Giáo án Chính tả 4 - Tuần 1 đến tuần 17 - Trường tiểu học Ngọc Tố 2

Giáo án Chính tả 4 - Tuần 1 đến tuần 17 - Trường tiểu học Ngọc Tố 2

chính tả

tiết 1.

dế mèn bênh vực kẻ yếu

i. mục tiêu

· nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc dế mèn bênh vực kẻ yếu; không mắc quá năm lỗi trong bài.

· làm đúng các bài tập 2b.

ii. đồ dùng dạy - học

· 4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.

iii. các hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc 42 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả 4 - Tuần 1 đến tuần 17 - Trường tiểu học Ngọc Tố 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1.
CHÍNH TẢ
TIẾT 1.
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC TIÊU
Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu; không mắc quá năm lỗi trong bài. 
Làm đúng các bài tập 2b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm ta bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
_ Hát vui.
- Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe thầy đọc và viết đúng chính tả một đoạn của bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu. Sau đó sẽ làm các bài tập phân biệt những tiếng có vần (an/ang) các em dễ đọc sai, viết sai.
- Nghe GV giới thiệu bài.
_ HS nhắc lại tựa bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe viết 
Mục tiêu :
 Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu. 
Cách tiến hành :
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK 1 lượt.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm lại đoạn văn cần viết 1 lượt.
- Đoạn văn có mấy câu? Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào ? 
- 1 HS trả lời
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- 1 HS trả lời
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn,
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở
- HS viết bài vào vở
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- GV chấm từ 7- 10 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Mục tiêu :
 Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có vần (an/ang) dễ lẫn.
Cách tiến hành :
Bài 2
- GV lựa chọn phần b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV đính 3 băng giấy ghi sẵn bài tập 2 lên bảng lớp. 
- Yêu cầu HS tự làm.
- 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh trên băng giấy, HS dưới lớp làm vào VBT.
- Nhận xét, chữa bài và tuyên dương HS làm bài đúng, nhanh nhất
- Đọc lại lời giải và chữa bài của mình theo lời giải đúng.
4. Củng cố
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
Lời giải: 
- Mấy chú ngan con dàn hàng ngang
- Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
_ HS trả lời.
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học. Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng. 
- Dặn dò chuẩn bị bài sau Mười năm cõng bạn đi học.
Tuần 2	 CHÍNH TẢ
	Tiết 2	MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU
Nghe - viết chính xác, trình bày sạch sẽ đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học đúng qui định. 
Làm đúng các bài tập 2 và BT3b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1.Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ 
HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : ngan, dàn hàng ngang, cái la bàn, hoa ban,
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
- Hát vui.
- 2 HS thực hiện.
Giới thiệu bài 
- Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe thầy đọc và viết đúng chính tả một đoạn của bài Mười năm cõng bạn đi học. 
- Nghe GV giới thiệu bài.
_ HS nhắc lại tựa bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe viết
Mục tiêu :
 Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học. 
Cách tiến hành :
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm lại đoạn văn.
- Đoạn văn có mấy câu? Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào ? 
- 1 HS trả lời
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- 1 HS trả lời
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: khúc khủy, gập ghềnh, liệt,4 ki-lô-mét,
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở
- HS viết bài vào vở
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- GV chấm từ 7- 10 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Mục tiêu :
 Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x,ăng/ăn.
Cách tiến hành :
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Gọi HS đọc truyện vui Tìm chỗ ngồi
- 1 HS đọc đọc truyện vui Tìm chỗ ngồi
- GV đính 3 băng giấy ghi sẵn nội dung truyện vui lên bảng lớp. 
- Yêu cầu HS tự làm.
- 4 HS lên bảng thi làm bài nhanh trên băng giấy sau đó đọc lại truyện và nói về tính khôi hài của truyện vui, HS dưới lớp làm vào VBT.
- Nhận xét, chữa bài và kết luận bạn thắng cuộc.
- Đọc lại lời giải và chữa bài của mình theo lời giải đúng.
Lời giải: 
Lát sau – rằng – phải chăng – xin bà – băn khoăn – không sao! – để xem.
Bài 3: - GV lựa chọn phần b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm.
- 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình theo lời giải đúng.
Lời giải: Dòng thơ 1 : chữ trăng
 Dòng thơ 2 : chữ trắêng 
4. Củng cố
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
_ HS trả lời.
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học. Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng. 
- Dặn HS về nhà tìm 10 từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s/x.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau Cháu nghe câu chuyện của bà.
Tuần 3
CHÍNH TẢ
TIẾT 3.
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I. MỤC TIÊU
_ Nghe - viết lại đúng chính tả bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà. Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ. 
