Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 18 năm 2013

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 18 năm 2013

ĐẠO ĐỨC

THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI KÌ I

I. Mục tiêu:

 - Học sinh củng cố các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học qua các bài đạo đức đã học trong suốt học kì I .

 - Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản trong thực tế cuộc sống .

II. Chuẩn bị

 - Các loại tranh ảnh minh họa đã sử dụng ở các bài học trước các phiếu ghi sẵn các tình huống bài ôn tập.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 28 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 18 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI KÌ I
Mục tiêu:
 - Học sinh củng cố các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học qua các bài đạo đức đã học trong suốt học kì I .
 - Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản trong thực tế cuộc sống .
Chuẩn bị
 - Các loại tranh ảnh minh họa đã sử dụng ở các bài học trước các phiếu ghi sẵn các tình huống bài ôn tập.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định
2. KT bài cũ: Kiểm tra dụng cụ hs 
3. Bài mới: 	
*HS nhắc lại tên các bài học đã học?
ª Hoạt động 1 Ôn tập các bài đã học 
- HS kể một số câu chuyện liên quan đến tính trung thực trong học tập.
- Trong cuộc sống và trong học tập em đã làm gì để thực hiện tính trung thực trong học tập?
- Qua câu chuyện đã đọc. Em thấy Long là người như thế nào? 
* Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
 - GV chia lớp thành nhóm thảo luận.
 - GV kết luận.
- GV nêu từng ý cho lớp trao đổi và bày tỏ ý kiến.
a/. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b/. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c/. Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.
- HS kể về những trương hợp khó khăn trong học tập mà em thường gặp ? 
- Theo em nếu ở trong hoàn cảnh gặp khó khăn như thế em sẽ làm gì?
* GV đưa ra tình huống : - Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?
a/. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.
b/. Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
c/. Chép luôn bài của bạn.
d/. Nhờ người khác làm bài hộ.
đ/. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.
e/. Bỏ không làm.
 - GV kết luận. 
* Ôn tập: GV nêu yêu cầu:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em?
 - GV kết luận:
* Hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
a/. Mẹ mệt, bố đi làm mãi chưa về. Sinh vùng vằng, bực bội vì chẳng có ai đưa Sinh đến nhà bạn dự sinh nhật.
b/. Hôm nào đi làm về, mẹ cũng thấy Loan đã chuẩn bị sẵn chậu nước, khăn mặt để mẹ rửa cho mát. Loan còn nhanh nhảu giúp mẹ mang túi vào nhà.
c/. Bố Hoàng vừa đi làm về, rất mệt. Hoàng chạy ra tận cửa đón và hỏi ngay: “Bố có nhớ mua truyện tranh cho con không?”
d/. Ông nội của Hoài rất thích chơi cây cảnh, Hoài đến nhà bạn mượn sách, thấy ngoài vườn nhà bạn có đám hoa lạ, liền xin bạn một nhánh mang về cho ông trồng.
đ/. Sau giờ học nhóm, Nhâm và bạn Minh đang đùa với nhau. Chợt nghe tiếng bà ngoại ho ở phòng bên, Nhâm vội chạy sang vuốt ngực cho bà.
 - Các nhóm trình bày.
* Biết ơn thầy cô giáo .
- GV nêu tình huống:
- GV kết luận.
* Yêu lao động :
 - GV chia 2 nhóm và thảo luận.
 - GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động.
 - Từng em nêu ý kiến qua từng bài.
- Cả lớp nhận xét. Giáo viên rút ra kết luận. 
4. Củng cố - Dặn dò:	
- HS ghi nhớ và thực theo bài học 
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- tt
- HS nhắc lại tên các bài học.
- Lần lượt một số em kể trước lớp.
- Long là một người trung thực trong học tập sẽ được mọi người quý mến.
- HS liệt kê các cách giải quyết của bạn Long
- HS thảo luận nhóm.
+ Tại sao chọn cách giải quyết đó?
- Thảo luận nhóm về sự lựa chọn của mình và giải thích lí do sự lựa chọn, theo 3 thái độ: tán thành, phân vân, không tán thành.
