Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 9

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 9

Tập đọc

Tiết 17 : THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I. MỤC TIÊU :

- Hiểu những từ ngữ mới trong bài . Hiểu nội dung , ý nghĩa của bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ . Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em , không xem thợ rèn là nghề hèn kém . Câu chuyện giúp em hiểu mơ ước của Cương là chính đáng , nghề nghiệp nào cũng đáng quý .

- Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại .

 - GDHS biết ước mơ , giúp đỡ cha mẹ .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông .

 - Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 53 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC 
Tiết 17 : THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu những từ ngữ mới trong bài . Hiểu nội dung , ý nghĩa của bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ . Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em , không xem thợ rèn là nghề hèn kém . Câu chuyện giúp em hiểu mơ ước của Cương là chính đáng , nghề nghiệp nào cũng đáng quý .
- Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại .
	- GDHS biết ước mơ , giúp đỡ cha mẹ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông .
	- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
P.PHÁP
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Đôi giày ba ta màu xanh .
	- Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn bài Đôi giày ba ta màu xanh , trả lời câu hỏi về nội dung mỗi đoạn . 
- Nhận xét chung 
 3. Bài mới : (27’) Thưa chuyện với mẹ . a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
TIẾN HÀNH 
- Có thể chia bài làm 2 đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu  để kiếm sống .
+ Đoạn 2 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm cả bài .
- HS thực hiện – nhận xét 
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
-Trực quan 
-Hoạt động nối tiếp.
-Giảng giải
-Hoạt động nhóm 
-Làm mẫu
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
TIẾN HÀNH .
Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì ?
Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào ?
Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ?
Đọc thầm toàn bài , nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương :
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
TIẾN HÀNH 
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Cương thấy  cây bông . 
+ Đọc mẫu khổ thơ .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
 4. Củng cố : (3’)
- Hỏi : Bài văn có ý nghĩa gì 
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Nhắc HS ghi nhớ cách Cương trò chuyện , thuyết phục mẹ .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc đoạn 1 .
- Cương thương mẹ vất vả , muốn học một nghề để kiếm sống , đỡ đần cho mẹ .
- Đọc đoạn 2 .
- Mẹ cho là Cương bị ai xúi . Mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang , bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình .
- Cương nắm tay mẹ , nói với mẹ những lời thiết tha : nghề nào cũng đáng trọng , chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường .
+ Cách xưng hô : đúng thứ bậc trong gia đình .
+ Cử chỉ lúc trò chuyện : thân mật , tình cảm .
+ Cử chỉ của mẹ : Xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ .
+ Cử chỉ của Cương : Mẹ nêu lí do phản đối , em nắm tay mẹ , nói thiết tha .
- Một tốp 3 em đọc toàn truyện theo lối phân vai .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
+ Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng cao quý để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng : học nghề rèn kiếm tiền giúp đỡ gia đình 
-Hoạt động cả lớp.
-Trực quan 
-Vấn đáp
-Thảo luận nhóm 
-Đàm thoại
-Động não 
-Trực quan 
-Giảng giải
- Thi đua
 Rút kinh nghiệm:
CHÍNH TẢ 
Tiết 9 : THỢ RÈN
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu nội dung bài Thợ rèn .
- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng bài thơ Thợ rèn . Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dễ viết sai l / n hoặc uôn / uông .
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa cảnh hai bác thợ rèn to khỏe đang quai búa trên cái đe có một thanh sắt nung đỏ .
	- Một vài tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
P.PHÁP
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Trung thu độc lập .
	- Đọc cho 2 , 3 em viết ở bảng lớp , cả lớp viết vào nháp các từ ngữ bắt đầu bằng r / d / gi hoặc có vần iên / yên / iêng đã luyện viết ở BT2 tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Thợ rèn .
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết 
MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả đoạn văn .
TIẾN HÀNH 
- Đọc bài thơ Thợ rèn .
Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn ?
- Nhắc HS : Ghi tên bài thơ vào giữa dòng . Sau khi chấm xuống dòng , chữ đầu dòng nhớ viết hoa , có thể viết sát lề vở cho đủ chỗ .