 _ Luyện viết đúng BT2b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1.Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ 
- HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : ngan, dàn hàng ngang, cái la bàn, hoa ban,
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
- Hát vui.
- 2 HS thực hiện.
Giới thiệu bài 
- Hôm nay, sẽ nghe - viết lại đúng chính tả bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà 
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS nhắc lại tựa bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe viết 
Mục tiêu :
 Nghe - viết lại đúng chính tả bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà. Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ. 
 Cách tiến hành :
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK 1 lượt.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm lại đoạn văn cần viết 1 lượt.
- Bài thơ viết theo thể thơ gì? Trình bày như thế nào cho đẹp?
-1 HS trả lời.
- Trong bài chính tả những chữ nào phải viết hoa?
-1 HS trả lời.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: mỏi, gặp, dẫn, lạc, về, bỗng,..
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở
- HS viết bài vào vở
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- GV chấm từ 7- 10 bài, nhận xét chung.
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Mục tiêu :
 Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã).
Cách tiến hành :
Bài 2
- GV lựa chọn phần b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV đính 4 băng giấy ghi sẵn bài tập 2 lên bảng lớp.
- Yêu cầu HS tự làm.
- 4 HS lên bảng thi làm bài nhanh trên băng giấy. HS dưới lớp làm vào VBT.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình theo lời giải đúng.
Lời giải: 
b) triển lãm – bảo – thử – vẽ cảnh – cảnh hoàng hôn - vẽ cảnh hoàng hôn –khẳng định – bởi vì – họa sĩ –vẽ tranh – ở cạnh – chảng bao giờ
- GV hỏi HS về tính khôi hài của truyện.
- Người xem tranh được hỏi không cần suy nghĩ nói luôn bức tranh tất nhiên vẽ cảnh hoàng hôn vì ông biết họa sĩ vẽ bức tranh này không bao giờ thức dậy trước lúc bình minh (nên không thể vẽ được cảnh bình minh).
4. Củng cố
- Trong bài chính tả những chữ nào phải viết hoa?
_ HS trả lời.
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học. Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng. 
- Dặn HS về nhà xem lạiBT2. Ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau Truyện cổ nước mình.
Tuần 4.
	CHÍNH TẢ( nhớ-viết)
TIẾT 4.	TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. MỤC TIÊU
 - Nhớ - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 10 dòng đầu của bài thơ đầu Truyện cổ nước mình và trình bày sạch sẽ ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
 - Làm đúng bài tập 2b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bài tập 2b chép sẵn trên bảng lớpï.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1.Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ
HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp  ... 10’)
Mục tiêu :
 Làm đúng các bài luyện tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ phát âm sai dẫn đến viết sai.
Cách tiến hành :
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Chia lớp thành 4 đội, HS chơi trò chơi Thi tiếp sức. Đội nào điền đúng, nhanh 9 tiếng càn thiết vào chỗ trống là đội thắng cuộc.
- Các đội lên bảng thi điền từ theo hình thức tiếp nối. Mỗi HS điền một từ, sau đó chuyền viết cho bạn khác trong đội lên bảng tìm.
- GV cùng HS kiểm tra từ tìm được của từng đội. Tuyên dương đội thắng cuộc. 
- Lời giải: 
- Yêu cầu HS cả lớp đọc lại từ vừa tìm được.
-Đọc các từ trên bảng.
4.Củng cố:
- GV gọi một HS nêu nội dung của đoạn văn? 
_ HS nêu.
5. Nhận xét _ Dặn dị:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà xem lạiBT2. Ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học. Viết vào sổ tay những từ ngữ tìm được trong BT3.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
Tuần 15.
CHÍNH TẢ
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. MỤC TIÊU
_ Nghe _ Viết đúng bài chính tả ; trinh bày đúng đoạn văn.
_ Giáo dục ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên đất nước.
_ Làm đúng BT(2) a / b
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1.Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ 
HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : phong phanh, xa tanh, loe ra, hạt cườm, đính dọc,...
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
- Hát vui.
Giới thiệu bài:
-Hôm nay sẽ nghe _ Viết đúng bài chính tả ; trinh bày đúng đoạn văn.Cánh diều tuổi thơ.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe viết 
Mục tiêu :
 Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Cánh diều tuổi thơ. 
 Cách tiến hành :
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK 1 lượt.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm lại đoạn văn cần viết 1 lượt.
- GV gọi một HS nêu nội dung của đoạn văn? 
- 1 HS trả lời.
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- 1 HS trả lời
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: mềm mại, phát dại, trầm bổng,
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 2HS lên bảng viết, HS lớp viết bảng con.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở
- HS viết bài vào vở
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- GV chấm từ 7- 10 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Mục tiêu :
- Luyện viết đúng tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứ tiếng bắt đầu bằng thanh hỏi/thanh ngã.
- Biết miêu tả một đò chơi hoặc trò chơi theo yêu cầu của BT2, sao cho các bạn hình dung được trò chơi, có thể biết đồ chơi và trò chơi đó.
Cách tiến hành :
Bài 2
