Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 15

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 15

I/ Mục tiêu

- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

- Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ.

II/ Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

III/ Hoạt động dạy học:

 

doc 16 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1157Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
Tập đọc: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ Tuần 15
I/ Mục tiêu
- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ.
II/ Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III/ Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1/ Bài cũ: Chú Đất Nung
2/ Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
a/ HĐ1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu. Giọng đọc tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều.
b/ HĐ2: Tìm hiểu bài
- Tác giả chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
- Tác giả quan sát những cánh diều bằng những giác quan nào?
 - Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào?
-Thả diều gợi cho trẻ em những ước mơ đẹp nào?
-Y/c HS đọc câu mở bài và câu kết luận.
- T/g muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ qua câu mở bài và kết luận?
- Bài văn nói lên điều gì?
c/ HĐ3: Đọc diễn cảm
- Hd đọc diễn cảm đoạn: “Tuổi thơ của tôinhững vì sao sớm”.
- GV đọc mẫu
3/ Củng cố dặn dò: 
- GDMT: Yêu cảnh đẹp thiên nhiên, giữ gìn và cất đồ chơi gọn gàng.
- Bài sau : “Tuổi Ngựa”. 
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc toàn bài
- 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn. 
- Luyện đọc từ khó trầm bổng, huyền ảo
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc toàn bài.
- Mềm mại như cánh bướm, có nhiều loại, sáo đơn, sáo kép, sáo bè, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng .
- Bằng mắt và tai.
- Hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
- Cháy lên một niềm khát vọng, ngửa cổ chờ một nàng tiên áo xanh bay xuống
- Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
-Thả diều mang lại niềm vui và ước mơ đẹp.
- HS khá, giỏi trả lời: Mục I
- 2 HS đọc toàn bài
- HS luyện đọc theo nhóm.
-Thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- Nhận xét.
 Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
Tập đọc : TUỔI NGỰA Tuần 15
I/ Mục tiêu :
- Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài.
- Hiểu ND: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ.
II/ Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ SGK
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ: Cánh diều tuổi thơ
2/ Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
a/ HĐ1: Luyện đọc
- Y/c HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu.
b/ HĐ2: Tìm hiểu bài
- Bạn nhỏ tuổi gì ? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào ?
- “Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu?
- Điều gì hấp dẫn “ ngựa con trên những cánh đồng hoa?
- Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì?
- Nêu nội dung của bài?( HSG)
c/ HĐ3: Đọc diễn cảm
- Hd đọc diễn cảm khổ 2. Nhấn giọng các từ: bao nhiêu, xanh, hồng, đen hút,mang về, trăm miền.
3/ Củng cố dặn dò:
- Giáo dục HS tình yêu quê hương, yêu ba mẹ gia đình mình.
- HTL bài thơ. 
- Bài sau : “Kéo co”.
- 2 HS đọc và trả lời.
- 1 HS đọc toàn bài.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn
- Luyện đọc từ khó: mấp mô, loá....
-1 HS đọc chú giải.
- HS đọc theo cặp.
- 2 HS đọc.
- Bạn nhỏ tuổi Ngựa. Mẹ bảo tuổi ấy không chịu ngồi yên một chỗ, là tuổi thích đi.
- Ngựa con rong chơi qua miền trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đen triền núi đá, mang về cho mẹ gió của trăm miền.
-Trắng loá hoa mơ, ngạt ngào hoa hụệ, gió nắng xôn xao, ngập đầy hoa cúc dại
-Tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi muôn nơi con vẫn tìm đường về với mẹ.
- HS khá, giỏi trả lời 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. Nhận xét cách đọc từng khổ.
- HS luyện đọc theo cặp
- 3,4 HS thi đọc 
- HS nhẩm HTL bài thơ
- 3,4 HS thi đọc thuộc lòng
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
Chính tả : CÁNH DIỀU TUỔI THƠ Tuần 15
I/ Mục tiêu: 
- Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng BT2a,b.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu kẻ bảng để học sinh các nhóm làm bài tập 2
- Một tờ giấy khổ to viết lời giải bài tập 2a 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài cũ :
- Viết các tính từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x : xấu xí, sát sao, xum xuê, sảng khoái 
Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
a/ HĐ1: Hướng dẫn HS nghe - viết 
+ Cánh diều đẹp như thế nào?
+ Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như thế nào?
