Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 23 năm 2012

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 23 năm 2012

TẬP ĐỌC

VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI

(TIẾP THEO)

I.Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng, đọc phân biệt lời các nhân vật.

2. Hiểu được nội dung phần tiếp của truyện và ý nghĩa toàn truyện: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống ở vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. Câu truyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống của chúng ta.

II.Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.

 

doc 26 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 23 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ HAI
TẬP ĐỌC
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
(TIẾP THEO)
I.Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng, đọc phân biệt lời các nhân vật.
2. Hiểu được nội dung phần tiếp của truyện và ý nghĩa toàn truyện: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống ở vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. Câu truyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống của chúng ta.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
 -Kiểm tra 2 HS.
 * Bài thơ “Ngắm trăng” sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
 * Bài thơ nói lên tính cách của Bác ?
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 Ở tiết tập đọc trước (đầu tuần 32), chúng ta đã học đến chỗ nhà vua yêu cầu thị vệ dẫn người cười sằng sặc vào. Đó là ai ? Kết quả như thế nào, ta cùng đi vào bài học hôm nay.
 b). Luyện đọc:
 a). Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV chia đoạn: 3 đoạn.
 +Đ1: Từ Cả triều đình  ta trọng thưởng.
 +Đ2: Tiếp theo  đứt giải rút ạ.
 +Đ3: Còn lại.
 -Cho HS luyện đọc từ ngữ khó đọc: lan khan, dải rút, dễ lây, tàn lụi, 
 b). Cho HS giải nghĩa từ và đọc chú giải.
 -Cho HS luyện đọc.
 c). GV đọc diễn cảm cả bài.
 -Cần đọc với giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng. Biết đọc phân biệt lời nhân vật.
 c). Tìm hiểu bài:
 -Cho HS đọc thầm toàn truyện.
 * Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu ?
 * Vì sao những chuyện ấy buồn cười ?
 * Bí mật của tiếng cười là gì ?
 -Cho HS đọc đoạn 3.
 * Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào ?
 d). Đọc diễn cảm:
 -Cho HS đọc phân vai.
 -GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn 3.
 -Cho HS thi đọc.
 -GV nhận xét và cùng HS bình chọn nhóm đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
 * Câu chuyện muốn nói với các em điều 
gì ?
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
-HS1 đọc thuộc bài Ngắm trăng.
* Bài thơc sáng tác khi Bác đang bị giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch tại Quảng Tây, Trung Quốc.
-HS2 đọc thuộc bài Không đề.
* Bài thơ cho biết Bác là người luôn ung dung, lạc quan, bình dị.
-HS lắng nghe.
-HS nối tiếp đọc đoạn (2 lần)
-HS đọc nghĩa từ và chú giải.
-Từng cặp HS luyện đọc.
-1 HS đọc cả bài.
-Cả lớp đọc thầm.
* Ở xung quanh cậu bé nhà vua quên lau miệng, túi áo quan ngự uyển căng phồng một quả táo đang cắn dở, cậu bị đứt giải rút.
* Vì những chuyện ấy bất ngờ và trái ngược với cái tự nhiên.
* Là nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những chuyện mâu thuẩn, bất ngờ, trái ngược, với một cái nhìn vui vẻ lạc quan.
-Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
* Tiếng cười như có phép màu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh. Hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy 
múa 
-3 HS đọc theo cách phân vai cả truyện.
-Cả lớp luyện đọc đoạn 3.
-Các nhóm thi đua đọc phân vai.
-Lớp nhận xét.
-HS phát biểu
TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ
(TIẾP THEO)
I. Mục tiêu:
 Giúp HS ôn tập về:
 	 -Phép nhân và phép chia phân số.
 II. Đồ dùng dạy học:
 	SGK, SGV.
 III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV gọi HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT các phép tính về phân số.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học này chúng ta sẽ ôn tập về phép nhân và phép chia phân số.
 b).Hướng dẫn ôn tập
 Bài 1 
 -Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
 -Có thể yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhân, phép chia phân số. Nhắc các em khi thực hiện các phép tính với phân số kết quả phải được rút gọn đến phân số topi61 giản. 
 Bài 2
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
 Bài 3
 -Viết phép tính phần a lên bảng, hướng dẫn HS cách làm rút gọn ngay khi thực hiện tính, sau đó yêu cầu HS làm bài.
 -GV chữa bài, yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
 Bài 4
 -Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
 -Yêu cầu HS tự làm bài phần a.
 -Hướng dẫn HS làm phần b:
 +Hỏi: Muốn biết bạn An cắt tờ giấy thành bao nhiêu ô vuông em có thể làm như thế nào ?
GV có thể vẽ hình minh họa:
Cạnh tờ giấy gấp cạnh ô vuông số lần là:
 : = 5 )lần)
Vậy tờ giấy được chia như sau:
 -Yêu cầu HS chọn một trong các cách vừa tìm được để trình bày vào VBT.
 -Gọi HS đọc tiếp phần c của bài tập.
 -Yêu cầu HS tự làm phần c.
 -GV kiểm tra vở của một số HS, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố:
 -GV cho HS chơi trò chơi.
5. Dặn dò:
 -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
 -Nhận xét tiết học.
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
-HS làm bài vào VBT, sau đó theo dõi bài chữa của bạn để tự kiểm tra bài mình.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS nêu.
-HS theo dõi phần hướng dẫn của GV, sau đó làm bài vào VBT.
-HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
-Làm phần a vào VBT.
-1 HS đọc trước lớp.
-Làm vào VBT.
-HS tham gia.
-HS tham gia trò chơi.
LỊCH SỬ
TỔNG KẾT
I.Mục tiêu :
 -HS biết hệ thống được quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX .
 -Nhớ được các sự kiện , hiện tượng , nhân vật lich sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn .
 -Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc .
II.Chuẩn bị :
 -Phiếu bài tập của HS .
 -Băng thời gian biểu thị các thời kì lịch sử trong SGK được phóng to .
III.Hoạt động trên lớp 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC :
 -Cho HS đọc bài : “Kinh thành Huế”.
 -Em hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế ?
 -Em biết thêm gì về thiên nhiên và con người ở Huế ?
 GV nhận xét và ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân:
 +Mục tiêu: Nêu được các giai đoạn lịch sử, thời gian bắt đầu và kết thúc của từng giai đoạn; triều đại trị vì và nội dung cơ bản của từng giai đoạn lịch sử.
 +Cách tiến hành 
-GV đưa ra băng thời gian, giải thích băng thời gian (được bịt kín phần nội dung).
-GV đặt câu hỏi ,Ví dụ :
 +Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào?
 +Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ kéo dài đến khi nào?
 +Giai đoạn này triều đại nào trị vì đất nước ta ?
 +Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì ?
-GV nhận xét ,kết luận .
 *Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.
 +Mục tiêu: Thi kể về các nhân vật lịch sử.
 +Cách tiến hành 
- GV phát phiếu bài tập có ghi danh sách các nhân vật lịch sử :
 + Hùng Vương + Lý Thái Tổ
 + An Dương Vương + Lý Thường Kiệt
 + Hai Bà Trưng + Trần Hưng Đạo
 + Ngô Quyền + Lê Thánh Tông
 + Đinh Bộ Lĩnh + Nguyễn Trãi
 + Lê Hoàn + Nguyễn Huệ
-GV yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử trên. 
-GV cho đại diện HS lên trình bày phần tóm tắt của nhóm mình . 