- GV lựa chọn phần b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Chia 4 đội, HS chơi trò chơi tìm từ tiếp sức. Trong 5 phút, đội nào tìm được nhiều tên các đồ chơi và trò chơi là đội thắng cuộc.
- Các đội lên bảng thi điền từ theo hình thức tiếp nối. Mỗi HS điền một từ, sau đó chuyền viết cho bạn khác trong đội lên bảng tìm.
- GV cùng HS kiểm tra từ tìm được của từng đội. Tuyên dương đội thắng cuộc. 
- Lời giải: đồ chơi: tàu hỏa, khỉ đi xe đạp, 
trò chơi: ngữ gỗ, 
- Yêu cầu HS cả lớp đọc lại từ vừa tìm được.
-Đọc các từ trên bảng.
4. Củng cố:
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
_ Hs Trả lời
5.Dặn dò
- Nhận xét tiết học. Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng. 
- Dặn HS về nhà xem lạiBT2. Ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học. 
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
TUẦN 16:
CHÍNH TẢ
KÉO CO
I. MỤC TIÊU
_ Nghe _ Viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng đoạn văn.
_ Làm đúng bài tập 2 (a/b).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bài tập 2 chép sẵn trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1.Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ 
HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : ngữa gỗ, tàu thuỷ, nhảy dây, thả diều,...
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
- Hát vui.
- HS thực hiện.
Giới thiệu bài
- Nghe _ Viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng đoạn văn bài “Kéo co”
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe viết 
Mục tiêu :
 Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn Kéo co. 
 Cách tiến hành :
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK 1 lượt.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm lại đoạn văn cần viết 1 lượt.
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- 1 HS trả lời
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, khuyến khích,
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở
- HS viết bài vào vở
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- GV chấm từ 7- 10 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Mục tiêu :
 Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn (r/d/gi, ât/âc) đúng với nghĩa đã cho. 
Cách tiến hành :
Bài 2
- GV lựa chọn phần b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm.
- 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Khen ngợi những HS giải đố nhanh, viết đúng chính tả.
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi chữa bài của mình theo lời giải đúng.
Lời giải: b) - đấu vật
 - nhấc
 - lật đật
4. Củng cố
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
_ HS trả lời.
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà xem lạiBT2. Ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học. 
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
Tuần 17:
CHÍNH TẢ
MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
I. MỤC TIÊU
_ Nghe _ Viết đúng CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
_ GV giúp HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.
_ Làm đúng BT2 (a/b ) , hoặc BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b, BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1.Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ
HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : kim khâu, tiết kiệm, nghiên cứu, thí nghiệm,...
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
- Hát vui.
- HS thực hiện.
Giới thiệu bài
- Tiết học hôm nay sẽ nghe _ Viết đúng CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi “Mùa đông trên rẻo cao”
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe viết 
Mục tiêu :
 Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn miêu tả Mùa đông trên rẻo cao. 
Cách tiến hành :
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK 1 lượt.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm lại đoạn văn cần viết 1 lượt.
- GV gọi một HS nêu nội dung của đoạn văn? 
- 1 HS trả lời.
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- 1 HS trả lời
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: trườn xuống, trít bạc, khua lao xao,
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở
- HS viết bài vào vở
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- GV chấm từ 7- 10 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Mục tiêu :
 Luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn:l/n, ât/âc.
Cách tiến hành :
Bài 2
- GV lựa chọn phần b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV đính 4 băng giấy ghi sẵn bài tập 2 lên bảng lớp.
- Yêu cầu HS tự làm.
- 4 HS lên bảng thi làm bài nhanh trên băng giấy. HS dưới lớp làm vào VBT.
- Nhận xét, chữa bài và tuyên dương HS làm bài đúng, nhanh nhất. 
- Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình theo lời giải đúng.
Lời giải: 
giấc ngủ – đất trời – vất vả.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Chia lớp thành 4 đội, HS chơi trò chơi Thi tiếp sức. Đội nào điền đúng, nhanh 12 tiếng cần thiết vào chỗ trống là đội thắng cuộc.
- Các đội lên bảng thi điền từ theo hình thức tiếp nối. Mỗi HS điền một từ, sau đó chuyền viết cho bạn khác trong đội lên bảng tìm.
- GV cùng HS kiểm tra từ tìm được của từng đội. Tuyên dương đội thắng cuộc. 
- Lời giải: 
giấc mộng – làm người – xuất hiện – nửa mặt – lấc láo – cất tiếng – lên tiếng nhấc chàng – đất – lảo đảo – thật dài – nắm tay
- Yêu cầu HS cả lớp đọc lại từ vừa tìm.
-Đọc các từ trên bảng.
4. Củng cố
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
_ HS trả lời.
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà xem lại BT2. Ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học. 
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an CHINHTA4HieuNTo 2.doc