Giáo án các môn lớp 5 - Tuần thứ 33 năm 2009

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần thứ 33 năm 2009

I)MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung, giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng, đọc phân biệt lời các nhân vật

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài

- Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống cả chúng ta.

II/ ĐỒ DÙNG DAY HỌC:

-Tranh minh họa SGK(HĐ1)

- Bảng phụ ghi câu, đoạn văn cần HD đọc.(HĐ1,3 )

 

doc 22 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần thứ 33 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33:
Thứ hai ngày tháng năm 2009
Giáo dục tập thể: Chào cờ
Tập đọc: Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo)
I)Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung, giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng, đọc phân biệt lời các nhân vật
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài
- Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống cả chúng ta. 
Ii/ Đồ dùng day học:
-Tranh minh họa SGK(HĐ1)
- Bảng phụ ghi câu, đoạn văn cần HD đọc.(HĐ1,3 )
Iii/ các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ : 
- 2HS đọc bài : “ Vương quốc vắng nụ cười ”
H: Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?
H: Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 1: Luyện đọc :
- 3 HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn.(3 lượt)
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm tiếng từ khó, hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng ở những câu dài. 
- GV giúp HS hiểu các từ mới, từ khó được chú thích ở cuối bài.
- HS luyện đọc theo bàn.
- 1- 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu bài.
- HS chủ yếu đọc thầm, đọc lướt theo từng đoạn và cả bài để trả lời các câu hỏi SGK.
- GV chốt ý chính và HDHS rút ra ý chính của mỗi đoạn và nội dung chính của cả bài.
ý 1: Bí mật của tiếng cười
ý 2: Tác dụng của tiếng cười
Nội dung chính: Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống của chúng ta. 
HĐ 4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài 
- Lớp đọc thầm và tìm giọng đọc của từng đoạn .
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm toàn bài theo cách phân vai
- Cho HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
*)Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Cho HS liên hệ thực tế.GDHS trong cuộc sống luôn vui vẻ, lạc quan thì con người mới luôn trẻ, khoẻ.
- Nhận xét, dặn dò.
	----------------------------------------------------------------------------
Toán:
Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp theo)
i/ Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh ôn tập củng cố kỹ năng thực hiện phép nhân và phép chia phân số.
Ii/ Đồ dùng dạy học: 
Iii/ các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ : 
H: Muốn nhân 2 phân số em làm thế nào?
H: Muốn thực hiện phép chia phân số cho p/ s em làm thế nào?
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Rèn kỹ năng thực hiện phép nhân và phép chia phân số
Bài 1: HS đọc yêu cầu BT .
- HS làm vở – 2 HS lên bảng làm
- Củng cố cách thực hiện phép nhân, chia phân số. Lưu ý HS cần rút gọn KQ đến phân số tối giản. 
Bài 2: HS làm cá nhân
- Củng cố cách tìm thừa số, số chia, số bị chia
Bài 3: HS làm cá nhân
GV củng cố cách nhân chia nhẩm phân số
HĐ2: Ôn tập về giải toán có lời văn
Bài 4: HS làm cá nhân rồi chữa bài
- HS nhận xét và nêu cách làm .
- GV củng cố cách tính chu vi và diện tích hình vuông.
 *)Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị tiết sau 
	-----------------------------------------------------------------
Chính tả: Nhớ – viết : Ngắm trăng- Không đề
i/ Mục đích, yêu cầu::
- Nhớ - viết chính xác, viết đẹp trình bày đúng 2 bài thơ: Ngắm trăng- Không đề 
 - Làm đúng các bài tập chính tả, phân biệt đúng các tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn ch/tr, iêu/iu
II/Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi BT 2a, 3b(HĐ2)
Iii/ các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ : 
- 2HS viết bảng: sà xuống, liễu rũ, trắng tuyết, đen huyền
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ - viết.
- 1HS đọc YCBT .
- 1- 2 HS đọc TL2 bài thơ cần viết chính tả 
- HS đọc thầm lại 2 bài thơ ghi nhớ nội dung, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , cách trình bày .
