Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4 - Tuần 8 (soạn ngang)

Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4 - Tuần 8 (soạn ngang)

Tập đọc Tiết 15

 NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ (35’)

I/ Mục tiêu:

 - Đọc trôi chảy, rành mạch. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khác khao về một thế giới tốt đẹp. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,4 ; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).*HS khá giỏi thuộc và đọc diễn cảm bài thơ ;trả lời được câu hỏi 3.

II. Đồ dùng dạy học :Tranh minh họa bài đọc

III/ Các hoạt động dạy-học:

1.Bài cũ: 5’ Ở Vương quốc Tương Lai

- Gọi 2 tốp hs lên đọc theo cách phân vai 2 màn kịch.

2. Bài mới :27’

a. Luyện đọc: 1HS khá giỏi đọc toàn bài

- GV chia đoạn :5 khổ thơ

- Gọi 4 hs đọc nối tiếp đoạn ,GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho hs

- Gọi 4 hs đọc nối tiếp đoạn +giải nghĩa từ chú giải SGK.

- HS luyện đọc theo nhóm đôi - Gọi 1 HS đọc cả bài .

- GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng hồn nhiên ,vui tươi ).

 

doc 22 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4 - Tuần 8 (soạn ngang)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
 Thứ năm ngày 7 tháng 10 năm 2010
Tập đọc Tiết 15
 NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ (35’)
I/ Mục tiêu:
 - Đọc trôi chảy, rành mạch. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khác khao về một thế giới tốt đẹp. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,4 ; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).*HS khá giỏi thuộc và đọc diễn cảm bài thơ ;trả lời được câu hỏi 3.
II. Đồ dùng dạy học :Tranh minh họa bài đọc
III/ Các hoạt động dạy-học:
1.Bài cũ: 5’ Ở Vương quốc Tương Lai
- Gọi 2 tốp hs lên đọc theo cách phân vai 2 màn kịch.
2. Bài mới :27’
a. Luyện đọc: 1HS khá giỏi đọc toàn bài
- GV chia đoạn :5 khổ thơ
- Gọi 4 hs đọc nối tiếp đoạn ,GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho hs 
- Gọi 4 hs đọc nối tiếp đoạn +giải nghĩa từ chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi - Gọi 1 HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng hồn nhiên ,vui tươi ).
b) Tìm hiểu bài :7’
-HS đọc luớt từng đoạn ,trả lời các câu hỏi trong SGK.
+Câu thơ Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại mỗi lần bắt đầu một khổ thơ ,lặp lại hai lần khi kết thúc bài thơ.nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết .
+Khổ 1 :Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để có quả.Khổ 2: Các bạn nhỏ ước trở thành người lớn ngay để làm việc.Khổ 3: Các bạn nhỏ ước trái đất không còn mùa đông. Khổ 4: Các bạn nhỏ ước trái đất không còn bom đạn. 
*HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .7’
- Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3 .
-GV đọc mẫu -HS đọc luyện đọc theo nhóm đôi
-HS thi đọc -bình chọn bạn đọc hay.
- HS luyện học thuộc lòng trong nhóm 2
- Tổ chức thi HTL từng khổ, cả bài
3.Củng cố – Dặn dò :3’ - Nêu ý nghĩa bài thơ 
- Chuẩn bị bài sau : Đôi giày ba ta màu xanh .
- Nhận xét tiết học .
Toán Tiết 36 
 LUYỆN TẬP ( 35’)
I/ Mục tiêu: 
 - Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
-HS làm được bài tập 1b ,2 (dòng 1,2), 4a.
*HS khá giỏi làm hết bài 1,2,4.
II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy-học:
1.Bài cũ: 5’ 
 Tính chất kết hợp của phép cộng
-HS sửa bài tập về nhà 3 /45 SGK.
2. Bài mới :27’
Bài 1b: Đặt tính rồi tính tổng - Gọi hs đọc y/c
- Đề bài y/c chúng ta làm gì? - Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì?
- Hs làm bài vào vở -một hs làm bảng phụ -nhận xét.
*HS khá giỏi làm hết bài 1.
Bài 2(dòng 1,2): Tính bằng cách thuận tiện nhất 
-Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- Để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất chúng ta làm sao?