- HS kể về những trường hợp khó khăn mà mình đã gặp trong học tập.
- HS cả lớp trao đổi, đánh giá cách giải quyết. Một số em đại diện lên kể những việc mình tự làm trước lớp.
 - HS nêu cách sẽ chọn và giải quyết lí do.
- Cách a, b, d là những cách giải quyết tích cực.
- Các nhóm thảo luận sau đó trả lời.
- Một số em lên bảng nói về những việc có thể xảy ra nếu không được bày tỏ ý kiến.
- Lớp trao đổi nhận xét và bổ sung nếu có.
+ Thảo luận trao đổi và phát biểu.
+ Việc làm của các bạn Loan (Tình huống b) Hoài (Tình huống d), Nhâm (Tình huống đ) thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
+ Việc làm của bạn Sinh (Tình huống a) và bạn Hoàng (Tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ.
+ Thảo luận theo nhóm đôi, phát biểu ý kiến.
- Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ chúng em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó chúng em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
òNhóm 1: Tìm những biểu hiện của yêu lao động.
òNhóm 2: Tìm những biểu hiện của lười lao động.
+ HS phát biểu ý kiến.
Tập đọc
Ôn tập: Tiết 1
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, tiếng sáo diều.
- HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút).
II. Chuẩn bị:
 GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL, bảng phụ
 HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Ổn định lớp:
- Cho hs hát
2. KTBC: - Gọi 2hs đọc bài, trả lời CH
- Nhận xét, ghi điểm,
- Nhận xét chung
3. Bài mới:
 GTB: Nêu y/c tiết học (GT tranh)
HĐ1: Kiểm tra tập đọc và HTL
- Kể trên các bài tập đọc và HTL đã học thuộc 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
- Đưa ra phiếu thăm
 - GV nêu câu hỏi nội dung bài
 - GV nhận xét, ghi điểm hs
HĐ2: Bài tập 2
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 2
- GV nhắc HS lưu ý chỉ ghi lại những điều cần nhớ về bài tập đọc là truyện kể .
 - GV treo bảng phụ gọi hs chữa
- GV nhận xét
 - Ví dụ: Tên bài Ông trạng thả diều tác giả Trinh Đường, nội dung chính Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học. Nhân vật: Nguyễn Hiền.
4. Củng cố Dặn dò:
- Tuyên dương những hs học tốt.
- Dặn hs chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể
- 2 hs đọc bài trả lời câu hỏi theo y/c.
- Vài học sinh nêu tên các bài tập đọc và HTL
- Học sinh lần lượt bốc thăm phiếu
- Thực hiện đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu
 - Học sinh trả lời câu hỏi theo y/c
( 5 em lần lượt kiểm tra )
- Học sinh đọc yêu cầu
 - Lớp đọc thầm
 - Học sinh nêu tên các truyện kể
- 1 em chữa trên bảng phụ
 - Lớp nhận xét
 - Lớp hoàn chỉnh nội dung vào bảng tổng kết ở VBT theo yêu cầu.
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 9
I. Mục tiêu:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.
- BT cần làm : bài 1,2
- HS khá giỏi làm tất cả các Bt
II. Chuẩn bị:
 GV: Bảng nhóm (2 tờ)
 HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Ổn định lớp:
-Cho hs hát
2. KTBC:
-Gọi hs lên làm lại BT2b của tiết trước.
-Nhận xét ghi điểm
- Nhận xét chung
3. Bài mới:
 GTB: Nêu y/c tiết học
HĐ1: HD hs phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9
- Cho hs tìm các số chia hết cho 9 và không chia hết cho 9
- y/c hs tìm điểm giống nhau của các số chia hết cho 9
- y/c hs tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 9
- Cho hs nhận xét về tổng các chữ số của các số chia hết cho 9.
- Nhận xét chốt lại, y/c hs neu dấu hiệu chia hết cho 9.
- y/c hs tính tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9, sau đo nêu nhận xét.