- Hướng dẫn HS phân tích một số chữ ghi tiếng dễ viết sai- HS luyện viết chữ khó vào giấy nháp. 
- GV nhắc lại cách trình bày 2 bài thơ
- HS gấp SGK, nhớ lại tự viết bài .
- Thu chấm 8-9 bài. Số vở còn lại HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét, sửa lỗi sai phổ biến.
HĐ 2: HD HS làm bài tập chính tả.
Bài 2a: HS nêu YCBT
- HS làm BT cá nhân- 1 HS lên bảng làm
- HS nối tiếp nêu KQ- Lớp nhận xét
- GV giúp HS phân biệt đúng các tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn ch/tr,
Bài 3b : HS nêu yêu cầu bài tập .
-Tổ chức cho HS làm dưới hình thức trò chơi “Tiếp sức”. 
- Củng cố cách phân biệt để viết đúng các chữ có vần iêu/ iu dễ lẫn
*)Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ vừa học. 
	-----------------------------------------------------------------------
Đạo đức: Dành cho địa phương
i/ Mục đích, yêu cầu: 
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa tuần lễ nước sạch ở địa phương (28/4-5/5)
- HS biết làm một số công việc trong tuần lễ nước sạch ở địa phương (28/4-5/5). 
 - GDHS biết bảo vệ môi trường sống xung quanh mình, bảo vệ nguồn nước ở địa phương.
 Ii/ Đồ dùng dạy học: 
- Sưu tầm 1 số tranh ảnh minh hoạ các việc làm về tuần lễ nước sạch (28/4-5/5).
iii/ các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
- H: Vì sao phải bảo vệ môi trường? Em đã làm những việc gì để góp phần bảo vệ môi trường?
- 1-2 HS nêu.-- Lớp nhận xét 
B/ Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu về ý nghĩa và những việc làm trong tuần lễ nước sạch ở địa phương (28/4-5/5). 
- HS thảo luận theo bàn để kể tên 1 số địa điểm ô nhiễm nước, môi trường ở địa phương.
 H: Những địa điểm ô nhiễm nước, môi trường ở địa phương chúng ta cần phải làm gì?
H: Nêu cảm nghĩ của em đối với các địa điểm ô nhiễm nước, môi trường ở địa phương?
- GV nhấn mạnh ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, nguồn nước ở địa phương.
- Cho HSQS 1 số tranh ảnh để nêu 1 số việc làm trong tuần lễ nước sạch ở địa phương (28/4-5/5).
 - GDHS biết bảo vệ môi trường ở địa phương. 
HĐ2: Hướng dẫn thực hành
- GVHD HS 1 số việc làm để hưởng ứng tuần lễ nước sạch ở địa phương (28/4-5/5).
 - GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Các nhóm phân công dụng cụ và những việc làm để thực hành.
*) HĐ nối tiếp:
- Hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS mang đúng dụng cụ để thực hành 
 Thứ ba ngày tháng năm 2009
Luỵên từ và câu: Mở rộng vốn từ : Lạc quan – Yêu đời
i/ Mục đích, yêu cầu: 
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời, trong đó có cả từ Hán Việt.
- Biết thêm 1 số tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, bền bỉ, không nản chí trong những hoàn cảnh khó khăn. 
Ii/ Đồ dùng dạy học:
- 4 Bảng nhóm ghi bài tập 1,2,3 (HĐ 1).
Iii/ các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ : 
- YC 1HS đọc thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ trong tiết LTVC tuần trước, sau đó đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ
Bài 1: HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm BT cá nhân- GV phát bảng nhóm cho 1 số HS làm bài 
- Một số HS trình bày KQ. HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bài 2, 3: HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận và làm bài theo 4 nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo KQ.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
- GV củng cố , hệ thống hoá vốn từ về tinh thần Lạc quan – Yêu đời
HĐ2: Nhận biết ý nghĩa của 1 số câu tục ngữ 
Bài 4 : - 1HS đọc yêu cầu BT .
- HS thảo luận theo bàn
- Đại diện 1 số nhóm trình bày KQ
- Lớp nhận xét .
- Cho HS liên hệ thực tế và GDHS
 *)Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
 ..
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
i/ Mục đích, yêu cầu: 
- HS biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (hoặc 1 đoạn truyện) các em đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa nói về tinh thần lạc quan, yêu đời
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- HS chăm chú lắng nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
Ii/ Đồ dùng dạy học:
- Một số truyện viết về những người trong hoàn cảnh khó khăn vẫn lạc quan, yêu đời(HĐ1)	
- Bảng phụ viết dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện (HĐ2)
Iii/ các hoạt động dạy học:
 Kiểm tra bài cũ : 
- 2HS kể lại 2 đoạn của truyện: Khát vọng sống
- YC HS nêu ý nghĩa của truyện