- Hướng dẫn viết từ khó vào bảng con - GV nhắc HS chú ý những từ mình dễ viết sai, hướng dẫn cách trình bày
- GV đọc bài cho hs viết và soát bài.
- GV chấm, chữa 7-10 bài 
b/ HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập 
* Bài 2a: GV có thể chọn bài tập 2a để HS sử dụng từ có âm tr hay ch không nhầm lẫn
- Các nhóm trao đổi ghi vào phiếu
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng
3.Củng cố , dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết đoạn văn miêu tả một đồ chơi hay trò chơi mà mình thích
- Bài sau : Nghe - viết : Kéo co 
- 1 HS lên làm ở bảng lớn
- Cả lớp viết bảng con
-1 HS đọc đoạn văn
- HS trả lời
- HS viết bảng con: mềm mại, vui sướng, phát dại, trầm bổng. 
- HS viết bài, soát bài.
- 2 HS hoạt động nhóm
- Các nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung
+ Một số đồ chơi: chong chóng, chó bông, que chuyền,
+ Trò chơi: chọi đế, chọi cá, thả chim, chơi chuyền,
Thứ năm ngày 1 tháng 12 năm 2011
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC Tuần 15
I. Mục tiêu :
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện đã kể.
II. Đồ dùng dạy học : Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. 
- HS chuẩn bị những câu chuyện có nhân vật là đồ chơi hay những con vật gần gũi với em. 
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ : Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể truyện ‘‘Búp bê của ai ?’’ bằng lời của búp bê. 
2. Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề
a/ HĐ1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện 
Dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ : đồ chơi của trẻ em, con vật gần gũi.
- Em biết những truyện nào có nhân vật là đồ chơi của trẻ em hoặc là con vật gần gũi với trẻ em?
- Em hãy giới thiệu câu chuyện mình kể cho các bạn nghe. 
b/ HĐ2: Thực hành 
+ GV nhắc HS: Kể câu chuyện phải có đầu ,có kết thúc , kết truyện theo lối mở rộng. 
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò : 
- Dặn HS về nhà kể lại truyện đã nghe cho người thân nghe. 
- HS thực hiện yêu cầu. Tổ trưởng các tổ báo cáo việc chuẩn bị bài của các tổ viên. 
- 1 học sinh đọc đề bài.
Kể một câu chuyện em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. 
+ Chú lính chì dũng cảm – An-đec-xen.
+ Võ sĩ bọ ngựa – Tô Hoài. 
+ Chú Đất Nung - Nguyễn Kiên. 
+ Truyện Chú lính chì dũng cảm và chú Đất Nung có nhân vật là đồ chơi của trẻ em. Truyện Võ sĩ bọ ngựa có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em. 
+Truyện : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu , Chú mèo đi hia ,Vua lợn , Chim sơn ca và bông cúc trắng , Con ngỗng vàng , Con thỏ thông minh ! 
- 2 đến 3 HS giỏi giới thiệu mẫu. 
+ Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về con thỏ thông minh luôn giúp đõ mọi người , trừng trị bọn gian ác. 
+ Tôi xin kể chuyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí “ của nhà văn Tô Hoài. 
- HS kể chuyện và trao đổi với bạn về tính cách nhân vật , ý nghĩa truyện. 
- 5 đến 7 HS thi kể. 
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. 
 Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2011
Luyện từ và câu : MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI Tuần 15
I.Mục tiêu:
- Biết tên thêm một số đồ chơi, trò chơi, phân biệt được những đồ chơi có lợi và đồ chơi có hại.
- Nêu được vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh các trò chơi ( SGK) phóng to.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng đặt 2 câu hỏi thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định, yêu cầu...
2/ Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
a/ HĐ1: 
Bài 1:Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh sau:
- Giáo viên treo lần lượt từng tranh 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét bổ sung
b/ HĐ2:
 Bài 2: Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác.
* GV chốt lại bằng cách dán băng giấy đã viết sẵn các đồ chơi, trò chơi.
c/ HĐ3: 
Bài 3: 
- GV cho HS trả lời.
d/ HĐ4:
 Bài 4: 1 HS đọc y/c bài tập
- Cho học sinh đặt câu với một số từ vừa tìm được.
