Giáo án các môn lớp 5 - Trường TH Bình Tân 3 - Tuần 9

Giáo án các môn lớp 5 - Trường TH Bình Tân 3 - Tuần 9

 LỊCH SỬ

 CÁCH MẠNG MÙA THU

SGK/19 TGDK:35’

I. Mục tiêu:

- Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày 19/8/1945, hàng chục vạn nhân dân hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám,. Chiều ngày 19/8/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.

- Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả:

+ Tháng 8/1945, nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

+ Ngày 19/8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám.

*HS khá, giỏi:

- Biết được ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội.

- Sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng tám ở địa phương.

- Giáo dục lòng tự hào dân tộc.

II. ĐDDH: GV: Tư liệu về Cách mạng tháng 8 ở Hà Nội và tư liệu lịch sử địa phương.

 HS: SGK và xem trước bài học

III. Các hoạt động dạy học:

1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân

- Hãy kể lại cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Hưng Nguyên?

- Trong thời kỳ 1930 - 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ Tĩnh diễn ra điều gì mới?

Giáo viên nhận xét bài cũ.

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Trường TH Bình Tân 3 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 	 LỊCH SỬ 
 CÁCH MẠNG MÙA THU
SGK/19 	 TGDK:35’
I. Mục tiêu:
- Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày 19/8/1945, hàng chục vạn nhân dân hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám,... Chiều ngày 19/8/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
- Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả:
+ Tháng 8/1945, nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
+ Ngày 19/8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám.
*HS khá, giỏi:
- Biết được ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội.
- Sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng tám ở địa phương.
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc.
II. ĐDDH: GV: Tư liệu về Cách mạng tháng 8 ở Hà Nội và tư liệu lịch sử địa phương. 
 HS: SGK và xem trước bài học
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân 
- Hãy kể lại cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Hưng Nguyên?
- Trong thời kỳ 1930 - 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ Tĩnh diễn ra điều gì mới?
Giáo viên nhận xét bài cũ.
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi
vHoạt động 1: Diễn biến về cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 ở Hà Nội. 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc đoạn “Ngày 18/8/1945  nhảy vào”.
- Giáo viên nêu câu hỏi.
	+ Không khí khởi nghĩa của Hà Nội được miêu tả như thế nào?
	+ Khí thế của đoàn quân khởi nghĩa và thái độ của lực lượng phản cách mạng như thế nào? GV nhận xét + chốt (ghi bảng): Mùa thu năm 1945, Hà nội vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ.
+ Kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội? GV chốt + ghi bảng + giới thiệu một số tư liệu về Cách mạng tháng 8 ở Hà Nội.
Ngày 19/8 là ngày lễ kỉ niệm Cách mạng tháng 8 của nước ta.
vHoạt động 2: Ý nghĩa lịch sử. 
+ Khí thế Cách mạng tháng tám thể hiện điều gì ?
+ Cuộc vùng lên của nhân dân ta đã đạt kết quả gì ? Kết quả đó sẽ mang lại tương lai gì cho nước nhà ?
 Giáo viên nhận xét + rút ra ý nghĩa lịch sử:
- Cách mạng tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỉ, đã đập tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập tự do, hạnh phúc
3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng 
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/20.
- Không khí khởi nghĩa ở Hà Nội như thế nào? Trình bày tự liệu chứng minh?
- Dặn dò: Học bài.
- Chuẩn bị: “Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập”.
- Nhận xét tiết học 	 
IV/Phần bổ sung .. ..	
 ĐẠO ĐỨC 
 TÌNH BẠN (Tiết 1) 
 SGK/16	 TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Biết được bạn bè cần pảhi đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
*Biết được ý nghĩa của tình bạn.
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè. Có ý thức cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
II. ĐDDH: - Đồ dùng hóa trang để đóng vai truyện “Đôi bạn” 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân - Nêu những việc em đã làm hoặc sẽ làm để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên. 
 2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi 
 vHoạt động 1:Thảo luận cả lớp 
 Mục tiêu : HS biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em.
Cách tiến hành: 1/ Cả lớp hát bài “lớp chúng ta đoàn kết”
 2 / Thảo luận: - Bài hát nói lên điều gì? Lớp chúng ta có vui như vậy không?
- Điều gì xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
- Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
=>Kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện đôi bạn.