-GV nhận xét ,kết luận .
 * Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp.
 +Mục tiêu: Nêu được thời gian hoặc sự kiện lịch sử gắn liền với một số địa danh,di tích lịch sử ,văn hóa.
 +Cách tiến hành 
 -GV đưa ra một số địa danh, di tích lịch sử ,văn hóa có đề cập trong SGK như :
 + Lăng Hùng Vương + Động Hoa Lư
 + Thành Cổ Loa + Thành Thăng Long
 + Sông Bạch Đằng + Tượng Phật A-di-đà.
-GV yêu cầu một số HS điền thêm thời gian hoặc sự kiện lịch sử gắn liền với các địa danh ,di tích lịch sử ,văn hóa đó (động viên HS bổ sung các di tích, địa danh trong SGK mà GV chưa đề cập đến ) .
- GV nhận xét, kết luận.
4.Củng cố :
 -Gọi một số em trình bày tiến trình lịch sử vào sơ đồ.
 -GV khái quát một số nét chính của lịch sử Việt Nam từ thời Văn Lang đến nhà Nguyễn.
5. Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị ôn tập HK II.
-Cả lớp hát .
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét .
-Nghe giới thiệu.
-HS dựa vào kiến thức đã học, làm theo yêu cầu của GV.
-HS lên điền.
-HS nhận xét ,bổ sung .
-Lắng nghe.
-HS các nhóm thảo luận và ghi tóm tắt vào trong phiếu bài tập .
-HS đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc .
-Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
-HS theo dõi.
-HS cả lớp lên điền .
-HS khác nhận xét ,bổ sung.
-Lắng nghe.
-HS trình bày.
-HS nghe.
-HS cả lớp.
ĐẠO ĐỨC
BÀI ĐẠO ĐỨC: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
THỨ BA
CHÍNH TẢ
NHỚ - VIẾT, PHÂN BIỆT : tr/ch , iêu/iu
I.Mục tiêu:
1. Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng 2 bài thơ Ngắm trăng, Không đề.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm dễ lẫn: tr/ch, iêu/iu.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Một số tờ giấy khổ to kẻ bảng theo mẫu trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
 -Kiểm tra 2 HS: GV (hoặc HS) đọc các từ ngữ sau: vì sao, năm sao, xứ sở, xinh xắn, dí dỏm, hoặc hóm hỉnh, công việc, nông dân.
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 Các em đã học 2 bài thơ Ngắm trăng và ... 4.
-HS kể đoạn 1 + 2 + 3 truyện Khát vọng sống và nêu ý nghĩa của truyện.
-1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe.
-HS nối tiếp nhau đọc gợi ý trong SGK.
-HS lần lượt nêu tên câu chuyện mình sẽ kể.
-Từng cặp HS kể chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
-Đại diện các cặp lên thi kể và nêu ý nghĩa của câu chuyện mình kể.
-Lớp nhận xét.
ĐỊA LÍ
ÔN TẬP
I.Mục tiêu :
 Học xong bài này, HS biết:
 	-Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi- păng; ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, các ĐB duyên hải miền Trung; Các Cao Nguyên Tây Nguyên và các TP đã học trong chương trình.
 -So sánh hệ thống hóa ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ và dải ĐB duyên hải miền Trung.
 -Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các TP đã học.
II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
 -Bản đồ hành chính VN.
 -Phiếu học tập có in sẵn bản đồ trống VN.
 -Các bản hệ thống cho HS điền.
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: Cho HS hát .
2.KTBC : 
 -Nêu những dẫn chứng cho biết nước ta rất phong phú về biển .
 -Nêu một số nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ .
 GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 *Hoạt động cả lớp: 
 Cho HS chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN:
 -Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, ĐB Bắc Bộ, Nam Bộ và các ĐB duyên hải miền Trung; Các Cao Nguyên ở Tây Nguyên.
 -Các TP lớn: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP HCM, Cần Thơ.
 -Biển đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
 GV nhận xét, bổ sung.
 *Hoạt động nhóm: 
