Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 15

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 15

I. Mục tiêu :

 -Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu tập thuộc cả bài và thực hiện các động tác cơ bản đúng

 -Trò chơi: “thỏ nhảy ”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi nhiệt tình, sôi nổi và chủ động.

II. Đặc điểm – phương tiện :

Địa điểm: Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.

Phương tiện: Chuẩn bị còi, phấn để kẻ sân phục vụ trò chơi.

III. Nội dung và phương pháp lên lớp:

 

doc 43 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1127Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thø 3 ngµy 27 th¸ng 11 n¨m 2007 
TUẦN 15
BÀI 29
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG 
TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”
I. Mục tiêu :
 -Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu tập thuộc cả bài và thực hiện các động tác cơ bản đúng 
 -Trò chơi: “thỏ nhảy ”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi nhiệt tình, sôi nổi và chủ động. 
II. Đặc điểm – phương tiện :
Địa điểm: Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện: Chuẩn bị còi, phấn để kẻ sân phục vụ trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động:Cả lớp chạy chậm thành 1 hàng dọc quanh sân tập rồi đứng tại chỗ hát , vỗ tay.
 +Khởi động xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai.
 +Trò chơi : “ Trò chơi chim về tổ”.
2. Phần cơ bản:
 a) Bài thể dục phát triển chung
 * Ôn toàn bài thể dục phát triển chung 
 +Lần 1: GV điều khiển hô nhịp cho HS tập 
 +Lần 2: Cán sự vừa hô nhịp, vừa tập cùng với cả lớp.
 +Lần 3: Cán sự hô nhịp, không làm mẫu cho HS tập 
* Chú ý: Sau mỗi lần tập, GV nhận xét để tuyên dương những HS tập tốt và động viên những HS tập chưa tốt rồi mới cho tập lần tiếp theo. 
 -GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ .
 -Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn bài thể dục phát triển chung. Lần lượt các tổ lên biểu diễn bài thể dục phát triển chung 1lần GV cùng HS quan sát, nhận xét, đánh giá. GV sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt.
 b) Trò chơi : “Thỏ nhảy ”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giải thích lại cách chơi và phổ biến lại luật chơi. 
 -GV tổ chức cho HS chơi thử. 
 -GV điều khiển tổ chức cho HS chơi chính thức và kết thúc trò chơi, đội nào thắng cuộc được biểu dương, có hình thức phạt với đội thua cuộc như phải nắm tay nhau vừa nhảy vừa hát. 
 -GV quan sát, nhận xét và tuyên bố kết quả, biểu dương những HS chơi nhiệt tình chủ động thực hiện đúng yêu cầu trò chơi. 
3. Phần kết thúc: 
 -GV cho HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét , đánh giá kết quả giờ học. 
 -Giao bài tập về nhà : Ôn bài thể dục phát triển chung chuẩn bị kiểm tra. 
 -GV hô giải tán.
6 – 10 phút
1 – 2 phút
1 phút
1- 2 phút 
18 – 22 phút
12 – 15 phút
2 – 3 lần mỗi động tác 
 2 lần 8 nhịp 
5 – 6 phút 
 5 – 6 phút 
1 phút 
1 phút
1 – 2 phút 
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
====
====
====
====
5GV
5GV
-HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
==========
==========
==========
==========
5GV
-Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
T1
T2
T3
T4
5GV
-HS ngồi theo đội hình hàng ngang. 
= ===
= 5GV ===
= ===
= ===
= ===
==========
==========
==========
==========
 5GV
= = = =
= = = =
= = = =
= = = =
5 5 5 5
 5GV
==========
==========
==========
==========
5GV
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
====
====
====
====
5GV
-HS hô “khỏe”.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : ĐỒ CHƠI, TRÒ CHƠI
I/. Mục tiêu:
Biết tên một số đồ chơi, trò chơi của trẻ em. 
Biết những đồ chơi, trò chơi có lợi hay những đồ chơi, trò chơi có hại cho trẻ em. 
Tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi. 
II/. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ các trò chơi trang 147, 148/SGK (phóng to nếu có điều kiện).
Giấy khổ to và bút dạ.
III/. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 3 HS lên bảng đặt câu hỏi để thể hiện thái độ: thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn,
-Gọi 3 HS dưới lớp lên nêu những tình huống có dùng câu hỏi không có mục đích hỏi điêù mình chưa biết.
-Nhận xét tình huống của từng HS và cho điểm
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
-Với chủ điểm nói về thế giới của trẻ em, trong tiết học hôm nay các em sẽ biết thêm một số đồ chơi, trò chơi mà trẻ em thường chơi, biết được đồ chơi nào có lợi, đồ chơi nào có hại và những từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
