Giáo án các môn lớp 5 - Tuần thứ 31 năm 2009

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần thứ 31 năm 2009

TẬP ĐỌC

ĂNG - CO VÁT

I. Mục tiêu:

1. Đọc lưu loát bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài và chữ số La Mã.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng - co - vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu.

2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

- Hiểu nội dung bài.

II. Đồ dùng dạy - học:

Ảnh khu đền Ăng - co - vát trong SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra:

HS: 2 - 3 em đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc:

- GV nghe, sửa lỗi phát âm, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và giải nghĩa từ. HS: Nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài.

- Luyện đọc theo cặp.

- 1 - 2 em đọc cả bài.

 

doc 31 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần thứ 31 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31:	
Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2009
Hoạt động tập thể
Chào cờ
Tập đọc
ăng - co vát
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài và chữ số La Mã.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng - co - vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu.
2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
- Hiểu nội dung bài.
II. Đồ dùng dạy - học:
ảnh khu đền Ăng - co - vát trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
HS: 2 - 3 em đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- GV nghe, sửa lỗi phát âm, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và giải nghĩa từ.
HS: Nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 em đọc cả bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Ăng - co - vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ
HS: xây dựng ở Cam - pu - chia từ đầu thế kỷ XII.
? Khu đền chính đồ sộ như thế nào
- Gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, 3 tầng hành lang dài gần 1500m, có 398 gian phòng.
? Khu đền chính được xây dựng kỳ công như thế nào
- Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong gạch vữa.
? Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp
- Ăng - co - vát thật huy hoàng: ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền từ các ngách.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 3 HS nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập đọc lại bài.
	- Xem trước bài sau.
Toán
Thực hành (tiếp)
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước) 1 đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước.
II. Đồ dùng:
	Thước thẳng có vạch chia cm.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
Gọi 1 em lên bảng chữa bài.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ (ví dụ SGK).
- GV nêu bài toán: SGV.
HS: Cả lớp nghe.
- GV gợi ý cách thực hiện:
+ Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn AB theo cm.
* Đổi 20 m = 2.000 cm.
* Độ dài thu nhỏ 2.000 : 400 = 5 cm.
HS: Vẽ vào giấy hoặc vở 1 đoạn thẳng AB đúng bằng 5 cm.
5 cm
A
B
3. Thực hành:
+ Bài 1: 
- GV giới thiệu (chỉ lên bảng lớp) chiều dài của bảng lớp học là 3 m.
HS: Tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ.
- GV kiểm tra và hướng dẫn cho từng học sinh.
VD: *Đổi 3 m = 300 cm 
* Tính độ dài thu nhỏ:
300 : 50 = 6 (cm)
* Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 	6cm.
HS: Vẽ đoạn thẳng AB:
6 cm
A
B
+ Bài 2: Hướng dẫn tương tự bài 1.
- Đổi:	8 m = 800 cm
	6 m = 600 cm
- Chiều dài hình chữ nhật thu nhỏ:
800 : 200 = 4 (cm)
- Chiều rộng hình chữ nhật thu nhỏ:
600 : 200 = 3 (cm)
- Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3 cm.
HS: 1 em lên bảng vẽ.
3 cm
4 cm
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
luyện Toán
Thực hành 
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước) 1 đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước.
II. Đồ dùng:
	Thước thẳng có vạch chia cm + Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Thực hành:
+ Bài 1: 
- GV giới thiệu (chỉ lên bảng lớp) chiều dài của bảng lớp học là 3 m.
HS: Tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ.
- GV kiểm tra và hướng dẫn cho từng học sinh.
HS: Vẽ đoạn thẳng AB:
+ Bài 2: Hướng dẫn tương tự bài 1.
- Đổi:	8 m = ? cm
	6 m = ? cm
- Chiều dài hình chữ nhật thu nhỏ:
? : 200 = ? (cm)
- Chiều rộng hình chữ nhật thu nhỏ:
? : 200 = ? (cm)
- Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3 cm.
HS: 1 em lên bảng vẽ.
3 cm
4 cm
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
đạo đức
bảo vệ môi trường (tiếp)
I. Mục tiêu:
HS có khả năng:
1. Hiểu: Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch.
2. Biết bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường trong sạch.
3. Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.
II. Tài liêu, phương tiện:
Các tấm bìa màu, phiếu học tập.
III. Các hoạt động:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên đọc ghi nhớ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Tập làm Nhà tiên tri (Bài tập 2 SGK).
- GV chia nhóm.
HS: Các nhóm nhận 1 tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết.
- Từng nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.
- GV đánh giá kết quả làm việc các nhóm và đưa ra đáp án:
a, b, c, d, đ, e (SGV).
3. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (Bài 3 SGK).
HS: Làm việc theo cặp đôi.
- 1 số HS lên trình bày ý kiến của mình.
- GV kết luận về đáp án đúng:
	a) Không tán thành.
	b) Không tán thành.
	c, d, g) Tán thành.
4. Hoạt động 3: Xử lý tình huống: (Bài 4 SGK).
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ mỗi nhóm.
HS: Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- GV nhận xét cách xử lý của từng nhóm và đưa ra cách xử lý có thể như sau:
a)Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than ra chỗ khác.
b) Đề nghị giảm âm thanh.
c) Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
5. Hoạt động 4: Dự án Tình nguyện xanh.
- GV chia lớp thành ba nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- GV nhận xét và kết luận.
- Từng nhóm thảo luận và trình bày kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm khác bổ sung.
6. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài. 
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
- HS chọn được một câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc thám hiểm, cắm trại mà em được tham gia. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Lời kể tự nhiên, chân thực, có kết hợp lời nói, cử chỉ với điệu bộ.
2. Rèn kỹ năng nghe:
	- Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
ảnh về các cuộc du lịch, cắm trại, tham quan.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 1 HS kể lại câu chuyện đã đọc về du lịch hay thám hiểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài:
- GV ghi đề bài lên bảng, gạch dưới những từ quan trọng.
HS: 1 em đọc lại đề bài.
- 1, 2 em đọc gợi ý 1, 2.
- GV nhắc HS:
	+ Nhớ lại câu chuyện để kể.
	+ Kể phải có đầu có cuối.
HS: 1 số em nối tiếp nói tên câu chuyện mình định kể.
b. Thực hành:
- Kể trong nhóm:
HS: Kể chuyện trong nhóm, từng cặp HS kể cho nhau nghe.
- Kể trước lớp:
- 1 vài em nối nhau thi kể trước lớp. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét nhanh về nội dung câu chuyện, cách kể, cách dùng từ đặt câu, giọng điệu, cử chỉ.
- GV và cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất, bạn có câu chuyện hấp dẫn nhất.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Yêu cầu HS về nhà tập kể cho người thân nghe.
Toán
ôn tập về số tự nhiên
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập về:
- Đọc, viết số trong hệ thập phân.
- Hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong 1 số cụ thể.
- Dãy số tự nhiên và 1 số đặc điểm của nó.
II. Các hoạt động dạy học:	
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên chữa bài tập giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
+ Bài 1: Củng cố về cách đọc, viết số vào cấu tạo thập phân của 1 số.
- GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 câu trên lớp.
HS: Tự làm tiếp các phần còn lại rồi chữa bài.
+ Bài 2: GV hướng dẫn HS quan sát kỹ phần mẫu trong SGK.
HS: Tiếp tục làm các phần còn lại và chữa bài.
VD:	5794	= 5000 + 700 + 90 + 4
	20292	= 20000 + 200 + 90 + 2
+ Bài 3: 
HS: Tự làm rồi chữa bài.
a) Củng cố việc nhận biết vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp.
b) Củng cố việc nhận biết giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó trong 1 số cụ thể.
+ Bài 4: Củng cố về dãy số tự nhiên và 1 số đặc điểm của nó.
HS: Nêu lại dãy số tự nhiên lần lượt trả lời các câu hỏi a, b, c.
+ Bài 5: 
HS: Nêu yêu cầu của bài và tự làm.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
- GV có thể hỏi HS:
? Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị
HS:1 đơn vị.
? Hai số chẵn (lẻ) liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị
HS: 2 đơn vị.
a)	67, 68, 69.
	798, 799, 800.
	999, 1000, 1001
b)	8, 10, 12
	98, 100, 102
	998, 1000, 1002
c) 	51, 53, 55
	199, 201, 203
	997, 999, 1001
- GV nhận xét, cho điểm những HS làm đúng.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Chính tả
Nghe lời chim nói
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ “Nghe lời chim nói”.
- Tiếp tục luyện tập phân biệt đúng những tiếng có âm đầu là l/n hoặc có thanh hỏi/ngã.
II. Đồ dùng dạy học:
	Phiếu khổ to viết nội dung bài 2, 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 HS đọc lại thông tin bài 3 và lên chữa bài.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả.
HS: Theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại bài thơ và chú ý những từ dễ viết sai.
? Nội dung bài thơ là gì
- Bầy chim nói về những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước.
- GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
HS: Gấp SGK, nghe GV đọc và viết bài vào vở.
- Soát lại lỗi bài chính tả của mình.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 2: 
HS: Nêu yêu cầu của bài tập.
- Suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- 1 số HS làm bài vào phiếu sau đó lên chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng. (SGV)
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- 1 số HS lên thi làm trên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài:
a) (Băng trôi): Núi băng trôi - lớn nhất - Nam cực - năm 1956 - núi băng này.
