Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 9

Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 9

A.Ổn định tổ chức

B. Kiểm tra bài cũ: Tiết kiệm tiền của

C. Bài mới :

1. Giới thiệu bài

2. Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu nd câu chuyện: “Một phút”

Gv kể chuyện .

- Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?

- Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a trong cuộc thi trượt tuyết?

-Mi-chi-a đã rút ra được điều gì?

KL : Mỗi phút đều đáng quí . Chúng ta phải tiết kiệm thời gian .

HĐ2: HS thực hành qua các bài tập

Bài tập 2/tr16: 1 Hs đọc đề - nêu yêu cầu

- Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm

+Điều gì xảy ra với mỗi tình huống?

* HS khá giỏi : Vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ .

GVKL từng tình huống .

HĐ 3: Bày tỏ thái độ .(Bài tập 3/tr16)

GV lần lượt đưa ra từng ý kiến để HS bày tỏ và nêu suy nghĩ của mình.

GV theo dõi nhận xét,kết luận từng nd

D. Củng cố

 

doc 10 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án chiều thứ 2
Đạo đức
 Bài : TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (T1)
I. Mục tiêu: 
Học xong bài này HS có khả năng:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ .
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ. 
KNS -Kỹ năng xác định thời gian -Kỹ năng lập kế hoạch -Kỹ năng bình luận, phê phán 
II.Chuẩn bị: Thẻ màu . Phiếu bài tập .
 Các truyện , tấm gương về tiết kiệm thời giờ .
III. Hoạt động trên lớp
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A.Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ: Tiết kiệm tiền của
Kiểm tra 2 HS và vở BT 4 HS
C. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu nd câu chuyện: “Một phút”
Gv kể chuyện .
- Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
- Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a trong cuộc thi trượt tuyết?
-Mi-chi-a đã rút ra được điều gì?
KL : Mỗi phút đều đáng quí . Chúng ta phải tiết kiệm thời gian .
-HS hoạt động nhóm đôi. -Đại diện các nhóm trình bày
tuỳ tiện,ỷ lại, chưa biết quý thời giờ.
..Nghĩ mình sẽ được giải nhất,nhưng lại được nhì vì chậm 1 phút.
..Quý trọng thời giờ dù chỉ là 1 phút
2 HS đọc ghi nhớ.
HĐ2: HS thực hành qua các bài tập
Bài tập 2/tr16: 1 Hs đọc đề - nêu yêu cầu
- Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm 
+Điều gì xảy ra với mỗi tình huống?
* HS khá giỏi : Vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ .
GVKL từng tình huống .
Hs hoạt động nhóm lớn .
N1: HS đến phòng thi muộn.
N2: Hành khách đến muộn giờ tàu chạy, máy bay cất cánh.
N3:Người bệnh được đưa đi cấp cứu chậm .
Đại diện các nhóm trình bày.
HĐ 3: Bày tỏ thái độ .(Bài tập 3/tr16)
GV lần lượt đưa ra từng ý kiến để HS bày tỏ và nêu suy nghĩ của mình.
GV theo dõi nhận xét,kết luận từng nd
1 Hs đọc đề,nêu yêu cầu
HS dùng thẻ để bày tỏ ý kiến .
D. Củng cố
- Lập thời gian biểu hằng ngày cho bản thân
- Tự liên hệ việc tiết kiệm thời giờ của bản thân
E. Dặn dò: Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài sau
----------------*************---------------
Ôn toán
 Bài 41 HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I.Mục tiêu:
- Giúp hs có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh.
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê- ke.
KNS: Vận dụng kiến thức vào đời sống đo đạc hằng ngày
II. Đồ dùng dạy học H+G: Ê- ke, thước thẳng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’).