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: HDHS hiểu yêu cầu của đề bài
- Một HS đọc đề bài – YC HS xác định YC trọng tâm của đề
- 2 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1,2 trong SGK
- GV lưu ý HS cách chọn đúng câu chuyện để kể
- Một số HS nối tiếp nhau nêu tên câu chuyện của mình định kể
- GV treo bảng phụ viết dàn ý kể chuyện- 1 HS đọc lại
- Lưu ý HS: Khi kể cần kể có đầu có cuối, biết kết hợp lời kể với động tác, điệu bộ, cử chỉ.
HĐ 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ND, ý nghĩa câu chuyện
- Kể chuyện theo bàn và trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- HS thi kể chuyện trước lớp
- Lớp và GV nhận xét dựa vào tiêu chí đánh giá bài kể chuyện
- HS bình chọn bạn chọn được câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất
*)Củng cố, dặn dò: 
H: Em thích nhất câu chuyện nào các bạn vừa kể? Vì sao?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
 ---------------------------------------------------------
Toán: Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp theo)
i/ Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh ôn tập, củng cố kỹ năng phối hợp 4 phép tính với phân số để tính giá trị của biểu thức và giải bài toán có lời văn
Ii/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi BT 4 (HĐ2)
Iii/ các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ : 
HS chữa BT 2 tiết trước
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Rèn kỹ năng tính giá trị của biểu thức với phân số
Bài 1,2: HS đọc yêu cầu BT .
- HS làm vở – 2 HS lên bảng làm
- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức với phân số
HĐ2: Ôn tập về giải toán có lời văn
Bài 3: HS đọc đề, phân tích đề
- HS trao đổi theo cặp để tìm ra cách giải
- 1 HS lên bảng giải. Lớp nhận xét, sửa chữa
- GV củng cố cách giải dạng toán có liên quan đến tìm phân số của 1 số.
Bài 4: HS đọc YC BT
- Tổ chức cho HS thi tìm số nhanh
- Lớp nhận xét, HS giải thích cách tìm
 *)Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị tiết sau 
 -------------------------------------------------
Địa lí: Ôn tập 
i/ Mục đích, yêu cầu: Học xong bài này HS biết:
- Chỉ trên bản đồ Địa lí TNVN vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan- xi- păng, ĐBBB, ĐBNB, các ĐB duyên hải miền Trung, các cao nguyên ở Tây Nguyên và các TP đã học trong chương trình.
- So sánh và hệ thống hoá ở mức độ đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, HĐSX của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, ĐBBB, ĐBNB, các ĐB duyên hải miền Trung. Trình bày 1 số  ... ách thực hiện phép +,-, x, : các phân số
Bài 2: HS làm cá nhân
- Củng cố cách tìm số bị trừ, số trừ, thừa số chưa biết
Bài 3: HS làm cá nhân
- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức
Bài 4: HS đọc đề, phân tích đề
- HS trao đổi theo cặp để tìm ra cách giải
- 1 HS lên bảng giải. Lớp nhận xét, sửa chữa
- GV chốt cách giải, củng cố dạng toán 
 *)Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị tiết saui
..
Thứ năm ngày tháng năm 2009
Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
i/ Mục đích, yêu cầu: 
- Nắm được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích.
- Tìm đúng trạng ngữ chí mục đích trong câu, thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
Ii/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi BT 1 (phần nhận xét)
- Bảng phụ ghi BT 1,2 (phần luyện tập) 
Iii/ Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ : 
- YC HS nêu các bộ phận chính của câu và lấy VD minh hoạ
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1 : HD tìm hiểu phần nhận xét và rút ra ghi nhớ
- HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu BT 1,2 SGK
- HS làm cá nhân ở VBT
- HS phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng
GV nhấn mạnh tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích, cách tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.
- HS đọc ghi nhớ (3 – 4 em).
- 1 HS lấy VD minh hoạ cho ND ghi nhớ
HĐ2 Luyện tập
 Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm cá nhân vào VBT- 1 HS lên bảng làm 
- GV củng cố cách tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong câu
Bài 2: HS nêu yêu cầu BT 2
- HS làm cá nhân ở VBT – 1 HS lên bảng làm
- Một số HS trình bày KQ- Lớp nhận xét
- Củng cố cách thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
Bài 3: HS đọc yêu cầu BT.
- 2 HS nối tiếp đọc đoạn a,b