HĐ2: Thực hành
Bài 1,2:
- Nêu y/c, cho cả lớp làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 hs làm
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét chung
4. Củng cố - Dặn dò :
- Gọi hs nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9
-Dặn hs chuẩn bị tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể
- 2 hs thực hiện
+ tìm và nêu: 18, 27, 45, 54
 17, 29, 37, 43
- Tìm và phát biểu.
+ VD: 27 = 2 + 7= 9
 45 = 4 + 5 = 9
 54 = 5 + 4 = 9
+ Tổng đều chia hết cho 9.
- phát biểu như SGK
- Tính và nêu nhận xét: Tổng các chữ số này không chia hết cho 9.
- Làm bài vào vở, 2 hs làm bảng nhóm trình bày.
1/ 99; 108 ; 5643 ; 29385
2/ 96 ; 7853 ; 5554 ; 1097
- 2hs nêu
Chính tả
Ôn tập: Tiết 2
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3).
II. Chuẩn bị:
 GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL, bảng phụ
 HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Ổn định lớp:
- Cho hs hát
2. KTBC: - Goi 2hs đọc bài
- NHận xét, ghi điểm
- NHận xét chung
3. Bài mới:
 GTB: Nêu y/c tiết học
HĐ1: Kiểm tra tập đọc và HTL
- Kể trên các bài tập đọc và HTL đã học thuộc 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
- Đưa ra phiếu thăm
 - GV nêu câu hỏi nội dung bài
 - GV nhận xét, ghi điểm hs
HĐ2: Bài tập 2
- Gọi hs đọc yêu cầu
 - Kể tên các nhân vật mà em biết qua các bài tập đọc trên ?
 - Gọi HS đặt câu với từng tên nhân vật
GV nhận xét tuyên dương
Nhận xét chung
HĐ3: Bài tập 3
- Gọi HS đọc yêu cầu
 - GV nhắc HS xem lại bài tập đọc Có chí thì nên, nhớ lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết 
 - GV treo bảng phụ
 - Nhận xét chốt lại.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Tuyên dương những hs học tốt.
- Dặn hs chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể
- 2 hs đọc bài trả lời câu hỏi theo y/c.
- Vài học sinh nêu tên các bài tập đọc và HTL
- Học sinh lần lượt bốc thăm phiếu
- Thực hiện đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu
 - Học sinh trả lời câu hỏi theo y/c
( 5 em lần lượt kiểm tra )
- HS đọc yêu cầu
+ Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát, Bạch Thái Bưởi, Xi-ôn-cốp-xki, Lê-ô-nác-đô đaVin-xi
 - HS thực hiện
Ví dụ: Nguyễn Hiền rất thông minh
+ Lê-ô-nác-đô đaVin-xi rất kiên trì tập vẽ...
+ Xi-ôn-cốp-xki say mê làm thí nghiệm...
- Đọc yêu cầu bài 3
- HS đọc lại bài tập đọc, đọc các câu thành ngữ, tục ngữ.
 - Làm bảng phụ
 - Đọc bài giải đúng
a) Có chí thì nên
b) Thua keo này bày keo khác
- ghi nhớ
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 3
I. Mục tiêu:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
- NT cần làm : bài 1,2
- Hs khá giỏi làm tất cả các BT
II. Chuẩn bị:
 GV: Bảng nhóm (2 tờ)
 HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Ổn định lớp:
-Cho hs hát
2. KTBC:
-Gọi hs lên làm lại BT2 của tiết trước.
-Nhận xét ghi điểm
-Nhận xét chung
3. Bài mới:
 GTB: Nêu y/c tiết học
HĐ1: HD hs phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 3
- Cho hs tìm các số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3
- y/c hs tìm điểm giống nhau của các số chia hết cho 3
- Cho hs nhận xét về tổng các chữ số của các số chia hết cho 3.
- Nhận xét chốt lại, y/c hs nêu dấu hiệu chia hết cho 3.
- y/c hs tính tổng các chữ số của các số khô ... úng
- Nhận xét tuyên dương
- Nhận xét chung
4. Củng cố- Dặn dò:
- Tuyên dương những hs học tốt
-Dặn hs chuẩn bị tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể
- 2 hs thực hiện
- Làm vào vở, 2 hs làm bảng nhóm trình bày.
1/ a) 4563 ; 2229 ; 3576 ; 66818
4563 ; 66816
2229 ; 3576
- 1hs nêu
- Làm vào bảng con
- 1hs nêu
- Tự làm và nêu kết quả
a) đúng ; b) sai ; c) sai ; d) đúng
Tập làm văn
Ôn tập: Tiết 5
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học: Làm gì? Thế nào? Ai? (BT2).
II. Đồ dùng dạy – học:
 GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL, bảng phụ
 HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Ổn định lớp:
- Cho hs hát
2. KTBC: - Gọi 2hs đọc bài tập đọc
- Nhận xét, ghi điểm 
- Nhận xét chung
3. Bài mới:
 GTB: Nêu y/c tiết học
HĐ1: Kiểm tra tập đọc và HTL
- Kể trên các bài tập đọc và HTL đã học thuộc 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
- Đưa ra phiếu thăm
 - GV nêu câu hỏi nội dung bài
 - GV nhận xét, ghi điểm hs
- Nhận xét chung
HĐ2: Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
 - Gọi HS đọc đoạn văn SGK 176
 - Treo bảng phụ
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
4. Củng cố - Dặn dò:
- Tuyên dương những hs học tốt.
- Dặn hs c/bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể
- 2 hs đọc bài trả lời câu hỏi theo y/c.
- Vài học sinh nêu tên các bài tập đọc và HTL
- Học sinh lần lượt bốc thăm phiếu
- Thực hiện đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu
 - Học sinh trả lời câu hỏi theo y/c
( 5 em lần lượt kiểm tra )
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
 - HS đọc đoạn văn
 - 1 em điền bảng phụ, cả lớp làm vào VBT
 - Lần lượt phát biểu ý kiến
a) Các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn:
 + Danh từ: Buổi, chiều, xe, thị trấn, phố, nắng, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng
hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu Dí, Phù Lá.
 + Động từ: Dừng lại, chơi đùa.
 + Tính từ: Nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ
b) Đặt câu hỏi
+ Buổi chiều, xe làm gì ?
+ Nắng phố huyện thế nào ?
+ Ai đang chơi đùa trước sân
 - Làm bài đúng vào vở
- lắng nghe
Kĩ thuật
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn ( tiết 4)
I. Mục tiêu:
 - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
 - Với hs khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với hs.
II. Chuẩn bị:
 GV: tranh qui trình 1 số bài đã học, bộ thực hành cắt khâu thêu.
 HS: Bộ thực hành cắt khâu thêu.
III. Các hoạt động dạy - học: ( Tiết 4)
HĐ của HS
HĐ của GV
1. Ổn định lớp:
- Cho hs hát
2. KTBC:
- KT dụng cụ của hs
3. Bài mới:
 GTB: Nêu y/c tiết học
HĐ1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1 .
-GV yêu cầu HS nhắc lại các mũi khâu , thêu đã học. 
-GV đặt câu hỏi và gọi một số HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu; khâu thường; khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thương, khâu đột thưa ; khâu đột mau; khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột lướt vặn; thêu móc xích. 
-GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình để củng cố những kiến thức cơ bản về cắt , khâu, thêu đã học.
HĐ2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn
-GV nêu: Trong giờ trước các em đã ôn lại cách thực hiện các mũi khâu, thêu đã học. Sau đây, mỗi em sẽ tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn. 
-Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm: sản phẩm tự chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt, khâu, thêu đã học. 
HĐ3: Đánh giá kết quả ht của hs
-Đánh giá kết qủa kiểm tra theo 2 mức : hoàn thành và chưa hoàn thành qua sản phẩm thực hành. Những sản phẩm tự chọn có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu, thêu được ở mức hoàn thành tốt (A + ) 
4. Củng cố - Dặn dò:
- Tuyên dương những hs học tốt.