Bài “góc nhọn, góc tù, góc bẹt”
H: Lên vẽ các góc, Cả lớp vẽ ra nháp
H+G: nx, đánh giá.
C. Daỵ bài mới
1. Giới thiệu bài (1’).
2. HD thực hành (30’).
Bài 1:(7’) H: Đọc đề bài, xác định y/c bài 
- Y/c HS nêu 2 đt thế nào gọi là vuông góc?
H: K.tra các góccủa hình vẽ, trình bày miệng kq’ 
- GV nx và đưa ra kết quả chính xác.
Đ/á: D
- Hình 1.
Bài 2 (5’) H: Đọc đề , nêu yêu cầu bài 
H. Làm bài cá nhân vào vở, chữa bảng lớp 
Chấm, chữa bài tại lớp 
-Các cặp cạnh góc vuông BC- CD, CD với DA, DA với AB, AB với BC.
Bài 3a: Dùng ê ke để kiểm tra góc.. 
H: Nêu y/c (1 em)
- Làm bài cá nhân, chữa bài miệng 
HG: Nx, kết luận
Đ/á: AE vuông góc với ED,
 EA vuông góc với AB
 BC vuông góc với CD 
Bài 4: 
Dành cho HS K-G.
D. Củng cố (2’) - G: Củng cố kt bài học
 - HS nêu cách vẽ 2 đ.thẳng vuông góc.
E. Dặn dò (1’) - Nhận xét chung giờ học.
- HS về ôn kiến thức, làm bài tập và chuẩn bị bài sau
----------------***************---------------
Ôn TV
GV HD học sinh luyện chữu bài 9
----------------***************---------------
Giáo án chiều thứ 3
Lịch sử
ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
I . Mục tiêu: - Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
+ Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc , các thể lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước.
+ Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp ND dẹp loạn 12 sứ quân , thống nhất đất nước.
- Đôi nét về đinh Bộ Lĩnh ( quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình là một người cuơng nghị , mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân.
II Đồ dùng dạy học: - Hình trong SGK phóng to - 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra: - Nêu 2 giai đoạn lịch sử đầu tiên của đất nước.?
- HS nêu, GV nx và cho điểm
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
HĐ1: GV giới thiệu
- Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta ntn?
- Triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng , đất nước bị chia cắt thành 12 vùng , dân chúng đổ máu vô ích, ruộng đồng bị tàn phá quân thù lâm le ngoài bờ cõi.
HĐ2: Làm việc cả lớp:
- Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ?
- Sau khi thống nhất đất nước, ĐBL đã làm gì?
- Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư, GV, NB. Truyện Cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ ĐBL đã tỏ ra có chí lớn.
- Xây dựng lực lượng , đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân . Năm 968, ông đã thống nhất được giang sơn.
- Lên ngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng , đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình.
HĐ3: Thảo luận nhóm
GV y/c các nhóm lập báng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi thống nhất.
Tgian/ Các mặt
Trước thống nhất
Sau thống nhất
- Đất nước
- Triều đình
-Đ.s của ND
- Yêu cầu một vài em HS dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một số nét về tiểu sử Ngô Quyền 
- Đại diện các nhóm trình bày
D. Củng cố
- HS nêu nội dung bài học
E. Dặn dò
Chuẩn bị bài sau
----------------***************---------------
Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH
TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 2
I. Mục tiêu
 - HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, biết thể hiện tình cảm bài hát.
 - Hs biết hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách của bài .
II. Chuẩn bị - Đàn điện tử. Bài TĐN số 2.
III. Tiến trình dạy học
H/đ của Gv
H/đ của HS