 b) Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS quan sát nói tên đồ chơi hoặc trò chơi trong tranh.
-Gọi HS phát biểu bổ sung.
-Nhận xét, kết luận từng tranh đúng.
 Bài 2
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Phát giấy và bút dạ cho nhóm 4 HS. Yêu cầu HS tìm từ ngữ trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
-Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Nhận xét, kết luận những từ đúng.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS hoạt động theo cặp.
-Gọi HS phát biểu, bổ sung ý kiến cho bạn.
-Kết luận lời giải đúng.
 Bài 4:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS phát biểu.
-Em hãy đặt câu thể hiện thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
3. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS ghi nhớ các trò chơi, đồ chơi đã dặn, đặt 2 câu ở BT4 và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng đặt câu.
 -HS đứng tại chỗ trả lời.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Quan sát tranh, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
-Lên bảng chỉ vào từng tranh và giới thiệu.
Tranh 1: Đồ chơi: diều.
 Trò chơi: thả diều.
Tranh 2: Đồ chơi: đầu sư tử, đèn ông sao, đàn gió,
 Trò chơi: rước đèn, múa sư tử.
Tranh 3: Đồ chơi: dây thừng , búp bê, bộ xép hình nhà cửa, đồ nấu bếp.
 Trò chơi: nhảy dây, cho búp bê ăn bốt, xếp hình nhà cửa, thổi cơm.
Tranh 4: Đồ chơi: Ti vi, vật liệu xây dựng.
 Trò chơi: trò chơi điện tử, lắp ghép hình.
Tranh 5: Đồ chơi: dây thừng.
 Trò chơi: kéo co.
Tranh 6: Đồ chơi: khăn bịt mắt.
 Trò chơi: bịt mắt bắt dê.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động trong nhóm,
-Bổ sung các nhóm từ mà các bạn chưa có.
-Đọc lại phiếu. Viết vào bài tập.
- HS đọc 
- HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
-Tiếp nối nhau phát biểu, bổ sung.
- HS đọc thành tiếng.
-Các từ ngữ: say mê, hăng say, thú vị, hào hứng, ham thích, say mê, say sưa.
-Tiếp nối đặt câu.
-HS nghe
Khoa học:TUẦN: 15 TIẾT KIỆM NƯỚC.
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Kể được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
 -Hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm nước.
 -Luôn có ý thức tiết kiệm nước và vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trong SGK trang 60, 61 (phóng to nếu có điều kiện).
 -HS chuẩn bị giấy vẽ, bút màu.
III/ Hoạt động dạy- học:
GV
HS
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
 -Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Hỏi: Để giữ gìn nguồn tài nguyên nước chúng ta cần phải làm gì ?
 -GV giới thiệu: Vậy chúng ta phải làm gì để tiết kiệm nước ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
 * Hoạt động 1: Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước.
 Mục tiêu:
 -Nêu những việc nên không nên làm để tiết kiệm nước.
 -Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước.
 Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.
 -Chia HS thành các nhóm nhỏ để đảm bảo 2 nhóm thảo luận một hình vẽ từ 1 đến 6.
 -Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ được giao.
 -Thảo luận và trả lời:
 1) Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ ?
 2) Theo em việc làm đó nên hay không nên 
làm ? Vì sao ?
 -GV giúp các nhóm gặp khó khăn.
 -Gọi các nhóm trình bày, các nhóm khác có cùng nội dung bổ sung.
 * Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước.
 * Hoạt động 2: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước. 
 Mục tiêu: Giải thích tại sao phải tiết kiệm nước.
 Cách tiến hành:
 GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
 -Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 7 và 8 / SGK trang 61 và trả lời câu hỏi:
 1) Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình ?
 2) Bạn nam ở hình 7a nên làm gì ? Vì sao ?
 -GV nhận xét câu trả lời của HS.
 -Hỏi: Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước ?
 * Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền của để xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch. Trên thực tế không phải địa phương nào cũng được dùng nước sạch. Mặt khác, các nguồn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có giới hạn. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm được tiền cho bản thân, vừa để có nước cho nhiều người khác, vừa góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
 * Hoạt động 3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi. 
 Mục tiêu: Bản thân HS biết tiết kiệm nước và tuyên truyền, cổ động người khác cùng tiết kiệm nước.
 Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm.
 -Chia nhóm HS.