-Thực hiện tương tự bài 1
a) 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 b) 789 + 285 + 15 = 789 + (285 + 15) 
= 789 + 300 = 1089 = 100 + 78 = 178
67+21+79 = 67 +(21+79) 448 + 594 + 52 = (448+52) + 594 
= 67+100= 167	= 500 + 594 = 1094 
-HS làm hết bài tập 2
 -Cho hs nhắc lại tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng. 
Bài 4a: Gọi hs đọc đề bài.
- Y/c hs tự làm bài -một hs làm bảng phụ -nhận xét
 a) sau hai năm số dân của xã đó tăng thêm là: 
 79 + 71 = 150 (người)
 Đáp số :150 người
-HS làm hết bài tập 4
3. Củng cố, dặn dò:3’
- Để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất chúng ta thực hiện như thế nào?
- Về nhà làm bài 3/46, xem bài Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
Phần bổ sung:
Lịch sử Tiết 8 
 ÔN TẬP (35’)
I/ Mục tiêu :
- Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5.
 + Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN: buổi đầu dựng nước và giữ nước.
 + Năm 179 TCN đến năm 938: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập.
- Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về:
 + Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
 + Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà trưng.
 + Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
II/ Đồ dùng dạy - học: hình vẽ trục thời gian, Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy-học:
1.Bài cũ: 5’ 
 - Kiểm tra 3 hs TLCH bài Chiến thằng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.
2.Bài mới : 27’
* Hoạt động 1: Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc
- Gọi hs đọc y/c 1 trong SGK/24
- Nêu 2 giai đoạn lịch sử mà các em đã học, nêu thời gian của từng giai đoạn
-HS trình bày -nhận xét -bổ sung
* Hoạt động 2 : Các sự kiện lịch sử tiêu biểu.
- Gọi hs đọc y/c 2 trong SGK
 -GV treo trục thời gian lên bảng: Các em hãy thảo luận nhóm đôi kẻ trục thời gian vào vở và ghi các sự kiện tiêu biểu đã học tương ứng với các mốc thời gian này. - Gọi đại diện nhóm lên báo cáo kết quả 
- Cùng hs nhận xét kết quả thảo luận của nhóm bạn
* Hoạt động 3: Thi thuyết trình
- Chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm thảo luận 1 câu hỏi trong thời gian 5 phút.
+ Nhóm 1,3: Kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang
+ Nhóm 2,5: Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng
+ Nhóm 4,6: Kể về Chiến thắng Bạch Đằng.
- Gọi đại diện nhóm lên thi thuyết trình trước lớp 
- Cùng hs nhận xét, bình chọn bạn thuyết trình hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:3’
 - Dặn hs ghi nhớ các sự kiện lịch sử trong hai giai đoạn lịch sử vừa học
- Chuẩn bị bài sau: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
-Nhận xét tiết học
Phần bổ sung:
 Thứ ba, ngày 28 tháng 9 năm 2010
 Chính tả ( Nghe– viết ) Tiết 8
 TRUNG THU ĐỘC LẬP (35’)
I/ Mục tiêu :
- Nghe-viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ.
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc (3) a / b.
II/ Đồ dùng dạy-học: bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy-học:
1.Bài cũ:5’
 -Viết lại một số tiếng viết sai trong tiết chính tả truớc.
2.Bài mới:
a / Hướng dẫn học sinh nghe – viết:20’
- GV đọc mẫu đoạn văn cần viết.
-HS phát hiện từ khó ,luyện viết vào bảng con :phấp phới, bát ngát, nông trường,chi chít.
-GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn văn, chú ý những chữ dễ viết sai chính tả.
-GV đọc bài cho HS viết ,soát lỗi
-HS soát lỗi cho bạn.
-GV chấm vài bài -nhận xét .
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:7’
Bài 2a: Tổ chức cho hs chơi trò chơi tiếp sức 
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 3 bạn lên thực hiện
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc
- Gọi hs đọc lại truyện vui đánh dấu mạn thuyền.
- Bạn nào nêu được nội dung của truyện Đánh dấu mạn thuyền? 