- Dặn hs chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
Hát tập thể
- Thực hiện yêu cầu . 
- Một số HS nhắc lại quy trình . Cả lớp lắng nghe nhận xét. 
-Lắng nghe. 
-Lắng nghe
-HS cắt, khâu, thêu những sản phẩm đơn giản như : 
+ Cắt, khâu, thêu khăn tay: Cắt một mảnh vải hình vuông có cạnh là 20 cm. Sau đó kẻ đường dấu ở 4 cạnh hình vuông để khâu gấp mép, khâu các đường gấp mép bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột thưa. Vẽ và thêu một mẫu thêu đơn giản. 
+ Cắt khâu, thêu túi rút dây để đựng bút : cắt mảnh vải sợi bông hoặc sợi pha hình chữ nhật có kích thước 20 cm x 10cm.Gấp mép và khâu đường viền đường làm miệng túi trước. Sau đó vẽ và thêu một mẫu thêu đơn giản bằng mũi thêu lướt vặn, thêu móc xích hoặc thêu 1 đường mắc xích gần đường gấp mép. 
+Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác như váy, áo cho búp bê, gối ôm .
- Trưng bày sản phẩm thực hành.
- Nghe GV đánh giá.
Luyện từ và câu
Ôn tập: Tiết 6
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2).
II. Chuẩn bị:
 GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL, bảng phụ
 HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Ổn định lớp:
- Cho hs hát
2. KTBC: - Gọi 2 hs đọc bài trả lời câu hỏi theo y/c
- Nhận xét, ghi điểm
- Nhận xét chung
3. Bài mới:
 GTB: Nêu y/c tiết học
HĐ1: Kiểm tra tập đọc và HTL
- Kể tên các bài tập đọc và HTL đã học thuộc 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
- Đưa ra phiếu thăm
 - GV nêu câu hỏi nội dung bài
 - GV nhận xét, ghi điểm hs
- Nhận xét chung
HĐ2: Bài tập 2
a) Quan sát 1 đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý
 - Hướng dẫn xác định yêu cầu đề bài
 - Treo bảng phụ
- Gọi HS đọc ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật.
 - Em chọn quan sát đồ dùng nào? Đồ dùng ấy có đặc điểm gì ?
- GV nhận xét
b) Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng
- GV nhận xét, nêu ví dụ về:
 + Mở bài gián tiếp
 + Kết bài mở rộng
4. Củng cố - Dặn dò:
- Tuyên dương những hs học tốt.
- Dặn hs c/bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể
- 2 hs đọc bài trả lời câu hỏi theo y/c.
- Vài học sinh nêu tên các bài tập đọc và HTL
- Học sinh lần lượt bốc thăm phiếu
- Thực hiện đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu
 - Học sinh trả lời câu hỏi theo y/c
( 5 em lần lượt kiểm tra )
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Đây là bài dạng miêu tả đồ vật rất cụ thể của em.
 - HS đọc ghi nhớ chép sẵn trên bảng phụ
 - Nhiều HS nêu
- HS lập dàn ý về 1 dồ dùng học tập và đọc bài làm dàn ý bài văn miêu tả đồ vật
 - Học sinh viết bài vào VBT
 - Nối tiếp đọc bài
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản.
- BT cần làm : bài 1,2,3
- HS khá giỏi làm tất cả các BT
II. Chuẩn bị:
 GV: Bảng nhóm (2 tờ)
 HS: SGK, bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Ổn định lớp:
-Cho hs hát
2. KTBC:
-Gọi hs lên làm lại BT2 của tiết trước.
-Nhận xét ghi điểm
- Nhận xét chung
3. Bài mới:
 GTB: Nêu y/c tiết học
HĐ1: Thực hành
Bài 1:
Gọi hs Nêu y/c, 
Cho cả lớp làm vào vở, gọi 2 hs lên bảng làm
 - Hướng dẫn hs làm bài
Nhận xét ghi điểm
Nhận xét chung
Bài 2:
- Gọi hs Nêu y/c, 
 - Cho cả lớp làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 hs làm
 - Hướng dẫn hs làm bài
Nhận xét ghi điểm.
