I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Củng cố lại cách đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100 000.
-Thực hiện các phép tính cộng , trừ, nhân chia trong phạm vi 100 000.
-Phát triển tư duy cho học sinh.
II.Đồ dùng dạy học: hệ thống bài tập.
III.Hoạt động dạy học.
1.Tổ chức
2.Bài mới
*Giới thiệu bài.
*Hướng dẫn học sinh ôn luyện các bài tập sau;
Tuần 3 Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010 Toán Ôn tập các số đến 100 000 (2 tiết) I.Mục tiêu: Giúp học sinh: -Củng cố lại cách đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100 000. -Thực hiện các phép tính cộng , trừ, nhân chia trong phạm vi 100 000. -Phát triển tư duy cho học sinh. II.Đồ dùng dạy học: hệ thống bài tập. III.Hoạt động dạy học. 1.Tổ chức 2.Bài mới *Giới thiệu bài. *Hướng dẫn học sinh ôn luyện các bài tập sau; Tiết 1 Ôn về đọc , viết, so sánh các số trong phạm vi 100 000 Bài 1: a)Viết số gồm: -một nghìn, chín trăm, ba chục và hai đơn vị. -13 trăm, 13 chục và 13 đơn vị. b)viết 5 số có 5 chữ số, mỗi chữ số đều có 5 chữ số 0, 2, 4, 6, 8. c)viết các sớ tròn nghìn có sáu chữ số và bé hơn 110 000. *yêu cầu học sinh đọc đề và viết số vào nháp, 3 em làm lên bảng lớp. -HS so sánh và đối chiếu kết quả -nhận xét. Bài 2: a)Viết số: 41386 thành tổng: -Các nghìn, trăm, chục, đơn vị. -Các trăm và đơn vị. -Các chục và đơn vị. -Các nghìn và đơn vị. b)Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu) 52734, 35710, 72400, 83401 M:4514 = 4 x 1000 + 5 x 100 + 1 x 10 + 4. *Yêu cầu học sinh làm vào vở. Bài 3: Số tự nhiên x gồm mấy chữ số, biết số đó; a)Có chữ số hàng cao nhất thuộc lớp nghìn. b)Có chữ số hàng cao nhất thuọc lớp triệu. c)Bé hơn 10. d)Đứng liền sau một số có ba chữ số. e)Đứng liền trước một số có ba chữ số. *Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp, báo cáo kết quả. -Học sinh và giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 4: Cho số 1895. Số này thay đổi thế nào nếu; a)Xoá đi chữ số 5? b)Xoá đi hai chữ số cuối? c)Viết thêm chữ số 0 vào chính giữa số đó? d)Viết thêm chữ số 2 vào bên trái số đó? *Gv hướng dẫn học sinh làm bài rồi kết luận khi viết thêm hay xoa bớt đi vào bên trái, phải của một số và viết thêm hay xoa bớt ở giữa của một số. Tiết 2 Ôn tập về bốn phép tính trong phạm vi 100 000. Bài 5;Tìm X 70194 + X = 81376 X -13257 = 9463 *yêu cầu học sinh làm bài vào nháp. 2 học sinh lên bảng trình bày, HS đối chiếu kq. Bài 6; Điền dấu >, < , = thích hợp vào chỗ chấm. a)3 x 1000 + 9 x 100 + 5 x 10 + 7 3957 b)X0X0X . X0000 = X0X c) a53 + 4b6 + 29c abc + 750 *GV hướng dẫn học sinh làm bài và học sinh làm vào vở. Bài 7: Không cần tính kết quả cụ thể hãy so sánh 2 tổng A và b. a)A = 198 + 26 = 574 + 32 + 10 B = 530 + 124 + 92 + 76 + 18. b) A = abc + de + 1992 B = 19bc = d1 + a9e *GV hướng dẫn hs làm bài tập trên. Bài 8: Không thực hiên phép tính hãy tìm X. X + 152 < 5 = 152 192 -X = 192 -37 X + 15 + 25 < 50 + 31 X - 467 = 1990 -467 35 -X< 35 -5 X -10< 35-10 X-10< 45 *yêu cầu học sinh tự làm bài . Bài 9: Tính giá trị biểu thức sau bằng cách hợp lí. a)54 x 113 + 45 x 113 + 113 b) (532 x7- 266 x 14)x ( 532 x 7 + 266) c)17 x ( 36 + 62) -17 x (62 + 36) d)(145 x 9 + 145) -(143 x 101 -143) e)1875 : 2 + 125 : 2 g) 0 : 36 x( 32 + 17 + 99 -66 +1) h)(m : 1-m x1) : ( m x1991 + m +1) i) 1994 x 867 + 1995 x 133 k)1994 x 866 + 1994 x 134. Bài 10: Tìm hai số biết hiệu hai số đó là 82 và nếu viết thêm một chữ số vào bên phải số bé ta được số lớn . IV.Hoạt động nối tiếp: -nêu nội dung của bài học. -Nhận xét tiết học. -Về nhà làm bài tập 9 và 10 vào vở. _____________________________________________________________________ Thứ tư ngày 8 tháng 9 năm 2010 Tiếng việt Luyện tập : Cấu tạo của tiếng (2 tiết) I.Mục đích yêu cầu: -Củng cố lại về cấu tạo của tiếng: Tiếng gồm ba bộ phận: âm đầu, vần và thanh. -thực hành phân tích cấu tạo của tiếng để củng cố về đặc điểm của tiếng, tiếng nào cũng phải có vần và thanh. -Có ý thức nói viết đúng từ, tiếng. II.Đò dùng dạy học. -Hệ thống bài học. III.Hoạt động dạy học. 1.ổn định. 2.Dạy bài mới. *Giới thiệu bài. *Hướng dẫn luyện tập. Tiết 1 Luyện tập về cấu tạo của tiếng. *Ôn lại kiến thức cũ -Theo em tiếng thường có mấy bộ phận là những bộ phận nào? Nêu ví dụ. -Trong một tiếng, bọ phận nào có thể có, bộ phân nào bắt buộc phải có? Cho ví dụ. +Gv chốt lại kiến thức cần nhớ về cấu tạo của tiếng. *Vận dụng thực hành. Bài 1: Ghi kết quả phân tích cấu tạo của từng tiếng của câu tục ngữ sau; Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Vào bảng sau; Tiếng Âm đầu Vần Thanh *Yêu cầu học sinh làm nháp, 1 học sinh lên làm bảng lớp. -So sánh đối chiếu kết quả. -Những tiếng nào không đủ ba bộ phận? *Gv chốt kết quả đúng và cho điểm. Bài 2:Khoanh tròn số thứ tự những dòng phân tích đúng các bộ phận cấu tạo của tiếng. TT Tiếng Âm đầu Vần Thanh 1 Oan oan Ngang 2 Uống u ông Sắc 3 Yến y ên Sắc 4 Oanh o Anh Ngang 5 ương ương ngang ?Các tiếng này có gì đặc biệt? *Gv chốt lại nội dung cần nhớ: Tiếng nào cũng có vần và thanh. Bài3:Nối ô bên trái với lời giải thích đúng ở ô bên phải; Hai tiếng bắt vần với nhau là ầ)Hai tiếng có vần giống nhau hoàn toàn. b) Hai tiếng có vần giống nhau không hoàn toàn. c)Hai tiếng có vần giống nhau. d)Hai tiếng giống nhau hoàn toàn. *YC Đọc và ghi lại câu đúng. Hai tiếng bát vần với nhau là hai tiếng có vần giống nhau. Bài 4:Cho bài đồng dao sau: Tay cầm con dao Làm sao cho sắc Để mà dễ cắt Để mà dễ chặt Chặt củi chặt cành Trèo lên rừng xanh Chạy quanh sườn núi Một mình thui thủi Ta ngồi ta chơi. Ghi lại các cặp tiếng bắt vần với nhau trong bài đồng dao trên vào nhóm thích hợp trong bảng sau. Các cặp tiếng bắt vần với nhau Vần giống nhau hoàn toàn Vần giống nhau không hoàn toàn dao –sao *Yêu cầu học sinh làm bài. -Chấm bài, nhận xét. Tiết 2 Luyện tập thực hành *GV chép lên bảng, yêu cầu học sinh thực hành. Bài 1: Những tiếng nào trong các câu thơ dưới đây không đủ 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh? Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm Nghĩ gì ông vẫn ngồi yên lưng đền ...Bỗng đâu vang tiếng sấm rền Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương. Bài 2: Tìm bộ phận âm đầu trong các tiếng được gạch chân dưới đây làm gì? Giữ gìn, giặc giã, giết giặc, tháng giêng, giếng khơi, gia đình Bài 3: Tìm và ghi lại a) Năm từ phức có các tiếng có vần giống nhau hoàn toàn b) Năm từ phức có các tiếng có vần giống nhau không hoàn toàn. Bài 4: Em đã từng giúp đỡ bạn bè (hoặc người thân trong gia đình) một việc dù rất nhỏ. Hãy kể lại câu chuyện đó và nêu cảm nghĩ của em. *Yêu cầu học sinh làm bài. +Thu baì chấm, đọc bài hay cho lớp học tập. IV.Củng cố dặn dò: -Nhận xét giờ. -về làm bài tập chưa hoàn thành. _____________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010 Toán Luyện tập các số có 6 chữ số. I.Mục tiêu: Giúp học sinh. -đọc, viết, so sánh các số có 6 chữ số. -vận dụng làm các bài toán liên quan đến đọc, viết, phân tích, so sánh số. -Phát triển tư duy cho hs. II.Đồ dùng dạy học. III.hoạt động dạy học 1.Kiểm tra: Chữa bài tập về nhà 2.Bài mới *Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Đọc các số sau đây và nêu rõ mỗi chữ số thuộc hàng nào? Lớp nào? 256418 450731 200582 425 001 214 605 700 051. *yêu cầu học sinh tự làm. Bài 2:Cho bảy chữ số : 0, 8, 2, 5, 9, 6, 3 a)Hãy viết số bé nhất có 6 chữ số từ 7 chữ số trên. b)Hãy viết số lớn nhất có 6 chữ số từ 7 chữ số trên. c)Hãy cho biết chữ số 5 ở mỗi số đó thuộc hàng nào, lớp nào? Bài 3: a)Cho số abcdeg. Đọc số rồi phân tích thành Trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. b)Viết số lớn nhất có đủ các chữ số chẵn, mỗi chữ số chỉ xuất hiện 1 lần. b) Viết số nhỏ nhất có đủ các chữ số lẻ, mỗi chữ số chỉ xuất hiện 1 lần. Bài 4: Tìm chữ số a biết. a)4567a 278569 c) 4a 285 56 879 Bài 5: Không tính tổng sau hãy điền dấu thích hợp vào chỗ chấm. a)999 + 88 + 7 987 + 98 + 9 b) 654 + 73 + 6 .673 + 56 + 4 c) 6ab + 5a + c .. 6aa + bc + b d)abcd + abc + cb + a aaaa + bbb + cc + d *Yêu cầu học sinh tự làm các bài tập trên. *Lần lượt học sinh lên bảng chữa bài. *GV và HS nhận xét chốt kết quả đúng. *GV cho điểm những học sinh làm bài tốt. ________________________________ Tiếng Việt Luyện tập tả ngoại hình của nhân vật. I.Mục đích yêu cầu: -Củng cố cho học sinh về tả ngoại hình của nhân vật( tả hình dáng bên ngoài cuả nhân vật) cũng làm nổi bật tính cách của nhân vật. -Viết được 1 đoạn văn miêu tả ngoại hình của nhân vật. -Có ý thức sử dụng từ câu đúng, phát triển trí tường tượng trong học sinh và có ý thức quan sát ngoại hình nhân vật. II.