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ - Bài: Trên ngựa ta phi nhanh.
- GV nx, đánh giá
2 HS hát.
 C. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung bài: 
* Ôn tập bài hát : Trên ngựa ta phi nhanh. 
- GV dạo đàn, HS hát lại bài (1 lần).
- GV sửa lỗi cho HS.
- Dạo đàn, HS hát (1 lần).
- GV nêu y/c, đệm đàn cho HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách của bài hát (Mỗi kiểu gõ 1 lần).
- GV y/c từng nhóm hát. 
Hát ôn bài hát.
- Tập sửa sai theo hướng dẫn
- HS hát k.hợp gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách của bài hát
Học sinh thực hiện.
Cả lớp gõ nhạc cụ.
* Tập đọc nhạc: TĐN số 2 : “ Nắng vàng” 
- GV treo bảng phụ y/c, HS nhận xét bài TĐN
+ Về cao độ gồm: Đô, Rê, Mi, Son.
* Luyện cao độ:
- GV đàn, HS nghe.
- GV chỉ bảng, HS đọc các nốt (2 lần).
- GV đàn, HS đọc theo đàn (2 lần). 
Luyện cao độ.
- đọc cao độ các nốt.
* Luyện tiết tấu :
- GV HD, gõ mẫu.
- Bắt nhịp, HS gõ theo tiết tấu (2 lần).
- GV đàn, đọc mẫu bài TĐN cho HS nghe.
- GV đàn, bắt nhịp HD HS đọc từng câu.
- GV chỉ bảng 
- GV đàn y/c nhóm đọc bài 
- GV y/c, HS tự ghép lời ca, GV sửa lỗi.
- GV đàn, HS đọc nhạc kết hợp hát lời ca.
- Gọi HS đọc cá nhân.
 (HS nx, GV nx,đánh giá).
TĐN số 2: Nắng vàng
 - Chú ý nghe.
- HS thực hiện, tập sửa sai theo HD
HS đọc lại toàn bài 
HS đọc theo đàn 
- HS đọc nhạc kết hợp ghép lời ca.
- HS thực hiện.
- Học sinh ghi nhớ.
D. Củng cố - GV tóm tắt nội dung bài học.
E. Dặn dò - GV nhận xét giờ học
Về học và chuẩn bị bài sau
----------------*************---------------
Giáo án chiều thứ 5
Luyện từ và câu
 	Tiết 18 ĐỘNG TỪ
I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái ... của người, sự vật, hiện tượng).
- Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ.
II. Đồ dùng dạy học 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (4’).
- Danh từ chung, danh từ riêng
GV nhận xét và cho điểm.
- 2 HS nêu khái niệm và cho ví dụ về danh từ chung, danh từ riêng. 
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài: - ghi bảng (1’).
2. Nhận xét (12’)
a. Phần nhận xét (12')
Bài 1,2: H: Nối tiếp nhau đọc bài 1, 2 
- Lớp đọc thầm đoạn văn BT1.
- Trao đổi theo cặp tìm từ theo y/c.
H+G: nx, bổ sung. 
G: HD học sinh rút ra nhận xét. 
G: Khắc sâu kiến thức về động từ.
- HS trình bày kết quả 
- Các từ chỉ hoạt động
+ Anh chiến sĩ: nhìn, nghĩ
+ Thiếu nhi: thấy
+ dòng thác: đổ
+ lá cờ: bay
* Ghi nhớ (SGK T.94)
- 3 HS đọc ghi nhớ 
Bài 1: (7’)H: Đọc yêu cầu bài 
- Viết vào nháp tên hoạt động mình thường làm ở nhà, ở trường, gạch chân động từ.
 - Thi tiếp sức theo tổ 
H+G: Nhận xét, kết luận, tuyên dương.
Đ/á: - quét nhà, lấy nước, đánh răng
 - học bài, làm bài, nghe giảng
Bài 2: (7’) H: Đọc nối tiếp y/c a, b 
H: Đọc nd đoạn văn, làm bài cá nhân.
H: Chữa bài trên bảng 
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá
Chú ý: Động từ nhận lấy, dùi thủng là cụm động từ HS có thể không gạch chân.
.
- đến, yết kiến, cho, nhận, xin, làm, dùi, có thể, lặn, mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, ngắt, thành, tưởng, có ...
Bài 3: (6’) - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
G: Nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi (đoán sai trừ 1 điểm.)
- GV HD HS chơi như SGV (T.206))
- Các nhóm trao đổi về các động tác kịch câm theo nhóm -> Thi giữa các nhóm 
H+G: Nx, bổ sung, đánh giá. Bình chọn nhóm thắng cuộc
D. Củng cố (2’) Gv hệ thống lại toàn bài và KL:
Qua các bài luyện tập và trò chơi, các em thấy đ.từ là một loại từ được dùng nhiều trong nói và viết. Trong văn KC, nếu không dùng đ.từ thì không thể kể được h.động của các nhân vật
E. dặn dò- Nhận xét giờ học.
Về viết 10 động từ trong vở kịch câm và chuẩn bị bài sau.
----------------***************----------------
Ôn Toán
 Bài 44 VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I.Mục tiêu:	
Giúp HS biết vẽ một đưòng thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và êke).
II.Đồ dùng dạy - học: - Thước kẻ và ê ke.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5).
Hai đường thẳng vuông góc.
GV nhận xét và cho điểm.
2 HS lên bảng vẽ 2 đường thẳng vuông góc. Cả lớp làm vào nháp
C. Daỵ bài mới
1. Giới thiệu bài: - ghi bảng (1).
2. HD thực hành (30’)
Bài 1: ( 11’)
H : Đọc, nêu y/c của bài 
- Vẽ vào vở, 2 HS lên bảng 
H+G: Nx, cho điểm.
 b) A 
 . O
 B 
Bài 2: 
Dành cho HS K-G
Bài 3: H : Nêu yêu cầu 
G : HD HS cách vẽ dựa vào đặc điểm đt SS.
H: Làm bài vào vở, trên bảng (1 em)
 - Nêu miệng các cặp cạnh // trong tứ giác ABCD 
- Vẽ đường thẳng đi qua B // AD, cắt DC tại E
- Dùng êke kiểm tra góc đỉnh E có là góc vuông hay không?
Bài 4: - 1 HS nêu y/c
H: nhìn hình ghi ra nháp hoặc vở -> nêu miệng trước lớp.
H+G nx và chữa bài
AB//CD//EG//HI//PQ
D. Củng cố (2’)- GV khắc sâu kt bài học 
H : Nêu cách vẽ hai đường thẳng song2 
E. Dặn dò (1’) nhận xét tiết học
Về học bài và chuẩn bị bài học sau.
----------------***************----------------
Ôn TV: Luyện từ và câu
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết 1 số từ ngữ về chủ điểm trên đôi cánh ước mơ; tìm được 1 số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ; ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó.
- Nêu được ví dụ minh họa về 1 loại ước mơ; hiểu được 2 thành ngữ thuộc chủ điểm.
KNS: Vận dụng kiến thức vào giao tiếp và làm bài tập
II. Đồ dùng dạy học G: Phiếu to kẻ sẵn ND bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
A. ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (3’).
Dấu ngoặc kép
- GV nx, đánh giá, bổ xung.
H: Nêu miệng ghi nhớ, cho vd (2em)
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài: - ghi bảng (1’).
2. HD HS thực hành (15’)
BT 1: Ghi lại những từ cùng nghĩa với từ ước mơ trong bài “Trung thu độc lập” (7’)
H: Đọc thầm bài Trung thu độc lập 
G: Gợi ý, HD HS tìm từ cùng nghĩa với ước mơ.
H+G: Nhận xét, bổ sung
H: trao đổi nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
Đ/á: - Mơ tưởng: mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai.
- Mong ước: mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai. 
BT2: H: Đọc yêu cầu bài 
G: HD cách làm và phát phiếu theo nhóm lớn.
H: Thảo luận ghi kết quả vào phiếu, dán bảng 
H+G: Nhận xét, tuyên dương.
Đ/á a) ước mơ, ước ao, ước mong, ước vọng, ước muốn.
 b) mơ tưởng, mơ mộng, mơ ước.
- HS chữa bài vào vở theo đáp án đúng.
BT 3: ( 6’)H: Nêu yêu cầu 
G: hướng dẫn mẫu như sgk
- HS làm bài vào vở. Nối tiếp nêu kết quả 
H+G: Nhận xét, bổ sung 
- Đánh giá cao: đẹp đẽ, cao cả, lớn, chính đáng.
-Đánh giá thấp:viển vông, kì quặc, dại dột.
- Đánh giá không cao: nhỏ nhoi.
BT 4: H: Đọc yêu cầu 
G: Gợi ý, HD cách làm qua câu hỏi gợi mở.
H : Làm bài cá nhân, trình bày miệng 
H+G: Nhận xét, bình chọn, ghi điểm.
VD: Ước mơ trở thành bác sĩ (chính đáng)
 Ước mơ có quyển sgk TV (Ước mơ không cần phần đấu)
BT 5: Hiểu các thành ngữ(5’)
H: Nêu yêu cầu 
- Trao đổi cặp, nêu cách hiểu thành ngữ
- Trình bày miệng 
H+G: nx, bổ sung
Dành cho HS K-G phần b, d 