Mục tiêu : HS hiểu được bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn.
Cách tiến hành: GV đọc truyện “Đôi bạn”
 HS đóng vai theo truyện. - Cả lớp thảo luận nhóm đôi.
- Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện?
- Em thử đoán xem sau chuyện xảy ra, tình bạn giữa hai người sẽ như thế nào?
- Theo em, bạn bè cần cư xử với nhau như thế nào?
=>Kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau nhất là những lúc khó khăn, 
Hoạt động 3: Làm bài tập 2.
+ Mục tiêu : HS biết cách ứng xửphù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè.
Cách tiến hành: - Làm việc cá nhân bài 2.
Trao đổi bài làm với bạn ngồi cạnh.
Trình bày cách ứng xử trong 1 tình huống và giải thích lí do (6 học sinh) Lớp nhận xét, bổ sung.
- Sau mỗi tình huống, GV yêu cầu HS tự liên hệ .
 · Liên hệ: Em đã làm được như vậy đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể. Nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống..
GV nhận xét và kết luận
Hoạt động 4: Củng cố (Bài tập 3)
Mục tiêu: Giúp HS biết được các biểu hiện của tình bạn đẹp.
Cách tiến hành: Nêu những biểu hiện của tình bạn đẹp.
 ·	Kết luận: Các biểu hiện của tình bạn đẹp là tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau.- Đọc ghi nhớ.
 3.Hoaït ñoäng cuoái cuøng
Sưu tầm những truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ, bài hát về chủ đề tình bạn.
Cư xử tốt với bạn bè xung quanh. - Chuẩn bị: Tình bạn( tiết 2) -Nhận xét tiết học 
IV/Phần bổ sung: 	
 KHOA HỌC	 
 THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS. 
 SGK/36	 TGDK:35’
I. Mục tiêu:
- Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
- Có thái độ không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ. 
II. ĐDDH:: - GV: Hình vẽ trong SGK trang 36, 37 . Tấm bìa cho hoạt động “Tôi bị nhiễm HIV”.
- HS: Giấy và bút màu. Một số tranh vẽ mô tả học sinh tìm hiểm về HIV/AIDS và tuyên truyền phòng tránh HIV/AIDS.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân -Hãy cho biết HIV là gì? AIDS là gì?
Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV / AIDS?
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi 
Hoạt động 1: Xác định hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm.
Mỗi nhóm có một hộp đựng các tấm phiếu bằng nhau, có cùng nội dung bảng “HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua ...”.
Khi giáo viên hô “bắt đầu”: Mỗi nhóm nhặt một phiếu bất kì, đọc nội dung phiếu rồi, gắn tấm phiếu đó lên cột tương ứng trên bảng.
Nhóm nào gắn xong các phiếu trước và đúng là thắng cuộc.
Tiến hành chơi.- Giáo viên yêu cầu các nhóm giải thích đối với một số hành vi.
Nếu có hành vi đặt sai chỗ. Giáo viên giải đáp
·	Giáo viên chốt: HIV/AIDS không lây truyền qua giao tiếp thông thường.
Hoạt động 2: Đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV”
Trẻ em bị nhiễm HIV có quyền được học tập, vui chơi và sống chung cùng cộng đồng.
Không phân biệt đối xử đối với người bị nhiễm HIV.
GV mời 5 HS tham gia đóng vai: 1 bạn đóng vai học sinh bị nhiễm HIV, 4 bạn khác sẽ thể hiện hành 
vi ứng xử với học sinh bị nhiễm HIV như đã ghi trong các phiếu gợi ý.
Giáo viên cần khuyến khích học sinh sáng tạo trong các vai diễn của mình trên cơ sở các gợi ý đã nêu.
	+ Các em nghĩ thế nào về từng cách ứng xử?
	+Các em nghĩ người nhiễm HIV có cảm nhận như thế nào trong mỗi tình huống? (Câu này nên hỏi người đóng vai HIV trước).
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 36, 37 SGK và trả lời các câu hỏi:
	+Hình 1 và 2 nói lên điều gì?
	+Nếu em nhỏ ở hình 1 và hai bạn ở hình 2 là những người quen của bạn bạn sẽ đối xử như thế nào?
· 	Giáo viên chốt: HIV không lây qua tiếp xúc xã hội thông thường. Những người nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ em có quyền và cần được sống, thông cảm và chăm sóc. Không nên xa lánh, phân biệt đối xử.
Điều đó đối với những người nhiễm HIV rất quan trọng vì họ đã được nâng đỡ về mặt tinh thần, họ cảm thấy được động viên, an ủi, được chấp nhận.
3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng 
GV yêu cầu học sinh nêu ghi nhớ giáo dục. Xem lại bài.
Chuẩn bị: Phòng tránh bị xâm hại. -Nhận xét tiết học .
IV/Phần bổ sung: 	
 KHOA HỌC	 
 PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI 
SGK/38 TGDK:35’ 
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số qui tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
 =>GDKNS: Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
 - Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Kĩ năng sự giúp đỡ nếu bị xâm hại.
II. Đồ duøng daïy hoïc 
- 	Giáo viên: Hình vẽ trong SGK . - HS: Sưu tầm các thông tin, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân Nêu những cách phòng chống lây nhiểm HIV?
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi 
Hoạt động 1: Xác định các biểu hiện của việc trẻ em bị xâm hại về thân thể, tinh thần./ quan sát, thảo luận
Mục tiêu: HS nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại.
