, hoá chất ...
? Vì sao nói TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn.
- Học sinh nêu
? Kể tên những trường đại học, khu vui chơi giải trí.....ở TP Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh 
Gv chốt: Đây là một thành phố công nghiệp phát triển nhất ; nơi có hoạt động mua bán tấp nập, nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất, là một trong những thành phố có nhiều trường đại học nhất.
Gv chốt: Ghi nhớ Sgk.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
3. Hoạt động 3 : Củng cố 
Quan sát bản đồ TP Hồ Chí Minh xác định vị trí một số trường.đại học, chợ lớn, khu vui chơi giải trí của TP Hồ Chí Minh.
Giáo viên nhận xét giờ học
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- H thấy được ưu, khuyết điểm của tuần qua để phát huy và khắc phục
- Đề ra phương hướng tuần tới.
II. Sinh hoạt
1. Nhận xét ưu, khuyết điểm tuần qua.
- Tổ trưởng nhận xét các bạn trong tổ của mình.
- Mỗi cá nhân tự kiểm điểm.
- Khen những bạn có tiến bộ và nhắc nhỡ những bạn chưa tiến bộ.
2. Phương hướng tuần tới
- Duy trì sỉ số trên lớp
- Tiếp tục ổn định các nền nếp sau tết.
- Phát huy những việc tốt
- Khắc phục những tồn tại.
- Tiếp tục phong tào ủng hộ đội bóng đá.
- Chuẩn bị bài để học tuần 25.
*********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24.doc