Đồ dùng dạy học:Hệ thống bài tập. III.Hoạt động dạy học. 1.Kiểm tra. 2.Bài mới. *Giới thiẹu bài. *Hướng dẫn luyện tập. a)Ôn tập văn kể chuyện. -Khái niệm -đặc điểm của văn bản kể chuyện? b) Luyện tập: Đề bài: Đọc bài thơ Gà Trống và Cáo. Hãy dựa vào bài thơ để : a)Miêu tả ngoại hình của Gà Trống. b) Miêu tả ngoại hình của Cáo. và nêu cảm xúc của mình. *Yêu cầu học sinh đọc đề bài, làm bài. *Yêu cầu học sinh đọc bài trước lớp. *Gv và học sinh nhận xét. *Sửa cho học sinh những lỗi chưa được. IV.Củng cố dặn dò: -Nhắc lại nội dung bài. -Nhận xét tiết học. -Về nhà học bài. _____________________________________________________________________ Tuần4 Thứ hai ngày tháng năm 2010 Toán Luyện tập về dãy số tự nhiên I.Mục tiêu:Giúp học sinh: -Nắm chắc về cấu tạo của dãy số tự nhiên. -Nhận biết đâu là dãy số tự nhiên, đâu là bộ phận của dãy số tự nhiên. -Phát triển tư duy cho học sinh. II.Đồ dùng dạy học. -hệ thống bài tập. III.Các hoạt động dạy học. 1.Bài cũ: chữa bài tập về nhà. 2.bài mới: *Hướng dẫn luyện tập. Ôn lại về đặc điểm dãy số tự nhiên. +Dãy số tự nhiên là dãy số xếp theo thứ tự từ bé đến lớn bắt đầu từ số 0. -Hai số liên tiếp trong dãy số tự nhiên hơn kém nhau 1 đơn vị. *Luyện tập thực hành. Bài 1: Trong các dãy số sau, dãy số nào là dãy số tự nhiên. a)4, 5, 6, 1, 2, 3,., 1000 000, b)1,2, 3, 4,5 , 6, , 1000 000, c)2, 4, 6, 8, 10, ., 1000 000, d)0, 1, 2, 3, 4,5 ,., 1000 000, e) 1, 3, 5, 7,.., 1 000 001, g) 0, 1, 2, 3, 4, 5,..1000 000. Bài 2:Nêu quy luật rồi viết tiếp 3 số vào mỗi dãy số sau: a)0, 2, 4, 6, 8, b)1, 4, 7, 10, 13, c) 11, 22, 33, 44,.. d)1, 2, 3, 5, 8,. e)1, 2, 4, 8, 16,. g)1, 4, 9, 16, 25, *HD học sinh làm theo các bước: -Nhận xét (đưa ra 3 nhận xét) -Nêu quy luật. -Tìm tiếp 3 số cần tìm. -viết lại dãy số khi viết thêm 3 số nữa. *GV làm mẫu 1 phần còn lại học sinh tự làm vào vở-Thu chấm 1 số bài, nhận xét. -Các dãy số trên có phải là dãy số tự nhiên không? Bài 3: a)hãy cho 1 ví dụ về 8 số tự nhiên liên tiếp. Hãy tính hiệucủa số hạng cuối và số hạng đầu.Hãy so sánh hiệu đó với số lượng số hạng trong d ... 144 ) : 9 = 34 (hàng) Đáp số : 34 hàng *Học sinh làm nháp, 2 học sinh làm bảng lớn. -2 học sinh lên bảng làm. -Lớp làm nháp *3 học sinh lên bảng làm. -Học sinh còn lại làm vở. -Thu chấm. *Học sinh tóm tắt và làm vào vở. Giải: Kho đã bán số lít xăng là: 234675 : 3 =78225 (l) Kho còn lại số lít xăng là; 234675 -78225 =156450 (l) Đáp số: 156450 lít. Tiếng Việt Luyện tập chính tả:Phân bịêt S /X; ât / âc I.Mục đích yêu cầu. -Giúp học sinh củng cố về viết đúng chính tả với âm đầu s / x; ât/ âc -Điền đúng các bài tập phân biệt s/ x; ât/ âc -Có ý thức nói, viết đúng chính tả, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II.Đồ dùng dạy học; Hệ thống bài tập. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định. 2.Bài cũ; Kiểm tra bài tập về nhà nhắc lại 1 số cách phân biệt s/x -Nhận xét cho điểm. 3.Bài mới a) Giới thiệu bài. b) Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1; Điền vào chỗ trống tiếng chứa x hoắc s để hoàn chỉnh truyện sau: Khách ngồi chơi quá lâu. Chủ nhà nhìn trời, nói: -Trời oi quá. Không khéo mưa to! Khách đáp lại: -.mưa rồi à? Thế thì phải chờ đến lúc tạnh mới về được. Chủ: -Nhưng bây giờ mây tan rồi, không mưa nữa đâu? Khách mừng rỡ: -Thế thì còn.gì nữa mà phải về Theo Cao Hoàng Bài 2:Điền vào chỗ trống s hoặc x rồi nối các từ ngữ bên trái với bên phải để được những thành ngữ, tục ngữ. Gặpao dạ.