+ Anh chàng ngốc đánh rơi kiếm dưới sông tưởng chỉ cần đánh dấu mạn thuyền chỗ kiếm rơi là mò được kiếm, không biết rằng thuyền đi trên sông nên việc đánh dấu mạn thuyền chẳng có ý nghĩa gì.
Bài 3a: -HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi: Thi tìm từ nhanh
+ Mời 3 hs tham gia, mỗi em sẽ nhận 3 mẩu giấy, ghi lời giải vào rồi dán lên dòng ghi nghĩa của từ ở trên bảng
+ Y/c hs lật băng giấy lên -nhận xét
3.Củng cố – Dặn dò :3’
- Tuyên dưong những em viết chữ đẹp ,đúng chính tả ,vở sạch sẽ ,nhắc nhở những em viết chữ còn xấu ,sai nhiều chính tả .
-Chuẩn bị bài Thợ rèn
- Nhận xét tiết học .
Phần bổ sung:
Khoa học Tiết 15
 BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH ? (35’)
I/ Mục tiêu: 
 - Nêu được một biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi,chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt,
 - Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.
 - Phân biệt được luc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
II/ Đồ dùng dạy-học: - Hình trang 32, 33 SGK.
III/ Các hoạt động dạy-học:
1.Bài cũ:5’Kiểm tra 3 hs bài Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
2.Bài mới:
* Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh 10’
 - Y/c hs quan sát tranh /32 và trả lời: Hình nào thể hiện Hùng lúc đang khỏe, lúc bị bệnh và khi được khám bệnh?
- Các em hãy quan sát các hình minh họa/32 SGK sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện thể hiện Hùng lúc khỏe, Hùng lúc bị bệnh, Hùng lúc được chữa bệnh - Dãy 1 câu chuyện gồm các tranh 1,4,8, dãy 2 gồm các tranh 6,7,9, dãy 3 gồm các tranh 2,3,5
- Gọi đại diện nhóm lên kể câu chuyện của nhóm mình - nhận xét
* Hoạt động 2: Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh 7’
-GV nêu câu hỏi đàm thoại
+ Lúc khỏe bạn thấy thế nào? +Kể những bệnh mà em đã bị mắc?
+ Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thế nào?
+ Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường, em phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy?
 -GV kết luận: Đoạn đầu của mục bạn cần biết SGK/33
* Hoạt động 3: Trò chơi: "Mẹ ơi, con bị ốm!" 10’
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 đưa ra tình huống và tập ứng xử khi bản thân bị bệnh 
- Gọi các nhóm lên trình diễn
- Tuyên dương nhóm có cách xử lí hay và trình diễn tốt.
-GV kết luận: Đoạn sau mục bạn cần biết/33
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết
3. Củng cố, dặn dò:3’
- Hãy nói với người lớn khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh
- Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau: Ăn uống khi bị bệnh
-Nhận xét tiết học
Phần bổ sung:
..
Toán Tiết 37 
 TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ (35’)
I/ Mục tiêu:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đo.
- Bưóc đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
-HS làm được bài tập 1 ,2.*HS khá giỏi làm thêm bài 4.
II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy-học:
1.Bài cũ: 5’ -HS sửa bài tập về nhà 3 /46 SGK.
2.Bài mới:15’
a) HD hs tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Gọi hs đọc bài toán trong SGK/47
+ Bài toán cho biết gì? +Bài toán hỏi gì? 
-GV hướng dẫn HS vẽ hai đoạn thẳng biểu diễn số bé và số lớn
+ Tổng của 2 số là mấy? + Hiệu của 2 số là bao nhiêu?
- GV hoàn thành sơ đồ tóm tắt bài toán * HD hs giải bài toán (Cách 1)
- Che phần hơn của của số lớn và nói: +Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé? + Vậy muốn tìm hai lần số bé ta làm sao? + Tìm số bé thì ta làm như thế nào?+ Có được số bé, ta tìm số lớn bằng cách nào?
-Cho HS nêu công thức tìm số bé? - Gọi vài hs đọc công thức tính.
 * HD hs giải bài toán cách 2: 
- Nếu cô thêm vào số bé một phần đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé thì số bé như thế nào so với số lớn? - Muốn tìm hai lần số lớn ta làm sao?