- GV nhận xét 
3/ Củng cố - dặn dò:
 GV nhận xét tiết học
 Bài sau: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
- 2 học sinh 
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp quan sát và nêu đủ, nêu đúng tên đồ chơi trong 1 tranh.
-1 HS làm mẫu: tranh 1 nêu đồ chơi, trò chơi trong tranh.( ví dụ: đồ chơi: Diều; trò chơi: Thả diều)
- 1 HS đọc y/c bài.
- HS kể tên các đồ chơi, trò chơi dân gian, hiện đại 
* Đồ chơi: Bóng, quả cầu, kiếm, quân cờ, súng, phun nước, đu, cầu trượt, bi...
* Trò chơi: Đá bóng, đá cầu , đấu kiếm, cờ tướng, bắn súng phun nước, đu quay, cầu trượt, chơi bi, nhảy lò cò,..
- HS đọc y/c bài tập.
- Cả lớp quan sát kĩ từng tranh để trả lời.
- Những trò chơi có ích: thả diều, rước đèn, chơi búp bê, xếp hình, cắm trại, ném vòng ...
- Những trò chơi có hại: đấu kiếm, súng nước, súng cao su.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
* Lời giải: say mê, hăng say, thú vị, hào hứng, ham thích, đam mê, say sưa.
- HS đặt câu:
 VD: Hùng rất say mê trò chơi điện tử.
- Lớp nhận xét.
 Thứ năm ngày 1 tháng 12 năm 2011
Luyện từ và câu: GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI Tuần 15
I.Mục tiêu
- Nắm được phép lịch sự khi đặt câu hỏi với người khác (biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi, tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác ).
- Biết được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp.
II/ Các KNSCB được giáo dục:
- Giao tiếp : thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp.Lắng nghe tích cực.
III.Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết sẵn BT1 phần Nhận xét
IV/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng đặt câu có từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.
2.Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
a/ HĐ1: Tìm hiểu ví dụ
*Bài 1: Gọi 1 HS đọc y/c bài tập 
KL: Khi muốn nói chuyện khác, chúng ta cần giữ phép lịch sự như cần thưa, gửi, xưng hô cho phù hợp: ơi, ạ, thưa, dạ...
* Bài 2: 
- Gọi HS đặt câu. 
* Bài 3:Gọi 1 HS đọc y/c bài tập 
- GV kết luận: Để giữ phép lịch sự, khi hỏi chúng ta cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác, những câu chạm vào lòng tự ...  có tận cùng là các chữ số 0.
II-Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Bài cũ: Bài 1/79
2/ Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
a/HĐ1:Ôn tập chia nhẩm cho10,100,1000 và quy tắc chia 1 số cho 1 tích.
- GV viết lên bảng phép chia 320: 40 và yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên.
- Vậy 320 chia 40 được mấy ?.
- Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4 ?
*GVKL: Vậy để thực hiện 320:40 ta chỉ việc xóa đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện chia 32:4.
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 320:40, có sử dụng tính chất vừa nêu trên.
*Phép chia 32000:400
- Hướng dẫn, tương tự như VD1.
- Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào?
b/ HĐ2: Luyện tập, thực hành
Bài 1:Tính
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2a: Tìm x là thừa số chưa biết.
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài3a 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3/ Củng cố- dặn dò:
- Bài sau : Chia cho số có 2 chữ số (tt).
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS thực hiện:
320 : 40 = 320 : (10 x 4)
 = 320 : 10 : 4
 = 32 : 4 
 = 8
- 320 chia 40 được 8
- Đều có cùng kết quả là 8
- HS nêu lại kết luận.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
40
8
- Khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, ta có thể cùng xóa đi một, hai, ba... chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia rồi chia như thường.
- 3 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm vào bảng con 3 bài.
a. 420 : 60 = 7 4500 : 500 = 9
- 2HS lên bảng làm bài , cả lớp làm vào VBT.
a. X x 40 = 25600
 x = 25600 : 40 = 640
-1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm vào VBT.
Nếu mỗi toa xe chở 20 tấn hàng thì thì cần số toa xe: 180 : 20 = 9( toa)
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011 
Toán : CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ Tuần 15
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số( chia hết, chia có dư).
II-Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Bài cũ: Bài 2/80
2/ Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
 HĐ1: Hướng dẫn thực hiện phép chia cho số có hai chữ số:
a) Trường hợp chia hêt:Phép chia 672 : 21
- GV yêu cầu HS dựa vào cách đặt tính chia cho số có một chữ số để đặt tính chia
672 : 21.