- Đọc cho HS viết .
- Đọc toàn bài cho HS soát lại .
- Chấm , chữa bài .
- Nêu nhận xét .
Hoạt động lớp .
- Cả lớp theo dõi trong SGK .
- Đọc thầm lại bài thơ , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , những từ ngữ được chú thích , trả lời câu hỏi 
Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn 
- Viết bài vào vở .
-Trực quan 
-Hoạt động cả lớp
-Vấn đáp.
-Giảng giải
-Hoạt động thực hành 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả .MT : Giúp HS làm đúng các bài tập
TIẾN HÀNH .
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Dán bảng 3 , 4 tờ phiếu , mời 3 , 4 nhóm lên bảng thi tiếp sức .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . Khen ngợi những em viết bài sạch , ít mắc lỗi , trình bày bài đẹp .
	- Yêu cầu HS về nhà học thuộc những câu thơ trên .
- Đọc thầm yêu cầu BT , suy nghĩ , làm bài .
- Sau thời gian quy định , đại diện mỗi nhóm đọc kết quả .
- Cả lớp nhận xét về chính tả , tốc độ làm bài , chữ viết , kết luận nhóm thắng cuộc 
- Vài em đọc lại những câu thơ của Nguyễn Khuyến .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
-Hoạt động thảo luận nhóm 
-Thi đua
-Hoạt động cá nhân
 Rút kinh nghiệm:
..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 17: MỞ RỘNG VỐN TỪ : ƯỚC MƠ
I. MỤC TIÊU :
- Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ đề Trên đôi cánh ước mơ .
	- Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ bổ trợ cho từ ước mơ và tìm ví dụ minh họa . Hiểu ý nghĩa một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm .
	- Giáo dục HS biết ước mơ về những điều tốt đẹp ở tương lai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2,3 .
	- Từ điển .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
P.PHÁP
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Dấu ngoặc kép .
	- 1 em nói lại nội dung cần ghi nhớ trong bài Dấu ngoặc kép .
 3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : ước mơ .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
MT : Giúp HS làm được các bài tập 
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Phát giấy cho 3 , 4 em làm bài .
+ Nhận xét , chốt lại lời giải đúng :
Mơ tưởng : mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai .
Mong ước : mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai .
- Bài 2 : 
+ Phát phiếu và từ điển cho các nhóm .
+ Gặp những từ chưa đúng , hướng dẫn cả lớp trao đổi , thảo luận . GV nên phân tích nghĩa để HS loại các từ ấy ra khỏi nhóm đồng nghĩa . Sau đó tổng kết xem nhóm nào có nhiều từ đúng .
2 em viết lên bảng 2 ví dụ về sử dụng dấu ngoặc kép trong hai trường hợp :
	+ Dẫn lời nói trực tiếp .
	+ Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt .
- Đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm lại bài Trung thu độc lập , tìm từ đồng nghĩa với ước mơ ghi vào Sổ tay từ ngữ .
- Phát biểu ý kiến , có thể kết hợp giải nghĩa từ .
- Đọc yêu cầu BT .
- Các nhóm trao đổi , thảo luận , tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ ước mơ , thống kê vào phiếu .
- Đại diện mỗi nhóm dán bài ở bảng lớp , đọc kết quả .
- Cả lớp nhận xét .
- Làm bài vào vở theo lời giải đúng .
-Hoạt động cá nhân
-Trực quan 
-Vấn đáp
-Giảng giải
-Hoạt động thảo luận nhóm.
-Trực quan 
-Giảng giải
-Thực hành 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) .
MT : Giúp HS làm được các bài tập 
TIẾN HÀNH 
- Bài 3 : 
- Bài 4 : 
+ Nhắc HS tham khảo gợi ý 1 trong bài Kể chuyện đã nghe , đã đọc trang 80 để tìm ví dụ về những ước mơ .
- Bài 5 : ( Tìm hiểu các thành ngữ )
+ Bổ sung để có nghĩa đúng :
Cầu được ước thấy : 
Ước sao được vậy : 
Ước của trái mùa : 
Đứng núi này trông núi nọ : 
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS có ước mơ về tương lai tươi sáng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS nhớ các từ đồng nghĩa với từ ước mơ , học thuộc các thành ngữ ở BT4 .