- Nêu cách tìm số lớn? - Tìm số bé ta thực hiện thế nào?
-Cho HS nêu công thức tìm số bé? - Gọi vài hs đọc công thức tính.
- Hãy nêu các cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu?
b. Thực hành:12’
Bài 1: Gọi hs đọc đề toán
- Gọi hs lên bảng tóm tắt và nhận dạng bài toán.
- HS thực hiện cá nhân vào vở -một HS làm bảng phụ -nhận xét
-Cho HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Bài 2: Gọi hs đọc bài toán
-Thực hiện tương tự bài 1
*HS khá giỏi làm thêm bài 4
3/ Củng cố, dặn dò:3’-nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó - ...  tìm cách giải quyết, tập vai diễn và diễn trong nhóm để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm có cách giải quyết hợp lí và diễn hay.
3. Củng cố, dặn dò:3’ - Gọi hs đọc lại bạn mục cần biết
- Các em phải có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh
- Bài sau: Phòng tránh tai nạn đuối nước
- Nhận xét tiết học
Phần bổ sung:
 Tập làm văn Tiết 16 
 LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (35’)
 I/ Mục tiêu:
- Nắm được trình tự thời gian để lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai ( bài TĐ tuần 7) – BT1.
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gianqua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV ( BT2, BT3).
II/ Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy-học:
1.Bài cũ: 5’ 
- Gọi hs lên bảng kể một câu chuyện mà em thích theo trình tự thời gian
2.Dạy-học bài mới:
Bài tập 1: Gọi hs đọc y/c
- Gọi 1 hs giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất.
- Treo bảng phụ viết sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể
- Treo tranh minh họa truyện Ở Vương quốc Tương Lai. Y/c các em đọc đoạn trích và quan sát tranh kể trong nhóm đôi câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Tổ chức cho hs thi kể từng màn
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn kể hay.
Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c 
- GV hướng dẫn hs kể câu chuyện theo một cách khác: Tin-tin đến thăm công xưởng xanh, còn Mi-tin tới khu vườn kì diệu (hoặc ngược lại Tin-tin đến thăm khu vườn kì diệu, Mi-tin tới thăm công xưởng xanh)
- Y/c hs kể trong nhóm đôi
- Tổ chức cho hs thi kể
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn kể hay.
Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c
- HS so sánh 2 cách mở đoạn 1,2. 
+ Về trình tự sắp xếp? + Về từ ngữ nối 2 đoạn?
Kết luận: Kể chuyện theo trình tự không gian khác với cách kể theo trình tự thời gian là việc sắp xếp các sự việc và những từ ngữ nối đoạn.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Có những cách nào để phát triển câu chuyện?
- 2 cách kể trên có gì khác nhau?
- Về nhà viết lại vào vở một đoạn văn hoàn chỉnh
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập phát triển câu chuyện
- Nhận xét tiết học
Phần bổ sung:
 Toán Tiết 40 
 GÓC NHỌN N,GÓC TÙ ,GÓC BẸT (35’)
I/ Mục tiêu:
-Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt ( Bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke).
-HS làm được bài tập 1 ,2(chọn một trong 3 ý) .*HS khá giỏi làm hết bài 2.
II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy-học:
1.Bài cũ: 5’ -HS sửa bài tập về nhà 5 /48 SGK.
2.Bài mới:27’
a. Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt:
* Giới thiệu góc nhọn
- Vẽ lên bảng góc nhọn AOB như SGK
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này?
- GV cho HS quan sát, và kiểm tra độ lớn của góc nhọn và xem góc nhọn có độ lớn như thế nào so với góc vuông. 
- Y/c hs nêu ví dụ thực tế về góc nhọn.
- Gọi 1 hs lên bảng vẽ 1 góc nhọn.
* Giới thiệu góc tù: 
- GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK.
- Gọi hs đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
- Y/c hs dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù và cho biết góc tù như thế nào so với góc vuông.
- Gọi 1 hs lên bảng vẽ 1 góc tù.
* Giới thiệu góc bẹt:
- Vẽ lên bảng góc bẹt COD và gọi hs đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh của góc 
- Y/c hs sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt.
- Gọi 1 hs lên bảng vẽ 1 góc bẹt
- Y/c hs tìm trong thực tế những ví dụ về góc bẹt.
b. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs quan sát các hình và nêu miệng góc nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
-Nhận xét ,chốt ý đúng.
Bài 2: Y/c hs dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Độ lớn của góc bẹt, góc nhọn, góc tù như thế nào so với góc vuông?
- Về nhà tìm trong thực tế những ví dụ về các góc đã học
- Chuẩn bị bài sau: Hai đường thẳng vuông góc
-Nhận xét tiết học
...........................................................................................................................
Đạo đức Tiết 7
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA . ( 35’ )
I-Mục tiêu:
-Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của 
-Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của
-Sử dụng tiết kiệm quần áo ,sách vở ,đồ dùng điện nước ..trong cuộc sống hằng ngày
*Lồng ghép PCMT và CGN:Cần phải tiết kiệm tiền của ,không nên lãng phí tiền của vào việc uống rượu ,hút thuốc lá ,sử dụng ma túy .
II-Đồ dùng dạy học :-Bảng phụ ,-thẻ màu xanh , đỏ ,-Phiếu học tập.
III-Các hoạt động dạy và học :	
1- Bài cũ : 5’ -3 hs đọc ghi nhớ bài Biết bày tỏ ý kiến.
2- Bài mới :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin. 7’
-Gv tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi .
-Y/c hs đọc các thông tin sau, xem tranh vẽ trong sgk, hs thảo luận theo nhóm đôi và cho biết : Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó ?
-Đại diện nhóm trình bày -nhận xét -bổ sung.
-GV chốt ý ,cho HS đọc ghi nhớ trong SGK.
 *Hoạt động 2: Thế nào là biết tiết kiệm tiền của ? 10’
-Gv nêu ý kiến cho hs giơ thẻ màu xanh ,đỏ để bày tỏ ý kiến của mình.
-GV yêu cầu HS nêu lí do vì sao em tán thành hoặc không tán thành
-Gv giải thích một số ý kiến nếu các em cón phân vân.
+Hỏi HS: Thế nào là tiết kiệm tiền của?
*Hoạt động 3: Em có biết tiết kiệm? 10’
-Gv tổ chức cho hs làm việc cá nhân.
-Yêu cầu mỗi hs viết ra giấy 3 việc làm em cho là tiết kiệm tiền của và 3 việc làm em cho là chưa tiết kiệm tiền của .
- HS trình bày ý kiến ,Gv lần lượt ghi lên bảng.
-Kết thúc gv có một bảng các ý kiến chia làm 2 cột.
 -HS nhìn vào bảng trên tổng kết lại :
+Trong ăn uống cần phải tiết kiệm như thế nào?
+Trong mua sắm cần phải tiết kiệm như thế nào?
+Có nhiều tiền thì phải chi tiêu như thế nào cho tiết kiệm?
+Sử dụng tiền bạc như thế nào là tiết kiệm ?
+Sử dụng điện nước như thế nào là tiết kiệm?
+Là HS em phải làm gì để tiết kiệm đồ dùng học tập?
3.Củng cố dặn dò :3’-Giáo dục HS thực hành tiết kiệm
-Nhận xét tiết học 
 Phần bổ sung:
..
 Thể dục Tiết 15
 QUAY SAU .ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI ,VÒNG TRÁI –ĐỨNG LẠI 
	 TRÒ CHƠI :NÉM TRÚNG ĐÍCH (35’)
I. Mục tiêu :
-Thực hiện động tác quay sau cơ bản đúng.
-Thực hiện cơ bản đúng đi đều vòng phải ,vòng trái - đứng lại vvà giữ được khoảng cách các hàng trong khi đi. .
-Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi .
II.Địa điểm và phương tiện:
+ Sân trường ,còi ,bóng.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung
ĐL
 Phương pháp tổ chức
1.Phần mở đầu:
-GV nhận lớp phổ biến nội dung và yêu cầu bài học
-Khởi động
-Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên
-Trò chơi Làm theo hiệu lệnh
2.Phần cơ bản:
*Ôn quay sau ,đi đều vòng phải ,vòng trái –đứng lại.
*Trò chơi:Ném trúng đích
3.Phần kết thúc:
-GV cho hs thả lỏng.
-GV cùng HS hệ thống bài.
-Dặn HS về nhà luyện tập.
-Nhận xét tiết học
10’
20’
5’
-Theo đội hình 4 hàng ngang
-Lớp báo cáo sĩ số
-HS khởi động tay ,chân ,hông ,gối,
HS chạy rồi đi thường thành vòng tròn
-GV điều khiển cho HS chơi
- Tập hợp cả lớp ,GV và cán sự điều khiển
-Cho các tổ trình diễn -GV quan sát ,nhận xét sửa sai ,tuyên dương các tổ tập tốt
-GV tập trung HS theo đội hình 4 hàng ngang ,cho hs nhắc lại tên trò chơi,cách chơi và luật chơi.
-HS chơi thử.
-GV cho cả lớp thi đua chơi 2-3 lần.
GV quan sát ,nhận xét ,tuyên đương hs chơi đúng luật,nhiệt tình.
-GV tập hợp HS thành 4 hàng dọc ,quay lại thành hàng ngang làm động tác thả lỏng.
-GV hỏi HS trả lời.
-HS theo dõi
 Phần bổ sung:
 Thể dục Tiết 16
 ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG 	 TRÒ CHƠI :NHANH LÊN BẠN ƠI (35’)
I. Mục tiêu :
-Bước đầu thực hiện được động tác vưon thở và tay của bài thể dục phát triển chung.
-Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi .
II.Địa điểm và phương tiện:
+ Sân trường ,còi ,cờ ,cốc đựng cát.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung
ĐL
 Phương pháp tổ chức
1.Phần mở đầu:
-GV nhận lớp phổ biến nội dung và yêu cầu bài học
-Khởi động
-Trò chơi Làm theo hiệu lệnh
2.Phần cơ bản:
*Bài thể dục phát triển chung.
+Động tác vươn thở
+Động tác tay
*Trò chơi:Nhanh lên bạn ơi
3.Phần kết thúc:
-GV cho hs thả lỏng.
-GV cùng HS hệ thống bài.
-Dặn HS về nhà luyện tập.
-Nhận xét tiết học
10’
20’
5’
-Theo đội hình 4 hàng ngang
-Lớp báo cáo sĩ số
-HS khởi động tay ,chân ,hông ,gối,
-GV điều khiển cho HS chơi
- Tập hợp cả lớp ,GV nêu tên động tác ,làm mẫu,hô nhịp cho HS tập luyện ,sau đó cho cán sự lớp điều khiển –GV sửa sai cho HS
- GV nêu tên động tác ,làm mẫu, 1-2 HS tập tốt làm mẫu,GV hô nhịp cho HS tập luyện ,sau đó cho cán sự lớp điều khiển –GV sửa sai cho HS
-GV tập trung HS theo đội hình 4 hàng ngang ,cho hs nhắc lại tên trò chơi,cách chơi và luật chơi.
-HS chơi thử.
-GV cho cả lớp thi đua chơi 2-3 lần.
GV quan sát ,nhận xét ,tuyên đương hs chơi đúng luật,nhiệt tình.
-GV tập hợp HS thành 4 hàng dọc ,quay lại thành hàng ngang làm động tác thả lỏng.
-GV hỏi HS trả lời.
-HS theo dõi
 Phần bổ sung:
Sinh hoạt Tuần 6
Tiếp tục giáo dục học sinh chủ điểm tháng “Truyền thống 
 nhà trường ” . Phổ biến quy chế thi cử 
I.Đánh giá công tác tuần qua :
1.Hạnh kiểm :
-Đa số hs biết vâng lời giáo viên ,đoàn kết giúp đỡ bạn bè ,tác phong gọn gàng sạch sẽ.
-Một số em phát ngôn chưa đúng chuẩn mực của người học sinh (Phước ,Danh) ,tác phong chưa gọn gàng ,còn thả quần áo ra ngoài (Thái ,Dũng ). 2.Học tập :
-HS đi học đều ,chuẩn bị đồ dùng học tập tương đối đầy đủ,trong giờ học có chú ý phát biểu xây dựng bài ,một số em viết bài sạch đẹp ,trình bày đúng quy định .
-Một số em chưa nghiêm túc trong giờ học ,hay nói chuyện ,đùa nghịch ,viết chữ còn cẩu thả .Vài em đến lớp chưa thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà(Thế Hưng ,Vũ ,Dũng ,Phước) .
3.Hoạt động khác :
-Vệ sinh lớp có nhiều tiến bộ ,xếp hàng ra vào lớp trật tự nhưng chưa nhanh nhẹn.
-Thực hiện tốt An toàn giao thông.
II.Phương hướng tuần tới :
1.Hạnh kiểm :
-Phát huy những điều đã đạt được ,khắc phục những tồn tại ,yếu kém .
-Giữ vệ sinh sạch sẽ ,tác phong gọn gàng ,xưng hô giao tiếp với người lớn phải có dạ thưa,suy nghĩ kĩ trước khi phát ngôn.
2.Học tập :
-Đi học chuyên cần ,nghỉ học phải có lí do.
-Chăm chú học tập ,không nói chuyện riêng ,không làm việc riêng trong giờ học.
-Phát biểu xây dựng bài sôi nổi ,học bài ,xem trước bài mới khi đến lớp .
-Luyện viết chữ đúng mẫu ,đúng cỡ . 
- Tăng cường học tổ, nhóm và kèm cặp bạn yếu.
3.Hoạt động khác :
-Vệ sinh lớp nhanh nhẹn ,xếp hàng ra vào lớp trật tự ,ngay ngắn . 
-Tiếp tục giáo dục HS chủ điểm Truyền thống nhà trường.
 -Cho HS tham gia ca hát những bài hát về trường lớp. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 8 CKTKNchi in.doc