a, Cầu được ước thấy: đạt được điều mình mơ ước.
b, Ước sao được vậy: Đồng ý như trên
c) Ước của trái mùa: Ước khó thực hiện ...
D. Củng cố Gv hệ thống lại toàn bài
- HS lắng nghe nội dung.
E. Dặn dò (1’) Nhận xét giờ học.
Về nhà HTL các câu thành ngữ, tục ngữ xem trước bài học của tiết sau.
----------------***************----------------
Giáo án chiều thứ 6
Ôn toán 
VẼ HÌNH VUÔNG VÀ HÌNH CHỮ NHẬT
I.Mục tiêu:
- Giúp HS: 	+ Tiếp tục củng cố cách vẽ hai đường thẳng vuông góc và song song. 
+ GD tình yêu môn học.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (3’).
Hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
- GV nhận xét, cho điểm
- HS nêu tên cách vẽ.
C. Daỵ bài mới
1. Giới thiệu bài: - ghi bảng (1’).
2. HD HS làm bài tập (30’).
Bài 1- VBT (T.53): - HS đọc yêu cầu của bài tập và tự làm bài vào VBT. 
- GV quan sát và chữa bài.
 HS khá - giỏi làm phần b
Bài 2 (T.53): HS TB làm a,b. K-G làm cả bài.
GV gọi 1 số HS mang bài lên chấm.
- GV nhận xét và chữa bài.
- HS đọc yêu cầu của bài tập và tự làm bài vào VBT.
Bài 1(T.54) HS TB làm phần a, K-G làm cả bài
- HS đọc yêu cầu của bài tập và tự làm bài vào VBT.
Bài 2 (T.53): HS TB làm a,b. K-G làm cả bài.
GV gọi 1 số HS mang bài lên chấm.
- GV nhận xét và chữa bài.
D. Củng cố (3’) - G: Củng cố kt bài học
E. Dặn dò (1’) - Nhận xét chung giờ học
- HS về nhà ôn lại kiến thức và tự làm các bài tập liên quan.
----------------***************----------------
Ôn TV: Tập làm văn
Tiết 18 LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN 
I. Mục đích yêu cầu.
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích.
- Biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp, nhằm đạt mục đích đặt ra.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (4’).
Bài “ở vương quốc tương lai”
GV nghe, nhận xét và cho điểm.
- HS chuyển từ kịch sang kể (2 em).
C.Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Hình thành khái niệm (12’)
* Đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu. Trước khi nói với bố, em trao đổi với anh chị để anh chị hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
HS nêu được y/c của bài và vấn đề cần giải quyết. GV gạch chân những từ ngữ quan trọng
H+G: Nx, bổ sung
H: Đọc yêu cầu của bài (3 em)
HS cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi.
3. Xác định mục đích trao đổi, hình dung những câu hỏi có thể có (7’)
G: Hướng dẫn cách xác định trọng tâm:
- Nội dung trao đổi là gì? Mục đích trao đổi là gì? Đối tượng trao đổi là ai? Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì?
H: Tiếp nối đọc các gợi ý 1,2,3 ở sách TV4 tập 1 trang 95
H. suy nghĩ và TLCH.
H: Đọc thầm gợi ý 2, hình dung câu trả lời và giải đáp thắc mắc của anh, chị
4. Thực hành trao đổi theo cặp 9’
G: đến từng nhóm quan sát, giúp đỡ.
H: Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau trong nhóm
5. Thi trình bày trước lớp. 15’
* Tiêu chí đánh giá
- ND trao đổi có đúng đề tài không?
- Cuộc trao đổi có đạt được mục đích gì không?
- Lời lẽ, cử chỉ của 2 bạn có phù hợp với vai không, có thuyết phục được người nghe không?
H: Thi kể trước lớp.
H+G: Nhận xét, đánh giá. Bình chọn nhóm kể hay nhất.
D. Củng cố (2’)
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
H: Nhắc lại những điều cần nhớ khi trao đổi với người thân 
E. Dặn dò (1’)
- HS về ghi lại cuộc trao đổi với người thân vào vbt và chuẩn bị bài sau.
----------------***************---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an chieu tuan 9.doc