- Đọc yêu cầu BT .
- Các nhóm tiếp tục làm bài trên phiếu .
- Đại diện mỗi nhóm dán bài ở bảng lớp , trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT .
- Từng cặp trao đổi . Mỗi em nêu 1 ví dụ về 1 loại ước mơ .
- Phát biểu ý kiến .
- Nhận xét .
- Đọc yêu cầu BT , từng cặp trao đổi .
- Trình bày cách hiểu thành ngữ .
đạt được điều mình mơ ước .
đồng nghĩa với Cầu được ước thấy .
muốn những điều trái với lẽ thường .
không bằng lòng với cái hiện đang có , lại mơ tưởng tới cái khác chưa phải của mình .
-Hoạt động thảo luận thi đua theo nhóm 
-Hoạt động nhóm đôi 
-Làm miệng
-Thảo luận nhóm đôi 
 Rút kinh nghiệm:
..
KỂ CHUYỆN 
Tiết 9 : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN 
HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU :
- Giúp  ... 
-Hoạt động thực hành theo nhóm 
-Trực quan 
-Giảng giải
-Hoạt động cả lớp
Hoạt động 2 : Học bài Tập đọc nhạc số 2 
MT : Giúp HS đọc đúng bài Tập đọc nhạc số 2 .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Đưa bảng phụ chép sẵn bài TĐN số 2 vào và hỏi :
+ Nốt nhạc thấp nhất , cao nhất trong bài là nốt nào ?
+ Bài có những nốt gì ?
 4. Củng cố : (3’)
	- Cả lớp đọc lại cả bài TĐN 2 lần .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Dặn HS thực hiện bài tập ở nhà .
.
- Luyện đọc cao độ theo thang âm các nốt có trong bài 
- Luyện đọc theo tiết tấu : đen – trắng 
+ Bước 1 : Đọc với tốc độ chậm từng câu nhạc 1 và 2 .
+ Bước 2 : Vừa đọc vừa gõ đệm theo phách với tốc độ trung bình .
+ Bước 3 : Vừa đọc vừa gõ đệm với tốc độ nhanh hơn .
+ Bước 4 : Sau ghi đọc xong cả hai câu nhạc sẽ ghép lời ca .
-Trực quan 
-Giảng giải
-Vấn đáp.
-Hoạt động thực hành cả lớp.
 Rút kinh nghiệm:
..
Thể dục (tiết 17)
ĐỘNG TÁC CHÂN 
TRÒ CHƠI “NHANH LÊN , BẠN ƠI”
I. MỤC TIÊU :
	- Oân tập 2 động tác vươn thở và tay . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác .
	- Học động tác chân . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác .
	- Trò chơi Nhanh lên , bạn ơi ! Yêu cầu tham gia trò chơi nhiệt tình , chủ động 
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , phấn viết , thước dây , 4 cờ nhỏ , cốc đựng cát .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , kiểm tra sĩ số , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút 
Hoạt động lớp .
- Khởi động : 1 – 2 phút .
- Trò chơi tại chỗ : 1 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác vươn thở , tay , chân và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Bài thể dục phát triển chung : 14 – 15 phút .
- Oân động tác vươn thở : 2 – 3 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp : Khi tập , nhắc HS hít thở sâu . Động tác này , cần uốn nắn cho các em từng cử động ở mỗi nhịp và hô thật chậm .
- Oân động tác tay : 2 – 3 lần , mỗi lần 2 x 8 nhịp : Nhịp hô dứt khoát , vừa tập vừa nhắc HS hướng chuyển động và duỗi thẳng chân .
- Oân 2 động tác vươn thở và tay : 2 lần 
Vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho HS tập , sau đó cử lớp trưởng hô cho các bạn tập . Cuối cùng nhận xét để nhấn mạnh ưu nhược điểm của 2 động tác cho HS nắm .