ỏi Hay vậy Gần đất .a trời Gan.ành Bài 3: Nối từng tiếng bên trái với tiếng thích hợp bên phải để tạo từ ngữ đúng: Suối Sông pha khói dào xông đất nước xáo *Nhận xét và cho điểm những học sinh nối đúng Bài 4:Đièn vào chỗ trống tiếng chứa vần ât hay âc để hoàn chỉnh truyện sau: Hai mẹ con bắt được một con cá.to.Chú bé được giao ở nhà trông cá, còn mẹ thì ra chợ mua gia vị. Chú bé chơi trênthềm, sơ ý thế nào để mèo tha cá điBà mẹ đưa gia vị về đến nhà thì đãcá rồi. Chú béhối hận. Bỗng chú nhìn thấy gói gia vị hãy còn trên tay bà mẹ, chú dỗ dành mẹ: “Mẹ ơi, ta phải kĩ gói gia vị này đi để con mèo đáng ghét kia ăn cángon. Cho đáng kiếp cái con mèo hư! *Giáo viên nhận xét chốt bài đúng. Bài 5: Gạch dưới tiếng không có trong từ ngữ tiếng Việt ở từng cặp tiếng chứa vần ât/ âc dưới đây. Chất – chấc cất – cấc Bất – bấc nất – nấc Chật –chậc gất – gấc Bật – bậc rất – rấc Nất - nấc ngật- ngậc V.Củng cố dặn dò: -Nhận xét tiết dạy. -Giao bài về nhà -Về nhà làm bài trong vở bài tập Tiếng việt nâng cao. 2 học sinh nhắc lại phần phân biệt đã học ở tiết truớc. *Đọc đề. -Làm vào vở -Thứ tự cần điền là:sắp, sợ, sớm -1 học sinh báo cáo trước lớp. -Gv và HS nhận xét. *Đọc đề. -Làm nháp + Bảng lớp -Nhận xét -Chốt lại lời giải đúng: Gặp sao hay vậy; Gần đất xa trời : Gan sành dạ sỏi *Đọc đề -Học sinh nối vào nháp. 1học sinh lên bảng nối. -Gv và HS nhận xét. Chốt lại cách nối đúng : (như hình mũi tên bên đề bài) *Đọc đề. -Điền vào chỗ trống. -1 học sinh lên bảng điền. -HS, Gv nhận xét, chốt các từ cần điền theo thứ tự sau; Rất, bậc, mất, mất, rất, cất thật, mất. -HS thảo luận nhóm. -Các nhóm lên báo cáo. -GV, HS chốt bài đúng: Loại bỏ các tiếng:chác, nất, gất, rấc, ngậc. Chú ý: Chậc trong chậc lưỡi; cấc trong rắn cấc; ngật trong ngật ngưỡng. Thứ tư ngày8 tháng 12 năm 2010 Tiếng Việt Luyện tập : Miêu tả đồ vật (2 tiết) I.Mục đích yêu cầu: -Nắm vững cho HS khái niệm văn miêu tả. -Nhận ra những câu văn miêu tả có trong đoạn văn và viết được 1 đoạn văn miêu tả về sự vật. -Củng cố cấu tạo của một bài văn miêu tả. -Vận dụng để viết lại được một bài văn miêu tả đồ vật thân thuộc với HS. -Có ý thức quan sát và có ý thức sử dụng câu từ đúng và hay. II.Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định tổ chức. 2.Bài cũ: Chữa bài tập về nhà. 3.Bài mới. a)Giới thiệu bài. b)Hướng dẫn luyện tập. Tiết 1 Bài 1: Tìm những câu văn miêu tả trong đoạn văn kể về Sự tích cây vú sữa và nói rõ những bộ phận nào của cây được tả và tả như thế nào? “ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rảy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mấy. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quảổtơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt lịm thơm như sữa mẹ. Bài 2:Em và các bạn đã cùng nhau kể câu chuyện Búp bê của ai? Hãy tưởng tưởng tượng và viết 5 câu để tả bộ váy áo mà co chủ mới cắt may cho búp bê. -Chấm chữa bài. -Nhận xét. Tiết 2 Bài văn miêu tả gòm mấy phần? -Đó là những phần nào? Đề bài:đọc đoạn văn sau: (Gv viết lên bảng) Ông cụ thợ gặt tháo cái hái ở tay ra rồi đưa cho Bạn Cậu lấy để ngắm nghiá.Cái hái có một thân chính bằng gỗ dài hơn một cánh tay. Về phíagiữa thân, có ghép một cái lưỡi bằng thép rất sắc. Một đầu cái thân có buộc dây vòng để luồn cánh tay giữ cho chắc, đầu kia là một thân gỗ kháccũng có khi bằng tre gập lại gần như thước thợ đối với thân chính nhưng nhỏ hơn và vút nhọn như một cái sừng. Người gặt dùng cái aýy để vơ lúa rồi đưa lưỡi hái ở giữa thân chính ra cắt. a)Đoạn văn trên viết về cái gì? Hãy đặt tên cho đoạn văn. b)Đoạn văn trên ứng với phần nào trong ba phần của bài văn miêu tả đồ vật? c)Những câu nào trong đoạn có thể tách ra để tạo thành đoạn mở bài cho bài văn tả cái hái? Đề 2: Em hãy thay lời cô chủ mới trong truyện Búp bê của ai? Hãy viết đoạn văn tả con búp bê khi cô nhặt được và nêu trình tự quan sát được thể hiện trong doạn văn của em. IV.Củng cố dặn dò. -Nhận xét tiết học.Về nhà học bài. *HS đọc đề *Học sinh làm vào vở. -Một học sinh lên bảng làm. -Nhận xét -Chốt lại ý đúng: +Bộ phận của cây được tả: hoa, quả +hoa:bé tí, nở trắng như mây. Quả: lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, chín. +Miêu tả theo trình tự thời gian *Đọc đề và xác định đề . -Vài em nêu miệng bài văn. -Viết bài -Thu vở chấm *1học sinh lên bảng làm, lớp làm nháp. -Nhận xét. -Chốt ý đúng: a.Đoạn văn viết về cái hái.Có thể đặt tên cho đoạn văn là Cái hái. b.đoạn văn ứng với phần thân bài. c.Hai câu đầu có thể tách ra thành đoạn mở bài. *Học sinh làm vở. -2 học sinh lên bảng đọc bài viết của mình -Nhận xét. Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010 Toán Luyện tập :Chia một tích cho một số I.Mục tiêu: Giúp học sinh -Củng cố về:Chia một tích cho một số -Vận dụng để làm tính, giải toán -Rèn kĩ năng tư duy. II.Đồ dùng dạy học: Hệ thốg bài tập. III.Hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định tổ chức. 2.Bài cũ: Kiểm tra bài về nhà. 3.Bài mới. Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất ( 25 x 32 ) : 8 ( 34 x 72 x 156 ) : 72 =(32: 8) x 25 =(72 :72) x34 x 156 =4 x 25=100 =1 x 34 x 156=5304 ( 56 x 125 ) : 7 ( 137 x 5 x 168) : 168 =(56: 7) x 125 =(168 : 168) x 137 x 5 =8 x 125=1000 =1 x 137 x5= 685 Bài 2: Một cửa hàng có 8 bao gạo, mỗi bao chứa 50 kg. Cửa hàng đã bán được 1/4 số gạo đó. Hỏi của hàng đó đã bán được bao nhiêu kg gạo? (giải bằng 2 cách) *Nhận xét chốt kết quả đúng. C1: 8 bao gạo nặng số kg là: 50 x 8 =400 (kg) Cửa hàng đó bán số kg gạo là: 400 : 4 = 100 (kg) C2: Số bao gạ bán ra là: 8 : 4 = 2 (bao) Số gạo đã bán ra là: 50 x 2= 100 (kg) Đáp số: 100kg Bài 3:a) Trong một phép chia một số cho 9 có thương là 222. Số dư là só lớn nhất có thể được trong phép chia này. Tìm só bị chia. b)Tìm số bị chia và số chia bé nhất