 -GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các TP như sau:
Tên TP
Đặc điểm tiêu biểu
Hà Nội
Hải Phòng
Huế
Đà Nẵng
Đà Lạt
TP HCM
Cần Thơ
 -GV cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thiện bảng hệ thống trên. Cho HS lên chỉ các TP đó trên bản đồ.
 4.Củng cố : 
 GV hỏi lại kiến thức vừa ôn tập .
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Nhận xét, tuyên dương .
 -Chuẩn bị tiết sau ôn tập tiếp theo .
-Cả lớp.
-HS trả lời .
-HS khác nhận xét.
-HS lên chỉ BĐ.
-HS cả lớp nhận xét .
-HS thảo luận và điền vào bảng hệ thống .
-HS trả lời .
-Cả lớp.
KHOA HỌC
CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
I/.Mục tiêu :
 Giúp HS:
 -Vẽ, trình bày, hiểu sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
 -Hiểu thế nào là chuỗi thức ăn.
 -Biết và vẽ được một số chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
II/.Đồ dùng dạy học :
 -Hình minh họa trang 132, SGK phô tô theo nhóm.
 -Hình minh hoạ trang 133, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Giấy A3.
III/.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1/.Ổn định :
2/.KTBC:
-Yêu cầu HS lên bảng viết sơ đồ quan hệ thức ăn của sinh vật trong tự nhiên mà em biết, sau đó trình bày theo sơ đồ.
-Gọi HS trả lời câu hỏi: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên diễn ra như thế nào ?
-Nhận xét sơ đồ, câu trả lời và cho điểm HS.
3/.Bài mới:
 *Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết học.
* Hoạt động 1: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh
 *Mục tiêu: Viết sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ và giải thích được sơ đồ.
 *Cách tiến hành:
-Chia nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS và phát phiếu có hình minh họa trang 132, SGK cho từng nhóm.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong phiếu (Dựa vào hình 1 để xây dựng sơ đồ (bằng chữ và mũi tên) chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa cỏ và bò trong một bãi chăn thả bò).
-Yêu cầu HS hoàn thành phiếu sau đó viết lại sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ và giải thích sơ đồ đó. GV đi giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
-Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
-Nhận xét sơ đồ, giải thích sơ đồ của từng nhóm.
-Hỏi:
 +Thức ăn của bò là gì ?
 +Giữa cỏ và bò có quan hệ gì ?
 +Trong quá trình sống bò thải ra môi trường cái gì ? Cái đó có cần thiết cho sự phát triển của cỏ không ?
 +Nhờ đâu mà phân bò được phân huỷ ?
 +Phân bò phân huỷ tạo thành chất gì cung cấp cho cỏ ?
+Giữa phân bò và cỏ có mối quan hệ gì ?
-Viết sơ đồ lên bảng:
 Phân bò Cỏ Bò .
 +Trong mối quan hệ giữa phân bò, cỏ, bò đâu là yếu tố vô sinh, đâu là yếu tố hữu sinh ?
 *Hoạt động 2: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
 *Mục tiêu: Nêu được một số chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
 *Cách tiến hành:
-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
-Yêu cầu: Quan sát hình minh họa trang 133, SGK , trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Hãy kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ ?
+Sơ đồ trang 133, SGK thể hiện gì ?
+Chỉ và nói rõ mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ ?
-Gọi HS trả lời câu hỏi. Yêu cầu mỗi HS chỉ trả lời 1 câu, HS khác bổ sung.
-Hỏi:
 +Thế nào là chuỗi thức ăn ?
 +Theo em, chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật nào ?
-Kết luận: 
*Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn trong tự nhiên
 *Mục tiêu: Thi vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
 *Cách tiến hành:
-GV tổ chức cho HS vẽ sơ đồ thể hiện các chuỗi thức ăn trong tự nhiên mà em biết. (Khuyến khích HS vẽ và tô màu cho đẹp).
-HS hoạt động theo cặp: đưa ra ý tưởng và vẽ.