b) (Sa mạc đen): ở nước Nga - cũng - cảm giác - cả thế giới.
4. Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà làm lại bài tập.
Khoa học
Trao đổi chất ở thực vật
I. Mục tiêu:
- HS kể được những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
- Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Hình 122, 123 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc mục “Bóng đèn tỏa sáng”
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật:
+ Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu:
- Nêu câu hỏi để HS trả lời:
HS: Quan sát H1 trang 122 SGK để trả lời câu hỏi.
? Kể tên những gì được vẽ trong hình
? Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống
HS: Lấy từ môi trư ... lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét.
4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Khoa học
động vật cần gì để sống
I. Mục tiêu:
- HS biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
- Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 124, 125 SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài học giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống. 
* GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
HS:	- Đọc mục quan sát trang 124 SGK xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm.
	- Nêu nguyên tắc của thí nghiệm.
	- Đánh dấu vào phiếu để theo dõi điều kiện sống của từng con và thảo luận dự đoán kết quả thí nghiệm.
* Làm việc theo nhóm.
- Làm việc theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
- GV kiểm tra, giúp đỡ các nhóm.
* Làm việc cả lớp:
- Đại diện nhóm nhắc lại công việc đã làm và GV điền ý kiến của các em vào bảng (SGK).
3. Hoạt động 2: Dự đoán kết quả thí nghiệm.
* Thảo luận nhóm:
HS: Thảo luận theo câu hỏi trang 125 SGK.
- Dự đoán xem con chuột trong hộp nào chết trước? Tại sao?
- Những con chuột còn lại sẽ như thế nào?
- Kể ra những yếu tố cần để 1 con chuột sống và phát triển bình thường.
* Thảo luận cả lớp:
- Đại diện các nhóm trình bày dự đoán kết quả.
- GV kẻ thêm mục dự đoán và ghi tiếp vào bảng (SGV).
=> Kết luận: như mục “Bạn cần biết” trang 125 SGK.
HS: 3 em đọc lại.
4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Thể dục
Môn thể thao tự chọn: Nhảy dây tập thể
I. Mục tiêu:
	- Ôn 1 số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện đúng động tác.
	- Ôn nhảy dây tập thể. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
II. Địa điểm - phương tiện:
	Dây để nhảy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Xoay khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai
- Chạy nhẹ nhàng, đi theo vòng tròn hít thở sâu.
- Ôn 1 số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản:
a. Môn tự chọn:
- Đá cầu: 
- Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người.
- Thi tâng cầu bằng đùi.
- Ném bóng:
- Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị ngắm đích, ném bóng vào đích.
b. Nhảy dây:
HS: Nhảy dây theo tổ.
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài.
- Đứng hát vỗ tay, tập 1 số động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà tập đều cho cơ thể khỏe.
Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2009
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
- Ôn lại kiến thức cơ bản về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật.
- Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận của con vật; sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học:
 	Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc kỹ bài “Con chuồn chuồn nước” trong SGK xác định các đoạn văn trong bài. Tìm ý chính của từng đoạn.
- GV gọi HS lên phát biểu.
- Nhận xét, chốt lời giải:
Đoạn 1: Từ đầu phân vân.
Đoạn 2: Còn lại.
ý chính: tả ngoại hình của chú chuồn chuồn lúc đậu một chỗ.
- Tả chú chuồn chuồn lúc tung cánh bay kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, làm cá nhân vào vở bài tập.
- Một HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lời giải:
“Con chim gáy nục.Đôi mắt nâu biêng biếc. Chàng chim gáy giọng càng trong cườm đẹp.”
+ Bài 3: 
HS: 1 em đọc nội dung bài.
- GV nhắc HS mỗi em phải viết 1 đoạn có câu mở đoạn cho sẵn.
- GV dán tranh, ảnh gà trống lên bảng.
HS: Nhìn tranh viết đoạn văn.
- 1 số em đọc lại đoạn văn của mình.
- GV nhận xét, sửa chữa, cho điểm.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà viết tiếp cho hoàn chỉnh đoạn văn.
Toán
ôn tập các phép tính với số tự nhiên
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên: Cách làm, tính chất, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, giải các bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1: Củng cố kỹ thuật tính cộng trừ (Đặt tính, thực hiện phép tính)
HS: Tự làm bài, đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
+ Bài 2: 
HS: Tự làm bài rồi chữa bài.
- GV hỏi HS về tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ chưa biết.
+ Bài 3: Củng cố tính chất của phép cộng, trừ, củng cố về biểu thức chứa chữ.
HS: Nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài.
- Khi chữa bài, GV có thể cho HS phát biểu lại các tính chất của phép cộng, trừ.
+ Bài 4: Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
HS: Đọc yêu cầu và làm bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
a)	1268 + 99 + 501
= 1268 + (99 + 501)
= 1268 + 600
= 1868
b)	87 + 94 + 13 + 6
= (87 + 13) + (94 + 6)
= 100 + 100
= 200
+ Bài 5: 
HS: Đọc bài toán và tự làm bài.
- 1 HS lên bảng giải.
Giải:
Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là:
1475 - 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được là:
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập.
Thứ năm ngày 16 tháng 4 năm 2009
Luyện từ và câu 
Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
I. Mục tiêu:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi “ở đâu?”).
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn; thêm được trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ, băng giấy.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài 1, 2.
- Cả lớp đọc lại các câu văn, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- 1 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Bài 1: 
a) Trước nhà, mấy cây hoa giấy // nở tưng bừng.
b) Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô đổ vào, hoa sấu // vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô.
+ Bài 2: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.
a) Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu?
b) Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu?
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 - 3 em đọc nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
* Bài 1: 
HS:Đọc yêu cầu và tự làm vàovở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm.
* Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- 1 số HS làm vào phiếu, lên dán bảng.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
	Câu a: ở nhà,
	Câu b: ở lớp, 
	Câu c: Ngoài vườn, 
* Bài 3: 
HS: Đọc nội dung bài tập, làm bài cá nhân vào vở.
- 4 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a) Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập đang tập chạy.
b)Trong nhà, mọi người đang nói chuyện đọc báo.
c)Trên đường đến trường, em gặp rất nhiều người.
D) ở bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng, cây cối như tươi xanh, um tùm hơn.
- GV chấm bài cho HS.
5. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Yêu cầu học thuộc nội dung ghi nhớ và làm bài tập.
Luyện luyện từ và câu 
Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
I. Mục tiêu:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi “ở đâu?”).
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn; thêm được trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
II. Đồ dùng dạy học:
	Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài 1, 2.
- 1 HS lên bảng làm.
+ Bài 1: 
a) Trước nhà, mấy cây hoa giấy // nở tưng bừng.
b) Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô đổ vào, hoa sấu // vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô.
+ Bài 2: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.
a) Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu?
b) Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu?
3. Phần luyện tập:
* Bài 1: 
HS:Đọc yêu cầu và tự làm vàovở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm.
* Bài 2:
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
	Câu a: ở nhà,
	Câu b: ở lớp, 
	Câu c: Ngoài vườn, 
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- 1 số HS làm vào phiếu, lên dán bảng.
* Bài 3: 
HS: Đọc nội dung bài tập, làm bài cá nhân vào vở.
- 4 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải 
- GV chấm bài cho HS.
5. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Yêu cầu học thuộc nội dung ghi nhớ và làm bài tập.
Thể dục
Môn thể thao tự chọn
Trò chơi: con sâu đo
I. Mục tiêu:
- Ôn 1 số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi “Con sâu đo”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
	Sân trường, dụng cụ
III. Các hoạt động:
1. Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
HS: Khởi động xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn 1 số động tác của bài thể dục.
2. Phần cơ bản:
a. Môn tự chọn: 
- Đá cầu: 9 - 11 phút.
HS: Tập theo nhóm tâng cầu bằng đùi.
- Ôn chuyền cầu theo nhóm 3 người.
- Ném bóng: 9 - 11 phút.
- Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị ngắm đích.
- Thi ném bóng trúng đích.
b. Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi.
HS: Chơi thử 1 - 2 lần.
- Cả lớp chơi thật, có phân thắng thua và thưởng phạt.
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài.
HS: Tập 1 số động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- Giao bài về nhà.
hoạt động tập thể
kiểm điểm trong tuần
I. Nội dung:
- HS nhận ra những ưu, nhược điểm của mình để có hướng sửa chữa.
II. Cách tiến hành: 
1. GV nhận xét chung về ưu và nhược điểm của từng HS:
	a. Ưu điểm:
	- Đi học đúng giờ.
- Khăn quàng, guốc dép tương đối đầy đủ.
	- Có ý thức học bài và làm bài tập ở nhà, ở lớp.
	- Chữ viết có tiến bộ.
b. Nhược điểm:
- Một số em hay nghỉ học, ý thức học tập chưa tốt.
- Vệ sinh cá nhân ở 1 số em chưa sạch
- Chữ viết 1 số em chưa đẹp, sai lỗi chính tả
- Một số bạn nói tục, chửi bậy giờ ra chơi
2. Phương hướng: 
 	- Phát huy những ưu điểm đã có sẵn.
- Khắc phục nhược điểm còn tồn tại. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31 2 buoi du.doc