Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 30

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 30

 LỊCH SỬ

 XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH

SGK/60 TGDK: 40’

 I. Mục tiêu:

- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.

- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ,

- Giáo dục HS biết công ơn của những người đã có công xây dựng nhà máy.

II/ Đồ dùng dạy học:

+ GV: Ảnh tư kliệu về Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.Bản dồ Hành chính VN (xác định vị trí nhà máy)

+ HS: SGK, tranh, ảnh về nhà máy thủy điện Hòa Bình.

III. Các hoạt động dạy học :

1. Hoạt động đầu tiên Hoàn thành thống nhất đất nước.

2. Giới thiệu bài mới: Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

Hoạt động 1: Sự ra đời của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.( Làm việc cả lớp)

+ Mục tiêu: Giúp HS biết Việc xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của Cách mạng

- Giáo viên nêu câu hỏi:

 + Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được sây dựng vào năm nào? Ở đâu? Trong thời gian bao lâu.

- Giáo viên giải thích sở dĩ phải dùng từ “chính thức” bởi vì từ năm 1971 đã có những hoạt động đầu tiên, ngày càng tăng tiến, chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy. Đó là hàng loạt công trình chuẩn bị: kho tàng, bến bãi, đường xá, các nhà máy sản xuất vật liệu, các cơ sở sửa chữa máy móc. Đặc biệt là xây dựng các khu chung cư lớn bao gồm nhà ở, cửa hàng, trường học, bệnh viện cho 3500 công nhân xây dựng và gia đình họ.

- Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ vị trí xây dựng nhà máy.

 Giáo viên nhận xét + chốt+ ghi bảng:

“ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng từ ngày 6/11/1979 đến ngày 4/4/1994.”

 

doc 6 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH SỬ 
 XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH 
SGK/60 	 TGDK: 40’
 I. Mục tiêu: 
- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ,
- Giáo dục HS biết công ơn của những người đã có công xây dựng nhà máy.
II/ Đồ dùng dạy học:
+ GV: Ảnh tư kliệu về Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.Bản dồ Hành chính VN (xác định vị trí nhà máy)
+ HS: SGK, tranh, ảnh về nhà máy thủy điện Hòa Bình.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động đầu tiên Hoàn thành thống nhất đất nước.
2. Giới thiệu bài mới: Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Hoạt động 1: Sự ra đời của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.( Làm việc cả lớp)
+ Mục tiêu: Giúp HS biết Việc xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của Cách mạng
Giáo viên nêu câu hỏi:
 + Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được sây dựng vào năm nào? Ở đâu? Trong thời gian bao lâu.
- Giáo viên giải thích sở dĩ phải dùng từ “chính thức” bởi vì từ năm 1971 đã có những hoạt động đầu tiên, ngày càng tăng tiến, chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy. Đó là hàng loạt công trình chuẩn bị: kho tàng, bến bãi, đường xá, các nhà máy sản xuất vật liệu, các cơ sở sửa chữa máy móc. Đặc biệt là xây dựng các khu chung cư lớn bao gồm nhà ở, cửa hàng, trường học, bệnh viện cho 3500 công nhân xây dựng và gia đình họ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ vị trí xây dựng nhà máy. 
® Giáo viên nhận xét + chốt+ ghi bảng:
“ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng từ ngày 6/11/1979 đến ngày 4/4/1994.”
Hoạt động 2: Quá trình làm việc trên công trường.(làm việc theo nhóm)
+ Mục tiêu: Giúp HS nắm được không khí khẩn trương của các chuyên gia và công nhân trên công trường.
Giáo viên nêu câu hỏi:Trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào?
- Đại diện nhóm trình bày-nhóm khác bổ sung-GV nhận xét,kết luận.
Hoạt động 3: Tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết tác dụng chính của nhà máy thủy điện Hòa Bình
- Giáo viên cho học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi.
- Tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình? 
® Giáo viên nhận xét + chốt.
 3. Hoạt động cuối cùng Củng cố,dặn dò:
- Nêu lại tác dụng của nhà máy thuỷ điện hoà bình?
® Nhấn mạnh: Nhà máy thuỷ điện hoà bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm qua.
Chuẩn bị: Ôn tập. Nhận xét tiết học 	
IV/ Phần bổ sung	
 ĐẠO ĐỨC 
 BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
 (Tiết 1) 
SGK/44 	TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
*Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Học sinh có thái độ bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học: GV và HS: Một số tranh, ảnh về thiên nhiên (rừng, thú rừng, sông, biển)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên Kiểm tra nội dung bài: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 44,SGK.
+ Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống của con người,vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS xem ảnh và đọc các thông tin trong bài ( mỗi HS đọc 1 thông tin)
- Giáo viên chia nhóm học sinh .
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh quan sát và thảo luận theo các câu hỏi:
- Tại sao các bạn nhỏ trong tranh say sưa ngắm nhìn cảnh vật ?
- Tài nguyên thiên nhiên mang lại ích lợi gì cho con người ?
- Em cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
- Từng nhóm lên trình bày.Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.GV kết luận.
- Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1/ SGK.
+ Mục tiêu: HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.HS làm việc cá nhân
Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày.Cả lớp bổ sung.
Kết luận: Tất cả đều là tài nguyên thiên nhiên trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bào đảm cuộc sống trẻ em được tốt đẹp, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau được sống trong môi trường trong lành, an toàn như Quyền trẻ em đã quy định.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ ( Học sinh làm bài tập 34/ SGK.)
 + Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận. Từng nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày kết quả đánh giá và thái độ của nhóm mình về một ý kiến 
Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến .GV kết luận: việc làm b, c là đúng.
3. Hoạt động cuối cùng Tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam hoặc của địa phương. Chuẩn bị: “Tiết 2”.Nhận xét tiết học. 	
IV/ Phần bổ sung : 	
 Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2012 
 KHOA HỌC	 
 SỰ SINH SẢN CỦA THÚ. 
SGK/120
 TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Kể tên một số thú đẻ một con một lứa, một số thú đẻ nhiều con một lứa.
II.Đồ dùng dạy học: + GV: Hình vẽ trong SGK trang 112, 113. - Phiếu học tập.
 + HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra nội dung bài: Sự sinh sản và nuôi con của chim.
Giáo viên nhận xét.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Quan sát.
+ Mục tiêu: Giúp HS; biết bào thai trong bụng mẹ.
- Phân tích được sự tiến hóa trong chu trình sinh sản của thú so với chu trình sinh sản của chim, ếch
Cách tiến hành:
B 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 1,2/120 SGK và trả trả lời câu hỏi:
+ Chỉ vào bào thai trong hình cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?
+ Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy.
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
+ Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
+ So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
B 2: Làm việc cả lớp:
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. GV Kết luận: - Thú là loài động vật đẻ con và nuôi con bằng sửa.
Thú khác với chim là:
+ Chim đẻ trứng rồi trứng mới nở thành con.
+ Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú non sinh ra đã có hình dạng như thú mẹ.
Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con tới khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn.
Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập.
+ Mục tiêu: HS biết kể tên một số lòai thú thường đẻ mỗi lứa một con, mỗi lứa nhiều con 
Cách tiến hành:
Bài 1: Làm việc theo nhóm
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm.Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trong bài và dựa vào hiểu biết để hòan thành phiếu học tập(GV cho các nhóm thi đua)
Số con trong một lứa 1 con
Tên động vật
Thông thường chỉ đẻ 1 lứa ( không kể trường hợp đặc biệt )
Trâu, bò, ngựa, hươu, nai, hoẵng, voi, khỉ
2 con trở lên 
- Hổ sư tử, chó, mèo,lợn, chuột,
Bài 2: Làm việc cả lớp
 Đại diện nhóm trình bày.GV tuyên dương nhóm điền được nhiều và đúng
3. Hoạt động cuối cùng: Nhận xét tiết học CB: “Sự nuôi và dạy con của một số loài thú”.
IV/ Phần bổ sung :	
 KHOA HỌC 
 SỰ NUÔI VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ 
SGK/122 	TGDK: 40’
I. Mục tiêu: 
- Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú (hổ, hươu)
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Thông tin và hình vẽ trong SGK trang 122, 123. + HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động đầu tiên 
- Kiểm tra nội dung bài: Sự sinh sản của thú.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
+ Mục tiêu: HS trình bày được sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu
*Cách tiến hành : 
*Bước 1: Tổ chức và hoạt động 
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm tìm hiểu sự sinh sản và nuôi con của hổ ; 2 nhóm tìm hiểu sự sinh sản và nuôi con của hươu.
*Bước 2 : Làm việc theo nhóm 
Đọc thông tin + thảo luận các câu hỏi trang 122 SGK.
+ Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
+ Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh?
+ Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi?
Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi theo trí tưởng tượng của bạn.( Đóng vai)
+ Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
Đọc thông tin+ thảo luận câu hỏi SGK/ 123
+ Hươu ăn gì để sống?
+ Hươu đẻ mỗi lứa mấy con?Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
+ Tại sao hươu con mới khỏang 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?( Đóng vai)
*Bước 3: Làm việc cả lớp
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2: Trò chơi “Thú săn mồi và con mồi”.
+ Mục tiêu: Khắc sâu cho HS kiến thức về tập tính dạy con của một số lòai thú.
- Gây hứng thú học tập cho HS
*Cách tiến hành:
*Bước 1:- Tổ chức chơi:
1 nhóm tìm hiểu về hổ ( Nhóm 1) sẽ chơi với 1 nhóm tìm hiểu về hươu (Nhóm 2).
Nhóm 1 cử 1 bạn đóng vai hổ mẹ và 1 bạn đóng vai hổ con. Nhóm 2 cử một bạn đóng vai hươu mẹ và một bạn đóng vai hươu con
2 nhóm còn lại quan sát viên và ngược lại.
Cách chơi:Trong họat động 1, các nhóm đều đã học về cách “Săn mồi” ở hổ hoặc chạy trốn kẻ thù ở hươu.
Địa điểm chơi: lớp họac sân chơi.
*Bước 2: GV cho HS tiến hành chơi -Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
3. Hoạt động cuối cùng : Nhận xét tiết học 
IV/ Phần bổ sung :	
 Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012 
 ĐỊA LÍ: 
 CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI. 
SGK/130
	TGDK: 40’
I. Mục tiêu: 
- Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
- Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ) hoặc trên quả Địa cầu.
- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
+ GV: Bản đồ thế giới. Quả địa cầu. Phiếu học tập.
+ HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động đầu tiên Châu đại dương và châu Nam cực. 
 - Trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đánh gía, nhận xét.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
Hoạt động 2: Vị trí của các đại dương : (Nhóm )
+ Mục tiêu: Giúp HS Nhớ tên và xác định được vị trí 4 đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Thế giới
Bước 1:HS quan sát hình 1,2 trong SGK hoặc quả địa cầu, rồi hòan thành bảng sau vào giấy
Tên các đại dương
Giáp với các châu lục
Giáp với các đại dương 
Thái Bình Dương 
Ấn Độ Dương
Đại Tây Dương
Bắc Băng Dương 
Bước 2: Đại diện từng cặpHS lên bảng trình bày kết quả, chỉ vị trí các đại dương trên quả địa cầu họăc bản đồ thế giới.
- GV sửa chữa và giúp HS hòan thiện phần trình bày.
 Hoạt động 2: Một số đặc điểm của các đại dương (Cặp)
+ Mục tiêu: Giúp HS Mô tả được 1 số đặc điểm của các đại dương, phân tích bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm mổi bật của các đại dương
Bước 1: HS trong nhóm dựa vào bản số liệu, thảo luận theo gợi ý sau:
+ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về các đại dương nào?
Bước 2: Đại diện một số HS báo cáo. HS khác bổ sung.
GV sửa chữa + hoàn thiện phần trình bày của HS.
Bước 3: GV yêu cầu một số HS chỉ trên quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự:vị trí địa lí, diện tích.
=>Kết luận: Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương, trong đó Thái Bình Dương là đại dương có diện tích lớn nhất và cũng chính là đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất.
3. Hoạt động cuối cùng: Nhận xét tiết học
Dặn: Hệ thống lại kiến thức chuẩn bị KTĐK lần 2
IV/ Phần bổ sung :	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T.NHIEN X.HOI.doc