 -Yêu cầu các nhóm vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước.
 -GV hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
 -Yêu cầu các nhóm thi tranh vẽ và cách giới thiệu, tuyên truyền. Mỗi nhóm cử 1 bạn làm ban giám khảo.
 -GV nhận xét tranh và ý tưởng của từng nhóm.
 -Cho HS quan sát hình minh hoạ 9.
 -Gọi  ... ên hỏi HS khác trong lớp có cách làm khác không ? 
 -GV hướng dẫn lại cho HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
 10105 43
 150 235
 215
 00
 Vậy 10105 : 43 = 235
 -Phép chia 10105 : 43 = 235 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
 -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia : 
101 : 43 có thể ước lượng 15 : 4 = 2 ( dư 2) 
105 : 43 có thể ước lượng 15 : 4 = 3 ( dư 3 ) 
215 : 43 có thể ước lượng 20 : 4 = 5
 -GV hướng dẫn các thao tác thong thả rõ ràng, chỉ rõ từng bước, nhất là bước tìm số dư trong mỗi lần chia vì từ bài này HS không viết kết quả của phép nhân thương trong mỗi lần chia với số chia vào phần đặt tính để tìm số dư 
 * Phép chia 26 345 : 35 
 -GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. 
 -GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng thì cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp. Nếu sai nên hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không?
 -GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
 26345 35
 184 752
 095
 25
 Vậy 26345 : 35 = 752 (dư 25)
 -Phép chia 26345 : 35 là phép chia hết hay phép chia có dư ? 
 -Trong các phép chia có dư chúng ta cần chú ý điều gì ?
 -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia :
 263 : 35 có thể ước lượng 26 : 3 = 8 (dư 2) 
hoặc làm tròn rồi chia 30 : 4 = 7 (dư 2) 
 184 : 35 có thể ước lượng 18 : 3 = 6 hoặc làm tròn rồi chia 20 : 4 = 5 
 95 : 35 có thể ước lượng 9 : 3 = 3 hoặc làm tròn rồi chia 10 : 4 = 2 (dư 2) 
 -Hướng dẫn HS bước tìm số dư trong mỗi lần chia. 
 263 chia 35 được 7, viết 7 
 7 nhân 5 bằng 35, 43 trừ 35 bằng 8, viết 8 
nhớ 4. 
 7 nhân 3 bằng 21, thêm 4 băng 25, 26 trừ 25 bằng 1, viết 1. 
 Khi thực hiện tìm số dư ta nhân thương lần lượt với hàng đơn vị và hàng chục của số chia, nhân lần nào thì đồng thời thực hiện phép trừ để tìm số dư của lần đó. 
 Lần 1 lấy 7 nhân 5 được 35, ví 3 (của 263) không trừ được 35 nên ta phải mượn 4 của 6 chục để được 43 trừ 35 bằng 8, sau đó viết 8 nhớ 4, 4 phải nhớ vào tích lần ngay tiếp đó nên ta có.
 7 nhân 3 bằng 21, thêm 4 bằng 25, vì 6 của 263 không trừ được 25 nên ta phải mượn 2 của 2 trăm để được 26 trừ 25 bằng 1, viết 1 .
 c ) Luyện tập thực hành 
 Bài 1 
 -GV cho HS tự đặt tính rồi tính. 
 -Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2 
 -GV gọi HS đọc đề bài toán
 -Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Vận động viên đi được quãng đường dài bao nhiêu mét ?
 -Vậv động viên đã đi quãng đường trên trong bao nhiêu phút ?
 -Muốn tính trung bình mỗi phút vận động viên đi được bao nhiêu mét ta làm tính gì ? 
 -GV yêu cầu HS làm bài. 
GV nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố, dặn dò :
 Bài 1: Đặt tính và tính. 
 69104 : 56 ; 60116 : 28 ; 32570 : 24 
 Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức 
 a) 12054 : (45 + 37) 
 b) 30284 : (100 – 33) 
 -Nhận xét tiết học. 
 -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
+ 3 HS thực hiện đặt tính. 
+ 2 HS tính giá trị của biểu thức. 
+ 1 HS róm tắt, 1 HS thực hành giải. 
-HS nghe giới thiệu bài. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
-HS nêu cách tính của mình. 
-HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV. 
-là phép chia hết. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
-HS nêu cách tính của mình. 
- Là phép chia có số dư bằng 25. 
-Số dư luôn nhỏ hơn số chia. 
-4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào VBTû. 
-HS nhận xét. 
-HS đọc đề toán. 
-Tính xem trung bình mỗi phút vận động viên đi được bao nhiêu mét. 
-Vận động viên đi được quãng đường dài là : 38 km 400 m = 38 400 m .
- ...1 giờ 15 phút = 75 phút. 
-  tính chia 38400 : 75. 
-1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào VBT. 
Tóm tắt
1 giờ 15 phút : 38 km 400m 
1 phút : m 
Bài giải
1 giờ 15 phút = 75 phút
38 km 400m = 38400m
Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được là
38400 : 75 = 512 (m)
Đáp số: 512 m
- 3 HS thi thực hiện tính. 
-3 HS thực hiện tính.
-HS cả lớp.
BÀI 30 LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Tự làm thí nghiệm để chứng minh không khí có ở xung quanh ta, xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng.
 -Hiểu được khí quyển là gì. 