- Học động tác chân : 4 – 5 lần , mỗi lần 2 x 8 nhịp : Nêu tên và làm mẫu động tác , nhấn mạnh ở những nhịp cần lưu ý . Sau đó , vừa tập chậm từng nhịp vừa phân tích cho HS bắt chước theo .
- Tập phối hợp cả 3 động tác vươn thở , tay , chân : 2 – 3 lần .
+ Lần 1 : Hô nhịp cho cả lớp tập .
+ Quan sát , sửa sai cho HS , sau đó nhận xét .
b) Trò chơi “Nhanh lên , bạn ơi!” : 4 – 5 phút .
- Nhắc lại cách chơi .
Hoạt động lớp , nhóm .
+ Lần 2 : Lớp trưởng vừa tập vừa hô cho các bạn tập .
+ Lần 3 : Lớp trưởng hô nhịp cho các bạn tập .
- Một tổ chơi thử .
- Chơi chính thức có phân thắng thua .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Đứng tại chỗ làm động tác gập thân thả lỏng : 1 phút .
- Đi thường hoặc đứng tại chỗ vỗ tay hát : 1 – 2 phút .
 Rút kinh nghiệm:
..
Thể dục (tiết 18)
ĐỘNG TÁC LƯNG - BỤNG 
TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI”
I. MỤC TIÊU :
	- Oân động tác vươn thở , tay và chân . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng .
	- Học động tác lưng – bụng . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác .
	- Trò chơi Con cóc là cậu Oâng Trời . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi chủ động , nhiệt tình .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , phấn kẻ vạch xuất phát và vạch đích .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , kiểm tra sĩ số , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Chạy mộït vòng quanh sân , khi về đứng thành 1 vòng tròn .
- Khởi động các khớp và chơi trò chơi Làm theo hiệu lệnh : 2 – 3 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hiện được động tác vươn thở , tay , chân , lưng – bụng và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Bài thể dục phát triển chung : 12 – 14 phút .
- Oân các động tác vươn thở , tay , chân : 2 lần , mỗi lần 2 x 8 nhịp : 3 – 4 phút .
+ Hô cho HS tập 3 động tác 1 lần .
+ Quan sát để uốn nắn , sửa sai cho HS .
+ Nhận xét , tuyên dương những tổ tập tốt và động viên những tổ tập chưa tốt cần cố gắng hơn .
- Học động tác lưng – bụng : 7 – 8 phút .
+ Nêu tên động tác , làm mẫu cho HS hình dung được động tác . Sau đó đứng trước cùng chiều với HS , cho các em chống hai tay bên hông để tập các cử động của chân 2 – 3 lần . Khi HS thực hiện tương đối thuần thục thì cho tập phối hợp chân với tay .
+ Tập cùng chiều với HS 1 – 2 lần , sau đó quay lại phía HS , vừa hô vừa nhắc động tác và quan sát HS tập .
+ Hô cho cả lớp tập 1 – 2 lần .
- Oân cả 4 động tác đã học : 1 – 2 lần .
b) Trò chơi “Con cóc là cậu Oâng Trời” : 5 – 6 phút .
- Nhắc HS thực hiện đúng quy định của trò chơi để đảm bảo an toàn .
Hoạt động lớp , nhóm .
+ Lớp trưởng hô cho cả lớp tập .
+ Lớp trưởng lên vừa tập , vừa hô để cả lớp tập theo .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Thực hành , giảng giải .
- Hệ thống bài : 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Đứng tại chỗ thả lỏng , sau đó hát và võ tay theo nhịp : 2 phút .
 Rút kinh nghiệm:
..
	Môn : Sinh hoạtTT
	Tựa bài : SINH HOẠT VĂN HÓA - VĂN NGHỆ	 Tiết thứ : 9 
I. MỤC TIÊU: 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV:
1. Kiến thức : Biết được 1 số việc làm thể hiện nếp sống văn hóa, tự học ,
tự rén luyện của thiếu nhi qua báo chí Nhi Đồng và gương tốt cụ thể 
trong lớp
2. Kỹ năng : Mạnh dạn trước tập thể .
3. Thái độ : yêu nếp sống văn hóa mới, học tập gương tốt ở bạn 
CHUẨN BỊ CỦA HS
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
 PP 
1. Ổn định: Hát
2. Bài cũ : hỏi về tiết sinh hoạt tuần trước 
- Trong tiết sinh hoạt đó em đã học tập được gương tốt điển hình gì ?