 Bước 1: Yêu cầu quan sát hình 1, 2, 3/38 SGK và trả lời các câu hỏi?
Bước 2: Các nhóm làm việc theo hứơng dẫn. Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 1, 2, 3 và trả lời các câu hỏi
H1: Hai bạn HS không chọn đi đường vắng H2: Không được một mình đi vào buổitối
H3: Cô bé không chọn cách đi nhờ xe người lạ .
Bước 3: Làm việc cả lớp- Các nhóm trình bày và bổ sung
GV chốt : Trẻ em có thể bị xâm hại dưới nhiều hình thức, như 3 hình thể hiện ở SGK. Các em cần lưu ý trường hợp trẻ em bị đòn, bị chửi mắng cũng là một dạng bị xâm hại. Hình 3 thể hiện sự xâm hại mang tính lợi dụng tình dục.
Hoạt động 2: Nêu các quy tắc an toàn cá nhân/ Phán đoán
Mục tiêu: Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại
Bước 1:Giao nhiệm vụ cho các nhóm-Mỗi nhóm 1 nhiệm vụ.
-Cả nhóm cùng thảo luận câu hỏi: Nếu vào tình huống như H3 em sẽ ứng xử thế nào?
-GV yêu cầu các nhóm đọc phần hướng dẫn thục hành trong SGK/35
 Bước 2: Làm việc cả lớp
-GV tóm tắt các ý kiến của học sinh ® GV chốt: Một số quy tắc an toàn cá nhân.
Hoạt động 3: Tìm hướng giải quyết khi bị xâm phạm/ Động não
Mục tiêu : - Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
-GV yêu cầu các em vẽ bàn tay của mình với các ngón xòe ra trên giấy A4.
-Yêu cầu học sinh trên mỗi đầu ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy, có thể nói với họ nhũng điều thầm kín đồng thời họ cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mình, khuyện răn mình Học sinh thực hành vẽ. -GV gọi một vài em nói về “bàn tay tin cậy” của mình cho cả lớp nghe
GV chốt: Xung quanh có thể có nhũng người tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ ta trong lúc khó khăn. Chúng ta có thể chia sẻ tâm sự để tìm chỗ hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, khó nói.
3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng : - Khi bị xâm hại ta cần làm gì? Chuẩn bị bài sau
IV/Bổ sung: 	
 ĐỊA LÍ 
 CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ 
 SGK/84 	 TGDK:3
I. Mục tiêu 	 
- Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam:
+ Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất.
+ Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi.
+ Khoảng 3/4 dân số Việt Nam sống ở nông thôn.
- Sử dụng bảng số liệu, niểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư.
*Học sinh khá, giỏi:
Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa vùng đồng bằng, ven biển và vùng núi: nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân, thiếu lao động.
 - Có ý thức tôn trọng, đoàn kết với các dân tộc.
II.ĐDDH: + GV: Tranh ảnh 1 số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi VN.+ Bản đồ phân bố dân cư VN. + HS: Tranh ảnh 1 số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi VN.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân Nêu đặc điểm về số dân và sự tăng dân số ở nước ta?
Tác hại của dân số tăng nhanh? Nêu ví dụ cụ thể? Đánh giá, nhận xét.
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi 
Hoạt động 1: Các dân tộc 
B1: HS dựa vào tranh ảnh, kênh chữ trong SGK ,TLCH:Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
Dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm bao nhiêu phần trong tổng số dân? Các dân tộc còn lại chiếm bao nhiêu phần?
Dân tộc Kinh sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
Kể tên 1 số dân tộc mà em biết? + Trình bày và chỉ lược đồ trên bảng vùng phân bố chủ yếu của người Kinh và dân tộc ít người
+ Nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của học sinh.
Hoạt động 2: Mật độ dân số 
Dựa vào SGK, em hãy cho biết mật độ dân số là gì? Số dân trung bình sống trên 1 km2 diện tích đất tự nhiên.
+ Nêu ví dụ và tính thử MĐDS.
+ Quan sát bảng MĐDS và trả lời.
- MĐDS nước ta cao hơn thế giới 5 lần, gần gấp đôi Trung Quốc, gấp 3 Cam-pu-chia, gấp 10 lần MĐDS Lào.® Để biết MĐDS, người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng, hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của một vùng hay quốc gia đó 
- Nêu nhận xét về MĐDS nước ta so với thế giới và 1 số nước Châu Á? ® Kết luận : Nước ta có MĐDS cao.
Hoạt động 3: Phân bố dân cư.
Phương pháp: Sử dụng lược đồ, quan sát, bút đàm.
Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? + Trả lời trên phiếu sau khi quan sát lược đồ/ 80.
Đông: đồng bằng. - Thưa: miền núi.
+ Học sinh nhận xét.
® Không cân đối.
Nông thôn. Vì phần lớn dân cư nước ta làm nghề nông.
® Ở đồng bằng đất chật người đông, thừa sức lao động. Ở miền khác đất rộng người thưa, thiếu sức lao động.
Dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn? Vì sao?
® Những nước công nghiệp phát triển khác nước ta, chủ yếu dân sống ở thành phố.
3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng : + nêu lại những đặc điểm chính về dân số, mật độ dân số và sự phân bố dân cư. ® Giáo dục: Kế hoạch hóa gia đình -Chuẩn bị: “Nông nghiệp”. Nhận xét tiết học. 	
IV/Phần bổ sung:	

Tài liệu đính kèm:

  • docG.A TỰ NHIÊN XÃ HỘI.doc