-Gọi một vài cặp HS lên trình bày trước lớp.
-Nhận xét về sơ đồ của HS và cách trình bày.
4/.Củng cố:
-Hỏi: Thế nào là chuỗi thức ăn ?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
5/.Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-HS hát.
-HS lên bảng viết sơ đồ và chỉ vào sơ đồ đó trình bày.
-HS đứng tại chỗ trả lời.
-Lắng nghe.
-4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành một nhóm và làm việc theo hướng dẫn của GV.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Hoàn thành sơ đồ bằng mũi tên và chữ, nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ.
-Đại diện của 4 nhóm lên trình bày.
-Lắng nghe.
-Trao đổi theo cặp và tiếp nối nhau trả lời.
-Quan sát, lắng nghe.
-HS phát biểu.
-2 HS ngồi cùng bàn hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- Quan sát, trao đổi và trả lời câu hỏi.
-3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung (nếu có).
-HS suy nghĩ và trả lời.
-HS vẽ.
-Hoạt động cặp đôi.
-HS trình bày.
-HS trả lời.
-Lắng nghe.
-HS cả lớp.
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Ôn tập về quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
 -Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo thời gian.
 -Giải các bài toán về đơn vị đo thời gian.
 II. Đồ dùng dạy học:
 -SGK, SGV.
 III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập :
 Điền dấu .> , < , = vào chỗ trống:
 5kg 35g ..5035g
 4 tấn 25kg . 425kg
 1tạ 50 kg . 150 yến
 100g .1.4 kg
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng ôn tập về đại lượng đo thời gian và giải các bài toán có liên quan đến các đơn vị đo thời gian.
 b).Hướng dẫn ôn tập
 Bài 1 
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
 -Gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả đổi đơn vị của mình trước lớp.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2
 -Viết lên bảng 3 phép đổi sau:
 ­ 420 giây =  phút
 ­ 3 phút 25 giây =  giây
 ­ thế kỉ =  năm
 -Yêu cầu HS dưới lớp nêu cách đổi của mình trong các trường hợp trên.
 -Nhận xét các ý kiến của HS và thống nhất cách làm như sau:
 ­ 420 giây =  phút
Ta có 60 giây = 1 phút ; 420 : 60 = 7
Vậy 420 giây = 7 phút
 ­ 3 phút 25 giây =  giây
Ta có 1 phút = 60 giây ; 3 Í 60 = 180 
Vậy 3 phút = 180 giây
3phút 25giây = 18giây + 25giây = 205giây
 ­ thế kỉ =  năm
Ta có 1 thế kỉ = 100 năm ; 100 Í = 5
Vậy thế kỉ = 5 năm
 -Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. Nhắc các em làm các bước trung gian ra giấy nháp, chỉ cần ghi kết quả đổi vào VBT.
 -Gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài.
 Bài 3
 -GV nhắc HS chuyển đổi về cùng đơn vị rồi mới so sánh.
 -GV chữa bài trên bảng lớp.
 Bài 4
 -Yêu cầu HS đọc bảng thống kê một số hoạt động của bạn Hà.
 -GV lần lượt nêu từng câu hỏi cho HS trả lời trước lớp:
 +Hà ăn sáng trong bao nhiêu phút ?
 +Buổi sáng Hà ở trường trong bao lâu ?
 -Nhận xét câu trả lời của HS, có thể dùng mặt đồng hồ quay được các kim và cho HS kể về các hoạt động của bạn Hà, hoặc của em. Vừa kể vừa quay kim đồng hồ đến giờ chỉ hoạt động đó.
 Bài 5 
 -Yêu cầu HS đổi các đơn vị đo thời gian trong bài thành phút và so sánh.
 -Kiểm tra vở của một số HS, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố:
 -GV tổ chức cho HS thi tiếp sức.
5. Dặn dò:
 -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
 -Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
-HS làm bài vào VBT.
-HS nối tiếp nhau đọc, mỗi HS đọc một phép đổi. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Một số HS nêu cách làm của mình trước lớp, cả lớp cùng tham gia ý kiến nhận xét.
-HS làm bài.
-Theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
-HS làm bài.
-HS tham gia.
-Cả lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 33.doc