Giáo án Chính tả Lớp 4 - Tuần 33 - Hà Thị Huống

Giáo án Chính tả Lớp 4 - Tuần 33 - Hà Thị Huống

I Kiểm tra bài cũ :

- Gọi 1 HS lên bảng kiểm tra các từ, cần chú ý chính tả của tiết trước.

- Nhận xét chữ viết của HS.

II Bài mới :

1- Giới thiệu bài

2- Hướng dẫn viết chính tả

a) Trao đổi về nội dung bài thơ

- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng và Không đề.

- Hỏi: + Qua hai bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác, em biết được điề gì ở Bác Hồ?

+ Qua hai bài thơ, em học được ở Bác điều gì?

b) Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết chính tả, luyện đọc và luyện viết.

c) Nhớ - viết chính tả

d) Soát lỗi, thu, chấm bài.

3- Hướng dẫn làm bài tập

 Bài 2

 

docx 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 4 - Tuần 33 - Hà Thị Huống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính tả(nhớ viết)
Ngắm trăng, không đề
TUẦN 33 – TIẾT 33
Ngày soạn:.Ngày dạy:
I- Mục tiêu : 
- Nhớ - viết chính xác, đẹp hai bài thơ Ngắm trang và Không đề của Bác.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch hoặc iêu/iu.
II - Đồ dùng dạy học .
III Hoạt động dạy học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1 HS lên bảng kiểm tra các từ, cần chú ý chính tả của tiết trước.
- 1 HS đọc cho 2 HS viết các tiết sau:
+ PB: vì sao, năm sau, sứ sở, sương mù, gắng sức, xin lỗi, sự
+ PN: khôi hài, dí dỏm, hóm hỉnh, công chúng, suốt buổi, nói chuyện, nổi tiếng.
- Nhận xét chữ viết của HS.
II Bài mới :
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn viết chính tả
a) Trao đổi về nội dung bài thơ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng và Không đề.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng từng bài thơ.
- Hỏi: + Qua hai bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác, em biết được điề gì ở Bác Hồ?
+ Qua hai bài thơ, em học được ở Bác điều gì?
+ Qua bài thơ, em thấy Bác là người sống rất giản dị, luôn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống cho dù gặp bất kì hoàn cảnh khó khăn nào.
+ Qua hai bài thơ em học được ở Bác tinh thần lạc quan, không nản chí trước mọi hoàn cảnh khó khăn, vất vả.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết chính tả, luyện đọc và luyện viết.
- Luyện đọc và luyện viết các từ ngữ : không rượu, hững hờ, trăng soi, cửa sổ, đường non, xách bương
c) Nhớ - viết chính tả
d) Soát lỗi, thu, chấm bài.
3- Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 2
a) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài .
- Yêu cầu các nhóm làm việc. GV nhắc HS chỉ điền vào bảng các tiếng có nghĩa.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng trao đổi, thảo luận, tìm từ.
- Đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi 1 nhóm dán phiếu, đọc các từ vừa tìm được.
- Dán phiếu, đọc các từ vừa tìm được.
- Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà nhóm chưa có.
- Bổ sung.
- Yêu cầu HS đọc các từ vừa tìm được và viết một số từ vào vở.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp viết một số từ vào vở.
Bài 3
a) - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Hỏi: + Thế nào là từ láy?
+ Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần giống nhau.
+ Các từ láy ở BT1 yêu cầu thuộc kiểu từ láy nào?
+ Từ láy bài tập yêu cầu thuộc kiểu phối hợp những tiếng có âm đầu giống nhau.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- 4 HS cùng trao đổi, thảo luận, viết các từ láy vừa tìm được vào giấy.
- Yêu cầu HS dán phiếu lên bảng, đọc và bổ sung các từ láy. GV ghi nhanh lên bảng.
- Dán phiếu, đọc, bổ sung
- Nhận xét các từ đúng. Yêu cầu 1 HS đọc lại phiếu và HS cả lớp viết một số từ vào vở.
- Đọc và viết vào vở.
. Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm tr: trắng trẻo, trơ trẽn, tròn trịa, tráo trưng, trùng trình, trùng trục, trùng triềng
. Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm ch: chông chênh, chênh chếch, chống chếnh, chói chang, chong chóng, chùng chình
iii- Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiét học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ ngũ vừa
tìm được và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxCT 33.docx