- HSQS tranh minh hoạ trong SGK và thảo luận theo cặp
- 1 số HS lần lượt trình bày
- Lớp và GV nhận xét.
- GV lưu ý HS cách thêm CN, VN để tạo thành câu hoàn chỉnh.
 *)Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
 	--------------------------------------------------------------------
Lịch sử: 	Tổng kết
I/ Mục đích, yêu cầu: Học xong bài này HS biết:
- Hệ thống được quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XI X. 
- Nhớ được các sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đến buổi đầu thời Nguyễn. 
- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Ii/ Đồ dùng dạy học
- Phiếu thảo luận nhóm (HĐ1)
- Băng thời gian biểu thị các thời kì lịch sử (HĐ1)
Iii/ các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ : 
- YC HS mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế?
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Thống kê các giai đoạn lịch sử đã học 
- YC HS nhắc lại các giai đoạn lịch sử đã học
- GV đưa ra băng thời gian, giải thích băng thời gian, YC HS lên đính các giai đoạn lịch sử tương ứng với mốc thời gian
- Cho HS nhắc lại nội dung cơ bản của từng giai đoạn lịch sử.
- GV khắc sâu băng thời gian
HĐ2: Thi kể chuyện lịch sử 
- YC HS nối tiếp nhau nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XI X.
- Cho HS kể chuyện lịch sử theo 4 nhóm
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện về công lao các nhân vật lịch sử
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt, kể hay.
 *)Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung ôn tập
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm hiểu các di tích lịch sử liên quan đến các nhân vật lịch sử.
 -------------------------------------------------
Toán: 	Ôn tập về đại lượng 
i/ Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
- Củng cố các đơn vị đo khối lượng và bảng đơn vị đo khối lượng.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan.
Ii/ Đồ dùng dạy học: 
Iii/ các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ : 
- H: Kể tên các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ lớn đến bé ?
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng
Bài 1: HS làm cá nhân rồi chữa bài
- Củng cố cách chuyển đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn; từ đơn vị lớn ra đơn vị bé
Bài 2, 3: HS đọc YC của đề
- HS làm cá nhân
- Củng cố cách chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng
HĐ2: Giải toán có liên quan
Bài 4: HS thảo luận theo cặp để tìm ra cách giải
- 1 HS lên bảng giải- Lớp làm vào VBT
- HS nhận xét, nêu cách làm
- GV chốt cách giải
Bài 5: HS đọc đề
- 1 HS lên bảng giải- Lớp làm vào VBT
- HS nhận xét, nêu cách làm
- GV chốt cách giải 
 *)Củng cố, dặn dò:	- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Kỹ thuật : Lắp ghép mô hình tự chọn
I.Mục đích yêu cầu: 
- Biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được từng bộ phận và lắp hép mô hình tự chọn theo đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện các thao tác tháo, lắp các chi tiết của mô hình.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật (HĐ1,2).
III.Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ :
- HS nhắc lại quy trình lắp xe đẩy hàng
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: HS chọn mô hình kỹ thuật lắp ghép
- HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong sgk để chọn một mô hình lắp ghép.
- HS chọn mô hình lắp ghép theo nhóm, báo cáo mô hình lắp ghép.
HĐ2 : Chọn và kiểm tra các chi tiết.
- HS chọn và kiểm tra các chi tiết đúng và đủ.
- HS xếp từng chi tiết theo từng loại vào nắp hộp.
 *)Củng cố- dăn dò:
- Hệ thống ND bài.
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của 
Thứ sáu ngày tháng năm 2009
Tập làm văn: Điền vào giấy tờ in sẵn
i/ Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu các YC trong “Thư chuyển tiền”.
- Biết điền nội dung cần thiết vào một mẫu Thư chuyển tiền
Ii/ Đồ dùng dạy học: 1 bản phô tô Thư chuyển tiền (BT 1)
 Iii/ các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ : 
H: Nêu tác dụng của giấy tạm trú, tạm vắng?
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Điền vào mẫu Thư chuyển tiền
Bài 1: - 1 HS đọc YCBT- Xác định YC của đề bài
- Cho HSQS mẫu giấy phô tô, giải thích từ ngữ viết tắt , những từ khó hiểu trong mẫu thư
- 2 HS tiếp nối nhau đọc mặt trước và mặt sau của mẫu Thư chuyển tiền
- GV chỉ dẫn cách điền vào mẫu thư