để phép chia đó có thương là 123 số dư là 44. *Nhận xét và chốt kết quả đúng. Dựa vào số chia để tìm số dư lớn nhất. Tìm số bị chia lấy số thương x với số chia rồi + với số dư. b)để số bị chia bé nhất thì số chia cũng bé nhất. Số chia bé nhất là số chia hơn số dư 1 đơn vị. Vậy số chia là 45. Từ đó ta tìm được số bị chia. Bài4: Có 90 hộp đựng bút như nhau.Từ mỗi hộp đó người ta lấy ra 2 bút chì số còn lại ở trong 90 hộp đúng bằng số bút có trong 75 hộp nguyên ban đầu. Hỏi mỗi hộp nguyên ban đầu có bao nhiêu bút? *GV gợi ý: Tìm số bút lấy ra. -Tìm số hộp ứng với số bút lấy ra. -Tìm số bút trong 1 hộp ban đầu. *GV thu chấm và nhận xét.Chốt lại cách làm đúng. *Yêu cầu học sinh trên bảng con. *1 học sinh lên bảng làm. *Nhận xét, chốt kết quả đúng. *Học sinh đọc đề rồi làm bài tập vào vở. -1 học sinh lên bảng làm. -Nhận xét *Học sinh tự làm bài vào vở. -1 học sinh lên bảng. *Học sinh làm vở. Rồi thu chấm IV.Hoạt động nối tiếp: -Nhận xét tiết dạy. -Về nhà làm bài tập ở vở bài tập toán 4 Tiếng Việt Luyện tập về Câu hỏi I.Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh -Củng cố về cách dùng câu hỏi trong nói ,viết để có thể hỏi về điều chưa biết, để khen, chê, khẳng định, phủ định, yêu cầu, đề nghị. -Vận dụng đer nói, viêt câu hỏi đúng trong từng trường hợp cụ thể. -Có ý thức sử dụng câu đúng. II. Đồ dùng: - Hệ thống bài tập III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định tổ chức. 2.Bài cũ: Kiểm tra bài tập về nhà. 3.Bài mới. a)Giới thiệu bài. b)Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Trong từng câu hỏi đưới đây, mục đích đúng câu hỏi để làm gì? a)Anh chị nói chuyện nhỏ một chút được không ạ?( Hai thanh niên nói chuyện rất to trong rạp chiếu bóng) b)Kiện tướng cừ vua Nguyễn Ngọc Trường Sơn giỏi nhỉ? c)Sao bạnchăm chỉ, chịu khó thế ? d)Sao con hư thế nhỉ? ( bố mẹ nói mãi mà đi đường con vẫn không chịu đội mũ) *GV chốt bài đúng: a.Yêu cầu, đề nghị b.Khẳng định. C.Khen. d.Chê. Bài 2: đặt câu phù hợp cho mỗi tình huống sau đây: a)Vào công viên, em thấy mấy bạn nhỏ vứt vỏ hộp lung tung ra lối đi, mặc dù thùng rác công cộng ở ngay cạnh. Em dùng hình thức câu hỏi nhắc bạn bỏ giấy rác vào thùng rác. b)Có một cụ già đang muốn sang đường. Em muốn giúp cụ già qua đường sẽ hỏi cụ thế nào? c)Em xem các cuốn vở viết chữ đẹp trong phòng trưng bày “Vở sạch chữ đẹp”. Em dùng hình thức câu hỏi để bộc lộ thán phục của em về chữ viết của bạn. *GV chấm và nhận xét. Bài 3: Viết một đoạn văn ngắnthuật lại việc em mua đồ chơi ở cửa hàng bán đồ chơi. Em muốn cô bán hàng cho em xem một cái ô tô chạy bằng cót mà em rất thích. Trong đoạn văn có dùng câu hỏi nhằm mục đích đề nghị, yêu cầu. *Chấm bài, chữa bài. *Đọc đề, phân tích đề. -Làm bài theo cặp, báo cáo. -Nhận xét. *Đọc đề bài, xác định yêu cầu. -Làm vỏ -Thu chám *Đọc đề bài, xác định yêu cầu. Hai em nêu miệng đoạn văn. -Nhận xét. -Làm vở IV.Củng cố dặn dò: -Nhắc lại nội dung bài học. -Về nhà học bài
Tài liệu đính kèm: