Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4 - Tuần 14 (soạn ngang)

Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4 - Tuần 14 (soạn ngang)

TẬP ĐỌC

 CHÚ ĐẤT NUNG

I – MỤC TIU:

- Biết đọc bi văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt được lời người kể với nhân vật (chàng kị sĩ, Hòn Rấm, Chú Đất Nung)

- Hiểu nội dung : Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được điều có ích dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các CH trong SGK)

- GDKNS: Xác định giá trị tự nhận thức bản thân, thể hiện sự tự tin.

ii.đồ dùng dạy học

 -Băng giấy viết câu văn cần hướng dẫn Hs ngắt câu dài.

 -Tờ phiếu khổ to viết đoạn văn hướng dẫn Hs đọc diễn cảm.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1.Hoạt động 1: Luyện đọc

 -1 HS giỏi đọc toàn bài.

 -GV chia 3 đoạn.

 -HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn lần 1.

 -GV hướng dẫn đọc 1 số từ ngữ HS phát âm sai.

 -HS đọc tiếp nối lần 2.

 -GV rút từ ngữ cần giải nghĩa có trong từng đoạn. Kết hợp cho HS quan sát tranh minh họa SGK để nhận biết và hiểu nghĩa từ đống rấm, hòn rấm.

 -GV đính câu dài: Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng em nặn lúc đi chăn trâu; chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:

 -Câu văn này dài các em ngắt chỗ nào là hợp lý nhất?

 

doc 33 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4 - Tuần 14 (soạn ngang)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14:
Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
TẬP ĐỌC
 CHÚ ĐẤT NUNG
I – MỤC TIÊU:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt được lời người kể với nhân vật (chàng kị sĩ, Hòn Rấm, Chú Đất Nung)
- Hiểu nội dung : Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được điều có ích dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các CH trong SGK) 
- GDKNS: Xác định giá trị tự nhận thức bản thân, thể hiện sự tự tin.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Băng giấy viết câu văn cần hướng dẫn Hs ngắt câu dài.
 -Tờ phiếu khổ to viết đoạn văn hướng dẫn Hs đọc diễn cảm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 	1.Hoạt động 1: Luyện đọc
 -1 HS giỏi đọc toàn bài.
 -GV chia 3 đoạn.
 -HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn lần 1.
 -GV hướng dẫn đọc 1 số từ ngữ HS phát âm sai.
 -HS đọc tiếp nối lần 2.
 -GV rút từ ngữ cần giải nghĩa có trong từng đoạn. Kết hợp cho HS quan sát tranh minh họa SGK để nhận biết và hiểu nghĩa từ đống rấm, hòn rấm.
 -GV đính câu dài: Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng em nặn lúc đi chăn trâu; chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:
 -Câu văn này dài các em ngắt chỗ nào là hợp lý nhất?
 -HS tự ngắt câu dài và đọc lại.
 -HS đọc tiếp nối lần 3.
 -Luyện đọc theo nhóm 4.
 -2 Hs đọc cả bài.
 -GV đọc diễn cảm toàn bài (Hướng dẫn giọng đọc: Giọng hồn nhiên; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: rất bảnh, thật đoảng, bẩn hết, ấm, khoan khoái, nóng rát, lùi lại, nhát thế, dám xông pha, nung thì nung).
 	2.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 -HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời cá nhân câu hỏi:
	+Cu Chắt có những đồ chơi nào?
	+Chúng khác nhau như thế nào ?
 -GV nhận xét, chuyển ý tìm hiểu đoạn 2.
 -1 HS đọc thành tiếng đoạn 2, lớp theo dõi trong SGK và trả lời cá nhân câu hỏi.
	+Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ?
 -Gv chuyển ý sang tìm hiểu đoạn còn lại.
 -1 HS đọc thành tiếng đoạn 3, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
	+Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung ?
 -GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi câu hỏi.
	+Chi tiết”nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
 -1 số HS phát biểu.
 -GV nhận xét, chốt lại.
 	3.Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
 -3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
 -GV đính tờ phiếu ghi sẵn đoạn văn “ Ông Hòn Rấm cười bảo:..Từ đấy chú thành Đất Nung”
	+ Trong đoạn văn trên cần ngắt câu ở những chỗ nào ?
 -HS nhẩm đọc và tự ngắt câu.
- Hướng dẫn đọc phân vai.
 -Với đoạn văn này, các em đọc phân biệt đúng lời nhân vật ( ông Hòn Rấm : vui, ôn tồn; Chú bé Đất : chuyển từ ngạc nhiên sang mạnh dạn, táo bạo, đáng yêu-thể hiện rõ ở câu cuối: Nào. nung thì nung).
 -HS luyện đọc phân vai theo nhóm 3.
 -1 số nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
 -GV nhận xét-tuyên dương.
4.Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò.
 -Đọc truyện này giúp em hiểu điều gì ?
 +Nhận xét tiết học.
 -Về nhà luyện đọc bài lại và trả lời câu hỏi cuối bài.
 CB:Chú Đất Nung (TT)/ 138 (đọc và tìm hiểu trước bài ở nhà)
TOÁN
 CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I – MỤC TIÊU:
- Biết chia một tổng chia cho một số 
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính. 
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, SGV
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết tính chất một tổng chia cho một số.
 -GV ghi hai biểu thức lên bảng:
	(35 + 21 ) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7
 -Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức, 2 HS lên bảng tính, lớp làm bảng con. Mỗi dãy tính giá trị 1 biểu thức.
	(35 + 21) : 7 = 56 : 7	35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3
 = 8	 = 8
 -Giá trị của hai biểu thức trên như thế nào ?
 -Vậy: (35 + 21 ) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 
 	-Khi chia một tổng cho một số ta làm thế nào?
 -HS đọc ghi nhớ.
 	Hoạt động 2: Thực hành.
 Bài 1 a: Tính bằng hai cách.
 -GV đính lần lượt 2 biểu thức lên bảng.
 -Yêu cầu HS làm bảng con, 2 HS làm trên tấm bìa.
 -GV nhận xét kết quả.
 * (15 + 35 ) : 5
Cách 1: ( 15 + 35 ) : 5 = 40 : 5 = 8
Cách 2: ( 15 + 35 ) : 5 = 15 : 5 + 40 : 5
	 = 3 + 5 = 8
	* ( 80 + 4 ) : 4
	Cách 1: ( 80 + 4 ) : 4 = 84 : 4 = 21
	Cách 2 : ( 80 + 4 ) : 4 = 80 : 4 + 4 : 4
	 = 20 + 1 = 21
 +1b/ Tính bằng hai cách ( theo mẫu.)
 -GV viết biểu thức và hướng dẫn HS thực hiện
	 12 : 4 + 20 : 4 = ?
 	Cách 1 : 12 : 4 + 20 : 4 = 3 + 5 = 8
	Cách 2: 12 : 4 + 20 : 4 = ( 12 + 20 ) : 4
	 = 32 : 4 = 8
 -GV đính 2 hai biểu thức.
	18 : 6 + 24 : 6	60 : 3 + 9 : 3
 -HS làm bảng con, 2 HS làm trên bảng lớp.
 -Nhận xét kết quả.
 Bài 2: Tính bằng hai cách (theo mẫu)
 -GV viết bảng 
	(35 – 21 ) : 7 =?
 	 -Hỏi: (35-21) gọi là gì ?
 -Cách 1 ta làm thế nào ?
 	-Số bị trừ (35) và số trừ (21) có chia hết cho 7 không?
 -Cách 2 ta làm thế nào?
 -HS nêu cách làm, GV ghi bảng.
	Cách 1: ( 35 – 21 ) : 7 = 14 : 7 = 2
	Cách 2: ( 35 – 21 ) : 7 = 35 : 7 – 21 : 7
	 = 5 – 3 = 2
 -Gọi HS so sánh kết quả của hai biểu thức trên.
 	-Vậy khi chia một hiệu cho một số ta làm thế nào?
 -GV đính biểu thức
	(27 – 18 ) : 3	(64 – 32 ) : 8
 -GV yêu cầu Hs thảo luận nhóm 4.
 -Đại diện 2 nhóm đính kết quả lên bảng.
 -Các nhóm khác nhận xét.
 Bài 3: Giải toán.
 -GV đính bài toán. 2 Hs đọc.
 -Nêu các bước khi giải bài toán có văn.
 +Hỏi : Bài toán cho biết gì ?
 	+Bài toán hỏi gì?
 -1 HS lên bảng tóm tắt.
	Lớp 4A: Mỗi nhóm có 4 HS : 32 HS ..? nhóm.
	Lớp 4B : Mỗi nhóm có 4 HS : 28 HS ..? nhóm
	Cả hai lớp có? Nhóm.
 -HS nêu cách giải.
 -Cả lớp giải vào vở, 1 HS giải trên tấm bìa.
 -GV chấm điểm 1 số vở.
 -Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp
- Muốn chia một tổng cho một số ta thực hiện thế nào ?
 -Nhắc lại ghi nhớ.
 +Nhận xét tiết học.
 -Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK.
 CB: Chia cho số có một chữ số.
LỊCH SỬ
NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I.MỤC TIÊU 
Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:
-Đến cuối thế kỷ thứ XII nhà Lý ngày càng suy yếu , đầu năm 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
-Nhà Trần vẫn lấy tên kin đô là Thăng Long, tên nước là Đại Việt.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 1.Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
 -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn”Từ đầuthành lập”.
 -GV đính câu hỏi.
	.Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII như thế nào?
	.Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào ?
 -Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi. Đại diện 1 số Hs phát biểu.
 -GV kết luận: Khi nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước khó khăn, nhà Lý không còn gánh vác được việc nước nên sự thay thế nhà Lý bằng nhà Trần là một điều tất yếu. 
 	2.Hoạt động 2: Nhà Trần xây dựng đất nước.
* Thảo luận nhóm 4.
 -GV cho Hs đọc thầm phần còn lại.
 -GV phát phiếu học tập cho các nhóm. 
	+ Yêu cầu Hs các nhóm đánh x vào trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây. ( mỗi nhóm 1 câu hỏi)
	1/.Nhà Trần làm gì để xây dựng quân đội ?	
	 Tuyển tất cả trai tráng từ 16 đến 18 tuổi vào quân đội.
Tất cả các tai tráng khoẻ mạnh đều được tuyển vào quân đội sống tập trung trong doanh trại để tập luyện hàng ngày.
Trai tráng khoẻ mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì ở làng sản xuất lúc có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
2/Nhà Trần làm gì để phát triển nông nghiệp ?
 Đặt thêm chức quan Hà đê sứ để trông coi đê điều.
 Đặt thêm chức quan Khuyến nông sứ để khuyến khích nông dân sản xuất.
 Đặt them chức quan Đồn điền sứ để tuyển mộ người đi khẩn hoang.
 Tất cả các ý trên.
 -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 	3.Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
 -1 số Hs đọc ghi nhớ.
+Nhận xét tiết học.
CB: Nhà Trần và việc đắp đê.
CHIỀU THỨ HAI:
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu:
 -Phải biết ơn thầy giáo, cô giáo vài thầy cô là người dạy dỗ chúng ta nên người.
 -Kính trọng lễ phép với thấy giáo, cô giáo. Có ý thức vâng lời thầy cô giáo .
 -Không đồng tình với biểu hiện không biết ơn thầy cô giáo.
- GDKNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.
Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -GV: 1 số tờ phiếu khổ to viết BT 2, viết ghi nhớ, câu hỏi.
 -HS : Bông hoa xanh, đỏ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 	Hoạt động 1: Xử lý tình huống.(đóng vai)
 +Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4.
 -1 HS đọc tình huống SGK/20,21.
 -Tranh vẽ gì ?
 -Các nhóm đọc tình huống và thảo luận câu hỏi.
 	+Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì ?
 	+Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì ?
 -Đóng vai thể hiện cách xử lý tình huống của nhóm em.
 -2 nhóm đóng vai trước lớp. Các nhóm khác nhận xét.
 	+Hỏi: Tại sao nhóm em lại chọn cách giải quyết đó ? Việc làm của nhóm em thể hiện điều gì ?
 -Yêu cầu 1 số HS trả lời cá nhân âu hỏi ;
 	+Đối với thầy cô giáo, chúng ta phải có thái độ như thế nào ?
 	+Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo ? 
 -GV chốt lại: ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo vì thầy cô giáo là người vất vả dạy chúng ta nên người.
 -GV đính ghi nhớ: 1 số HS đọc.
Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy cô giáo ?
 +Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
 -1 HS đọc yêu cầu BT 1/22. Lớp theo dõi.
 -GV giao việc : Các em trao đổi thảo luận các bức tranh trong BT1, tranh nào thể hiện lòng kính trọng biết ơn thầy cô g ... Học thêu móc xích
Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm. Hoàn thành sản phẩm tại lớp.
Rèn đôi tay khéo léo
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu thêu móc xích, một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích
- Đồ dùng thực hành kĩ thuật dành cho GV
2- HS: - Đồ dùng thực hành kĩ thuật dành cho HS
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 3: HS thực hành thêu móc xích
- Thế nào là thêu móc xích? (Thêu móc xích là cách thêu để tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích).
- Thêu móc xích được thực hiện như thế nào? (Thực hiện theo chiều từ phải sang trái. Khi thêu phải tạo thành vòng chỉ qua đường dấu. Vị trí xuống kim của mũi thêu sau nằm phía trong mũi thêu trước liền kề)
- Khi kết thúc đường thêu ta phải làm gì? (Khi kết thúc đường thêu phải xuống kim ở ngoài mũi thêu để chặn mũi thêu cuối)
- Gọi hs lên thực hiện một vài mũi thêu 
- 2 hs lên thực hiện thêu 4 mũi
- Hãy nêu qui trình thêu móc xích?
- Thực hiện theo 2 bước:
+ Vạch dấu đường khâu
+ Khâu theo đường vạch dấu
* Chú ý: Các em phải thêu từ phải sang trái. Mỗi mũi thêu được bắt bằng cách tạo thành vòng chỉ qua đường vạch dấu (có thể dùng ngón cái của tây trái giữ vòng chỉ) , Lên kim, xuống kim đúng vào các điểm trên đường vạch dấu. Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá 
- Y/c hs thực hành thêu móc xích
- HS thực hành 
- Quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng 
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả thực hành của HS:
- Chọn một số sản phẩm của 1 HS
- Treo bảng các tiêu chí đánh giá, gọi 1HS đọc 
- Gọi 1HS đọc các tiêu chí đánh giá:
+ Thêu đúng kĩ thuật
+ Các vòng hcỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau
- Yêu cầu HS đánh giá sản phẩm của bạn dựa vào các tiêu chuển trên 
- Đánh giá kết quả học tập của hs
Củng cố, dặn dò:
- Để thêu được mũi móc xích, các em phải làm gì?
- Bài sau: Thêu móc xích hình quả cam 
Nhận xét tiết học
Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010.
TOÁN
MỘT TÍCH CHIA CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU :
 - Thực hiện được phép chia một tích cho một số (Bài 1, 2)
 - GD HS tính cẩn thận khi làm thực hành
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động 1: Bài cũ.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
Hoạt động 2: Giới thiệu tính chất một tích chia cho một số:
 * So sánh giá trị các biểu thức 
 ( 9 x 15 ) : 3 ; 9 x ( 15 : 3 ) ; ( 9 : 3 ) x 15
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài giấy nháp. 
- HS so sánh giá trị của ba biểu thức.
- Giá trị của ba biểu thức trên cùng bằng nhau là 45. 
- Vậy ta cĩ 
( 9 x 15 ) : 3 = 9 x ( 15 : 3 ) = ( 9 : 3 ) x 15
* Ví dụ 2 : 
 - GV viết ( 7 x 15 ) : 3 ; 7 x ( 15 : 3 )
 - Các em hãy tính giá trị của các biểu thức trên.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào giấy nháp.
( 7 x 15 ) : 3 = 105 : 3 = 35 
 7 x ( 15 : 3 ) = 7 x 5 = 35 
 - So sánh giá trị của các biểu thức. 
- bằng nhau và bằng 35. 
- Vậy ta cĩ ( 7 x 15 ) : 3 = 7 x ( 15 : 3 )
 * Tính chất một tích chia cho một số 
- Biểu thức ( 9 x 15 ) : 3 cĩ dạng như thế nào? (Cĩ dạng là một tích chia cho một số).
- Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào ?
- Tính tích 9 x 15 = 135
 rồi lấy 135 : 3 = 45. 
Em cĩ cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của ( 9 x 15 ) : 3 ? ( Gợi ý dựa vào cách tính giá trị của biểu thức 9 x ( 15 : 3 ) và biểu thức ( 9 : 3 ) x 15
- Lấy 15 chia cho 3 rồi lấy kết quả tìm được nhân với 9 ( Lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả vừa tìm được nhân với 15). 
 - Khi thực hiện tính một tích chia cho một số ta cĩ thể lấy một thừa số chia cho số đĩ ( nếu chia hết ), rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia. 
- Với biểu thức ( 7 x 15 ) : 3 tại sao chúng ta khơng tính ( 7 : 3 ) x 15 ? 
- Vì 7 khơng chia hết cho 3. 
- Khi áp dụng tính chất chia một tích cho một số nhớ chọn thừa số chia hết cho số chia
Hoạt động 3: Luyện tập , thực hành: 
 Bài 1: HS đọc đề bài, tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. 
- 2 HS nhận xét bài làm của bạn, vừa lên bảng trả lời. 
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng. Hãy phát biểu tính chất đĩ
Bài 2 
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- HS nêu yêu cầu bài tốn. 
- Ghi ( 25 x 36 ) : 9
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
 HS1: ( 25 x 36 ) : 9 = 900 : 9 = 100
 HS2:( 25 x 36 ) : 9 = 25 x ( 36 : 9 ) 
 = 25 x 4 = 100
- HS suy nghĩ tìm cách thuận tiện, nhất. 
 - Vì sao cách 2 làm thuận tiện hơn cách làm thứ nhất. 
 - Khi thực hiện tính giá trị của các biểu thức, nên quan sát kỹ để áp dụng các tính chất đã học vào việc tính tốn cho thuận tiện nhất.
Bài 3
 - HS đọc yêu cầu của bài, tĩm tắt bài tốn và giải.
 - Ngồi cách giải trên cịn cĩ cách giải khác? 
 - GV yêu cầu HS trình bày lời giải vào vở.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động nối tiếp.
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn dị HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị bài sau .
KHOA HỌC
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
 I.MỤC TIÊU
-Nêu những biện pháp để bảo vệ nguồn nước :
+Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước
+Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
+Xử lý nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải...
+Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
- GDKNS : Kĩ năng bình luận, đánh giá về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
Kĩ năng trình bày thông tin về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Tranh SGK.
 -Phiếu học tập cho các nhóm thảo luận.
III.CÁC HOẠT ĐỘÏNG DẠY HỌC
 	Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồøn nước.
 -HS quan sát các hình trong SGK/58,59.
 -Hãy nói nội dung của từng hình mà em quan sát được. Mỗi HS nói 1 hình.
 -Ở gia đình em sử dụng nước giếng đào, giếng khoan hay nước máy ?
 -Nhà em thường đổ rác ở đâu ?
 -GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK, trao đổi từng cặp theo nội dung sau:
 	.Dãy A : Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước.
	.Dãy B : Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
 -HS trao đổi và ghi ra giấy. Đại diện trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 	+ Em, gia đình em và ở địa phương đã làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
 	+ Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
 -1 số HS phát biểu.
 -GV kết luận, đính bảng gọi HS đọc.
 Hoạt động 2 : đóng vai 
-GV giao việc : Các em thảo luận tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.
 +Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 và đóng vai.
 -1 số nhóm thi đóng vai trước lớp. Gv nhận xét.
 	Hoạt động 3 : Củng cố – Dặn dò
 -Trò chơi “tiếp sức”.
 -GV đính 2 tấm bìa ghi nội dung trò chơi.
	+Những việc làm để bảo vệ nguồn nước:
	a / Cần giữ vệ sinh xung quanh nguồn nước.
	b / Đổ rác xuống sông, ao.
	c/ Xây dựng nhà tiêu tự hoại.
	d/ Xác súc vật như chuột chết, đào chôn gần giếng.
	e/ Thường xuyên khai thông cống rảnh nơi nguồn nước thải ra.
 -Hs hai đội thi đua, mỗi đội 4 em lên ghi Đ hay S vào trước các việc làm thích hợp.
 -HS và GV nhận xét- tuyên dương.
 +Nhận xét tiết học.
CB: Tiết kiệm nước 
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I.MỤC TIÊU
 	-Thông qua luyện tập, HS củng cố những hiểu biết về một số đặc điểm của văn kể chuyện.
 -Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước . Trao đổi được với các bạn về nhân vật tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở đầu và kết rhúc câu chuyện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 -Bảng phụ ghi tóm tắt 1 số kiến thức về văn kể chuyện.
 -Tờ phiếu khổ to viết các đề bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 	Hoạt động 1: hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Làm việc nhóm 4 
 -GV đính đề bài lên bảng, 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đề.
 -GV giao việc : Bài tập cho 3 đề nhiệm vụ là đề nào trong 3 đề đó thuộc loại văn kể chuyện ? Vì sao?
 -Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
 -GV chốt lại:
+Đề 2 thuộc loại văn kể chuyện vì đề bài có ghi. Em hãy kể lại một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể. Khi kể, các em phải kể một câu chuyện có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến, ý nghĩa,..
	+Đề 1: Thuộc loại văn viết thư vì đề ghi rõ; Em hãy viết thư thăm bạn và kể tình hình học tập của lớp cho bạn em biết.
	+Đề 3: Thuộc loại văn miêu tả vì đề ghi rõ. Em hãy tả chiếc áo hoặc váy em mặc đến trường hôm nay.
 	Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện theo nhóm đôi
 Bài 2,3: Làm việc cá nhân.
 -Cho HS đọc nối tiếp yêu cầu Bt 2,3. Hs suy nghĩ nêu câu chuyện mình chọn kể.
 -1 số HS phát biểu ý kiến nói rõ câu chuyện mình chọn kể thuộc chủ điểm nào.
 -HS viết nhanh dàn ý câu chuyện ra nháp.
 -Từng cặp HS kể chuyện. 
 -1 số HS thi kể trước lớp. Sau đó trao đổi về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa.
 -Cả lớp và GV nhận xét-tuyên dương.
 +GV đính bảng ôn tập đã chuẩn bị trước:
	+Văn kể chuyện : Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có đuôi, liên quan đến một hay một số nhân vật.
	.Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa.
	+Nhân vật : Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối được nhân hóa.
	.Hành động, lời nói, suy nghĩ.của nhân vật nói lên tính cách nhân vật.
	.Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật.
	+Cốt truyện: Cốt truyện thường có 3 phần: mở đầu; diễn biến; kết thúc.
	.Có hai kiểu mở bài(trực tiếp hay gián tiếp) ; Có hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng)
 - HS tiếp nối nhau đọc.
 	Hoạt động 3; Củng cố – Dặn dò.
-Thế nào là kể chuyện.
 +Nhận xét tiết học.
 -Về nhà viết lại tóm tắt kiến thức văn kể chuyện.
 CB: Thế nào là miêu tả.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 14 CKTKNS ngang.doc