- Chúng ta thực hiện chia theo thứ tự nào?
- Chú ý: GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lượt chia 
VD: 67 : 21 ta có thể lấy 6 : 2 được 3
- Phép chia 672 : 21 là phép chia có dư hay phép chia hết? Vì sao?
b) Trường hợp chia có dư Phép chia 779:18
- GV viết lên bảng phép chia trên và yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
- Phép chia trên là phép chia hết hay phép chia dư?
-Trong các phép chia có số dư chúng ta phải chú ý điều gì?
 HĐ2: Luyện tập, thực hành
*Bài 1 : Đặt tính rồi tính.
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
*Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3/ Củng cố dặn dò:
- Bài sau : Chia cho số có 2 chữ số (tt).
- 2 HS lên bảng làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- Thực hiện chia theo thứ tự từ trái sang phải.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
 67’2’ 21
 63 32
 42
 42
 0
- Là phép chia hết vì có số dư bằng 0.
18
43
 59
 54
 5
- Là phép chia có số dư bằng 5.
-Trong các phép chia có dư, số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- HS làm vào bảng con
a. 288 : 24 = 72 740 : 45 = 16 dư 20
- Các câu còn lại hs làm tương tự.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
Số bộ bàn ghế mỗi phòng học xếp:
240 : 15 = 16(bộ)
Thứ tư ngày 30 tháng11 năm 2011
Toán : CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TT) Tuần 15
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện được phép cha số có bốn chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư)
II-Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Bài cũ: Bài 1 b/81
2/ Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
HĐ1:Hướng dẫn thực hiện phép chia
a)Trường hợp chia hêt: Phép chia 8192:64
- GV viết lên bảng phép chia trên và yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
- Phép chia 8192:64 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- GV chú ý hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
b)Trường hợp chia có dư Phép chia 1154:62
- GV viết lên bảng phép chia trên và yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
- Phép chia 1154:62là phép chia hết hay phép chia có dư.
-Trong các phép chia có dư chúng ta cần chú ý điều gì?
HĐ2: Luyện tập, thực hành
*Bài 1: Làm bảng con bài a.
- GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
*Bài3a: Tìm x
3/ Củng cố dặn dò:
- Tiết sau: Luyện tập
- 2 HS lên bảng làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài
64
64 128
179
128
 512
 512
 0
- Là phép chia hết.
- 1 HS lên bảng làm bài.
62
 62 18
 534
 496
 38
- Là phép chia có số dư bằng 38.
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- 4 HS lên bảng làm , mỗi HS làm 1 phép tính. HS cả lớp làm vào bảng con.
a. 4674 : 82 = 57 2488 : 35 = 71 dư 3
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a. 75 x X = 1800
 X = 1800 : 75 = 24
Thứ năm ngày1 tháng12 năm 2011
Toán : LUYỆN TẬP Tuần 15
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện được phép chía số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư).
II-Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Bài cũ: Bài 1b/82
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm.
2/ Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
* Hướng dẫn luyện tập
a/ HĐ1: Bài 1
- GV nhận xét và cho điểm HS.
b/ HĐ2: Bài 2b Gọi HS nêu y/c bài tập
- Khi thực hiện tính giá trị của các biểu thức có cả các phép tính nhân, chia, cộng, trừ chúng ta làm theo thứ tự nào?
- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm (mỗi nhóm làm 1 bài).
- GV yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài làm của các nhóm trên bảng.
c/ HĐ3: Bài 3(HSG) 
- Hướng dẫn HS khá, giỏi tóm tắt đề và giải.
3/ Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập 2a/83.
- Bài sau : Chia cho số có 2 chữ số (tt).
- 2 HS lên bảng làm bài.
- 4 HS lần lượt lên bảng làm, HS cả lớp làm vào bảng con.
a. 855 : 45 = 19 579 : 36 = 16 dư 3
b. 9009 : 33 = 273 9276 : 39 = 237 dư 33
- Chúng ta thực hiện các phép tính nhân chia trước, thực hiện các phép tính cộng trừ sau.
- HS làm bài theo nhóm và trình bày.