- Cho HS giỏi làm mẫu
- HDHS điền đúng ND vào ô trống ở mỗi mục (cá nhân) ở VBT
- 1 số HS nối tiếp nhau trình bày.
- Lớp và GV nhận xét, khen những HS đã điền đúng, trình bày sạch đẹp
HĐ2: Tổ chức trò chơi “ Đóng vai ”
Bài 2: - HS đọc YCBT
- HS thảo luận theo cặp: Bà sẽ viết gì khi nhận được tiền kèm theo thư chuyển tiền này? (HS viết vào mẫu Thư chuyển tiền)
- Từng cặp HS đóng vai (người nhận tiền(bà), người gửi tiền (cháu)) nói trước lớp
– Lớp nhận xét .
- GV chốt lại những gì người gửi tiền, người nhận tiền phải viết
*)Củng cố, dặn dò:
 - Cho 2 HS nêu lại cách điền nội dung vào Thư chuyển tiền.
- Nhận xét dặn dò.
 	-------------------------------------------------------------------
Toán:	 Ôn tập về đo đại lượng (Tiếp) 
i/ Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: 
- Củng cố các đơn vị đo thời gian và quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
- Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo thời gian và giải các BT toán có liên quan.
Ii/Đồ dùng dạy học: 
Iii/ các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ : 
- H: Kể tên các đơn vị đo thời gian đã học theo thứ tự từ bé đến lớn?
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo thời gian
Bài 1: - HS làm cá nhân rồi chữa bài
- Củng cố cách chuyển đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé
Bài 2;3 : HS làm cá nhân
- Củng cố cách chuyển đổi các đơn vị đo thời gian.
HĐ 2: Giải các bài toán có liên quan.
Bài 4: Học sinh đọc thầm bảng để biết thời điểm diễn ra từng hoạt động cá nhân của Hà.
- Học sinh trao đổi để hoàn thành theo cặp.
- Một số học sinh trình bày kết quả. Lớp nhận xét, nêu cách tính khoảng thời gian của các hoạt động.
- Giáo viên chốt cách tìm.
Bài 5: Tổ chức cho học sinh thi giải toán nhanh.
- Lớp nhận xét, nêu cách làm.
- Giáo viên chốt cách tìm. 
*)Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét, dặn dò.
	------------------------------------------------------------------------
Khoa học: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên 
i/ Mục đích, yêu cầu: Sau bài học, HS biết :
- Vẽ và trình bày mối quan hệ giữa bò và cỏ.
- Nêu 1 số VD khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên
- Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.
Ii/ Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trang 132, 133 SGK (HĐ1,2)
- Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho các nhóm (HĐ1)
 Iii/ các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ : 
- H: Mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên diễn ra như thế nào?
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật vói nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh:
- YC HSQS hình 1 SGK và thảo luận theo bàn các câu hỏi trong SGK
- 4 nhóm cùng tham gia vẽ mối quan hệ thức ăn giữa bò và cỏ bằng chữ
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm
- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp
- Lớp nhận xét
- Cho HS liên hệ thực tế
- GV lưu ý HS : + Chất khoáng do phân bò phân huỷ ra là yếu tố vô sinh.
 + Cỏ và bò là yếu tố hữu sinh
HĐ 2: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn:
- YC HSQS hình 2 SGK và thảo luận theo bàn .
- Một số HS trình bày ý kiến
- HS nêu VD khác về chuỗi thức ăn
- YC HS nêu khái niệm về chuỗi thức ăn. 
GVKL: Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn.
*)Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- 2-3 HS đọc mục bạn cần biết SGK .
- Nhận xét, dặn dò.
Sinh hoạt lớp
Đánh giá tổng kết việc thực hiện tuần lễ nước sạch
 I/ Sơ kết hoạt động trong tuần
- Tổ trưởng nhận xét hoạt động của mỗi bạn trong tổ.
- Đội cờ đỏ nhận xét hoạt động của lớp trong tuần.
- Bình bầu các tổ nhận cờ thi đua, cá nhân được khen.
- GV nhận xét ưu, khuyết điểm của lớp.
II/ Đánh giá tổng kết việc thực hiện BVMT.
- HS báo cáo về việc thực hiện tuần lễ nước sạch ở địa phương từ: 28/4-5.5
- GV đánh giá tổng kết việc thực hiện tuần lễ nước sạch ở địa phương từ: 28/4-5.5 của HS trong lớp, trong trường.
- Tuyên dương những HS thực hiện tốt tuần lễ nước sạch ở địa phương từ: 28/4-5.5, nhắc nhở những HS chưa thực hiện tốt.
II/ Kế hoạch hoạt động tuần tới
- Phát huy và duy trì những mặt làm tốt mà các em đã đạt được.
- Tham tuần lễ nước sạch ở địa phương từ: 28/4-5.5 đúng quy định và nhắc nhở người thân tham gia tuần lễ nước sạch . 
..

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 33.doc