- Gương hiếu học của bạn Bình , nhà nghèo , mẹ mất nhưng vẫn cố học , rèn chữ có tiến bộ.
. Đàm thoại
. Nhận xét :
’
3. Bài mới:
 + Nêu yêu cầu của tiết sinh hoạt :
. Tập trung theo dõi để biết việc cần thực hiện
- Đây là tiết sinh hoạt thứ 9 trong tháng 10.
- Trọng tâm là nhận xét tình hình lớp. 
. Nhận xét – đánh giá – tuyên dương .
 Chơi trò : Đoán tên bài học
. Phương hướng tới :
- Oân thực tốt các kiến thức toán và tiếng việt đã học
1)-Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt : 
 Trước hết nhận xét về mặt mạnh , mặt yếu trong tuần qua .
 Về nề nếp , trật tự ,kỹ luật , giữ vệ sinh – tinh thần thái độ học tập 
2) Từng tổ .
- Các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ ,vấn đề tham gia Kế hoạch nhỏ , về chuẩn bị bài nhà , về nề nếp trực và sao đỏ
-lớp trưởng tổng kết , đánh giá , đề nghị tuyên dương cá nhân , tập thể tổ .
Ý kiến của hs trong tổ 
Lớp trưởng ghi nhận .
Tuyên dương 1 số bạn , tuyên dương tổ điển hình .
Góp ý về bạn vi phạm , đề ra cách giúp bạn .
	Môn : Sinh hoạt lớp
	Tựa bài : SINH HOẠT VĂN HÓA- VĂN NGHỆ	Tiết thứ : 10
I. MỤC TIÊU: 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV:
1. Kiến thức: Biết được một số việc làm thể hiện nếp sống văn hóa.
- Một số gương tốt điển hình ở sách báo thiếu nhi
Tự học, tự rèn của thiếu nhi qua sách báo về gương tốt cụ thể trong lớp, trong trường.
CHUẨN BỊ CỦA HS
2. Kỹ năng: Mạnh dạn trước tập thể.
.Sưu tầm tranh ảnh và gương tốt ở các báo thiều 
3. Thái độ : Yêu chuộng nếp sống văn minh, văn hóa.
nhi.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
PP 
1. Ổn định: Hát
2. Bài cũ: Nhận xét tình hình lớp.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu tiết sinh hoạt và nêu nhiệm vụ yêu cầu của tiết sinh hoạt.
. Tập trung theo dõi.
- Trong tiết sinh hoạt hôm nay, các em sẽ lần lượt điểm báo, kể lại một số gương tốt điển hình đã sưu tầm được
ở sách báo.
- Bây giờ, lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt
- Giao việc cho lớp trưởng:
- Lớp trưởng nhận xét chung về tình hình lớp
trong tuần. Sau đó, giao nhiệm vụ cho các tổ, mỗi tổ đại diện đọc gương người tốt việc tốt, gương hiếu học, giúp đỡ bạn vượt khó, hoặc kể
chuyện vui.
- Cả lớp lắng nghe, rút ra một bài học.
- Trò chơi:
- Tìm bạn thân
- Tập hát.
- Lớp trưởng điều khiển chơi. ( Bạn của tôi co tên âm đầu là T và Tr. ) ù 
- Tung lên trời xanh tiếng hát. Eâm như ru chiều hôm gió mát. Chim líu lo trên không trung tưng bừng. Đồng thứ vui vui vui không chừng
.
- Hát theo cho đến khi thuộc .
+ Phương hướng tới:
- Oân tập theo chủ đề
- Trò chơi : Bịt mắt
- Lớp trưởng điều khiển chơi bịt mắt vẽ tra.nh
- Kết thúc sinh hoạt.
4. Học vệ sinh răng miệng ( giáo án của chị Tuý đưa) 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 09-4.doc