46857 + 3444 : 28 = 46857 + 123 = 46980
- 1 HS khá, giỏi lên bảng làm bài
* Các bước giải:
-Tìm số nan hoa mà mỗi xe đạp cần có 
-Tìm số xe đạp lắp được và số nan hoa còn thừa.
 Thứ sáu ngày2 tháng12 năm 2011
Toán : CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TT) Tuần 15
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư)
II-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ: Bài 1/83
2/ Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
Hướng dẫn thực hiện phép chia
a/ HĐ1: Trường hợp chia hêt
*Phép chia 10150:43
- GV viết lên bảng phép chia trên và yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. 
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
- Phép chia 10105:43=235 là phép chia hết hay phép chia có dư?
- GV chú ý hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
B /HĐ2: Trường hợp chia có dư
*Phép chia 26345:35
- GV viết lên bảng phép chia trên và yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
- Phép chia 26345:35 là phép chia hết hay phép chia có dư.
-Trong các phép chia có dư chúng ta cần chú ý gì?.
c/ HĐ3: Luyện tập, thực hành
* Bài 1 Gọi 1 HS nêu y/c bài .
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
*Bài 2(HSG): Gọi 1 HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS khá, giỏi làm bài
- Cần đổi 1 giờ 15 phút = ? phút
3/ Củng cố dặn dò:
- Bài sau : Luyện tập
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- HS thực hiện chia theo hướng dẫn GV.
10105 43
 150 235
 215
 00 
- Là phép chia hết.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
 26345 35
752
 095
 25
- Là phép chia có số dư bằng 25.
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- 4 HS lần lượt lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào bảng con 
- HS nhận xét.
- 1 HS khá, giỏi lên bảng làm bài.
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
Đạo đức : BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (T2) Tuần 15
I.Mục tiêu : Giúp HS :
- HS biết được công lao của thầy, cô giáo.
- Nêu được những việc làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
II/ Các KNS cơ bẩn được giáo dục :
KN xác định giá trị tình cảm của ông bà , cha mẹ dành cho con cháu.. Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô. KN thể hiện kính trọng, bết ơn với thầy cô
III.Đồ dùng dạy học :
- GV: phiếu học tập ghi 4 tình huống cho 8 nhóm học sinh
IV.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ : Đọc ghi nhớ và cho biết vì sao em phải biết ơn thầy cô giáo?
- Cho biết, biết ơn thầy cô giáo thể hiện qua những việc làm nào?
 2/ Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
a/ HĐ1 : Hoạt động nhóm
- Viết lại câu thơ; ca dao, tục ngữ, kể chuyện sưu tầm; ghi tên kỷ niệm khó quên của mỗi thành viên trong nhóm vào bảng nhóm .
- Các câu ca dao, tục ngữ khuyên ta điều gì?
- Yêu cầu các nhóm chọn 1 câu chuyện hay để thi kể chuyện 
b/ HĐ2 : Làm bưu thiếp , viết lời chúc mừng thầy, cô
- Em thích bưu thiếp nào nhất ? Vì sao ?
- Vì sao phải biết ơn thầy cô giáo?
3/ Củng cố dặn dò : 
- Bài sau: “Yêu lao động “
-2 HS thực hiện theo y/c
- Các tổ kiểm tra - lớp trưởng báo cáo.
- Các nhóm thảo luận. 
- Lần lượt từng HS trong nhóm ghi vào giấy các nội dung yêu cầu của giáo viên (không ghi trùng lặp)
Thơ, tục ngữ, truyện, ca dao
- Các nhóm đại diện đọc các câu ca dao, tục ngữ.
khuyên ta phải biết kính trọng, yêu quý thầy cô giáo vì thầy cô dạy chúng ta điều hay lẽ phải, giúp ta nên người.
- Mỗi nhóm lần lượt lên kể chuyện
- Lớp theo dõi , nhận xét
- HS làm bưu thiếp, vẽ, viết được lời chúc mừng thầy cô giáo.
- HS trình bày bưu thiếp trước lớp 
- Lớp nhận xét chấm chọn
- HS trả lời
- HS nối tiếp nhau đọc lời chúc trên bưu thiếp 
- Lớp bình chọn lời chúc hay nhất, ý nghĩa nhất.
- Vì thầy cô giáo đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chúng ta nên người.
- HS đọc lại phần ghi nhớ + thực hành /21,23 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15 LOP 4.doc