Nhận xét chung
Bài 3:
- Gọi hs Nêu y/c, 
 - Cho hs thực hiện bảng con.
 - Hướng dẫn hs làm bài
 - Nhận xét tuyên dương
 - Nhận xét chung
4. Củng cố- Dặn dò:
- Tuyên dương những hs học tốt
- Dặn hs chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học
- Hát tập thể
- 2 hs thực hiện
- 1hs nêu
- Làm vào vở, 2 hs làm bảng nhóm trình bày.
 a) 4568 ; 2050 ; 35766 
2229 ; 35766
7435 ; 2050
 d) 35766
- 1hs nêu
- làm vào vở, 2 hs làm bảng nhóm trình bày
a) 64620 ; 5270
 b) 57234 ; 64620
 c) 64620
- 1hs đọc
- Làm bảng con
- lắng nghe
Khoa học
Không khí cần cho sự sống
I. Mục tiêu:
- Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được.
II. GD kĩ năng sống 
-Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
-Liên hệ bộ phận
III. Phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực:
 - Thảo luận nhóm, trình bày 1 phút.
IV. Chuẩn bị:
 GV: Hình T72,73 SGK
 HS: SGK
V. HĐ dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Ổn định lớp:
- Cho hs hát
2. KTBC:
 - Không khí cần cho sự cháy ntn?
 - Nhận xét ghi điểm
- Nhận xét chung
3. Bài mới:
 GTB: Nêu y/c tiết học
HĐ1: T.hiểu vai trò của KK đối với con người
* Mục tiêu: Nêu dẫn chứng để chứng minh con người cần KK để thở. Xác định vai trò của khí ô-xi trong không khí đối với sự thở và việc ứng dụng vào đời sống
* Cách tiến hành:
 - Cho HS làm như mục thực hành trang 72
- HS nín thở và mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở
- Yêu cầu HS nêu lên được vài trò của KK đối với con người và ứng dụng của nó
 HĐ2: Tìm hiểu vai trò của KK đối với động vật và thực vật
* Mục tiêu: Nêu dẫn chứng để CM động vật và thực vật đều cần KK để thở
* Cách tiến hành: 
 - GV cho HS quan sát hình 3, 4 SGK và trả lời
+ Tại sao sâu bọ và cây trong bình bị chết?
+ Nêu vai trò của KK đối với động vật và thực vật
HĐ3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi
* Mục tiêu: Xác định vai trò của khí ô-xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này 
* Cách tiến hành:
B1: Cho HS quan sát hình 5, 6 trang 73 và thảo luận theo cặp.
B2: Gọi HS trình bày kết quả quan sát và thảo luận: Thành phần nào trong không khí quan trọng với sự thở. Trường hợp nào người phải thở bằng ô-xi?
- Nhận xét và kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở
- Gọi hs đọc mục BCB SGK
4. Củng cố- Dặn dò:
- Không khí cần cho sự sống như thế nào?
- Dặn hs chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể
- 2 hs nêu
- HS làm thực hành như trang 72 để dễ dàng nhận thấy luồng không khí ấm chạm vào tay do thở ra
 - HS nín thở và mô tả lại cảm giác
 - Vài HS nêu
+ Vì thiếu ô-xi
+ Đối với động vật cũng cần ô-xi để thở, nếu thiếu sẽ bị chết mặc dù đầy đủ thức ăn, uống
- Thực vật cũng cần hô hấp là hút khí ô-xi
- HS quan sát hình và thảo luận: Người thợ lặn có thể lặn sâu nhờ bình ô-xi đeo ở lưng; bể cá có nhiều KK hoà tan nhờ máy bơm KK vào nước
+ Những người thợ lặn, thợ làm việc trong các hầm lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu,... cần phải thở bằng ô-xi
- 3- 4 hs đọc
 - 2 hs nêu lại

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4 TUAN 18.doc