 -Có lòng ham mê khoa học, tự làm một số thí nghiệm đơn giản để khám phá khoa học.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trang 62, 63 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -HS hoặc GV chuẩn bị theo nhóm: 2 túi ni lông to, dây thun, kim băng, chậu nước, chai không, một miếng bọt biển hay một viên gạch hoặc cục đất khô.
III/ Hoạt động dạy- học:
GV
HS
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước ?
 2) Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Hỏi:
 1) Trong quá trình trao đổi chất, con người, động vật, thực vật lấy những gì từ môi trường ?
 2) Theo em không khí quan trọng như thế 
nào ?
 -GV giới thiệu: Trong không khí có khí ô-xy rất cần cho sự sống. Vậy không khí có ở đâu ? Làm thề nào để biết có không khí ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.
 * Hoạt động 1: Không khí có ở xung quanh ta.
 t Mục tiêu: Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi vật.
t Cách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -GV cho từ 3 đến 5 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang, hành lang của lớp. Khi chạy mở miệng túi rồi sau đó dùng dây thun buộc chặt miệng túi lại.
 -Yêu cầu HS quan sát các túi đã buộc và trả lời câu hỏi
 1) Em có nhận xét gì về những chiếc túi này ?
 2) Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng ?
 3) Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì ?
 * Kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni lông và làm nó căng phồng.
 * Hoạt động 2: Không khí có ở quanh mọi vật. 
 t Mục tiêu: HS phát hiện không khí có ở khắp nơi kể cả trong những chỗ rỗng của các vật.
t Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng.
 -GV chia lớp thành 6 nhóm. 2 nhóm cùng làm chung một thí nghiệm như SGK.
 -Kiểm tra đồ dùng của từng nhóm.
 -Gọi 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp.
 -Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
 -GV giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng tham gia.
 -Yêu cầu các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu.
Hiện tượng
Kết luận
. . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 -Gọi đại diện các nhóm lên trình bày lại thí nghiệm và nêu kết quả. Các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho từng nhóm.
 -GV ghi nhanh các kết luận của từng thí nghiệm lên bảng.
 -Hỏi: Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì ?
 * Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
 -Treo hình minh hoạ 5 trang 63 / SGK và giải thích: Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
 -Gọi HS nhắc lại định nghĩa về khí quyển.
 * Hoạt động 3: Cuộc thi: Em làm thí nghiệm. 
 t Mục tiêu: Kể ra những ví dụ khác chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
t Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thi theo tổ.
 -Yêu cầu các tổ cùng thảo luận để tìm ra trong thực tế còn có những ví dụ nào chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, không khí có trong những chỗ rỗng của vật. Em hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời.
 -GV nhận xét từng thí nghiệm của mỗi nhóm.
 3.Củng cố- dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS về nhà mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau.
-3 HS trả lời.
-HS trả lời:
1) Lấy không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
2) Vì chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống vài ba ngày chứ không thể nhịn thở được quá 3 đến 4 phút.
-HS lắng nghe.
-Cả lớp.
-HS làm theo.
-Quan sát và trả lời.
1)Những túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong.
2) Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên.
3) Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí.
-HS lắng nghe.
-Nhận nhóm và đồ dùng thí nghiệm.
-HS tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp.
Thí nghiệm
Hiện tượng
Kết luận
1
Khi dùng kim châm thủng túi ni lông ta thấy túi ni lông dần xẹp xuống  Để tay lên chỗ thủng ta thấy mát như có gió nhẹ vậy.
Không khí có ở trong túi ni lông đã buộc chặt khi chạy.
2
Khi mở nút chai ra ta thấy có bông bóng nước nổi lên mặt nước.
Không khí có ở trong chai rỗng.
3
Nhúng miếng bọt biển (hòn gạch, cục đất) xuống nước ta thấy nổi lên trên mặt nước những bong bóng nước rất nhỏ chui ra từ khe nhỏ trong miệng bọt biển (hay hòn gạch, cục đất).
Không khí có ở trong khe hở của bọt biển (hòn gạch, cục đất).
-Không khí có ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, bọt biển (hòn gạch, đất khô).
-HS lắng nghe.
-HS quan sát lắng nghe.
-3 đế 5 HS nhắc lại.
-HS thảo luận.
-HS trình bày.
-HS cả lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docThø 3 ngµy 27 th.doc